Tổng kiểm toán Nhà nước: Còn bất cập trong công tác quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất

Xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng quy định, có bất cập trong công tác quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất… là những vấn đề được Tổng Kiểm toán Nhà nước nêu tại Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2023.

Chiều 16/5, tiếp tục kỳ họp thứ 9, Quốc hội đã nghe Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách Nhà nước (NSNN) năm 2023.

Thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn đã trình bày Báo cáo kiểm toán quyết toán NSNN năm 2023, thống nhất trình Quốc hội thông qua số liệu quyết toán NSNN năm 2023 là: Tổng thu cân đối NSNN 3.023.547 tỷ đồng; tổng chi cân đối NSNN 3.176.154 tỷ đồng; bội chi NSNN 291.564 tỷ đồng, bằng 2,83%GDP thực hiện.

Còn bất cập trong công tác quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất

Đánh giá về công tác thu NSNN năm 2023, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn chỉ rõ, số quyết toán hơn 1.770.000 tỷ đồng, bằng 109,3% dự toán giao, bằng 97,3% thực hiện năm 2022.

Qua kiểm toán công tác quản lý thu NSNN, Kiểm toán Nhà nước chỉ ra một số tồn tại, hạn chế, như việc quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất vẫn còn tình trạng các đơn vị sử dụng đất, nhưng chưa có quyết định thuê đất hoặc hợp đồng thuê đất; chưa điều chỉnh hoặc chậm điều chỉnh đơn giá thuê đất khi hết thời kỳ ổn định; xác định tiền thuê đất, miễn tiền thuê đất không đúng đối tượng.

Bên cạnh đó, công tác quản lý về tài nguyên khoáng sản còn sai sót trong kê khai sản lượng để tính thuế tài nguyên; kê khai phí bảo vệ môi trường và tiền cấp quyền khai thác khoáng sản chưa đầy đủ...

Tổng kiểm toán Nhà nước: Còn bất cập trong công tác quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn. Ảnh: Media Quốc hội.

Đối với công tác chi NSNN, Tổng Kiểm toán Nhà nước cho biết, số quyết toán gần 1.937.000 tỷ đồng, bằng 93,3% dự toán. Qua kiểm toán cho thấy, công tác quản lý chi NSNN còn hạn chế.

Cụ thể, về chi đầu tư phát triển, có 38 Bộ, cơ quan trung ương và 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới mức trung bình của cả nước, trong đó một số Bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân vốn trong nước thấp (dưới 30%); tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài chỉ đạt 53,9% kế hoạch.

Ngoài ra, số liệu về nợ đọng xây dựng cơ bản chưa chính xác; còn tình trạng kéo dài kế hoạch vốn chưa đúng quy định tại một số địa phương được kiểm toán.

Đối với chi thường xuyên, Kiểm toán Nhà nước cũng chỉ rõ nhiều bất cập. Theo đó, Bộ Tài chính phân bổ dự toán ngân sách trung ương để hỗ trợ các địa phương thực hiện chế độ, chính sách mới và thực hiện các nhiệm vụ khác của ngân sách trung ương số tiền gần 58.000 tỷ đồng chưa sát thực tế, dẫn đến phải hủy gần 38.000 tỷ đồng, chiếm 65,5% dự toán.

Ngân sách trung ương bổ sung cho địa phương để thực hiện các chính sách, chế độ mới về an sinh - xã hội do điều chỉnh chuẩn nghèo và các chính sách phát sinh mới sau thời điểm ngày 1/9/2021, số tiền hơn 8.400 tỷ đồng theo hình thức bổ sung cân đối là không đúng quy định tại quyết định số 127/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Đến hết năm 2023, số kinh phí ngân sách trung ương bổ sung có mục tiêu tại 39/56 địa phương được kiểm toán còn tồn, chưa hoàn trả ngân sách trung ương theo quy định hơn 5.800 tỷ đồng, chiếm 4,17%.

Về chi chuyển nguồn, theo Báo cáo của Kiểm toán Nhà nước, tổng chi chuyển nguồn hơn 1,2 tỷ đồng, bằng 39% tổng chi NSNN, tuy tỷ lệ chi chuyển nguồn trên tổng chi NSNN đã giảm 0,6% so với năm 2022 nhưng vẫn tăng về số tuyệt đối.

Xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng

Theo Tổng Kiểm toán Nhà nước, qua tổng hợp nguồn kinh phí cải cách tiền lương cho thấy, số dư lũy kế nguồn này tăng nhanh qua các năm (năm 2021 là hơn 262.000 tỷ đồng, năm 2022 là hơn 432.000 tỷ đồng, năm 2023 là hơn 536.000 tỷ đồng).

Theo quy định hiện hành, các địa phương phải trích 70% nguồn tăng thu so với dự toán và nhiều nguồn khác để tạo nguồn cải cách tiền lương, trong khi dự toán thu lại có xu hướng lập không sát thực tế, dẫn tới số tăng thu cao, nhưng chủ yếu lại sử dụng cho tạo nguồn cải cách tiền lương, trong khi nhiều nhiệm vụ chi cần thiết, cấp bách khác, như chi đầu tư phát triển, chi khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo..., lại không có nguồn để chi.

"Kết quả kiểm toán tại các địa phương cho thấy, một số địa phương chưa trích lập đủ hoặc xác định nguồn cải cách tiền lương chưa đúng quy định hơn 3.500 tỷ đồng. Bên cạnh đó, theo dõi, quản lý nguồn cải cách tiền lương chưa phù hợp hơn 3.700 tỷ đồng; 18 địa phương sử dụng nguồn cải cách tiền lương không đúng quy định gần 1.400 tỷ đồng," Tổng Kiểm toán Nhà nước chỉ rõ.

Tổng kiểm toán Nhà nước: Còn bất cập trong công tác quản lý tiền thuê đất, tiền sử dụng đất
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phan Văn Mã. Ảnh: Media Quốc hội.

Nâng cao chất lượng lập, chấp hành dự toán chi NSNN

Trình bày Báo cáo thẩm tra quyết toán NSNN năm 2023, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính của Quốc hội Phan Văn Mãi nêu rõ, trong năm 2024, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục chỉ đạo quyết liệt, chấn chỉnh, tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong việc chấp hành pháp luật về tài chính, NSNN.

Bên cạnh các kết quả đạt được, qua kết quả kiểm toán quyết toán của Kiểm toán Nhà nước cho thấy, tại một số Bộ, ngành, địa phương tiếp tục vẫn còn những tồn tại, hạn chế kéo dài nhiều năm trong lập, chấp hành dự toán, quyết toán NSNN năm 2023 chưa được xử lý dứt điểm; tình trạng điều chỉnh thông tin, số liệu quyết toán NSNN sau thời gian chỉnh lý quyết toán NSNN chưa được khắc phục.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương tài chính, NSNN theo đúng quy định pháp luật và các Nghị quyết của Quốc hội.

Ủy ban Kinh tế và Tài chính đánh giá cao kết quả tăng thu NSNN năm 2023. Tuy nhiên, số quyết toán thu NSNN năm 2023 tăng (16.655 tỷ đồng) so với số tăng thu NSNN năm 2023 Chính phủ đã báo cáo Quốc hội tại Kỳ họp thứ 7 và số thu Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phân bổ, sử dụng nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2023 là khá lớn.

Đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương tiếp tục chấn chỉnh công tác rà soát, tổng hợp, đánh giá số liệu thu, chi NSNN bảo đảm tính chính xác làm căn cứ, cơ sở xây dựng dự toán NSNN các năm sau, bảo đảm sử dụng hiệu quả nguồn NSNN.

Đa số ý kiến Ủy ban Kinh tế và Tài chính cho rằng, số quyết toán chi NSNN năm 2023 tiếp tục giảm khá nhiều so với dự toán, là năm thứ hai liên tiếp quyết toán chi NSNN không đạt dự toán. Số chuyển nguồn NSNN năm 2023 sang năm 2024 là 1.239.242 tỷ đồng, bằng 59,7% dự toán chi NSNN năm 2023, bằng 64% số thực chi năm 2023, cho thấy quy mô số chi chuyển nguồn năm 2023 sang năm 2024 tiếp tục tăng cao hơn so với các năm trước.

Do đó, đề nghị Chính phủ chỉ đạo các Bộ, ngành, địa phương nghiên cứu, đánh giá lại việc lập dự toán, phân bổ và tổ chức, thực hiện, giải ngân chi NSNN hằng năm để nâng cao chất lượng lập, chấp hành dự toán chi NSNN bảo đảm sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn lực NSNN.

Trên cơ sở đề xuất của Chính phủ và Kiểm toán nhà nước, Ủy ban Kinh tế và Tài chính trình Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2023 như sau: phê duyệt bổ sung 16.655 tỷ đồng dự toán thu NSNN năm 2023; phê chuẩn quyết toán NSNN năm 2023 theo đề xuất của Chính phủ và Kiểm toán Nhà nước.

Giá vàng nhẫn nhích nhẹ, giao dịch quanh 113,7 - 117,6 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn nhích nhẹ, giao dịch quanh 113,7 - 117,6 triệu đồng/lượng

Sáng 23/6, giá vàng nhẫn tại nhiều doanh nghiệp trong nước tăng nhẹ từ 100.000 - 300.000 đồng/lượng, trong khi giá vàng miếng gần như đi ngang.
Tuần 'lặng sóng' của giá vàng trong nước

Tuần 'lặng sóng' của giá vàng trong nước

Không còn biến động mạnh như đầu tháng, giá vàng miếng SJC tuần này giữ ổn định quanh ngưỡng 117,7 – 119,7 triệu đồng/lượng. Giao dịch vàng nhẫn ghi nhận tăng – giảm đan xen tùy từng doanh nghiệp.
Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kỳ vọng thu gần 6.000 tỷ đồng

Kinh Bắc chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ, kỳ vọng thu gần 6.000 tỷ đồng

KBC chuẩn bị chào bán 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá thấp hơn thị trường khoảng 7% nhằm mục đích trả nợ cho các công ty con. Dragon Capital, SGI, Prudential và loạt cá nhân đã đăng ký tham gia.
Giá vàng tiếp tục hạ nhiệt, chênh lệch với thế giới vẫn gần 13 triệu đồng/lượng

Giá vàng tiếp tục hạ nhiệt, chênh lệch với thế giới vẫn gần 13 triệu đồng/lượng

Sáng 20/6, giá vàng miếng SJC giảm 200.000 đồng/lượng, vàng nhẫn giảm từ 200.000 đến 500.000 đồng/lượng.
Taseco Land chuẩn bị chi gần 467,8 tỷ đồng chia cổ tức

Taseco Land chuẩn bị chi gần 467,8 tỷ đồng chia cổ tức

Taseco Land sẽ thanh toán cổ tức năm 2024 với tỷ lệ 15%, tương đương 1.500 đồng/cổ phiếu. Riêng công ty mẹ Taseco Group dự kiến nhận về hơn 339 tỷ đồng từ đợt chi trả này.
Ngân hàng phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu trong 5 tháng, tăng gần 200%

Ngân hàng phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu trong 5 tháng, tăng gần 200%

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp hồi phục mạnh với mức tăng gần 80% trong 5 tháng đầu năm, chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng.
Thị trường vàng sáng 19/6: Giao dịch trầm lắng, giá gần như đứng yên

Thị trường vàng sáng 19/6: Giao dịch trầm lắng, giá gần như đứng yên

Giá vàng miếng và vàng nhẫn trong nước sáng 19/6 hầu như không biến động, trái ngược với diễn biến sụt giảm mạnh của giá vàng thế giới. Tính theo quy đổi, giá vàng quốc tế đang thấp hơn SJC gần 13 triệu đồng/lượng.
Fed giữ nguyên lãi suất, chứng khoán thế giới giao dịch thận trọng

Fed giữ nguyên lãi suất, chứng khoán thế giới giao dịch thận trọng

Sau phiên họp chính sách kéo dài 2 ngày, Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) rạng sáng ngày 19/6 công bố quyết định giữ nguyên lãi suất tham chiếu tại mức 4,25-4,5%.
Giá vàng miếng nhích nhẹ, vàng nhẫn 'chia phe'

Giá vàng miếng nhích nhẹ, vàng nhẫn 'chia phe'

Sáng 18/6, giá vàng miếng SJC tiếp tục tăng 300.000 đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn biến động trái chiều giữa các doanh nghiệp.
Tín dụng mới cho nông nghiệp hữu cơ: Vay đến 70% không cần thế chấp

Tín dụng mới cho nông nghiệp hữu cơ: Vay đến 70% không cần thế chấp

Từ 1/7, nông dân làm nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn có thể vay đến 70% giá trị dự án mà không cần tài sản bảo đảm.
Giá vàng hạ nhiệt sau chuỗi ngày liên tục tăng nóng

Giá vàng hạ nhiệt sau chuỗi ngày liên tục tăng nóng

Sau chuỗi ngày tăng liên tục, vàng miếng trong nước sáng 17/6 bất ngờ lao dốc tới 1,2 triệu đồng/lượng. Đà giảm lan rộng ở cả vàng nhẫn, trong bối cảnh thị trường thế giới cũng hạ nhiệt vì hoạt động chốt lời.
Giá vàng bật tăng đầu tuần, vàng nhẫn đua nhau lập đỉnh mới

Giá vàng bật tăng đầu tuần, vàng nhẫn đua nhau lập đỉnh mới

Sáng 16/6, giá vàng trong nước tiếp tục “leo thang” tại nhiều doanh nghiệp, đặc biệt có nơi tăng tới một triệu đồng/lượng ở chiều mua vào.
Đà tăng giá vàng chưa hạ nhiệt, dự báo tiếp tục lập đỉnh

Đà tăng giá vàng chưa hạ nhiệt, dự báo tiếp tục lập đỉnh

Giá vàng đồng loạt tăng giá trên cả thị trường trong nước và quốc tế, theo chuyên gia đà tăng được hỗ trợ bởi căng thẳng toàn cầu và kỳ vọng giữ lãi suất từ Fed. Dự báo cho thấy xu hướng đi lên có thể còn tiếp diễn.
Eximbank chuẩn bị phát hành tối đa 10.000 tỷ đồng trái phiếu

Eximbank chuẩn bị phát hành tối đa 10.000 tỷ đồng trái phiếu

Eximbank dự định phát hành lượng trái phiếu tối đa 10.000 tỷ đồng trong trong quý 2/2025 với thời hạn tối đa 5 năm.
Bảo hiểm PJICO bổ nhiệm tổng giám đốc mới

Bảo hiểm PJICO bổ nhiệm tổng giám đốc mới

Sau gần ba thập kỷ gắn bó, ông Trần Anh Tuấn vừa bước lên vị trí tổng giám đốc của PJICO, thay thế bà Nguyễn Thị Hương Giang trong đợt thay đổi nhân sự cấp cao diễn ra tại công ty này.
Giá vàng vọt lên 120,5 triệu đồng/lượng, vàng quốc tế vượt ngưỡng 3.400 USD

Giá vàng vọt lên 120,5 triệu đồng/lượng, vàng quốc tế vượt ngưỡng 3.400 USD

Giá vàng trong nước sáng 13/6 tiếp tục bứt phá, tăng mạnh tới 800.000 đồng/lượng, đưa mức bán ra tiến gần 121 triệu đồng - vùng đỉnh trong nhiều tuần.
Đại biểu Quốc hội: Cân nhắc cách làm 'một trung tâm, hai điểm đến'

Đại biểu Quốc hội: Cân nhắc cách làm 'một trung tâm, hai điểm đến'

Một số đại biểu Quốc hội đề xuất cần tính toán kỹ địa điểm xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế, thay vì đặt cả hai nơi TP HCM và Đà Nẵng như dự kiến.
Trung tâm tài chính quốc tế và những rủi ro cần kiểm soát

Trung tâm tài chính quốc tế và những rủi ro cần kiểm soát

Giải pháp kiểm soát rủi ro là xây dựng khung pháp lý đồng bộ, thiết chế giám sát chặt chẽ, minh bạch, có hệ thống theo chuẩn mực quốc tế, theo Bộ trưởng Tài chính.
Giá vàng SJC tiến sát mốc 120 triệu đồng, vàng nhẫn vọt lên 118 triệu đồng

Giá vàng SJC tiến sát mốc 120 triệu đồng, vàng nhẫn vọt lên 118 triệu đồng

Giá vàng trong nước sáng 12/6 tăng vọt, với vàng SJC áp sát mốc 120 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn tăng thêm từ 300.000 - 900.000 đồng/lượng, phổ biến mức 115–118 triệu đồng/lượng.
Đề xuất 13 chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế

Đề xuất 13 chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế

Mục đích xây dựng Trung tâm tài chính để thu hút dòng vốn quốc tế phục vụ cho 3 đột phá chiến lược, kết nối với kinh tế thế giới và thị trường tài chính toàn cầu.
PJICO chốt cổ tức 2% tiền mặt, Petrolimex sắp nhận 9 tỷ đồng

PJICO chốt cổ tức 2% tiền mặt, Petrolimex sắp nhận 9 tỷ đồng

PJICO sẽ chi thêm 22,16 tỷ đồng để hoàn tất cổ tức năm 2024, nâng tổng tỷ lệ chi trả lên 12%. Riêng Petrolimex – cổ đông lớn nhất dự kiến nhận về khoảng 9 tỷ đồng trong đợt chia 2% cuối cùng này.
Giá vàng tăng mạnh chưa dừng, áp sát 119 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng mạnh chưa dừng, áp sát 119 triệu đồng/lượng

Cả giá vàng miếng lẫn vàng nhẫn đều bứt tốc, trong khi thị trường quốc tế hưởng lợi từ kỳ vọng Fed hạ lãi suất.
Giá vàng tăng đồng loạt, SJC tiến sát 118 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng đồng loạt, SJC tiến sát 118 triệu đồng/lượng

Thị trường vàng nội sáng 10/6 bật tăng trở lại, khi các thương hiệu lớn đồng loạt điều chỉnh giá với vàng miếng SJC lên tới 117,7 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước hạ nhiệt vẫn bỏ xa giá thế giới

Giá vàng trong nước hạ nhiệt vẫn bỏ xa giá thế giới

Mở cửa phiên 9/6, giá vàng miếng và vàng nhẫn đồng loạt giảm tới 900.000 đồng/lượng sau nhịp tăng cuối tuần.
Lạc quan triển vọng giá vàng sau tuần biến động mạnh

Lạc quan triển vọng giá vàng sau tuần biến động mạnh

Sau tuần chứng kiến đà giảm mạnh, dự báo giá vàng tuần tới cho thấy đa phần vẫn nghiêng về xu hướng tăng.
Sun Life Việt Nam có tân tổng giám đốc người nước ngoài

Sun Life Việt Nam có tân tổng giám đốc người nước ngoài

Trước khi gia nhập Sun Life, bà Lay Hoon Tan đã có hành trình hơn 30 năm giữ vai trò lãnh đạo ở nhiều bộ phận then chốt của các công ty bảo hiểm lớn trong khu vực châu Á.
Chủ tịch HAGL: 'Pha loãng cổ phiếu là nỗi đau, nhưng giảm nợ là ưu tiên số một'

Chủ tịch HAGL: 'Pha loãng cổ phiếu là nỗi đau, nhưng giảm nợ là ưu tiên số một'

Theo Chủ tịch HAGL, phương án hoán đổi nợ trái phiếu có thể khiến cổ phiếu bị pha loãng. Tuy nhiên, đây là bước đi cần thiết để giảm gánh nặng nợ.
Thu ngân sách Nhà nước vượt 1 triệu tỷ đồng, đạt gần 58% dự toán năm

Thu ngân sách Nhà nước vượt 1 triệu tỷ đồng, đạt gần 58% dự toán năm

Tổng thu ngân sách Nhà nước 5 tháng đầu năm 2025 vượt 1 triệu tỷ đồng, ước đạt 1,14 triệu tỷ đồng, bằng 57,9% dự toán năm.
Vàng miếng vọt lên 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn trái chiều

Vàng miếng vọt lên 118 triệu đồng/lượng, vàng nhẫn trái chiều

Sáng 6/6, các thương hiệu điều chỉnh giá vàng nhẫn không đồng nhất, có nơi giữ nguyên, có nơi tăng nửa triệu đồng, trong khi vàng miếng tăng đều tại nhiều doanh nghiệp.
Giá vàng bật tăng trở lại, chênh lệch với thế giới 10 triệu đồng/lượng

Giá vàng bật tăng trở lại, chênh lệch với thế giới 10 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước sáng 5/6 đồng loạt tăng mạnh, có nơi vọt thêm tới 700.000 đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới nhích nhẹ sau loạt dữ liệu kinh tế kém sắc từ Mỹ.
Vàng trong nước đồng loạt hạ nhiệt, DOJI bất ngờ đảo chiều tăng giá

Vàng trong nước đồng loạt hạ nhiệt, DOJI bất ngờ đảo chiều tăng giá

Giá vàng trong nước sáng 4/6 ghi nhận giảm mạnh, riêng vàng nhẫn mất hơn một triệu đồng/lượng. Trong khi đó DOJI bất ngờ điều chỉnh tăng, đi ngược xu hướng thị trường.
Giá vàng tăng vọt, SJC lấy lại mốc 118 triệu đồng/lượng

Giá vàng tăng vọt, SJC lấy lại mốc 118 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh phiên 3/6, SJC chạm mốc 118 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, vàng thế giới cũng tăng vọt do nhà đầu tư lo ngại rủi ro kinh tế và căng thẳng địa chính trị.
Vàng miếng hạ nhiệt, vàng nhẫn ngược dòng tăng giá

Vàng miếng hạ nhiệt, vàng nhẫn ngược dòng tăng giá

Mở cửa phiên 2/6, giá vàng trong nước chứng kiến diễn biến trái chiều: vàng miếng đồng loạt giảm mạnh, trong khi vàng nhẫn lại tiếp tục tăng.
Giá vàng giảm sâu sau động thái thanh tra thị trường của NHNN

Giá vàng giảm sâu sau động thái thanh tra thị trường của NHNN

Sau kết luận thanh tra của NHNN, giá vàng SJC giảm 800.000 đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn mất tới một triệu đồng/lượng so với phiên trước.
Thanh tra NHNN xử phạt loạt doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn

Thanh tra NHNN xử phạt loạt doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn

Thanh tra NHNN vừa công bố kết luận thanh tra hàng loạt doanh nghiệp kinh doanh vàng lớn, phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng.
Giá vàng hôm nay bật tăng, kết thúc chuỗi giảm kéo dài

Giá vàng hôm nay bật tăng, kết thúc chuỗi giảm kéo dài

Sau chuỗi ngày giảm giá liên tiếp, thị trường vàng trong nước hôm nay 30/5 ghi nhận đà hồi phục rõ nét với sự đồng thuận của các doanh nghiệp lớn. Cùng lúc, giá vàng thế giới cũng tăng nhẹ.
Xem thêm