Núi lửa Kanlaon phun trào sáng sớm 13/5. Video: PHIVOLCS. |
Theo AFP, Viện Núi lửa và địa chất Philippines (PHIVOLCS) thông báo: “Một đợt phun trào cường độ vừa phải xảy ra tại miệng núi lửa Kanlaon lúc 2h55 sáng ngày 13/5, kéo dài khoảng 5 phút. Đợt phun trào tạo ra một cột khói xám lớn, bốc lên cao khoảng 4,5 km và trôi dần về phía tây nam”.
Viện PHIVOLCS cho biết nhiều mảnh đá lớn từ miệng núi lửa Kanlaon văng xa vài mét, gây cháy một phần thảm thực vật gần đỉnh núi. Một số khu vực lân cận thuộc tỉnh Negros Occidental ghi nhận tro bụi rơi nhẹ sau vụ phun trào.
Dù không gây thương vong, giới chức Philippines vẫn duy trì cảnh báo cấp độ 3 trên thang 5 cấp độ đối với ngọn núi lửa này, do nguy cơ xảy ra các đợt phun trào ngắn hạn ở mức độ vừa phải, có thể đe doạ tính mạng.
PHIVOLCS khuyến cáo người dân trong bán kính 6 km tính từ miệng núi vẫn cần tiếp tục sơ tán do nguy cơ từ dòng chảy nóng, đá văng, tro bụi, sạt lở đá và các hiện tượng nguy hiểm khác. Cơ quan này cũng cảnh báo các phi công không bay gần đỉnh núi lửa, vì tro bụi từ những vụ phun trào đột ngột có thể gây nguy hiểm cho máy bay.
Kanlaon là một trong số 24 núi lửa đang hoạt động tại Philippines và đã có nhiều đợt phun trào trong nhiềunăm qua. Lần gần nhất vào tháng 4 vừa qua, núi lửa phun trào lúc sáng sớm, nhả cột khói cao 4 km lên không trung. Trước đó, tháng 9/2024, hàng trăm người dân sống gần Kanlaon đã phải sơ tán sau khi núi lửa phun ra hàng nghìn tấn khí độc chỉ trong vòng một ngày.
Các chuyên gia của PHIVOLCS nhận định động đất và núi lửa phun trào thường xuyên xảy ra ở Philippines. Nguyên nhân là do nước này nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương, nơi các mảng kiến tạo thường xuyên va chạm và dịch chuyển.
![]() Theo các nhà chức trách Philippines ngày 12/6, ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất đất nước là Mayon đã bắt đầu phun trào dung nham, khiến hàng nghìn người bị đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ về khả năng xảy ra một vụ phun trào lớn hơn. |
![]() Cuối ngày 18/12, Văn phòng Khí tượng Iceland cho biết một ngọn núi lửa đã phun trào ở khu vực bán đảo Reykjanes phía tây nam đất nước này sau nhiều tuần với các hoạt động địa chất dữ dội. |
![]() Ngày 13/5, một ngọn núi lửa ở miền đông Indonesia đã phun trào, tạo ra cột tro bụi khổng lồ cao hơn 5km lên bầu trời . |
![]() Sáng ngày 15/1, núi lửa Ibu nằm trên đảo Halmahera phía đông Indonesia phun trào, tạo ra nhiều đám mây tro bụi, buộc chính quyền địa phương phải nâng mức cảnh báo ở các khu vực xung quanh lên mức cao nhất. |