Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống Liên bang Nga Vladimir Putin, Chủ tịch Nhóm BRICS năm 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính sẽ dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị các Nhà lãnh đạo Nhóm BRICS mở rộng tại Kazan, Liên bang Nga từ ngày 23-24/10.
Thủ tướng Phạm Minh Chính. Ảnh: VGP |
Với vai trò Chủ tịch BRICS năm 2024, Nga tổ chức hơn 200 sự kiện chính trị, kinh tế và xã hội, trong đó sự kiện chính sẽ là Hội nghị thượng đỉnh BRICS với sự tham gia của các nguyên thủ quốc gia. Bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICS, Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ tổ chức 20 cuộc gặp song phương với các nhà lãnh đạo các nước tham dự hội nghị.
BRICS là nhóm đại diện cho các nền kinh tế mới nổi, chiếm hơn 40% dân số toàn cầu và khoảng 1/4 GDP thế giới. BRICS được thành lập năm 2006 ở cấp Bộ trưởng Ngoại giao, ban đầu gồm 4 nước Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc; sau đó phát triển lên cấp Hội nghị thượng đỉnh từ năm 2009; kết nạp thêm Nam Phi từ năm 2010.
Năm 2024, 4 quốc gia gồm Ai Cập, Iran, Ethiopia và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) đã chính thức trở thành thành viên BRICS. Saudi Arabia cũng đã được mời tham gia nhóm và tham gia các cuộc họp BRICS, nhưng chưa trở thành thành viên chính thức.
BRICS được thành lập với mục tiêu ban đầu là trở thành một thể chế chính trị, kinh tế và tài chính toàn cầu nhằm phản ánh tương quan lực lượng theo hướng công bằng, cân bằng và có tính đại diện cao hơn. Trong trật tự thế giới đa cực đang hình thành, BRICS đang nổi lên có tiềm năng trở thành một trụ cột mới trong hệ thống đa phương.
Hợp tác của BRICS dựa trên ba trụ cột, gồm hợp tác chính trị - an ninh, kinh tế - tài chính, văn hóa và giao lưu nhân dân. Các cơ chế hợp tác nổi bật gồm Hội nghị thượng đỉnh, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao, các Hội nghị Bộ trưởng chuyên ngành, Ngân hàng phát triển mới (NDB), các hội đồng/liên minh/cơ chế hợp tác chuyên ngành và các cơ chế đối thoại với các nước không phải thành viên.
Những năm gần đây, theo lời mời của các nước Chủ tịch BRICS, Việt Nam đã cử đại diện tham dự một số hoạt động trong khuôn khổ BRICS mở rộng. Năm 2023, Đại sứ Việt Nam tại Nam Phi tham dự Hội nghị BRICS châu Phi và Đối thoại BRICS mở rộng (tháng 8/2023), Hội nghị Đối thoại các đảng chính trị khối BRICS mở rộng lần thứ 4 (tháng 7/2023).
Năm 2024, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Hằng tham dự Đối thoại cấp Bộ trưởng BRICS và các nước đang phát triển trong khuôn khổ Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao BRICS (Nizhny Novgorod, 10-11/6); Phó Trưởng Ban Đối ngoại Trung ương Nguyễn Minh Tâm tham dự Diễn đàn liên Đảng quốc tế BRICS+ và Hội nghị bàn tròn các chính đảng Nga và các nước ASEAN (Vladivostok, 16-19/6); Bộ trưởng Bộ Công an, Thượng tướng Lương Tam Quang tham dự Đối thoại Lãnh đạo cấp cao phụ trách an ninh các nước BRICS và các nước Nam Bán cầu (11/9).
Bộ Ngoại giao nêu quan điểm về khả năng Việt Nam gia nhập BRICS Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng cho biết Việt Nam quan tâm theo dõi tiến trình thảo luận về mở rộng thành viên của Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS). |
Thủ tướng Anwar Ibrahim: Malaysia sẽ gia nhập BRICS Thủ tướng Anwar Ibrahim cho biết Malaysia đã quyết định đăng ký làm thành viên BRICS và sẽ sớm bắt đầu nộp các thủ tục giấy tờ chính thức để gia nhập khối này. |
Nga nêu điều kiện tiên quyết để gia nhập BRICS Quan chức ngoại giao Nga cho biết bất kỳ quốc gia nào muốn gia nhập Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) thì không được tham gia vào các lệnh trừng phạt đơn phương bất hợp pháp nhằm vào các thành viên của tổ chức này. |
Malaysia nộp đơn xin gia nhập BRICS tới Nga Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim cho biết Malaysia đã nộp đơn xin gia nhập BRICS tới Nga – nước hiện giữ cương vị Chủ tịch luân phiên của BRICS. |
Nga ủng hộ Pakistan gia nhập BRICS Ngày 18/9, Phó Thủ tướng Nga Alexei Overchuk, trong khuôn khổ chuyến thăm Pakistan, cho biết Moscow luôn sẵn sàng ủng hộ nỗ lực của Islamabad trong việc gia nhập khối BRICS. |