Sáng 16/5, tại Phủ Chủ tịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì lễ đón Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra thăm chính thức Việt Nam.
Nhận lời mời của Phạm Minh Chính, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Chính phủ Hoàng gia Thái Lan bắt đầu thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan từ ngày 15-16/5.
Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của bà Paetongtarn Shinawatra kể từ khi nhậm chức Thủ tướng Thái Lan vào tháng 8/2024, đồng thời là chuyến thăm đầu tiên của người đứng đầu Chính phủ Hoàng gia Thái Lan tới Việt Nam sau hơn 10 năm.
Chuyến thăm của Thủ tướng Thái Lan diễn ra trong bối cảnh hai nước hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1976-2026) và quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường phát triển tích cực.
Xe hộ tống Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tiến vào Phủ Chủ tịch. Ảnh: Đỗ Thảo - Mekong ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính chào đón Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra. Ảnh: Đỗ Thảo - Mekong ASEAN
Chuyến thăm là dịp để hai bên cùng đánh giá lại tiến trình thúc đẩy hợp tác trên tất cả các lĩnh vực trong thời gian vừa qua nhằm đưa quan hệ đi vào chiều sâu, thực chất trong kỷ nguyên hợp tác, phát triển sắp tới.
Sau 49 năm thiết lập quan hệ ngoại giao và 10 năm thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược tăng cường, quan hệ Việt Nam - Thái Lan phát triển vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng, thực chất, hiệu quả trên hầu hết các lĩnh vực. Với sự tin cậy chính trị cao, hai bên thường xuyên trao đổi đoàn, tiếp xúc cấp cao; duy trì các cơ chế hợp tác song phương và hợp tác chặt chẽ tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là tại ASEAN, APEC, Liên Hợp Quốc, tiểu vùng sông Mekong…
Hai Thủ tướng chụp ảnh cùng các em thiếu nhi. Ảnh: Đỗ Thảo - Mekong ASEAN
Hai Thủ tướng đứng trên bục danh dự. Quân nhạc cử Quốc thiều hai nước. Ảnh: Đỗ Thảo - Mekong ASEAN
Kinh tế - thương mại - đầu tư là trụ cột hợp tác nổi bật trong quan hệ hai nước. Thái Lan là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN và đứng thứ 9 trên thế giới với kim ngạch thương mại hai chiều năm 2024 đạt hơn 20,2 tỷ USD.
Đến tháng 1/2025, Thái Lan là nhà đầu tư lớn thứ 9/149 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam và đứng thứ 2 trong số các nước ASEAN với 757 dự án còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký là hơn 14,35 tỷ USD. Việt Nam có 18 dự án đầu tư cấp mới sang Thái Lan và 3 lượt dự án điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký 34,2 triệu USD, đứng thứ 33/80 quốc gia, vùng lãnh thổ có vốn đầu tư của Việt Nam.
Hợp tác trong các lĩnh vực văn hóa, lao động, giáo dục - đào tạo, du lịch, giao lưu nhân dân... giữa hai nước đạt nhiều thành tựu quan trọng. Hiện nay, Chính phủ Thái Lan đang hỗ trợ các trường đại học của Việt Nam giảng dạy tiếng Thái; cấp học bổng đào tạo tiếng Thái cho sinh viên, giảng viên Việt Nam tại Thái Lan. Năm 2024, có hơn 984.000 khách du lịch Việt Nam thăm Thái Lan và hơn 418.000 khách Thái Lan đến Việt Nam. Thái Lan đang thúc đẩy sáng kiến hợp tác du lịch "Sáu quốc gia, Một điểm đến".
Quốc kỳ Việt Nam - Thái Lan tung bay tại Phủ Chủ tịch. Ảnh: Đỗ Thảo - Mekong ASEAN
Hai Thủ tướng cùng bước tới cúi chào quân kỳ. Ảnh: Đỗ Thảo - Mekong ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra duyệt Đội Danh dự Quân đội nhân dân Việt Nam. Ảnh: Đỗ Thảo - Mekong ASEAN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra tại lễ đón. Ảnh: Đỗ Thảo - Mekong ASEAN
Sau Lễ đón, hai Thủ tướng di chuyển tới Trụ sở Chính phủ để tiến hành hội đàm. Trước khi hội đàm, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra cùng tham quan trưng bày ảnh về đất nước, con người và quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Thái Lan.
Hai Thủ tướng di chuyển tới Trụ sở Chính phủ để tiến hành hội đàm. Ảnh: Đỗ Thảo - Mekong ASEAN
Dự kiến trong chuyến thăm, Thủ tướng Thái Lan sẽ cùng Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung và cùng dự Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam - Thái Lan. Thủ tướng Thái Lan cũng có các cuộc hội kiến với các lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước; đồng thời có các hoạt động quan trọng khác.
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra tham quan trưng bày ảnh về đất nước, con người và quan hệ tốt đẹp Việt Nam - Thái Lan. Ảnh: VGP
Hai Thủ tướng chụp ảnh chung tại sảnh lớn trụ sở Văn phòng Chính phủ. Ảnh: VGP
Trưa 15/5, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đến Hà Nội, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung Việt Nam - Thái Lan từ ngày 15-16/5, theo lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chiều 15/5, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Vương quốc Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đang có chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Chiều 24/6, tại Thiên Tân (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã làm việc với các tập đoàn hàng đầu Trung Quốc để thúc đẩy hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực phát triển hạ tầng, tài chính, thương mại, đầu tư.
Theo các luật mới được Quốc hội thông qua, số lượng thành viên Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao có không ít hơn 23 người và không quá 27 người; kiểm sát viên Viện KSND Tối cao cũng tăng lên không quá 27 người.
Chiều ngày 24/6, tại Thiên Tân, trong chương trình công tác tham dự Hội nghị WEF 16 Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Diễn đàn Kết nối doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc.
Việc điều chỉnh giảm thời gian thực hiện quy trình bầu cử nhằm rút ngắn khoảng thời gian từ khi bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc đến khi khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp.
Quốc hội nghiên cứu, tổ chức giám sát nội dung thực hiện các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã và việc thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp.
Enfarm, một trong những startup đi tìm cách giải bài toán công nghệ trong lĩnh vực nông nghiệp với sự khác biệt từ những người sáng lập am hiểu về thổ nhưỡng, thời tiết, cây trồng. Triết lý của họ: làm công nghệ theo cách để bà con nông dân dễ tiếp cận và tin tưởng.
Chia sẻ với Mekong ASEAN, Chủ tịch UBCKNN Vũ Thị Chân Phương đánh giá cao vai trò của báo chí chính thống trong việc minh bạch hóa thông tin, giúp TTCK phát triển bền vững.
Luật Cán bộ, công chức (sửa đổi) nêu rõ cán bộ, công chức được hưởng tiền lương, tiền thưởng và các khoản thu nhập khác theo kết quả, sản phẩm của vị trí việc làm đảm nhiệm.
Tham dự Hội nghị WEF 16 Thiên Tân, Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, chủ động, tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng và hiệu quả.
Sáng 23/6, Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các ban, Bộ, ngành chuẩn bị tổ chức Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội nhân dịp kỷ niệm 80 năm Quốc khánh.
Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, việc hợp nhất Nam Định, Hà Nam và Ninh Bình là bước đi tất yếu trong bối cảnh yêu cầu đổi mới mô hình phát triển và nâng cao hiệu quả quản trị vùng ngày càng trở nên cấp bách.
Trong hai ngày 23-24/6, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ đăng cai tổ chức Cuộc họp lần thứ 12 của Nhóm Công tác xây dựng Kế hoạch chiến lược Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN (ASCC).
Ngày 23/6, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tổ chức Hội nghị quán triệt triển khai Kế hoạch số 02 về việc thúc đẩy chuyển đổi số liên thông.
Tổng Bí thư yêu cầu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt chính trị; thực sự gần dân, sát dân, nắm chắc tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, quán triệt sâu sắc và thực hành quan điểm “dân là gốc".
Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, tuần này các tỉnh Bắc Bộ tiếp tục có mưa dông nhưng thời gian mưa tập trung vào chiều và tối, trong ngày trời oi bắc và có nắng.
Việt Nam quan ngại sâu sắc về tình hình xung đột đang leo thang phức tạp tại khu vực Trung Đông, đe dọa nghiêm trọng tính mạng và an toàn của thường dân, hòa bình, ổn định của khu vực và thế giới.
Đại sứ Trần Đức Bình – Vụ trưởng Vụ ASEAN, Bộ Ngoại giao khẳng định báo chí cách mạng Việt Nam không chỉ là người đưa tin, mà thực sự là một người đồng hành tin cậy trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế của đất nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính sẽ tham dự Hội nghị thường niên các nhà tiên phong lần thứ 16 của Diễn đàn Kinh tế thế giới tổ chức tại TP Thiên Tân và làm việc tại Trung Quốc vào tuần sau.
Trò chuyện với Mekong ASEAN, Đại sứ Thái Lan Urawadee Sriphiromya nhìn nhận, báo chí truyền thông giúp kết nối những mạch nguồn văn hóa, kết nối lòng người và làm sâu sắc thêm tình hữu nghị giữa các dân tộc.
Ngành dược phẩm Halal tại Việt Nam đang ở vào thời điểm được coi là thuận lợi nhất để bắt đầu phát triển khi sở hữu thế mạnh về dược liệu và chính sách hậu thuẫn.
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa yêu cầu báo chí tiếp tục đổi mới mạnh mẽ và hành động thực tiễn để báo chí cách mạng hơn.
Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị báo chí Việt Nam tiếp tục phát huy truyền thống, vươn mình mạnh mẽ, khẳng định vai trò tiên phong trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước.
Trong dòng chảy hội nhập và chuyển đổi, báo chí không chỉ cần nhanh nhạy mà còn sắc bén, tận dụng tối đa công cụ chuyển tải, bắt kịp với tiến bộ khoa học, kỹ thuật truyền thông và thông tin.
Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, với sứ mệnh của mình, báo chí phải luôn là người đồng hành tỉnh táo và tin cậy, phải là người xung kích, tiên phong trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Theo Bộ trưởng Tư pháp, việc xây dựng, trình ban hành nghị quyết về cơ chế xử lý khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật là rất cần thiết để kịp thời gỡ những “điểm nghẽn” làm kìm hãm, cản trở sự phát triển.
Bộ trưởng Công Thương tiếp tục đề nghị phía Mỹ xem xét các lĩnh vực mà Việt Nam quan tâm, bao gồm chính sách thuế đối ứng và tiếp cận thị trường đối với một số nhóm hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.
Chính quyền địa phương 2 cấp từ 1/7 mới được triển khai, chắc chắn quá trình vận hành sẽ có những khó khăn, song Đảng, Chính phủ, Quốc hội đã lường trước.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá phiên chất vấn đã thành công tốt đẹp, các Bộ trưởng đã thể hiện tinh thần cầu thị, trách nhiệm, không né tránh và đưa ra những cam kết, giải pháp cụ thể.
Bộ trưởng GD&ĐT cho biết, theo kế hoạch, từ năm 2027, thi tốt nghiệp THPT sẽ thí điểm tổ chức trên máy tính ở những nơi có điều kiện; hướng tới ứng dụng công nghệ thông tin, giảm áp lực và tạo thuận tiện cho học sinh.
Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương Nguyễn Trọng Nghĩa tin tưởng báo chí sẽ tiếp tục phát huy vai trò là ngọn cờ tư tưởng, trở thành lực lượng kiến tạo niềm tin, lan tỏa giá trị tốt đẹp.