Trung bình mỗi ngày có 45 vụ tấn công mạng nhằm vào các doanh nghiệp

Các cuộc tấn công vào hệ thống các doanh nghiệp ngày càng tinh vi hơn. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2022, Việt Nam ghi nhận trung bình mỗi ngày có 45 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Ngày 8/9, Cục An toàn thông tin - Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT), IEC Group và Công ty An ninh mạng Viettel (Viettel Cyber Security) đã phối hợp tổ chức Hội nghị bàn tròn cấp cao lãnh đạo Công nghệ thông tin và An toàn thông tin năm 2022, với chủ đề “Tối ưu nguồn lực - Tăng cường hiệu quả đầu tư an toàn thông tin trong kỷ nguyên số”.

Nguy cơ mất an toàn thông tin mạng ngày càng cao

Theo ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông), ngày nay xu hướng chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xây dựng Chính phủ số, xã hội số, doanh nghiệp số đang diễn ra mạnh mẽ, là cuộc cách mạng toàn dân, toàn diện.

Tuy nhiên, song hành với quá trình chuyển đổi số, các thách thức về an toàn, an ninh mạng cũng đặt ra cũng ngày càng cao. Chỉ tính riêng trong nửa đầu năm 2022, Việt Nam ghi nhận trung bình mỗi ngày có 45 sự cố tấn công mạng vào các hệ thống thông tin, tăng 1,6 lần so với cùng kỳ năm 2021.

Với thời lượng trực tuyến trên mạng Internet khoảng 7 giờ mỗi ngày của người Việt Nam, thậm chí thời gian này còn tiếp tục tăng lên, đang kéo theo nguy cơ mất an toàn thông tin mạng tăng cao.

Ảnh tác giả

Cứ mỗi giây trên thế giới có 900 cuộc tấn công mạng, 5 mã độc được sinh ra; 40 lỗ hổng bảo mật mới được phát hiện mỗi ngày. Thiết bị di động là mục tiêu của các cuộc tấn công trên diện rộng, có chủ đích, mã độc tống tiền và là cửa ngõ để tin tặc xâm nhập hệ thống…

Ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục An toàn thông tin, Bộ TT&TT

Không chỉ thế, số vụ tấn công DDOS (tấn công từ chối dịch vụ) cũng được dự báo tăng gấp 2 lần, từ 7,9 triệu vụ được phát hiện năm 2018 lên hơn 15 triệu vụ năm 2023.

Tính về thiệt hại, trung bình mỗi giờ bị dừng truy cập Internet của một đơn vị, tổ chức sẽ mất khoảng 300.000 – 1 triệu USD. Đây chính là hậu quả nghiêm trọng khi không bảo mật, an toàn thông tin.

Ngày nay, xu hướng chuyển dữ liệu và ứng dụng sang sử dụng nền tảng đám mây đã rõ ràng. Theo dự báo của ResearchAndMarkets.com, thị trường điện toán đám mây toàn cầu sẽ tăng trưởng từ 371,4 tỷ USD năm 2020 lên 832,1 tỷ USD vào năm 2025.

Tuy nhiên, ông Phúc cũng cho biết, điện toán đám mây đang tạo ra các mối đe dọa mới về an toàn, an ninh mạng. Một nghiên cứu công bố gần đây cho thấy gần 80% công ty tham gia khảo sát đã gặp vấn nạn rò rỉ dữ liệu, bị tấn công mạng trên đám mây, trong đó 43% doanh nghiệp báo cáo đã có hơn 10 lần dữ liệu bị xâm phạm.

Ngoài số lượng, hacker còn sử dụng rất nhiều thuật toán hiện đại để tấn công người dùng tại Việt Nam, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Trung Quốc, Colombia, Pháp, Đức, Mỹ, Đan Mạch. Đơn cử như một báo cáo của Kaspersky chỉ ra, các tổ chức, cá nhân đang bị tấn công bởi Anubis – một Trojan ngân hàng di động kết hợp với ransomware (mã độc tống tiền).

Với những số liệu nêu ra, có thể thấy các tội phạm hacker ngày nay đang ngày càng tinh vi hơn khi cả thế giới bước vào thời kỳ 4.0 toàn diện. Do đó, nếu không tìm cách bảo mật an toàn thông tin toàn diện, hệ luỵ gặp phải sẽ rất lớn, thậm chí còn ảnh hưởng đến nền kinh tế của một quốc gia.

Phần lớn các đơn vị, tổ chức chưa triển khai phương án phòng thủ đầy đủ

Mặc dù biết rõ việc sự cố về an ninh mạng có thể làm ngưng trệ toàn bộ quá trình chuyển đổi số của một bộ, ngành, địa phương, đơn vị, tổ chức,... song ông Phúc cũng nhấn mạnh, phần lớn các đơn vị, tổ chức lại chưa triển khai đầy đủ phương án để giảm rủi ro trong vấn đề này.

Đồng tình với nhận định của Cục An toàn thông tin, ông Robert Trọng Trần, Phó Tổng Giám đốc Dịch vụ Tư vấn, Lãnh đạo mảng Rủi ro Công nghệ và An ninh mạng, EY Việt Nam cũng có chia sẻ, hiện 81% các lãnh đạo trên toàn cầu phản hồi rằng đại dịch Covid-19 đã bắt buộc các doanh nghiệp phải bỏ qua các quy trình an toàn bảo mật cần thiết, trong khi các cuộc tấn công mạng đang diễn ra nhiều hơn, theo phản hồi từ 77% số người tham gia khảo sát (so với con số 59% phản hồi của báo cáo năm 2020).

Ảnh tác giả

Đó là lý do vì sao EY luôn nhấn mạnh rằng chuyển đổi số phải được thúc đẩy bởi an ninh mạng, cần có một chiến lược an ninh mạng rõ ràng cho phép các tổ chức tiến nhanh và tự tin trong một môi trường đầy nguy cơ và thách thức như hiện nay

Ông Robert Trọng Trần, E&Y Việt Nam

Trước thực trạng đó, ông Robert Trọng Trần cũng khuyến nghị các doanh nghiệp, tổ chức cần tìm cách bảo đảm chiến lược an ninh mạng đồng hành cùng chiến lược kinh doanh.

Ở góc độ chuyên gia, nhằm định hướng phát triển sản phẩm dịch vụ cho an toàn thông tin mạng, đại diện Viettel Cyber Security (VCS) cho rằng an ninh mạng phải luôn song hành cùng chuyển đổi số.

Cần xác định và ưu tiên đưa nguồn lực an toàn thông tin vào cùng với lực lượng chuyển đổi số. Phát triển hệ sinh thái sản phẩm dịch vụ theo định hướng tích hợp đồng bộ trên một nền tảng quản trị duy nhất và đồng bộ mô hình đầu tư các dự án chuyển đổi số với các dự án bảo đảm an toàn thông tin và tăng cường năng lực phòng thủ bằng công nghệ.

Đại diện VCS cũng đưa ra khuyến nghị về việc xây dựng mô hình chuyển đổi số cân bằng, vững chắc và an toàn giữa 3 bên: Chủ đầu tư - Đối tác chuyển đổi số - Đối tác an toàn thông tin.

Tại hội thảo, VCS đã giới thiệu một nền tảng giám sát và điều hành an toàn thông tin thế hệ mới - SOC Platform nhằm hỗ trợ các tổ chức, doanh nghiệp giải quyết triệt để những khó khăn trong công tác vận hành, đảm bảo an toàn cho hệ thống công nghệ thông tin.

Một trong những yếu tố cốt lõi để xây dựng và phát triển SOC Platform của Viettel Cyber Security là đặt trải nghiệm của khách hàng lên hàng đầu, hướng tới việc cung cấp cho doanh nghiệp những giá trị thiết thực nhất.

THIẾU HỤT NHÂN LỰC GIỎI VỀ AN NINH MẠNG

Trước đó, trao đổi cùng Mekong ASEAN, ông Lâm Nguyễn - Giám đốc điều hành IDC - Tập đoàn nghiên cứu thị trường về lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông cho rằng, nhân lực về an ninh mạng đang là một thách thức lớn không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.

Việc thiếu nguồn nhân sự có kinh nghiệm, kiến thức và kỹ năng về an ninh mạng đang gây khó khăn cho việc bảo mật thông tin, bảo mật hệ thống của tổ chức do sự thay đổi nhanh chóng về số lượng và quy mô của các vụ tấn công mạng.

Các doanh nghiệp, tổ chức đang thực hiện chuyển đổi số và có xu hướng dịch chuyển sang điện toán đám mây cùng với việc nâng cấp hệ thống bảo mật đòi hỏi nhân sự có kinh nghiệm và kỹ năng dày dặn. Do đó, tình trạng thiếu hụt nhân sự giỏi làm cản trở việc nâng cấp và chuyển dịch số theo chiến lược của doanh nghiệp.

Ngoài ra, một khó khăn khác là thiếu hụt ngân sách. Theo khảo sát của IDC, hơn 50% tổ chức doanh nghiệp cho biết, họ cần tăng ngân sách lên ít nhất 20% so với hiện tại để có thể hoàn thiện hệ thống bảo mật của mình.

IDC cũng cho biết, rò rỉ dữ liệu, phần mềm chứa mã độc, ransomware, tấn công DDOS là những mối quan tâm hàng đầu trong bảo mật doanh nghiệp. Vì vậy việc đào tạo liên tục cho người dùng trong doanh nghiệp về các kiến thức nhận biết và tránh sập bẫy của việc rò rỉ dữ liệu, phần mềm mã độc và ransomware có thể được xem là biện pháp hữu hiệu đầu tiên để ngăn chặn việc thâm nhập vào hệ thống.

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ số cao hơn xuất khẩu nông sản

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ số cao hơn xuất khẩu nông sản

Thông tin trên được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI diễn ra ngày 15/1.
Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về khoa học công nghệ, ĐMST và chuyển đổi số

Thành lập Ban chỉ đạo Trung ương về khoa học công nghệ, ĐMST và chuyển đổi số

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia diễn ra ngày 13/1.
Đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Đưa thể chế thành lợi thế cạnh tranh tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội sẽ phối hợp với Chính phủ, chỉ đạo, tổ chức rà soát hệ thống pháp luật có liên quan; thể chế đầy đủ, kịp thời, đồng bộ theo đúng yêu cầu của Nghị quyết 57-NQ/TW.
Hoàn thiện thể chế để 'mở đường' cho khoa học công nghệ

Hoàn thiện thể chế để 'mở đường' cho khoa học công nghệ

Sáng 13/1, tại Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã báo cáo những nội dung chủ yếu của Chương trình hành động của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 57-NQ/TW.
Các ứng dụng tra cứu phạt nguội bùng nổ lượt tải về sau nghị định mới

Các ứng dụng tra cứu phạt nguội bùng nổ lượt tải về sau nghị định mới

Việc tăng mức xử phạt nhiều lỗi vi phạm giao thông lên đến hàng chục lần, đồng thời áp dụng hình thức trừ điểm giấy phép lái xe cho các vi phạm nghiêm trọng, khiến người dân ngày càng quan tâm hơn đến việc cập nhật thông tin, theo dõi vi phạm qua các ứng dụng.
Hà Nội bắt đầu tiếp nhận chứng thực bản sao giấy tờ điện tử

Hà Nội bắt đầu tiếp nhận chứng thực bản sao giấy tờ điện tử

Kể từ ngày 2/1/2025, Hà Nội sẽ tiếp nhận và xử lý hồ sơ dịch vụ chứng thực bản sao điện tử trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố.
Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2024

Hà Nội tiếp tục là địa phương dẫn đầu chỉ số đổi mới sáng tạo năm 2024

Theo kết quả Chỉ số đổi mới sáng tạo cấp địa phương (PII) năm 2024 vừa được Bộ Khoa học và Công nghệ công bố, Hà Nội tiếp tục là địa phương có điểm số cao nhất, dẫn đầu bảng xếp hạng.
Lực lượng trí thức, nhà khoa học là nòng cốt đưa Việt Nam bứt phá trong giai đoạn mới

Lực lượng trí thức, nhà khoa học là nòng cốt đưa Việt Nam bứt phá trong giai đoạn mới

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết Đảng, Nhà nước, nhân dân đặt niềm tin tưởng và kỳ vọng rất lớn vào đội ngũ trí thức, nhà khoa học - những người tiên phong nòng cốt, tạo gia tốc cực đại cho mục tiêu phát triển nhanh, bền vững của đất nước trong giai đoạn mới.
Năm 2024, doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt hơn 4 triệu tỷ đồng

Năm 2024, doanh thu ngành thông tin và truyền thông đạt hơn 4 triệu tỷ đồng

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Bộ Thông tin và truyền thông diễn ra ngày 29/12.
10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2024

10 sự kiện ICT tiêu biểu năm 2024

Các sự kiện công nghệ thông tin (ICT) tiêu biểu trong năm 2024 chủ yếu xoay quanh lĩnh vực viễn thông, bán dẫn và chuyển đổi số.
Đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ

Đưa thể chế thành một lợi thế cạnh tranh trong phát triển khoa học, công nghệ

Mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu Đông Nam Á, nhóm 50 nước đứng đầu thế giới về năng lực cạnh tranh số và chỉ số phát triển Chính phủ điện tử.
Liên Hợp Quốc thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng

Liên Hợp Quốc thông qua 'Công ước Hà Nội' về tội phạm mạng

Chiều 24/12 (giờ New York), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên Hợp Quốc về Tội phạm mạng, trong đó tại Điều 64, Công ước sẽ được mở ký tại Thủ đô Hà Nội trong năm 2025 với tên gọi là "Công ước Hà Nội".
Tài khoản mạng xã hội phải xác thực bằng số điện thoại từ ngày 25/12

Tài khoản mạng xã hội phải xác thực bằng số điện thoại từ ngày 25/12

Từ ngày mai (25/12) người dùng mạng xã hội bao gồm mạng xã hội xuyên biên giới và trong nước, phải xác thực tài khoản bằng số điện thoại di động hoặc số định danh cá nhân.
10 sự kiện khoa học và công nghệ Việt Nam nổi bật năm 2024

10 sự kiện khoa học và công nghệ Việt Nam nổi bật năm 2024

Tái khởi động dự án điện hạt nhân, ban hành chiến lược ngành bán dẫn... được bình chọn là các sự kiện khoa học công nghệ nổi bật Việt Nam trong năm 2024.
Google ra mắt tính năng nhận diện ứng dụng chính thức của Chính phủ tại Việt Nam

Google ra mắt tính năng nhận diện ứng dụng chính thức của Chính phủ tại Việt Nam

Khi người dùng truy cập Google Play, các ứng dụng chính thức của cơ quan Nhà nước sẽ hiển thị nhận diện “Chính phủ” giúp người dùng yên tâm về tính xác thực của ứng dụng.
Vinaphone thương mại hóa 5G tại Việt Nam

Vinaphone thương mại hóa 5G tại Việt Nam

Ngày 20/12, Tập đoàn VNPT chính thức cung cấp dịch vụ Vinaphone 5G với băng thông lớn, độ trễ thấp, tốc độ có thể lên đến 1,5 Gbps, gấp 10-20 lần 4G.
Chuyên gia quốc tế bình luận về cuộc đua AI tại các nước ASEAN

Chuyên gia quốc tế bình luận về cuộc đua AI tại các nước ASEAN

Các quốc gia khu vực Đông Nam Á có những lợi thế nổi bật so với Mỹ và châu Âu trong việc phát triển trí tuệ nhân tạo (AI) nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức trong cuộc đua AI.
Chủ tịch Hiệp hội Bán dẫn Hoa Kỳ: Việt Nam là đích đến quan trọng

Chủ tịch Hiệp hội Bán dẫn Hoa Kỳ: Việt Nam là đích đến quan trọng

Chiều 10/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông John Neuffer, Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp bán dẫn Hoa Kỳ (SIA), cùng lãnh đạo các doanh nghiệp bán dẫn hàng đầu của nước này.
Nvidia bắt đầu tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam

Nvidia bắt đầu tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam

Ngay sau khi thông báo về kế hoạch thành lập hai trung tâm tại Việt Nam, Nvidia bắt đầu tiến hành tuyển dụng nhiều vị trí trong lĩnh vực công nghệ.
Việt - Nhật mở rộng hợp tác khoa học

Việt - Nhật mở rộng hợp tác khoa học

Chiều 7/12, tại tỉnh Nagasaki, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Hội hữu nghị Nagasaki - Việt Nam Tomioka Tsutomu và Hội chuyên gia Việt - Nhật (VJS).
TikTok nhận phán quyết bất lợi tại Mỹ

TikTok nhận phán quyết bất lợi tại Mỹ

Tòa án Mỹ đưa ra phán quyết ủng hộ luật yêu cầu công ty mẹ ByteDance của Trung Quốc phải thoái vốn TikTok tại Mỹ trước đầu năm sau nếu không muốn ứng dụng này bị cấm hoàn toàn.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp các nhà khoa học dự Lễ trao Giải VinFuture

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp các nhà khoa học dự Lễ trao Giải VinFuture

Chiều 6/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp các nhà khoa học, chuyên gia quốc tế đang ở thăm Việt Nam và dự Lễ trao Giải thưởng VinFuture năm 2024.
Nvidia mua công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup

Nvidia mua công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup

CEO Nvidia Jensen Huang cho biết, việc mua lại VinBrain là điểm khởi đầu cho một trung tâm thiết kế của hãng này tại Việt Nam.
Hơn 900 phiên livestream bán hàng tại chuỗi sự kiện Online Friday 2024

Hơn 900 phiên livestream bán hàng tại chuỗi sự kiện Online Friday 2024

Hơn 900 phiên livestream bán hàng, 3.000 nhà bán hàng, 100.000 sản phẩm ưu đãi là những con số đáng chú ý tại chương trình Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam Online Friday 2024.
Sắp khai trương trung tâm dữ liệu chính thành phố Hà Nội

Sắp khai trương trung tâm dữ liệu chính thành phố Hà Nội

Lễ khai trương trung tâm dữ liệu chính thành phố Hà Nội sẽ diễn ra vào ngày 6/12 tới đây tại VNPT IDC Hòa Lạc, nằm trong khu công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.
Xây dựng thành phố thông minh gắn liền với dữ liệu

Xây dựng thành phố thông minh gắn liền với dữ liệu

Xây dựng và phát triển hệ thống dữ liệu đồng bộ sẽ tối ưu hóa quá trình quyết định, tăng cường hiệu quả của dịch vụ công và nâng cao chất lượng sống cho người dân.
Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12

Loạt chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 12

Quy định mới về việc sử dụng mạng xã hội, thi đua khen thưởng đối với lực lượng dân quân tự vệ... là những chính sách nổi bật sẽ có hiệu lực từ tháng 12/2024.
Online Friday 2024: Đẩy mạnh đặc sản vùng miền

Online Friday 2024: Đẩy mạnh đặc sản vùng miền

Tối 29/11, Bộ Công Thương tổ chức lễ khai mạc Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday) 2024 với chủ đề “Tự hào hàng Việt sánh vai cùng thương hiệu toàn cầu”.
Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải là một 'hạt nhân đổi mới'

Thủ tướng: Mỗi doanh nghiệp khởi nghiệp cần phải là một 'hạt nhân đổi mới'

Đây là khẳng định của Thủ tướng Phạm Minh Chính tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam (Techfest Việt Nam) 2024 diễn ra chiều 27/11.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề xuất xây dựng bộ quy tắc chung về AI

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đề xuất xây dựng bộ quy tắc chung về AI

Ngày 20/11 tại Trung Quốc, Phó Thủ tướng Lê Thành Long tham dự lễ khai mạc Đại hội Internet thế giới (World Internet Conference - WIC) 2024 với chủ đề “Tương lai số lấy con người làm gốc, trí tuệ thông minh hướng thiện – Cùng chung tay xây dựng cộng đồng chia sẻ tương lai không gian mạng”.
Sắp diễn ra sự kiện mua sắm trực tuyến Online Friday 2024

Sắp diễn ra sự kiện mua sắm trực tuyến Online Friday 2024

Tuần lễ thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam (Online Friday 2024) sẽ diễn ra từ ngày 25/11-1/12 với thông điệp là “Tự hào hàng Việt Nam” trên môi trường trực tuyến.
Quốc hội bàn Luật Dữ liệu: Làm rõ thế nào là bí mật đời sống riêng tư

Quốc hội bàn Luật Dữ liệu: Làm rõ thế nào là bí mật đời sống riêng tư

Các đại biểu Quốc hội cho biết tình trạng lộ lọt dữ liệu và xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng, đòi hỏi cần phải có những quy định cụ thể để bảo mật và bảo vệ người tiêu dùng; đồng thời cần tiếp tục rà soát, đảm bảo thống nhất quy định trong dự án Luật Dữ liệu và pháp luật hiện hành.
Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Ngày 22/10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật Dữ liệu đề cập đến việc thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia, sẽ do Chính phủ quyết định theo thẩm quyền và dự kiến đây sẽ là một đơn vị mới thuộc Bộ Công an.
Trưng bày nhiều giải pháp chữ ký số, hợp đồng điện tử cho doanh nghiệp

Trưng bày nhiều giải pháp chữ ký số, hợp đồng điện tử cho doanh nghiệp

Ngày 15/10, Diễn đàn hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số và phát triển thương mại điện tử do Bộ Công Thương tổ chức đã diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc tế, Hà Nội.
Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Chính phủ quyết tâm chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất, hiệu quả

Thủ tướng Phạm Minh Chính một lần nữa khẳng định quyết tâm của Chính phủ theo đuổi cuộc cách mạng chuyển đổi số sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả.
Xem thêm