Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Trường Chính sách công Lý Quang Diệu

Chiều 12/3, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore, Tổng Bí thư Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến thăm Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore).
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore. Ảnh: TTXVN.

Tại đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài phát biểu về “Chính sách phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số của Việt Nam trong kỷ nguyên mới và cơ hội hợp tác Việt Nam - Singapore.”

Mekong ASEAN trân trọng giới thiệu nội dung bài phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm:

Thưa Ngài Bộ trưởng cấp cao Teo Chee Hean,

Thưa Giáo sư Tan Eng Chye,

Thưa các giáo sư, giảng viên, các bạn sinh viên thân mến,

Hôm nay, tôi rất vui mừng đến thăm Đại học Quốc gia Singapore, một trong những trung tâm học thuật và đổi mới sáng tạo hàng đầu Châu Á và thế giới đã đóng góp quan trọng vào sự phát triển năng động, bền vững của Singapore từ quản trị doanh nghiệp, khoa học công nghệ, trí tuệ nhân tạo, y dược, cho đến nghiên cứu quốc tế.

Tôi đặc biệt vui mừng gặp lại Ngài Bộ trưởng cấp cao Teo Chee Hean cùng chứng kiến những thành quả hợp tác chặt chẽ trong những năm qua đã đóng góp tích cực cho quan hệ chiến lược Việt Nam - Singapore ngày càng phát triển toàn diện, sâu sắc và hiệu quả.

Tôi trân trọng cảm ơn Ngài Bộ trưởng cấp cao về những phát biểu tốt đẹp và tình cảm sâu sắc của ngài đối với Việt Nam, cũng như sự đón tiếp nồng hậu mà Ngài dành cho cá nhân tôi và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.

Thưa quý vị và các bạn,

Sự phát triển mạnh mẽ và những thành tựu vượt bậc của Singapore trước hết là một biểu tượng tiêu biểu cho khát vọng vươn lên, tinh thần đổi mới sáng tạo và tầm nhìn chiến lược của nhân dân Singapore trong hành trình hơn nửa thế kỷ qua.

Từ một quốc gia khiêm tốn về diện tích, hạn chế về tài nguyên thiên nhiên, Singapore đã vươn mình trở thành một trong những trung tâm tài chính, công nghệ và giáo dục hàng đầu thế giới, một hình mẫu phát triển thịnh vượng, bền vững mà nhiều quốc gia ngưỡng mộ.

Hành trình ấy không chỉ phản ánh bản lĩnh và ý chí của con người Singapore, mà còn là nguồn cảm hứng mạnh mẽ cho nhiều nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Những biểu tượng mang tầm quốc tế như khu tài chính Marina Bay, Cảng biển Singapore, hệ thống đô thị thông minh, không gian ngầm tiên tiến không chỉ thể hiện sự phát triển vượt bậc về kinh tế mà còn cho thấy một tầm nhìn dài hạn về quản trị, quốc gia khoa học, công nghệ và phát triển bền vững.

Đặc biệt, Singapore không chỉ mạnh về hạ tầng vật chất, mà còn đi đầu trong xây dựng hạ tầng tri thức với những trường đại học và viện nghiên cứu danh tiếng, đóng vai trò đầu tàu trong hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khu vực. Singapore được thế giới công nhận là một trong những quốc gia dẫn đầu về chuyển đổi số và xây dựng quốc gia thông minh.

Chính phủ Singapore đã sớm khởi xướng Sáng kiến Quốc gia Thông minh (Smart Nation) từ năm 2014 và đã đạt được những thành tựu ấn tượng trong việc ứng dụng công nghệ vào mọi lĩnh vực của đời sống, xã hội.

Điều khiến chúng tôi ngưỡng mộ không chỉ là những thành tựu rực rỡ mà chính là tư duy chiến lược và khả năng thích ứng linh hoạt của Singapore trước những thách thức toàn cầu.

Các bạn đã đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng như trở thành một quốc gia dẫn đầu về trí tuệ nhân tạo, tài chính số và phát triển xanh, đồng thời tiên phong trong việc xây dựng nền kinh tế số, chính phủ số, thành phố thông minh.

Những nỗ lực này không chỉ giúp Singapore củng cố vị thế của mình mà còn góp phần định hình tương lai của khu vực Đông Nam Á và châu Á, mở ra những cơ hội hợp tác to lớn cho các nước láng giềng, trong đó có Việt Nam.

Thưa quý vị và các bạn,

Sau gần 100 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, 80 năm lập nước và gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đang đứng trước thời điểm lịch sử mới, quyết tâm bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên phát triển thịnh vượng của dân tộc Việt Nam.

Những thành tựu to lớn mà Việt Nam đạt được bắt nguồn từ lựa chọn con đường đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, với nỗ lực và quyết tâm của toàn dân tộc.

Vượt qua rất nhiều khó khăn, thử thách, từ một đất nước với thân phận nô lệ, bị chiến tranh tàn phá, Việt Nam đã giành lại độc lập và phát triển kinh tế, từng bước khẳng định vị trí của một nền kinh tế phát triển năng động.

Từ chỗ bị bao vây cô lập, Việt Nam ngày nay đã có quan hệ ngoại giao với 194 quốc gia, có quan hệ Đối tác Chiến lược và Đối tác Toàn diện với 30 nước, trong đó có tất cả các nước lớn và toàn bộ 5 nước Ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Việt Nam cũng là thành viên tích cực của ASEAN và hơn 70 tổ chức khu vực và quốc tế, có quan hệ với 224 thị trường tại các châu lục; được Liên hợp quốc ghi nhận là điểm sáng trong thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ.

Với tinh thần độc lập và tâm thế tự lực, tự cường, tự tin và tự hào dân tộc, Việt Nam đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới của dân tộc với ưu tiên hàng đầu là thực hiện thành công hai mục tiêu 100 năm mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII đã đề ra: Đến năm 2030, kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng: Việt Nam trở thành nước đang phát triển, có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao.

Đến năm 2045, kỷ niệm 100 năm thành lập nước, Việt Nam trở thành nước phát triển, thu nhập cao, nỗ lực vượt qua bẫy thu nhập trung bình, xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh sánh vai với các cường quốc năm châu, góp phần xứng đáng vào sự phát triển bền vững của thế giới và khu vực.

Con đường phát triển của Việt Nam không thể tách rời xu thế chung của thế giới và nền văn minh nhân loại. Không thể thực hiện các mục tiêu cao cả nói trên nếu thiếu sự đoàn kết quốc tế trong sáng, sự ủng hộ quý báu và hợp tác hiệu quả của cộng đồng quốc tế. Chúng tôi sẽ tiếp tục đẩy mạnh công cuộc đổi mới, mở cửa, hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng. Việt Nam sẽ tiếp tục là điểm đến ổn định, tin cậy và hấp dẫn với các nhà đầu tư, doanh nghiệp và du khách nước ngoài.

Con đường để Việt Nam vượt qua bẫy thu nhập trung bình là khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, bằng sự khơi dậy ý chí tự chủ, tự tin, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc, bằng việc huy động tối đa sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc kết hợp với sức mạnh thời đại.

Thưa quý vị và các bạn,

Chúng ta đang sống giữa những biến đổi nhanh chóng chưa từng có của kỷ nguyên số, cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với những đột phá về trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, internet vạn vật… đang định hình lại cách chúng ta sống, làm việc và kết nối.

Trong bối cảnh đó, tôi muốn chia sẻ với quý vị về ba nội dung chính: (1) Tầm nhìn chiến lược của Việt Nam về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo. (2) Triết lý của chúng tôi về hợp tác và phát triển trong kỷ nguyên số và (3) Những bài học từ hợp tác Việt Nam - Singapore cùng ý nghĩa dài hạn của mối quan hệ này.

Việt Nam xác định khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo là động lực then chốt cho phát triển đất nước. Ngay từ nhiều thập kỷ trước, chúng tôi đã coi khoa học, công nghệ là quốc sách hàng đầu - một trụ cột chiến lược cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu hoá và cạnh tranh ngày càng gay gắt, điều này càng đúng hơn bao giờ hết, chúng tôi hiểu rõ rằng một dân tộc muốn hùng cường và thịnh vượng phải dựa trên nền tảng tri thức và sáng tạo.

Tổng Bí thư Tô chia sẻ về tầm nhìn chiến lược của Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Ảnh: TTXVN.
Tổng Bí thư Tô chia sẻ về tầm nhìn chiến lược của Việt Nam trong kỷ nguyên mới. Ảnh: TTXVN.

Mục tiêu của Việt Nam là đến năm 2030 trở thành nước công nghiệp hiện đại và đến năm 2045 - kỷ niệm 100 năm lập quốc - trở thành nước phát triển có thu nhập cao. Để đạt được những mục tiêu này, không còn con đường nào khác ngoài đẩy mạnh phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và thực hiện chiến lược chuyển đổi số quốc gia. Đây chính là "chìa khóa vàng" giúp đất nước chúng tôi vượt qua bẫy thu nhập trung bình, tránh nguy cơ tụt hậu và vươn lên bắt kịp thời đại.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số không phải là lựa chọn tuỳ ý, mà là con đường sống còn để hiện thực hoá khát vọng dân tộc.

Trong suốt quá trình phát triển, khoa học và công nghệ luôn đồng hành cùng đất nước và dân tộc Việt Nam, đạt được nhiều thành tựu và có đóng góp to lớn vào quá trình xây dựng, phát triển kinh tế xã hội và nâng cao vị thế của Việt Nam. Tiềm lực và trình độ khoa học và công nghệ của Việt Nam không ngừng phát triển.

Khoa học kỹ thuật và công nghệ đã góp phần nâng cao năng suất lao động nông nghiệp, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về lúa gạo và một số mặt hàng nông sản, thuỷ sản chủ lực.

Nhân tố khoa học và công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng trong sản xuất nông nghiệp, 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi.

Các nhà khoa học Việt Nam đã từng bước làm chủ các công nghệ trong các lĩnh vực như thủy điện, dầu khí, đóng tàu, vệ tinh, viễn thám, y học và vaccine.

Khoa học xã hội và nhân văn đã cung cấp luận cứ cho việc hoạch định đường lối, chủ trương phát triển đất nước, hoàn thiện pháp luật, tạo tiền đề cho đổi mới tư duy kinh tế, khẳng định lịch sử hình thành và phát triển dân tộc, bảo tồn các hệ giá trị và bản sắc văn hoá Việt Nam.

Mặc dù đạt được một số thành tựu quan trọng về khoa học và công nghệ, Việt Nam đang đứng trước những thách thức của cuộc cách mạng công nghệ toàn cầu ngày càng gay gắt, đặt ra yêu cầu cấp thiết về đổi mới mô hình quản trị, chính sách và chiến lược phát triển quốc gia.

Cạnh tranh nước lớn đang làm phân mảnh thị trường công nghệ toàn cầu, gây ra những rào cản thương mại và chuyển giao công nghệ.

Các quốc gia phát triển đầu tư mạnh vào nghiên cứu và phát triển (R&D), giáo dục tổ hợp STEM [2] và cơ sở hạ tầng số, trong khi nhiều nước đang phát triển vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận các công nghệ mới, phụ thuộc quá nhiều vào công nghệ nhập khẩu, không có năng lực nội địa hoá và phát triển công nghệ lõi.

Tình trạng "chảy máu chất xám" diễn ra khi các nhà khoa học tài năng từ các nước đang phát triển chuyển sang làm việc tại các nước phát triển.

Trước thực trạng này, Việt Nam đã nhìn nhận tổng thể, nghiêm túc và khách quan về những tồn tại, hạn chế để có chủ trương, quyết sách mạnh mẽ, mang tính chiến lược và cách mạng để tạo xung lực mới, đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Tôi mong muốn chia sẻ một số quan điểm và cách tiếp cận cụ thể như sau:

Thứ nhất, Việt Nam xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đổi mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh.

Thứ hai, tăng cường sự lãnh đạo toàn diện của Đảng, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị, sự tham gia tích cực của doanh nhân, doanh nghiệp và nhân dân đối với phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Xác định đây là cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện dựa trên tất cả các lĩnh vực; được triển khai quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài với những giải pháp đột phá, mang tính cách mạng. Người dân và doanh nghiệp là trung tâm, là chủ thể, nguồn lực, động lực chính; nhà khoa học là nhân tố then chốt; Nhà nước giữ vai trò dẫn dắt, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thứ ba, thể chế, nhân lực, hạ tầng, dữ liệu và công nghệ chiến lược là những nội dung trọng tâm, cốt lõi, trong đó thể chế là điều kiện tiên quyết, cần hoàn thiện và đi trước một bước. Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật bảo đảm yêu cầu quản lý và khuyến khích đổi mới sáng tạo. Chú trọng bảo đảm nguồn nhân lực trình độ cao cho phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia; có cơ chế, chính sách đặc biệt về nhân tài.

Phát triển hạ tầng, nhất là hạ tầng số, công nghệ số trên nguyên tắc "hiện đại, đồng bộ, an ninh, an toàn, tiết kiệm và hiệu quả"; làm giàu, khai thác tối đa tiềm năng của dữ liệu, đưa dữ liệu thành tư liệu sản xuất chính, thúc đẩy phát triển nhanh cơ sở dữ liệu lớn, công nghiệp dữ liệu, kinh tế dữ liệu.

Thứ tư, phát triển nhanh và bền vững, từng bước tự chủ về công nghệ, nhất là công nghệ chiến lược. Phát huy tối đa tiềm năng, trí tuệ Việt Nam gắn với nhanh chóng tiếp thu, hấp thụ, làm chủ và ứng dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến của thế giới; đẩy mạnh nghiên cứu ứng dụng, chú trọng nghiên cứu cơ bản, tiến tới tự chủ và cạnh tranh về công nghệ ở một số lĩnh vực Việt Nam có nhu cầu, tiềm năng, lợi thế.

Thứ năm, bảo đảm chủ quyền quốc gia trên không gian mạng; bảo đảm an ninh mạng, an ninh dữ liệu, an toàn thông tin cho các tổ chức và cá nhân là yêu cầu xuyên suốt, không thể tách rời trong quá trình phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Thưa quý vị và các bạn,

Năm 2003, cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã chia sẻ với sinh viên các trường đại học Singapore: "Những gì Singapore đạt được là kết quả của việc đất nước chúng ta đi tiên phong và tối đa hoá các cơ hội được mang lại bởi sự thay đổi của công nghệ và các mô hình sản xuất toàn cầu."

Điều này phản ánh triết lý liên tục đổi mới sáng tạo của Singapore dưới sự dẫn dắt của Đảng Hành động Nhân dân (PAP) trong suốt 60 năm qua, dù có ít tài nguyên tự nhiên, nhưng Singapore đã tìm ra con đường phát triển của mình bằng khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đây cũng là con đường mà Việt Nam quyết tâm thực hiện để đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, hợp tác khoa học công nghệ là yếu tố then chốt, nền tảng để củng cố mối quan hệ hợp tác chiến lược giữa Việt Nam và Singapore.

Việt Nam và Singapore có nhiều điểm tương đồng và bổ sung cho nhau. Singapore có thế mạnh về công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và nguồn vốn đầu tư; trong khi Việt Nam có lợi thế về nguồn nhân lực dồi dào, thị trường rộng lớn và tiềm năng phát triển to lớn, đây chính là cơ sở vững chắc cho sự hợp tác hai bên cùng có lợi.

Với ý nghĩa đó, tôi đề xuất một số lĩnh vực trọng tâm mà hai nước chúng ta có thể thúc đẩy mạnh hợp tác trong thời gian tới:

Thứ nhất, tăng cường hợp tác trong các dự án nghiên cứu khoa học giữa Singapore và Việt Nam để mở ra cơ hội trao đổi kiến thức và công nghệ. Thúc đẩy hợp tác sâu rộng, toàn diện giữa các viện nghiên cứu và các trường đại học đạt chuẩn quốc tế, trao đổi kinh nghiệm và nguồn lực chuyên môn, đặc biệt là trong các lĩnh vực mà hai bên có thế mạnh như trí tuệ nhân tạo, công nghệ số, dữ liệu lớn, viễn thông. Sự kết hợp này cần hướng đến việc giải quyết các vấn đề thực tiễn chung của cả hai nước cũng như của từng nước.

Thứ hai, hợp tác đổi mới sáng tạo để có thể khai thác và bổ sung thế mạnh của mỗi bên để tạo nên các giá trị đột phá. Singapore với hệ sinh thái khởi nghiệp năng động, các trung tâm nghiên cứu công nghệ tiên tiến và môi trường pháp lý ổn định đã tạo nền tảng cho sự phát triển của nhiều sáng kiến công nghệ đột phá.

Trong khi đó, Việt Nam sở hữu nguồn nhân lực trẻ, nhiệt huyết và một thị trường nội địa đang bùng nổ về nhu cầu số hoá và cải tiến dịch vụ công. Sự hợp tác này không chỉ mở ra cơ hội trao đổi công nghệ, chuyển giao kinh nghiệm mà còn thúc đẩy việc triển khai các dự án thí điểm trong chuyển đổi số (cụ thể là các lĩnh vực như Fintech, đô thị thông minh, y tế số, và giáo dục trực tuyến...). Qua đó, hai quốc gia có thể cùng nhau tạo dựng một hệ sinh thái đổi mới sáng tạo bền vững, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập của khu vực và toàn cầu.

Thứ ba, Singapore, với thành công trong chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ vào quản lý đô thị, đã xây dựng được những hệ thống quản lý giao thông, năng lượng và an ninh mạng tiên tiến, tạo nên mô hình đô thị thông minh hiệu quả. Trong khi đó, Việt Nam đang nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi số trong quản lý hành chính, kịp thời đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người dân.

Sự hợp tác này không chỉ cho phép Việt Nam tiếp thu kinh nghiệm và công nghệ từ Singapore mà còn giúp hai bên cùng nhau nghiên cứu, thử nghiệm và triển khai các giải pháp số hoá nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng cường hiệu quả nền hành chính công.

Thứ tư, hợp tác phát triển nhân lực khoa học công nghệ giữa Singapore và Việt Nam nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ tiên tiến giữa hai nước. Singapore, với hệ thống đào tạo và nghiên cứu đạt chuẩn quốc tế, có thể chia sẻ các mô hình giáo dục, các chương trình đào tạo chuyên sâu cũng như thực tiễn quản lý.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore.
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chính sách tại Trường chính sách công Lý Quang Diệu, Đại học Quốc gia Singapore. Ảnh: TTXVN.

Thứ năm, thúc đẩy hợp tác chuyển giao công nghệ và thương mại hoá các nghiên cứu khoa học giữa Việt Nam và Singapore, nhằm thúc đẩy quá trình chuyển giao công nghệ, tạo điều kiện cho việc phát triển các sản phẩm, dịch vụ mới dựa trên nền tảng nghiên cứu khoa học, từ đó tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam và Singapore trên thị trường toàn cầu.

Trong bối cảnh thế giới đang thay đổi nhanh chóng, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số ngày càng có vai trò then chốt trong mọi lĩnh vực. Sự sáng tạo không ngừng của con người chính là chìa khoá mở ra cánh cửa của những đột phá và tiến bộ trong tương lai, như thông điệp mà cố Thủ tướng Lý Quang Diệu đã chia sẻ "Không có giới hạn nào đối với sự sáng tạo của con người và khả năng của công nghệ."

Tôi tin tưởng chắc chắn rằng các bạn, thế hệ trẻ đầy tài năng của Đại học Quốc gia Singapore, với trí tuệ, nhiệt huyết và khát vọng học hỏi, sẽ tiếp tục là những người dẫn đầu trong cuộc cách mạng công nghệ này.

Kính thưa quý vị,

Lịch sử đã cho thấy tương lai thuộc về những dân tộc biết ấp ủ khát vọng lớn và chung tay hành động vì lợi ích chung. Việt Nam bước vào kỷ nguyên mới với tâm thế của một dân tộc kiên cường, mạnh mẽ, giàu khát vọng, sẵn sàng kết nối và hợp tác vì mục tiêu phát triển. Chúng tôi coi trọng mối quan hệ hợp tác với Singapore và các nước bạn bè; sẽ tiếp tục đóng góp tích cực để xây dựng một ASEAN gắn kết, sáng tạo và thịnh vượng.

Tôi tin tưởng rằng với tầm nhìn chiến lược, quyết tâm chính trị mạnh mẽ và tinh thần hợp tác sâu rộng, Việt Nam, Singapore cùng các quốc gia trong khu vực sẽ vươn tới những thành tựu to lớn hơn nữa trong tương lai. Chúng ta sẽ cùng nhau viết tiếp câu chuyện thành công của Đông Nam Á trong thế kỷ 21 - một Đông Nam Á đổi mới không ngừng, tự cường về kinh tế và công nghệ, và phát triển bền vững vì hạnh phúc của Nhân dân.

Một lần nữa, trân trọng cảm ơn quý vị đã chú ý lắng nghe, chúc tình hữu nghị Việt Nam - Singapore tiếp tục phát triển sâu sắc, bền vững và hiệu quả. Chúc Đại học Quốc gia Singapore tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu, và chúc quý vị đại biểu cùng các bạn sinh viên sức khoẻ, thành công.

Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam vượt 510 tỷ USD

Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam vượt 510 tỷ USD

Tính đến hết tháng 3/2025, Việt Nam có hơn 42.760 dự án FDI còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký vượt 510 tỷ USD, xếp trong nhóm 15 quốc gia thu hút FDI lớn nhất toàn cầu.
Nữ Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn đến Campuchia

Nữ Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn đến Campuchia

Ngày 23/4, Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra đến Phnom Penh, bắt đầu chuyến thăm chính thức tới Campuchia kéo dài 2 ngày theo lời mời của Thủ tướng Hun Manet.
'Hẹn ước Bắc - Nam': Giai điệu thống nhất, bản hùng ca sống động

'Hẹn ước Bắc - Nam': Giai điệu thống nhất, bản hùng ca sống động

"Hẹn ước Bắc - Nam" không còn đơn thuần là một chương trình nghệ thuật, đó là bản hùng ca sống động, gợi nhớ ký ức thiêng liêng về ngày đất nước liền một dải.
Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Nam Phi

Tổng Bí thư Tô Lâm điện đàm với Tổng thống Nam Phi

Chiều 22/4, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Chủ tịch Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC), Tổng thống nước Cộng hòa Nam Phi Cyril Ramaphosa.
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Binh chủng Tăng thiết giáp

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và làm việc tại Binh chủng Tăng thiết giáp

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh Binh chủng Tăng thiết giáp phải thực sự cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Làn sóng đầu tư 'chưa từng có' vào công nghệ cao tại Việt Nam

Làn sóng đầu tư 'chưa từng có' vào công nghệ cao tại Việt Nam

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng cho biết, Việt Nam đang chứng kiến làn sóng đầu tư chưa từng có vào các lĩnh vực công nghệ cao và đổi mới sáng tạo.
'TP HCM cần nắm chắc thời cơ, phát huy vai trò đi đầu, đi trước'

'TP HCM cần nắm chắc thời cơ, phát huy vai trò đi đầu, đi trước'

Chủ tịch nước Lương Cường lưu ý, cần bố trí, tập trung nguồn lực cần thiết để bộ máy TP HCM (mới), các đơn vị hành chính cấp xã mới sớm ổn định tổ chức và hoạt động ngay sau khi được thành lập.
Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Mỹ

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt các nội dung để đàm phán với Mỹ

Sáng 22/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, cơ quan liên quan về chuẩn bị đàm phán, thúc đẩy quan hệ thương mại cân bằng, ổn định, bền vững với Mỹ.
Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sớm hơn thông lệ

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sớm hơn thông lệ

Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV khai mạc sớm hơn thông lệ, để xem xét, quyết định các vấn đề thực sự cấp thiết phục vụ công tác sắp xếp tổ chức bộ máy.
VIPCS 2025: Sự khởi đầu mới cho hợp tác đầu tư châu Á

VIPCS 2025: Sự khởi đầu mới cho hợp tác đầu tư châu Á

Việc NIC, VPCA ký kết hợp tác với 3 hiệp hội đầu tư đang quản lý tổng tài sản lên tới 5.000 tỷ USD thúc đẩy cơ hội đồng đầu tư giữa các thị trường Việt Nam, Hàn Quốc, Singapore và Hong Kong (Trung Quốc).
Động lực để kinh tế  Việt Nam đạt 1.100 tỷ USD vào năm 2035

Động lực để kinh tế Việt Nam đạt 1.100 tỷ USD vào năm 2035

Đổi mới sáng tạo và vốn tư nhân sẽ là động lực cho nền kinh tế Việt Nam đạt 1.100 tỷ USD năm 2035, cũng như dẫn dắt làn sóng tăng trưởng tiếp theo tại châu Á trong bối cảnh bất định toàn cầu.
Năm thứ 4 liên tiếp PV Power không chia cổ tức cho cổ đông

Năm thứ 4 liên tiếp PV Power không chia cổ tức cho cổ đông

Tại phiên họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 sáng 22/4, PV Power đề xuất không chia cổ tức năm 2024 và cả năm 2025 cho cổ đông.
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chia buồn tới Tòa thánh Vatican

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện chia buồn tới Tòa thánh Vatican

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn đến Thủ tướng Tòa Thánh Vatican sau khi được tin Giáo hoàng Francis qua đời ở tuổi 88.
'Nhiệm vụ nâng cao tiềm lực quốc phòng - an ninh không bao giờ được lơ là'

'Nhiệm vụ nâng cao tiềm lực quốc phòng - an ninh không bao giờ được lơ là'

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ quân đội và công an phải được chăm lo để đủ sức mạnh chiến đấu và chiến thắng trong mọi cuộc chiến tranh.
Thủ tướng: Giải quyết 5 phương thức giao thông để ĐBSCL thoát nghèo

Thủ tướng: Giải quyết 5 phương thức giao thông để ĐBSCL thoát nghèo

Làm việc tại Cần Thơ, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, quyết tâm giải quyết bằng được những ách tắc giao thông thì Đồng bằng sông Cửu Long sẽ thoát nghèo.
NVL tăng kịch trần trong ngày VN-Index suýt xuống đáy 1.200 điểm

NVL tăng kịch trần trong ngày VN-Index suýt xuống đáy 1.200 điểm

VN-Index chứng kiến phiên giao dịch đầu tuần kém tích cực. Áp lực bán chiếm ưu thế khiến chỉ số chính giảm về sát ngưỡng 1.200 điểm.
Chủ tịch nước Lương Cường sắp thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường sắp thăm cấp Nhà nước tới Lào

Chủ tịch nước Lương Cường sẽ thăm cấp Nhà nước tới Lào từ ngày 24-25/4 theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
'Sáp nhập tỉnh để kích hoạt liên thông núi rừng - đồng bằng - biển đảo'

'Sáp nhập tỉnh để kích hoạt liên thông núi rừng - đồng bằng - biển đảo'

Tổng Bí thư Tô Lâm chỉ rõ việc sáp nhập tỉnh nhằm tạo ra những động năng mới, tiềm năng mới, không gian mới cho phát triển.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri doanh nghiệp TP Cần Thơ

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp xúc cử tri doanh nghiệp TP Cần Thơ

Các cử tri đại diện doanh nghiệp tại Cần Thơ kiến nghị cần có định hướng chiến lược cụ thể cho các ngành nghề mũi nhọn ưu tiên phát triển tại khu vực ĐBSCL.
Hoàn thành cao tốc Cần Thơ - Cà Mau trước 19/12

Hoàn thành cao tốc Cần Thơ - Cà Mau trước 19/12

Thủ tướng chỉ đạo rõ yêu cầu phải hoàn thành dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau chậm nhất đến ngày 19/12 năm nay, để chào mừng kỷ niệm Ngày Toàn quốc kháng chiến.
Thủ tướng chỉ đạo chi trả sớm lương hưu tháng 5

Thủ tướng chỉ đạo chi trả sớm lương hưu tháng 5

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có công điện gửi Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chi trả lương hưu và trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5/2025.
Hà Nội: Chi tiết dự kiến 126 phường, xã mới cùng tên gọi sau sắp xếp

Hà Nội: Chi tiết dự kiến 126 phường, xã mới cùng tên gọi sau sắp xếp

Ngày 20/4, UBND TP Hà Nội đã có văn bản thông báo về phương án sắp xếp đơn vị hành chính, trong đó giảm từ 526 cấp phường, xã xuống còn 126.
Đầu tuần tới cả nước nắng nóng, giữa tuần trời chuyển mát

Đầu tuần tới cả nước nắng nóng, giữa tuần trời chuyển mát

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia dự báo ngày mai (21/4), Bắc Bộ xuất hiện nắng nóng trên diện rộng, đến giữa tuần khu vực này đón một đợt không khí lạnh yếu trời chuyển mát.
Thủ tướng: Một quốc gia khởi nghiệp không thể thiếu tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ

Thủ tướng: Một quốc gia khởi nghiệp không thể thiếu tinh thần khởi nghiệp của giới trẻ

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, một quốc gia khởi nghiệp không thể thiếu tinh thần khởi nghiệp từ mỗi cá nhân, đặc biệt là giới trẻ.
Thủ tướng động viên các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành

Thủ tướng động viên các lực lượng tham gia diễu binh, diễu hành

Chiều 19/4, tại tỉnh Đồng Nai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã thăm, kiểm tra, động viên các lực lượng diễu hành kỷ niệm ngày 30/4.
'Những công trình biểu tượng góp phần định vị hình ảnh Việt Nam'

'Những công trình biểu tượng góp phần định vị hình ảnh Việt Nam'

Đây là nhận định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại lễ khởi công, khánh thành các công trình, dự án trọng điểm quốc gia ngày 19/4.
Chỉ đạo của Thủ tướng về vụ án đối tượng mua bán trái phép ma túy tại Quảng Ninh

Chỉ đạo của Thủ tướng về vụ án đối tượng mua bán trái phép ma túy tại Quảng Ninh

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công an chỉ đạo các đơn vị nghiệp vụ phối hợp Công an tỉnh Quảng Ninh khẩn trương tổ chức điều tra, phối hợp truy tố, xét xử tội phạm buôn ma túy làm Thiếu tá Nguyễn Đăng Khải hy sinh.
Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều dự án lớn trên cả nước dịp 30/4

Đồng loạt khởi công, khánh thành nhiều dự án lớn trên cả nước dịp 30/4

Sáng 19/4, có 80 dự án được tổ chức khởi công, khánh thành nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Đề nghị Warburg Pincus thúc đẩy thương mại bền vững Việt - Mỹ

Đề nghị Warburg Pincus thúc đẩy thương mại bền vững Việt - Mỹ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị quỹ Warburg Pincus mở rộng đầu tư nhiều hơn, nhanh hơn vào Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Quỹ Warburg Pincus

Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị Quỹ Warburg Pincus duy trì, tăng cường đầu tư vào các dự án đang triển khai, đồng thời mở rộng sang các lĩnh vực các doanh nghiệp Mỹ có thế mạnh và Việt Nam có nhu cầu.
Thủ tướng: Các Luật phải cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương của Đảng

Thủ tướng: Các Luật phải cụ thể hóa, thể chế hóa tất cả chủ trương của Đảng

Thủ tướng yêu cầu hoàn thiện các Dự án luật theo hướng cụ thể hóa, thể chế hóa chủ trương của Đảng; phân cấp, phân quyền, ủy quyền triệt để đi đôi với thiết kế các công cụ giám sát, kiểm tra.
Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc sẽ sát cánh cùng Campuchia trong mọi hoàn cảnh’

Ông Tập Cận Bình: ‘Trung Quốc sẽ sát cánh cùng Campuchia trong mọi hoàn cảnh’

Ngày 17/4, Thủ tướng Campuchia Hun Manet và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng chứng kiến lễ ký kết 37 văn kiện hợp tác tại Cung Hòa Bình (thủ đô Phnom Penh).
Thủ tướng: Hợp tác công-tư là 'chìa khoá' để phát triển bền vững

Thủ tướng: Hợp tác công-tư là 'chìa khoá' để phát triển bền vững

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị cần tập trung vào hoàn thiện thể chế, thúc đẩy tài chính xanh, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào đổi mới sáng tạo, công nghệ xanh và phát triển bền vững, tăng cường hợp tác quốc tế.
Thủ tướng tiếp đại diện các tổ chức quốc tế bên lề P4G

Thủ tướng tiếp đại diện các tổ chức quốc tế bên lề P4G

Ngày 17/4, trong khuôn khổ Hội nghị thượng đỉnh Đối tác Vì tăng trưởng Xanh và Các mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ 4 do Việt Nam đăng cai, Thủ tướng đã tiếp đại diện các tổ chức kinh tế thế giới.
Hình thành Trung tâm tài chính quốc tế: Cần đột phá, không rập khuôn

Hình thành Trung tâm tài chính quốc tế: Cần đột phá, không rập khuôn

Chiều 17/4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về Trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Tổng Bí thư trả lời cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính

Tổng Bí thư trả lời cử tri về việc sắp xếp đơn vị hành chính

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết tất cả các công việc liên quan đến sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đang được thực hiện rất khẩn trương, không để chậm trễ tiến độ.
Xem thêm