Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng

Thị trường điều tra ngày càng mở rộng, xu hướng điều tra khắt khe hơn, phạm vi sản phẩm điều tra đa dạng.... là những điểm nổi bật trong vấn đề phòng vệ thương mại của các nước đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam hiện nay.
Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng
Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Sáng 30/9, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài với chủ đề: “Khuyến nghị liên quan đến việc điều tra chống trợ cấp đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam”.

Tại sự kiện, bà Trương Thùy Linh – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, giai đoạn 2001 – 2011, số lượng vụ việc nước ngoài điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam chỉ dừng ở con số 50 vụ việc. Tuy nhiên, kể từ năm 2011 đến nay, số lượng các vụ việc phòng vệ thương mại liên quan hàng hóa Việt Nam đã tăng thêm 209 vụ việc. Trong tổng số 259 vụ này, Việt Nam đối mặt với 141 vụ việc điều tra liên quan chống bán phá giá.

“Năm 2020 là năm chúng tôi phải xử lý nhiều vụ việc phòng vệ thương mại nhất, với 39 vụ việc. Còn tính đến đầu năm tới nay, Cục Phòng vệ thương mại đã và đang xử lý 15 vụ việc mới phát sinh,” bà Linh cho biết.

Tại sự kiện, bà Trương Thùy Linh cũng nêu rõ 5 điểm nổi bật trong vấn đề phòng vệ thương mại mà các thị trường áp dụng đối với hàng hóa Việt Nam hiện nay, phần nào lý giải số lượng các vụ việc gia tăng trong những năm gần đây.

Điểm nổi bật đầu tiên là việc thị trường điều tra đang ngày càng mở rộng đối với hàng hóa của Việt Nam. Ngoài việc hầu hết các thị trường xuất khẩu truyền thống lớn đều đã khởi xướng điều tra hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, số vụ việc do các nước ASEAN tiến hành cũng tăng và một số quốc gia chưa từng điều tra hoặc ít điều tra như Mexico, Nam Phi, Đài Loan (Trung Quốc) cũng bắt đầu điều tra.

Tiếp theo là phạm vi sản phẩm của Việt Nam bị điều tra ngày càng đa dạng. Theo bà Linh, các sản phẩm bị điều tra không chỉ còn giới hạn ở các mặt hàng xuất khẩu lớn như tôm, cá tra, thép, gỗ, pin mặt trời..., mà còn mở rộng với những sản phẩm có giá trị và lượng xuất khẩu trung bình và nhỏ như máy cắt cỏ, mật ong, đĩa giấy, ghim dập...

Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng
Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương Trương Thùy Linh tại sự kiện. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Bên cạnh đó, xu hướng điều tra các sản phẩm cũng ngày càng khắt khe. Cơ quan điều tra nước ngoài ngày càng đưa ra yêu cầu cao trong nhiều khía cạnh đối với chính phủ, doanh nghiệp bị điều tra (như thời hạn trả lời, yêu cầu bổ sung nhiều thông tin, khó xin gia hạn...). Bà Linh lấy ví dụ trong vụ việc ghế bọc đệm, Cục Phòng vệ thương mại đã có thư đề nghị cơ quan điều tra Canada gia hạn thời gian trả lời.

Tuy nhiên, cơ quan điều tra Canada không đồng ý. Ngoài ra, Canada cũng yêu cầu cung cấp thông tin cả những nguyên liệu sản xuất ra sản phẩm ghế sofa. Hay như Philippines, cơ quan điều tra của nước này đề nghị hồ sơ các doanh nghiệp Việt Nam trước khi nộp sang Philippines phải được hợp pháp hóa lãnh sự từng trang.

Tiếp theo là phạm vi điều tra hàng hóa cũng mở rộng, bao gồm cả các nội dung mới như điều tra xem xét phạm vi sản phẩm, điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Cuối cùng theo bà Trương Thùy Linh là mức thuế phòng vệ thương mại có thể bị đẩy lên do vấn đề kinh tế. Một số nước như Mỹ chưa công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường nên sử dụng chi phí của một nước thứ ba để tính giá trị thông thường trong các vụ việc chống bán phá giá.

Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại cũng cho biết thêm, ngoài những lợi thế đặc thù của quốc gia đang phát triển như giá nhân công rẻ, giá thành sản xuất thấp, thì việc hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam ngày càng đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế càng khiến hàng hóa Việt Nam trở thành mối đe dọa lớn cho ngành sản xuất trong nước của nhiều quốc gia nhập khẩu.

Do vậy, để hạn chế thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa, nhiều quốc gia đang ngày càng tích cực hơn trong việc sử dụng các công cụ phòng vệ thương mại, gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Ở một số nước như Mỹ còn sử dụng công cụ thứ tư là “biện pháp chống lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại”, nhằm ngăn chặn các hành vi thay đổi nguồn gốc của các mặt hàng xuất khẩu đang bị áp thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp để “né” thuế.

“Điều này khiến số lượng vụ việc phòng vệ thương mại của nước ngoài đối với hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng gia tăng,” bà Linh nhận định.

Vì sao các vụ điều tra phòng vệ thương mại đối với hàng hóa Việt Nam gia tăng
Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài được Bộ Công Thương tổ chức định kỳ hàng tháng. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Xét trên các thị trường xuất khẩu cụ thể, tại thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong nhiều năm qua là Mỹ, ông Đỗ Ngọc Hưng – Trưởng cơ quan Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết, tổng số vụ việc phòng vệ thương mại từ trước đến nay của Mỹ đối với hàng hóa Việt Nam là 66 vụ, với các mặt hàng chủ yếu là thép, gỗ, tôm, cá tra, mật ong... Từ đầu năm 2024 đến nay, trung bình mỗi tháng Mỹ khởi xướng một vụ việc điều tra thương mại đối với Việt Nam, liên quan đến pin năng lượng mặt trời, đĩa giấy...

Đặc biệt, Mỹ là đối tác trong WTO có điều tra trợ cấp nhiều nhất đối với hàng hóa của Việt Nam với 12 vụ việc, chiếm 43% tổng số lượng vụ việc liên quan vấn đề trợ cấp hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Theo ông Hưng, phía Mỹ thường cáo buộc doanh nghiệp Việt được hưởng trợ cấp, gồm trợ cấp về thuế, tín dụng, xuất khẩu...

Đáng chú ý, phía Mỹ cũng đang củng cố các công cụ phòng vệ thương mại thông qua việc ban hành các quy định mới, qua đó khiến vụ việc điều tra trở nên phức tạp, tốn nhiều nhân lực và không có lợi cho doanh nghiệp thời gian tới. Trong đó, có các quy định liên quan về trợ cấp xuyên biên giới, quy định liên quan đáp ứng quy chuẩn về lao động, quy định đối với tăng trưởng xanh...

Ông Hưng cho rằng, trước thách thức trên, doanh nghiệp cần có tâm thế sẵn sàng để xử lý vụ việc, đảm bảo hợp tác đẩy đủ, cung cấp thông tin kịp thời cho cơ quan điều tra nhằm đạt kết quả khả quan nhất, qua đó bảo vệ quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp cũng như hoạt động xuất khẩu chung của Việt Nam.

Mặc dù gây ra nhiều thách thức, khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam, nhưng theo Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Hoàng Long, các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại từ thị trường nước ngoài cũng là cơ hội để phía Việt Nam hiểu nhiều hơn về thương mại quốc tế.

"Phòng vệ thương mại vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với Việt Nam. Một mặt, phòng vệ thương mại ảnh hưởng đến sự cạnh tranh hàng hóa của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến kết quả khẩu chung. Mặt khác, các bên liên quan của Việt Nam như doanh nghiệp, hiệp hội... sẽ hiểu biết nhiều hơn về thương mại quốc tế, từ đó có thêm thông tin, góp phần tăng năng lực, đẩy mạnh quá trình hội nhập," Thứ trưởng Công Thương Nguyễn Hoàng Long nhận định.

Thứ trưởng Bộ Công Thương cũng nhấn mạnh, điều quan trọng nhất trong các vụ việc phòng vệ thương mại là phải có cơ chế cảnh báo sớm, cảnh báo từ xa tại các thị trường để các doanh nghiệp, hiệp hội..., có thể nắm bắt thông tin, kịp thời chuẩn bị các yêu cầu từ phía các thị trường. Bên cạnh đó, có sự phối hợp giữa hiệp hội - doanh nghiệp - cơ quan của Bộ Công Thương trong việc giải quyết vấn đề này.

Gần 100 gian hàng quốc tế góp mặt tại hội chợ nông nghiệp AgroViet 2024

Gần 100 gian hàng quốc tế góp mặt tại hội chợ nông nghiệp AgroViet 2024

Ngày 20/11, tại Hà Nội, Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp phối hợp tổ chức lễ khai mạc Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 24 (AgroViet 2024).
Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Mông Cổ từ du lịch, nông nghiệp

Thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam – Mông Cổ từ du lịch, nông nghiệp

Tại Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ diễn ra sáng 20/11, các diễn giả cho rằng Việt Nam và Mông Cổ còn nhiều tiềm năng hợp tác, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, du lịch.
Quy tụ hàng trăm sản phẩm tại Festival làng nghề 2024

Quy tụ hàng trăm sản phẩm tại Festival làng nghề 2024

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 29/11 - 3/12 tại xã An Khánh, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội.
Vĩnh Hoàn có tháng doanh thu cao nhất năm 2024

Vĩnh Hoàn có tháng doanh thu cao nhất năm 2024

Tháng 10/2024, Vĩnh Hoàn thu về 1.206 tỷ đồng từ việc tiêu thụ sản phẩm, là mức cao nhất kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Sữa Quốc tế muốn mở rộng thị trường sang Philippines

Sữa Quốc tế muốn mở rộng thị trường sang Philippines

CTCP Sữa Quốc tế LOF (UPCOM: IDP) vừa công bố nghị quyết HĐQT về việc đầu tư ra nước ngoài. Công ty sẽ thành lập tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật nước tiếp nhận đầu tư, cụ thể là Philippines.
Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tinh bột sắn lớn nhất của Thái Lan

Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tinh bột sắn lớn nhất của Thái Lan

Trong 9 tháng đầu năm 2024, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu tinh bột sắn lớn nhất của Thái Lan với 1,37 triệu tấn, tương ứng chiếm 57,61% tỷ trọng.
Campuchia xuất khẩu hạt điều sang Việt Nam tăng 36%

Campuchia xuất khẩu hạt điều sang Việt Nam tăng 36%

10 tháng đầu năm 2024, Campuchia xuất khẩu 790.000 tấn hạt điều sang Việt Nam với giá trị 1,1 tỷ USD, tăng 36% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Xuất khẩu tôm năm 2024 có thể đạt mục tiêu 4 tỷ USD

Xuất khẩu tôm năm 2024 có thể đạt mục tiêu 4 tỷ USD

Trong bối cảnh các thị trường chính phục hồi tốt, lạm phát hạ nhiệt, mục tiêu xuất khẩu tôm năm 2024 của Việt Nam có thể đạt mục tiêu 4 tỷ USD đã đề ra.
Việt Nam vươn lên là nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc trong tháng 9

Việt Nam vươn lên là nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc trong tháng 9

Tháng 9/2024, Trung Quốc nhập khẩu 228.000 tấn sầu riêng từ thế giới, trong đó Việt Nam là nguồn cung lớn nhất với khoảng 167.000 tấn, chiếm 73% tỷ trọng.
Số liệu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc 3 quý đầu năm

Số liệu nhập khẩu thuỷ sản của Trung Quốc 3 quý đầu năm

Việt Nam hiện là nguồn cung thủy sản nhập khẩu lớn thứ 4 cho Trung Quốc (sau Ecuador, Nga và Canada), chiếm 6,23% tỷ trọng nhập khẩu của nước này trong 9 tháng đầu năm 2024.
Doanh nghiệp FDI đóng góp 67% tổng giá trị xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp FDI đóng góp 67% tổng giá trị xuất nhập khẩu

Lũy kế 10 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của doanh nghiệp FDI đạt 438 tỷ USD, chiếm 67% tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam.
Campuchia xuất siêu sang Mỹ hơn 8 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024

Campuchia xuất siêu sang Mỹ hơn 8 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), thương mại hai chiều Campuchia - Mỹ đạt 8,45 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Nghị viện châu Âu thông qua đề xuất hoãn thực thi EUDR thêm một năm

Nghị viện châu Âu thông qua đề xuất hoãn thực thi EUDR thêm một năm

Theo Thương vụ Việt Nam tại Bỉ và EU, Nghị viện châu Âu đã bỏ phiếu thông qua đề xuất hoãn thực thi EUDR trong 12 tháng tại kỳ họp ngày 13 - 14/11/2024 với 371 phiếu thuận, 240 phiếu chống và 30 phiếu trắng.
Giá cá tra xuất khẩu sang EU có mức thấp nhất trong 3 năm

Giá cá tra xuất khẩu sang EU có mức thấp nhất trong 3 năm

Giá cá tra Việt Nam xuất khẩu bình quân sang EU trong tháng 9/2024 đạt 2,3 USD/kg, là mức thấp nhất trong vòng 3 năm qua.
Xuất khẩu cà phê giảm về lượng, thắng lớn về kim ngạch

Xuất khẩu cà phê giảm về lượng, thắng lớn về kim ngạch

10 tháng đầu năm 2024, mặc dù xuất khẩu cà phê của Việt Nam giảm tới 11% nhưng kim ngạch xuất khẩu lại tăng gần 40%, nguyên nhân chủ yếu do giá xuất khẩu bình quân tăng cao.
Campuchia xuất khẩu sang Canada tăng tới 30%

Campuchia xuất khẩu sang Canada tăng tới 30%

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), nước này xuất khẩu hàng hóa sang Canada thu về 848,6 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2024, tăng 30,8% so với cùng kỳ năm trước.
Giá cà phê thế giới lên mức cao nhất gần hai tháng

Giá cà phê thế giới lên mức cao nhất gần hai tháng

Khép lại giao dịch phiên hôm qua (13/11), giá cà phê Robusta và Arabica tiếp tục tăng cao, trong đó Arabica đạt mức cao nhất gần hai tháng, Robusta cũng ở mức giá cao nhất 4 tuần.
Gần 400 doanh nghiệp ngành thực phẩm góp mặt tại Vietnam Foodexpo 2024

Gần 400 doanh nghiệp ngành thực phẩm góp mặt tại Vietnam Foodexpo 2024

Vietnam Foodexpo 2024 diễn ra từ ngày 13 - 16/11 tại TP HCM với quy mô hơn 500 gian hàng của gần 400 doanh nghiệp.
Campuchia thu về hơn 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu lúa gạo

Campuchia thu về hơn 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu lúa gạo

Theo báo cáo của Liên đoàn Lúa gạo Campuchia (CRF), Campuchia đã thu được hơn 1,5 tỷ USD từ xuất khẩu thóc và gạo thành phẩm trong 10 tháng đầu năm 2024.
Giá cà phê thế giới chạm mức cao nhất 6 tuần

Giá cà phê thế giới chạm mức cao nhất 6 tuần

Đi ngược với xu hướng giảm trên thị trường nguyên liệu công nghiệp tại phiên giao dịch ngày hôm qua (12/11), giá cà phê tiếp tục khởi sắc, đánh dấu mức cao nhất trong 6 tuần qua.
Cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu ngành thực phẩm Halal

Cơ hội cho doanh nghiệp xuất khẩu tìm hiểu ngành thực phẩm Halal

Ngày 14/11, tại TP HCM, Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương sẽ tổ chức “Hội thảo đẩy mạnh xúc tiến thương mại sản phẩm thực phẩm Halal”.
Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc năm nay có thể chạm mốc 5 tỷ USD

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc năm nay có thể chạm mốc 5 tỷ USD

Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam Đặng Phúc Nguyên dự báo kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc năm nay có thể đạt trên 5 tỷ USD.
Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm may mặc

Indonesia điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với sản phẩm may mặc

Thông tin công bố ngày 11/11 từ Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương Việt Nam) cho biết, Ủy ban tự vệ Indonesia (KPPI) mới đây đã khởi xướng điều tra gia hạn áp thuế tự vệ toàn cầu đối với một số sản phẩm may mặc thuộc 131 mã HS.
ĐBSCL xuất siêu 12,1 tỷ USD trong 10 tháng

ĐBSCL xuất siêu 12,1 tỷ USD trong 10 tháng

10 tháng đầu năm 2024, vùng Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận thặng dư hàng hóa đạt 12,1 tỷ USD, tăng 14,4% so với cùng kỳ, trong đó xuất khẩu đạt 23,3 tỷ USD và nhập khẩu đạt 11,1 tỷ USD.
Canada nhập khẩu mặt hàng cá tra nào từ Việt Nam?

Canada nhập khẩu mặt hàng cá tra nào từ Việt Nam?

Theo VASEP, Canada chủ yếu nhập khẩu các sản phẩm phile cá tra đông lạnh từ Việt Nam, ngoài ra còn có sản phẩm cá khô và đông lạnh khác...
Việt Nam nhập siêu 7,3 tỷ USD từ ASEAN trong 10 tháng

Việt Nam nhập siêu 7,3 tỷ USD từ ASEAN trong 10 tháng

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập siêu 7,3 tỷ USD từ khối ASEAN. Tổng kim ngạch nhập khẩu từ ASEAN đạt 37,9 tỷ USD, xuất khẩu sang khối này đạt 30,6 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất, nhập khẩu tỷ USD trong tháng 10/2024

Các mặt hàng xuất, nhập khẩu tỷ USD trong tháng 10/2024

Theo báo cáo kinh tế - xã hội của Tổng cục Thống kê (GSO), thương mại Việt Nam và thế giới trong tháng 10/2024 đạt 69,1 tỷ USD, tăng 11,8% so với cùng kỳ năm trước.
Giá ngô tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Giá ngô tăng phiên thứ 4 liên tiếp

Theo MXV, khép lại phiên giao dịch hôm qua (6/11), giá ngô hợp đồng kỳ hạn tháng 12 đã tăng gần 2%, ghi nhận phiên tăng thứ 4 liên tiếp và lên mức 167,81 USD/tấn.
Ngành F&B Việt Nam có khả năng phát triển vượt trội trong 5 năm tới

Ngành F&B Việt Nam có khả năng phát triển vượt trội trong 5 năm tới

Theo dự báo của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF), thị trường ngành F&B Việt Nam năm 2024 sẽ đạt mốc 655.000 tỷ đồng, giá trị tăng thêm gần 11% so với năm trước, tiềm năng trở thành một trong những quốc gia phát triển vượt trội của ngành F&B toàn cầu trong 5 năm tới.
Campuchia xuất khẩu sang Anh tăng hơn 20%

Campuchia xuất khẩu sang Anh tăng hơn 20%

9 tháng đầu năm 2024, kim ngạch thương mại hai chiều Campuchia – Anh đạt gần 800 triệu USD, riêng xuất khẩu từ Campuchia đạt gần 750 triệu USD.
Cơ hội từ FTA cho cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang UAE

Cơ hội từ FTA cho cá ngừ Việt Nam xuất khẩu sang UAE

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam, FTA CEPA giữa Việt Nam và UAE được ký kết sẽ mở ra cơ hội mới cho ngành cá ngừ Việt xuất khẩu vào thị trường này.
Philippines nhập 80% lượng gạo từ Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

Philippines nhập 80% lượng gạo từ Việt Nam 10 tháng đầu năm 2024

Việt Nam tiếp tục là nguồn cung cấp gạo nhập khẩu lớn nhất cho Philippines, chiếm tỷ trọng hơn 79% tổng lượng gạo nước này nhập khẩu trong 10 tháng đầu năm 2024.
Rau quả là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Myanmar

Rau quả là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Myanmar

Rau quả là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Myanmar với 105 triệu USD trong 9 tháng đầu năm 2024, tương ứng chiếm 45% tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa từ quốc gia này.
Vietnam OCOPEX hướng tới nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP Việt

Vietnam OCOPEX hướng tới nâng tầm thương hiệu sản phẩm OCOP Việt

Với sự góp mặt của hơn 460 sản phẩm OCOP đến từ 230 doanh nghiệp, HTX, chủ thể OCOP của 32 địa phương, Vietnam OCOPEX là cơ hội cho sản phẩm OCOP Việt Nam quảng bá đến bạn bè quốc tế, được kỳ vọng trở thành "sân chơi" quốc tế cho sản phẩm OCOP trong tương lai.
Ba thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Ba thị trường nhập khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi hơn 36 tỷ USD để nhập khẩu hàng nông lâm thủy sản từ thế giới, trong đó Trung Quốc, Brazil và Mỹ là 3 thị trường nhập khẩu lớn nhất.
Cảnh báo rủi ro về các sàn thương mại điện tử không phép

Cảnh báo rủi ro về các sàn thương mại điện tử không phép

Bộ Công Thương khuyến nghị người tiêu dùng không mua sắm trên các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới chưa đăng ký cấp phép để tự bảo vệ quyền và lợi ích của chính mình.
Xem thêm