Vì sao Hưng Yên gọi là 'miền đất hứa' cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp

Những năm gần đây, Hưng Yên đang nổi lên như một điểm đến hàng đầu về thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp trọng điểm nhờ vị trí địa lý chiến lược, hạ tầng giao thông đồng bộ, quỹ đất lớn, phát triển theo xu hướng sản xuất xanh đáp ứng các tiêu chí đầu tư hiện đại.
Vì sao Hưng Yên được coi là miền đất hứa cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp

Hình ảnh quy hoạch CNN Kim Động - Đặng Lễ - Chính Nghĩa vừa ra mắt tại Hưng Yên. Ảnh: DTJ Industrial

Hưng Yên được nhận định là một trong những tỉnh sở hữu vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo hướng bền vững, toàn diện nhất.

Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, Hưng Yên thuộc vùng ảnh hưởng của tam giác tăng trưởng Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang kinh tế quốc tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng và vành đai kinh tế Vịnh Bắc Bộ.

Với vị trí đắc địa tại trung tâm của nền kinh tế sản xuất công nghiệp miền Bắc, gần các tuyến giao thông huyết mạch quan trọng, Hưng Yên ưu tiên nguồn lực phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội, hạ tầng công nghiệp, đô thị, nông thôn đồng bộ.

Khi mạng lưới đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô Hà Nội, đường nối 2 cao tốc huyết mạch Hà Nội - Hải Phòng và Cầu Giẽ - Ninh Bình, tuyến Quốc lộ 39, đường Tân Phúc – Võng Giang hoàn thiện, sẽ tạo nên các trục giao thông xuyên suốt tỉnh Hưng Yên kết nối vùng và khu vực.

Các công trình này mang tính động lực, tạo sức mạnh lan tỏa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giúp cho việc thông thương với các thủ phủ phát triển công nghiệp trong khu vực và quốc tế rất thuận lợi với thời gian được rút ngắn đáng kể.

Trong khi, làn sóng chuyển dịch đầu tư nước ngoài (FDI) mấy năm qua khiến khu vực Đồng bằng sông Hồng thu hút rất nhiều dự án đầu tư lớn của các "đại bàng" như Samsung, LG, Intel, Foxconn, Vinfast, Honda... Với ưu thế gần nguồn cung nguyên vật liệu và khoảng cách từ Hưng Yên tới các nhà máy này là điều kiện rất thuận tiện để phát triển thành căn cứ cho ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghệ hỗ trợ.

Chiến lược phát triển công nghiệp công nghệ cao, công nghệ hỗ trợ

Tốc độ phát triển kinh tế của Hưng Yên có sự tăng trưởng mạnh mẽ với GRDP trung bình hàng năm trên 7,5%. Quý III năm 2024, tốc độ tăng trưởng GRDP của tỉnh ước tăng 8,8%, xếp thứ 6/11 tỉnh, thành phố vùng Đồng bằng sông Hồng và xếp thứ 17/63 tỉnh, thành phố của cả nước.

Hưng Yên nằm trong danh sách Top 10 về thu ngân sách Nhà nước và cũng là địa phương thứ hai sau Hà Nội vượt dự toán. 10 tháng đầu năm 2024, Hưng Yên đã hoàn thành 105% kế hoạch cả năm, đạt 34.600 tỷ đồng và tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm 2023.

Cơ cấu kinh tế của địa phương có sự chuyển dịch theo hướng công nghiệp, dịch vụ chiếm tỉ trọng chủ yếu. Cụ thể năm 2023, lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm 61,66%; thương mại và dịch vụ chiếm 24,85%; nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 7,09%.

Trong 9 tháng đầu năm 2024, chỉ số sản xuất công nghiệp của Hưng Yên tăng 10,59% so với cùng kỳ năm trước. Đây là mức tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây và cho thấy sản xuất công nghiệp của tỉnh đang có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 10,1%, đặc biệt sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn tăng 23,21% và sản phẩm điện tử, máy vi tính tăng 37,92%.

Vì sao Hưng Yên được coi là miền đất hứa cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp

Hình ảnh nhà điều hành CCN Kim Động - Đặng Lễ - Chính Nghĩa tại Kim Động, huyện Ân Thi - Hưng Yên. Ảnh: DTJ Industrial

Theo quy hoạch tỉnh Hưng Yên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Hưng Yên sẽ chú trọng phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, công nghiệp nền tảng, công nghiệp công nghệ cao, hiện đại, thân thiện với môi trường, phát thải carbon thấp.

Tập trung xây dựng, phát triển hệ sinh thái công nghiệp đồng bộ, hiện đại; ưu tiên phát triển các khu công nghiệp (KCN), cụm công nghiệp (CCN) có hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.

Mục tiêu đến năm 2025, công nghiệp hỗ trợ (CNHT) sẽ trở thành ngành công nghiệp quan trọng của tỉnh, đủ năng lực sản xuất và cung cấp linh kiện, phụ tùng cho một số ngành công nghiệp trong nước, từng bước tham gia trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia lớn trên thế giới vào năm 2030.

Bên cạnh đó, các công trình lưới điện 110kV, 220kV, lưới điện trung thế, hạ thế cũng được triển khai nhằm đảm bảo nguồn điện cho sản xuất ngày một gia tăng và không bị gián đoạn. Các cơ sở giáo dục, đào tạo đã thực hiện tuyển sinh đa dạng ngành, nghề và trình độ nhằm đáp ứng nguồn lao động chất lượng phục vụ lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp.

Để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển, việc cải cách hành chính, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, sản xuất, kinh doanh về thuế, xây dựng, đất đai, đào tạo lao động… được lãnh đạo tỉnh quyết liệt triển khai.

Đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư nước ngoài, tỉnh cũng dành nguồn vốn đầu tư ưu tiên xây dựng cơ sở lưu trú cho các chuyên gia nước ngoài, nhà ở xã hội cũng như quan tâm chăm lo sự nghiệp y tế, giáo dục...

Địa phương đang xây dựng môi trường kinh doanh theo hướng thân thiện, tiết giảm chi phí không chính thức cho doanh nghiệp bằng việc nâng cao các chỉ số về môi trường kinh doanh và năng lực cạnh tranh như PCI, PAPI, PAR Index.

Năm 2023, PCI của Hưng Yên xếp thứ 12/63 tỉnh, thành trên cả nước, tăng 2 bậc so với năm 2022. Trong bảng đánh giá Chỉ số PCI những chỉ số thay đổi mang tính tích cực ở chỉ số gia nhập thị trường (+0,41 điểm), tính minh bạch (+0,58 điểm), tính năng động của chính quyền tỉnh (+0,14 điểm), chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (+1,11 điểm), đào tạo lao động (+0,62 điểm), thiết chế pháp lý và an ninh trật tự (+0,06 điểm).

Đối với chỉ số xanh (PGI), Hưng Yên xếp vị trí thứ 4/63 tỉnh, thành phố với điểm của 4 chỉ số thành phần lần lượt: Giảm thiểu ô nhiễm và thiên tai đạt 7,5 điểm; Đảm bảo tuân thủ đạt 5,89 điểm; Thúc đẩy thực hành xanh đạt 5,32 điểm; Chính sách khuyến khích và dịch vụ hỗ trợ đạt 5,88 điểm.

Đây chính là những điều kiện thuận lợi hỗ trợ phát triển công nghiệp và thu hút các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đến với Hưng Yên. Trao đổi với Mekong ASEAN, ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch DTJ Group nhấn mạnh, điểm đặc biệt vô cùng hấp dẫn trong lợi thế cạnh tranh và môi trường đầu tư tại Hưng Yên chính là giá đất thuê còn rẻ, nguồn nhân lực trẻ và có kỹ thuật tốt.

Như vậy, với vị trí chiến lược, trung tâm kết nối, giá thuê thấp và dân số vàng, Hưng Yên đang sở hữu tiềm năng rất lớn trở thành trung tâm công nghiệp của miền Bắc trong tương lai.

Sức hút từ quỹ đất lớn, chính sách ưu đãi đầu tư

Số liệu thống kê của tỉnh 10 tháng đầu năm 2024, Hưng Yên thu hút được 222 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt xấp xỉ 2,4 tỷ USD. Tính đến hết tháng 10/2024, tổng số dự án còn hiệu lực trên địa bàn tỉnh là 2.320 dự án, trong đó có 1.728 dự án trong nước, gần 600 dự án FDI với tổng số vốn đầu tư đăng ký là 345.323 tỷ đồng và 7,73 tỷ USD.

Các nhà đầu tư đến từ 22 quốc gia, vùng lãnh thổ, trong đó, Nhật Bản đứng đầu về số dự án (176 dự án, chiếm 30% tổng số dự án) và tổng vốn đầu tư 3,82 tỷ USD (chiếm 50% về tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ 2 là Trung Quốc với 155 dự án và gần 1,2 tỷ USD. Các doanh nghiệp Hàn Quốc đứng thứ 3 với 155 dự án và 811 triệu USD.

Cùng với xu hướng dịch chuyển dòng vốn FDI và sự phát triển của các ngành công nghiệp, tiềm năng đầu tư BĐS công nghiệp tại Hưng Yên là rất lớn bởi sở hữu vị trí thuận lợi, tài sản tốt với giá hợp lý, mang lại dòng tiền tốt từ việc cho thuê và phù hợp với xu hướng phát triển bền vững.

Theo quy hoạch, Hưng Yên sẽ được chia thành hai vùng kinh tế: Phía Bắc sẽ phát triển công nghiệp – đô thị - dịch vụ với các khu vực phát triển công nghiệp và tiện ích đô thị - dịch vụ nhằm phục vụ công nhân viên, người lao động. Khu vực phía Nam sẽ tập trung phát triển giáo dục – du lịch – nông nghiệp theo mô hình sinh thái, tuần hoàn. Nơi đây cũng sẽ là trung tâm hành chính của tỉnh với TP Hưng Yên là đầu não.

Vì sao Hưng Yên được coi là miền đất hứa cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp

Hình ảnh khu tiện ích của Dự án CNN Kim Động - Đặng Lễ - Chính Nghĩa. Ảnh: DTJ Industrial

Ngoài các KCN cũ đã được lấp đầy, Hưng Yên là tỉnh có quỹ đất dự kiến cho phát triển công nghiệp lớn nhất cả nước với 15.798 ha. Đến năm 2030, Hưng Yên sẽ có 29 KCN, tổng diện tích hơn 9.240 ha. Trong đó, 15 KCN đã có trong quy hoạch đến năm 2020 với diện tích 3.887 ha, 2 KCN sẽ được mở rộng với diện tích 307,5 ha và quy hoạch mới 14 KCN với tổng diện tích 5.045 ha. Các KCN, CCN sẽ tập trung ở phía Bắc là các huyện Văn Lâm, huyện Yên Mỹ, thị xã Mỹ Hào, phía Bắc của huyện Ân Thi và Kim Động.

Huyện Ân thi và Kim Động là những địa bàn mới được định hướng trở thành trung tâm phát triển công nghiệp của tỉnh và khu vực trong thời gian tới, cung cấp hàng nghìn ha bất động sản công nghiệp ra thị trường.

Dự án Tổ hợp Công nghiệp và Đô thị dịch vụ Lý Thường Kiệt tại Hưng Yên cho thấy khả năng hình thành các chuỗi cung ứng tập trung, chặt chẽ và đồng bộ, tránh được tình trạng các dự án phát triển rời rạc, thiếu chuyên nghiệp.

Trong bối cảnh toàn cầu hướng đến mục tiêu Net Zero, bất động sản công nghiệp tại Hưng Yên được chú trọng phát triển theo hướng KCN, CCN xanh – tuần hoàn theo quy định tại Nghị định 35 của Chính phủ. Theo đó, sẽ có các nhà xưởng, nhà kho cao tầng và các dự án công nghệ cao sử dụng ít năng lượng, thân thiện với môi trường, giảm phát thải khí nhà kính, đáp ứng các tiêu chuẩn bền vững, hiện đại.

Vì sao Hưng Yên được coi là miền đất hứa cho các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp
Các dự án KCN, CCN ở tỉnh Hưng Yên hầu hết đều là những dự án mới, vì vậy sẽ có giá trị gia tăng cao trong tương lai nhờ vào nhu cầu thuê đất và tính bền vững trong cạnh tranh thu hút vốn đầu tư FDI, nhất là khi xu hướng công nghiệp xanh đã trở nên phổ biến.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ tịch DTJ Group

Tính đến 20/11/2024, theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu trong thu hút FDI với tổng vốn đầu tư đạt gần 14,17 tỷ USD. Riêng Hưng Yên đã tiếp nhận hơn 300 dự án đầu tư vào ngành công nghiệp, CNHT, đóng góp quan trọng hình thành nên ngành CNHT đang trên đà phát triển mạnh ở nhiều lĩnh vực.

Hiện tỉnh áp dụng nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp ngành CNHT, công nghệ cao như thuế TNDN 10% trong 15 năm, trong đó miễn thuế cho 4 năm đầu và giảm 50% thuế cho 9 năm tiếp theo.

Cùng với đó, Hưng Yên sẽ phát triển các KCN theo chiều sâu, xây dựng và triển khai thực hiện các chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng kỹ thuật đối với các ngành CNHT nhằm phát huy nội lực, đảm bảo phát triển bền vững. Một số KCN, CCN sẽ được quy hoạch dành riêng cho ngành CNHT để kêu gọi các nhà đầu tư phát triển lĩnh vực này, đồng thời tạo liên kết ngành và hình thành chuỗi giá trị.

Mới đây nhất là sự ra mắt của CCN Kim Động – Đặng Lễ - Chính Nghĩa, dự án thuộc Hưng Yên Group, thành viên củ Tập đoàn Kinh Bắc. Dự án nằm trong địa phận huyện Kim Động và huyện Ân Thi, trên tuyến đường nối hai cao tốc - đường Lý Thường Kiệt. Tổng diện tích toàn khu vực là 225ha, chia thành 3 phân khu là CCN Kim Động, CCN Đặng Lễ và CCN Chính Nghĩa.

Ngoài các ngành nghề cơ bản được thu hút trong các KCN/CCN, tổ hợp 3 CCN còn chấp nhận các ngành nghề đặc thù cho CNHT như sản xuất điện, điện tử; sản xuất lắp ráp phụ tùng ô tô; sản xuất hóa chất; gia công, chế tạo kim loại; logistics… Các dự án sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi thuế TNDN 17% trong thời gian 10 năm, miễn thuế trong 2 năm đầu và giảm 50% số thuế phải nộp trong 4 năm tiếp theo, miễn tiền thuê đất trong 7 năm.

Cho đến thời điểm hiện tại, ngành CNHT của tỉnh Hưng Yên đã hình thành khá rõ nét trong sáu lĩnh vực là cơ khí chế tạo, thiết bị điện - điện tử, dệt may, da giày, sản xuất và lắp ráp ô tô, sản phẩm công nghiệp công nghệ cao.

Nhiều dự án quy mô lớn đã chọn Hưng Yên làm “điểm đến” và đang hoạt động có hiệu quả như Công ty TNHH Điện tử Canon Việt Nam, Công ty TNHH Hoya Glass Disk (sản xuất nền đĩa thủy tinh cho đĩa từ dùng trong ổ cứng máy tính), Công ty TNHH Mektec Manufacturing Việt Nam (sản xuất bảng mạch in dùng cho các thiết bị điện tử), Công ty TNHH Kyocera Việt Nam (sản xuất thiết bị, linh kiện điện tử), Công ty TNHH Toto Việt Nam (sản xuất thiết bị vệ sinh cao cấp), Công ty TNHH dây và cáp điện ô tô Sumiden Việt Nam, Công ty TNHH Hamaden Việt Nam (sản xuất linh kiện và phụ tùng ô tô), Nhà máy tôn mạ mầu của Công ty TNHH Hòa Phát...

Rau quả là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Myanmar

Rau quả là mặt hàng Việt Nam nhập khẩu lớn nhất từ Myanmar

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Myanmar đạt 573 triệu USD, giảm 16,6% so với năm trước (YoY).
Hà Nội phân luồng giao thông ra vào nội đô theo 6 hướng dịp Tết Nguyên đán

Hà Nội phân luồng giao thông ra vào nội đô theo 6 hướng dịp Tết Nguyên đán

Trong thời gian từ 22/1 đến 22/2, Sở GTVT Hà Nội thông báo hướng dẫn phân luồng giao thông ra vào nội đô thành phố dịp này theo 6 hướng.
Giá xăng ngày 23/1 dự báo sẽ giảm nhẹ sau 3 phiên tăng liên tiếp

Giá xăng ngày 23/1 dự báo sẽ giảm nhẹ sau 3 phiên tăng liên tiếp

Dự báo tại kỳ điều hành chiều mai 23/1, nếu cơ quan quản lý không tác động đến Quỹ Bình ổn, giá xăng có thể giảm nhẹ từ 80 - 180 đồng/lít; trong khi giá dầu có khả năng tiếp tục tăng.
Lãi tiền gửi tăng, Dược phẩm CPC1 Hà Nội vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2024

Lãi tiền gửi tăng, Dược phẩm CPC1 Hà Nội vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2024

Nhờ doanh thu tài chính tăng gấp 5 lần so với cùng kỳ nên dù giá vốn tăng mạnh, năm 2024 CTCP Dược phẩm CPC1 Hà Nội vẫn duy trì được lợi nhuận trước thuế tăng so với cùng kỳ và vượt kế hoạch năm.
Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất năm 2024

Top 5 doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất năm 2024

Năm 2024, Thủy sản Sóc Trăng là doanh nghiệp xuất khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam, đứng sau là Minh Phú, Minh Phú Hậu Giang, Sao Ta và Thủy sản Cà Mau...
Hạ tầng tăng tốc về đích kéo giới đầu tư đổ về 'đảo tỷ phú' Vũ Yên

Hạ tầng tăng tốc về đích kéo giới đầu tư đổ về 'đảo tỷ phú' Vũ Yên

Việc Thuỷ Nguyên trở thành “thành phố thuộc thành phố” thứ 2 của cả nước đã mở ra kỷ nguyên mới cho thị trường bất động sản Hải Phòng. Những đợt sóng mạnh mẽ đã bắt đầu hình thành ngay từ đầu năm và Vinhomes Royal Island sẽ tiếp tục là “tâm chấn”.
Thúc đẩy hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững

Thúc đẩy hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, hợp tác về nông nghiệp sẽ góp phần xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm an ninh lương thực, thực hiện hiệu quả các mục tiêu phát triển bền vững trong không gian Pháp ngữ.
Thị trường PC toàn cầu: 'Bùng nổ' nhờ AI

Thị trường PC toàn cầu: 'Bùng nổ' nhờ AI

Về lượng PC bán ra năm 2024, Lenovo đứng đầu với 61,8 triệu chiếc. Những vị trí tiếp theo trong Top 5 lần lượt thuộc về HP (52,7 triệu), Dell (39,2 triệu), Apple (22,6 triệu) và Asus (17,4 triệu).
Số liệu nhập khẩu xăng, dầu của Việt Nam nửa đầu tháng 1/2025

Số liệu nhập khẩu xăng, dầu của Việt Nam nửa đầu tháng 1/2025

Nửa đầu tháng 1/2025 (1/1 – 15/1), Việt Nam nhập khẩu 1,08 triệu tấn xăng dầu và dầu thô với giá trị 0,66 tỷ USD, tăng lần lượt 35% về lượng và 25% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Nhập khẩu hàng nông sản tăng hơn 21% nửa đầu tháng 1/2025

Nhập khẩu hàng nông sản tăng hơn 21% nửa đầu tháng 1/2025

Nửa đầu tháng 1/2025, kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản của Việt Nam đạt 1,56 tỷ USD, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Việt Nam nhập siêu 1,7 tỷ USD ngay trong nửa đầu tháng 1/2025

Việt Nam nhập siêu 1,7 tỷ USD ngay trong nửa đầu tháng 1/2025

Nửa đầu tháng 1/2025 (1/1 – 15/1), tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt 34,1 tỷ USD, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Nhập khẩu rau quả lần đầu cán mốc 2,4 tỷ USD

Nhập khẩu rau quả lần đầu cán mốc 2,4 tỷ USD

Năm 2024 Việt Nam chi 2,42 tỷ USD để nhập khẩu rau quả, tăng 23,7% so với năm trước và là năm đầu tiên kim ngạch nhập khẩu mặt hàng này đạt mốc 2,4 tỷ USD.
Campuchia: Số lượng xe điện đăng ký mới năm 2024 tăng 620%

Campuchia: Số lượng xe điện đăng ký mới năm 2024 tăng 620%

Theo Bộ Giao thông Công chính Campuchia (MPWT), số lượng đăng ký xe điện tại quốc gia Đông Nam Á này đã tăng 620% trong năm 2024 so với năm trước.
Hà Nội: Giá trầu cau tăng mạnh dịp ông Công, ông Táo

Hà Nội: Giá trầu cau tăng mạnh dịp ông Công, ông Táo

Thị trường hàng hoá, thực phẩm phục vụ lễ cúng ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp âm lịch) dồi dào, giá một số mặt hàng tăng nhẹ so với ngày thường, đặc biệt giá trầu cau tăng mạnh.
Campuchia miễn thuế 2 năm đối với xi măng trong nước

Campuchia miễn thuế 2 năm đối với xi măng trong nước

Bộ Kinh tế và Tài chính Campuchia (MEF) quyết định miễn thuế đặc biệt 5% cho lĩnh vực sản xuất xi măng từ đầu 2025 đến hết năm 2026 nhằm thúc đẩy sự tăng trưởng ngành xi măng của nước này.
PV GAS hợp tác với BSR hướng tới phát triển bền vững

PV GAS hợp tác với BSR hướng tới phát triển bền vững

Ngày 16/1, PV GAS và BSR ký thỏa thuận hợp tác toàn diện tại TP HCM. Thỏa thuận này thể hiện rõ quyết tâm của cả hai bên trong việc tăng cường liên kết, tạo sức mạnh tổng hợp để cùng phát triển bền vững.
Giá dầu thế giới tăng tuần thứ 4 liên tiếp

Giá dầu thế giới tăng tuần thứ 4 liên tiếp

Khép lại tuần giao dịch vừa qua (13/1 – 19/1), giá dầu thế giới tăng hơn 1%, đánh dấu tuần thứ tư tăng liên tiếp.
Xuất khẩu phân bón sang Campuchia đạt kỷ lục 12 năm

Xuất khẩu phân bón sang Campuchia đạt kỷ lục 12 năm

Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 592.121 tấn phân bón sang Campuchia, là mức cao nhất giai đoạn 2013 – 2024.
Indonesia là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Indonesia là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam

Năm 2024, Việt Nam nhập khẩu thủy sản từ 23 thị trường chính, trong đó Indonesia là thị trường nhập khẩu lớn nhất.
Xuất khẩu rau quả sang ASEAN tăng tới 40% trong năm 2024

Xuất khẩu rau quả sang ASEAN tăng tới 40% trong năm 2024

Năm 2024, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam tăng hơn 27% so với năm trước, riêng xuất khẩu sang khối ASEAN tăng tới 40%.
Siết chặt kiểm soát giết mổ động vật dịp Tết Nguyên đán 2025

Siết chặt kiểm soát giết mổ động vật dịp Tết Nguyên đán 2025

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản số 560/BNN-TY gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc chấn chỉnh công tác, quản lý, kiểm soát giết mổ động vật, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
VinFast ra mắt tại thị trường đông dân nhất thế giới

VinFast ra mắt tại thị trường đông dân nhất thế giới

Trong khuôn khổ triển lãm ô tô Bharat Mobility Global Expo 2025 ngày 18/1 tại New Delhi, VinFast chính thức công bố các mẫu ô tô điện sẽ mở bán ở thị trường Ấn Độ.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Ba Lan đạt kỷ lục năm 2024

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Ba Lan đạt kỷ lục năm 2024

Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Ba Lan năm 2024 kết thúc với những con số kỷ lục, trong đó xuất khẩu từ Việt Nam đạt mức cao nhất trong 12 năm.
Vietcap: Tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 7,2%, thị trường lao động kỳ vọng cải thiện

Vietcap: Tăng trưởng GDP năm 2025 đạt 7,2%, thị trường lao động kỳ vọng cải thiện

Các chuyên gia từ Vietcap nhìn nhận thị trường lao động năm 2025 sẽ có thể cải thiện nhờ kỳ vọng tăng trưởng kinh tế tích cực.
Cận cảnh mẫu xe bus điện của VinFast vừa bàn giao cho 2 đơn vị vận tải Hà Nội

Cận cảnh mẫu xe bus điện của VinFast vừa bàn giao cho 2 đơn vị vận tải Hà Nội

Ngày 17/11, VinFast chính thức bàn giao dòng xe bus điện sức chứa tối đa 60 người cho đơn vị vận tải Hà Nội để đi vào vận hành trong năm 2025.
Tập đoàn dược phẩm Adamed muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Tập đoàn dược phẩm Adamed muốn mở rộng đầu tư tại Việt Nam

Sáng 17/1 theo giờ địa phương, trong chương trình thăm chính thức Ba Lan, tại Thủ đô Warsaw, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp bà Malgorzata Adamkiewicz, Chủ tịch Tập đoàn dược phẩm - công nghệ sinh học Adamed và các cộng sự.
Hãng hàng không Ba Lan muốn mở lại đường bay Warsaw - Hà Nội

Hãng hàng không Ba Lan muốn mở lại đường bay Warsaw - Hà Nội

Sáng 17/1 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Warsaw, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Michal Fijol, Quyền Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn hàng không LOT của Ba Lan.
Thành lập khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Thành lập khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng

Chiều 16/1, TP Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thành lập Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng.
Bình Phước: Đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Bắc Đồng Phú giai đoạn 2

Bình Phước: Đầu tư xây dựng hạ tầng KCN Bắc Đồng Phú giai đoạn 2

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 145 ngày 16/1/2025 chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Bắc Đồng Phú giai đoạn 2, tỉnh Bình Phước.
Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 148 ngày 16/1/2025 của Thủ tướng Chính phủ chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ tại Cù lao Gò Con Chó, huyện Cần Giờ, TP HCM.
Những mặt hàng nhập khẩu tỷ USD từ Malaysia

Những mặt hàng nhập khẩu tỷ USD từ Malaysia

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Malaysia đạt 14,18 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước (YoY).
Giá xăng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Giá xăng tăng phiên thứ 3 liên tiếp

Trong phiên điều hành chiều ngày 16/1, cơ quan quản lý quyết định điều chỉnh tăng giá đồng loạt các mặt hàng xăng trong nước. Đây là phiên thứ 3 liên tiếp giá xăng tăng kể từ đầu năm 2025.
Thành lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

Thành lập Hội đồng thẩm định điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 13 ngày 15/1/2025 về việc thành lập Hội đồng thẩm định Nhiệm vụ lập điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Khai trương Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2

Khai trương Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2

Sáng 16/1, Đà Nẵng tổ chức lễ công bố quyết định mở rộng và khai trương Khu công nghệ thông tin tập trung Công viên phần mềm Đà Nẵng số 2. Lễ khai trương có sự tham dự của Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hoà Bình.
Giá dầu thế giới neo mức cao nhất trong 5 tháng

Giá dầu thế giới neo mức cao nhất trong 5 tháng

Khép lại phiên giao dịch hôm qua (15/1), thị trường năng lượng đảo chiều bật tăng khi giá các mặt hàng dầu thô tăng vọt trở lại và đóng cửa ở mức cao nhất kể từ tháng 8/2024.
Campuchia: Xuất khẩu lúa gạo năm 2024 đạt gần 2 tỷ USD

Campuchia: Xuất khẩu lúa gạo năm 2024 đạt gần 2 tỷ USD

Năm 2024, Campuchia đã xuất khẩu 651.522 tấn gạo với kim ngạch 491,19 triệu USD.
Xem thêm