Việt Nam cần 6,8% GDP mỗi năm để dung hòa phát triển kinh tế với khí hậu

Theo World Bank, để thích ứng biến đổi khí hậu, Việt Nam cần 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022 – 2040, tương đương 6,8% GDP mỗi năm, trong đó khu vực tư nhân là 184 tỷ USD (3,4% GDP); khu vực công là 130 tỷ USD (2,4% GDP) và bên ngoài là 54 tỷ USD (1% GDP).

Lễ công bố Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và Phát triển (CCDR), ngày 14/7. Ảnh: Phương Thảo
Lễ công bố Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và Phát triển (CCDR), ngày 14/7. Ảnh: Phương Thảo

Thiệt hại do tác động khí hậu có thể lên tới 523 tỷ USD vào năm 2050

Việt Nam đang ​ngày càng chứng kiến nhiều tác động của biến đổi khí hậu lên sự phát triển của đất nước, với 100 triệu người dân Việt Nam nằm trong nhóm đối tượng dễ bị tổn thương nhất trên thế giới trước sự tàn phá của biến đổi khí hậu. Bối cảnh này dẫn đến việc cần phải tìm ra các giải pháp ứng phó toàn diện.

Đây là nội dung của Báo cáo Quốc gia về Khí hậu và Phát triển (CCDR) do Ngân hàng Thế giới (World Bank), Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC) và Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương, công bố ngày 14/7.

Theo báo cáo CCDR, Việt Nam thiệt hại khoảng 10 tỷ USD vào năm 2020, tương đương 3,2% GDP, do các tác động của khí hậu. Các mô hình cho thấy tổng chi phí kinh tế do biến đổi khí hậu gây ra có thể lên tới 523 tỷ USD vào năm 2050.

Khi nền kinh tế đang phát triển nhanh của Việt Nam tiến dần đến vị thế là nước có thu nhập cao, Việt Nam cũng cần phải giảm cường độ carbon. Đóng góp của Việt Nam vào tổng lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu tương đối nhỏ, chỉ ở mức 0,8%. Tính theo bình quân đầu người, lượng phát thải của Việt Nam chưa bằng một nửa lượng phát thải bình quân đầu người của các nước trong Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

Nguồn: Báo cáo CCDR
Nguồn: Báo cáo CCDR

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của Việt Nam đã tăng lượng phát thải khí nhà kính bình quân đầu người lên gấp 4 lần trong giai đoạn 2000 - 2015, từ 390 USD lên 2.000 USD thì lượng khí thải carbon dioxide (CO2) cũng tăng gần gấp bốn lần, từ 0,79 tấn carbon dioxide (CO2) tương đương vào năm 2000 lên 3,81 tấn CO2 vào năm 2018, và lượng khí thải đang tăng với tốc độ nhanh nhất trên thế giới.

Ô nhiễm liên quan đến khí thải này ảnh hưởng đến sức khỏe và giảm năng suất, kéo theo tình trạng cạn kiệt tài nguyên và các tác động của biến đổi khí hậu đã làm tổn hại đến thương mại và đầu tư.

Đưa ra đánh giá về giải pháp giúp Việt Nam giảm thiểu những rủi ro của biến đổi khí hậu, bà Manuela V. Ferro , Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương cho rằng, Việt Nam phải dành nguồn lực lớn để bảo vệ TP HCM – đô thị lớn nhất cả nước và đường bờ biển trũng thấp, và vùng Đồng bằng sông Cửu Long khỏi tác động của biến đổi khí hậu.

Ảnh tác giả

“Việt Nam cũng là quốc gia đóng góp ngày càng nhiều vào phát thải khí nhà kính. Việc thực hiện các cam kết quốc tế đầy tham vọng của Việt Nam sẽ đòi hỏi phải có hành động trong những lĩnh vực phát thải chính như năng lượng, giao thông, nông nghiệp và công nghiệp chế biến, chế tạo, và sử dụng định giá carbon để thúc đẩy đầu tư”.

Bà Manuela V. Ferro , Phó Chủ tịch Ngân hàng Thế giới phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương

Để giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu phát triển, đồng thời thực hiện các cam kết về khí hậu, báo cáo CCDR đề xuất nhiều giải pháp trên hai góc độ quan trọng, đó là nâng cao khả năng chống chịu với các tác động của khí hậu và theo đuổi chiến lược tăng trưởng hướng nền kinh tế giảm dần các nguồn năng lượng thâm dụng carbon.

Hai lộ trình này sẽ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về khí hậu đồng thời tăng GDP bình quân đầu người hơn 5%/năm - tỷ lệ trung bình cần thiết để trở thành quốc gia có thu nhập cao vào năm 2045.

“Nếu không có các biện pháp thích ứng toàn diện, tác động của biến đổi khí hậu có thể khiến thêm từ 400.000 đến 1 triệu người rơi vào cảnh nghèo cùng cực vào năm 2030. Đồng thời, Việt Nam cần đẩy mạnh các chương trình khuyến khích khu vực tư nhân áp dụng những công nghệ sạch hơn và tạo thuận lợi cho dịch chuyển lao động”, báo cáo nêu rõ.

Chi phí khử carbon đến phần lớn từ ngành năng lượng

Để thực hiện đầy đủ các giải pháp tổng thể, báo cáo CCDR tính toán tổng nhu cầu tài chính tăng thêm của Việt Nam để xây dựng khả năng chống chịu và khử carbon có thể lên tới 368 tỷ USD trong giai đoạn 2022 – 2040, tương đương xấp xỉ 6,8% GDP mỗi năm.

Riêng lộ trình xây dựng khả năng chống chịu sẽ chiếm khoảng 2/3 số tiền này vì cần huy động lượng vốn đáng kể để bảo vệ tài sản và cơ sở hạ tầng cũng như những người dân dễ bị tổn thương.

Nguồn: Báo cáo CCDR
Nguồn: Báo cáo CCDR

Chi phí của lộ trình khử carbon sẽ chủ yếu phát sinh từ ngành năng lượng - chi phí đầu tư vào năng lượng tái tạo và quản lý quá trình chuyển dịch ra khỏi năng lượng than có thể tiêu tốn khoảng 64 tỷ USD từ năm 2022 đến năm 2040.

Tất cả các số liệu đều được tính theo giá trị hiện tại ròng với tỷ lệ chiết khấu là 6%. Việc bù đắp thiếu hụt kinh phí liên quan đến thực hiện lộ trình xây dựng khả năng chống chịu và khử carbon sẽ đòi hỏi có sự phân bổ lại tiết kiệm từ khu vực tư nhân trong nước sang các dự án liên quan đến khí hậu, tăng tiết kiệm từ khu vực công và huy động hỗ trợ tài chính từ bên ngoài.

Nỗ lực mạnh mẽ có thể giúp huy động nguồn vốn tư nhân tương đương khoảng 3,4% GDP mỗi năm. Điều này có thể đạt được bằng cách huy động tín dụng xanh từ các ngân hàng, phát triển công cụ dựa trên thị trường như cổ phiếu xanh và trái phiếu xanh, cũng như áp dụng các công cụ giảm thiểu rủi ro.

Tài chính xanh ở Việt nam đang trong giai đoạn sơ khai, và chính sách công có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các ngân hàng vượt qua những nút thắt bên trong và bên ngoài thông qua các cải cách quy định và ưu đãi cho cả bên cung cấp tín dụng và bên đi vay.

“Khoảng 2,4% GDP mỗi năm có thể được tài trợ bởi doanh thu tăng thêm từ thuế carbon (1,4 – 1,5% GDP mỗi năm) và đi vay trên thị trường trong nước. Nguồn vốn nước ngoài có thể đến từ các nhà đầu tư tổ chức hoặc các nhà tài trợ đa phương và song phương, bên cạnh việc khai thác đầu tư trực tiếp nước ngoài và nguồn kiều hối. Việc thiết lập một quỹ khí hậu nhằm huy động các nhà tài trợ công và tư quốc tế tiềm năng để hỗ trợ Việt Nam thực hiện các cam kết COP26 có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý đầu tư”, báo cáo CCDR chỉ ra.

Để khu vực kinh tế tư nhân đóng góp sâu rộng vào các giải pháp dung hòa phát triển kinh tế và khí hậu, Phó Chủ tịch Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của IFC là ông Alfonso Garcia Mora cho rằng, với mục tiêu trở thành quốc gia có thu nhập cao và phát thải ròng bằng “0” trong 30 năm tới sẽ đòi hỏi Việt Nam phải huy động một lượng lớn vốn tư nhân.

Ảnh tác giả

“Để điều này trở thành hiện thực, điều quan trọng là Việt Nam phải thiết kế và thực hiện các chính sách và cải cách đúng đắn. Xanh hóa lĩnh vực tài chính, thúc đẩy các dự án tăng trưởng xanh trên nhiều lĩnh vực và ban hành quy trình thủ tục minh bạch và dễ dàng cho các dự án năng lượng là một ưu tiên rõ ràng”.

Ông Alfonso Garcia Mora, Phó Chủ tịch Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của IFC

Còn theo ông Nguyễn Quang Huân, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Halcom cho biết, giới tư nhân của Việt Nam cần có nhận thức chung về các thách thức, thiệt hại cho chính doanh nghiệp nếu không đi theo hướng xanh hóa nền kinh tế. Thông tin đa chiều ngày càng nhiều đối với doanh nghiệp, nên cần có những kênh thông tin cụ thể để họ thay đổi nhận thức, thoát khỏi sức ì.

“Bên cạnh đó, Chính phủ cần có những cơ chế hỗ trợ, thúc đẩy doanh nghiệp ở tầm vĩ mô về chuyển đổi công nghệ, kỹ thuật, cách đón nhận đồng vốn và sử dụng đồng vốn hiệu quả thông qua việc học hỏi kinh nghiệm quốc tế”, ông Huân nhận định.

Báo cáo quốc gia về Khí hậu và Phát triển (CCDR) của Nhóm Ngân hàng Thế giới là các báo cáo đánh giá quan trọng, mới tích hợp các mối quan tâm về biến đổi khí hậu và phát triển. CCDR xác định các lộ trình chính để giảm phát thải khí nhà kính và tính dễ bị tổn thương do khí hậu, bao gồm các chi phí và thách thức cũng như lợi ích và cơ hội của các lộ trình này. Đồng thời đề xuất những hành động cụ thể và mang tính ưu tiên để hỗ trợ quá trình chuyển dịch sang carbon thấp và thích ứng.

Những điểm mới trong dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu sửa đổi

Những điểm mới trong dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu sửa đổi

Để đảm bảo công khai, minh bạch trong điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu, dự thảo lần này đã xác định rõ mục tiêu góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và nguyên tắc điều hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, hài hoà lợi ích giữa các bên.
Ký kết hợp đồng mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Ký kết hợp đồng mua bán điện tại siêu dự án điện khí LNG 1,4 tỷ USD

Hợp đồng Mua Bán Điện (PPA) là một trong những hợp đồng quan trọng nhất quyết định việc vận hành thương mại dự án Nhà máy điện Nhơn Trạch 3&4 do PV Power làm chủ đầu tư.
Sản lượng điện gió 9 tháng năm 2024 tăng gần 1 tỷ kWh so với cùng kỳ

Sản lượng điện gió 9 tháng năm 2024 tăng gần 1 tỷ kWh so với cùng kỳ

Theo báo cáo mới nhất từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), sản lượng điện huy động từ nguồn năng lượng tái tạo 9 tháng năm 2024 tăng đáng kể, đặc biệt là từ nguồn điện gió, đạt 8,85 tỷ kWh, tăng 840 triệu kWh so với cùng kỳ năm 2023.
Giá xăng RON 95 giảm xuống mức kỷ lục, dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 giảm xuống mức kỷ lục, dưới 20.000 đồng/lít

Sau hai phiên liên tiếp tăng, tại kỳ điều hành giá chiều 3/10, giá xăng trong nước lần nữa giảm về mức thấp kỷ lục trong vòng 2 năm, xuống dưới 20.000 đồng/lít.
Giá xăng có thể đảo chiều giảm vào kỳ điều hành chiều 3/10

Giá xăng có thể đảo chiều giảm vào kỳ điều hành chiều 3/10

Giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (3/10) được dự báo giảm theo diễn biến giá xăng dầu thế giới. Trong trường hợp cơ quan quản lý không tác động đến Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể giảm từ 870-980 đồng/lít.
Thủ tướng: Ứng phó với biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn

Thủ tướng: Ứng phó với biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn

Đề cập đến bối cảnh cả nước đang nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3 và thiên tai ngày càng khốc liệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần hành động nhanh hơn để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thúc đẩy “xanh hoá” năng lượng trong sản xuất: Cần khơi thông chính sách

Thúc đẩy “xanh hoá” năng lượng trong sản xuất: Cần khơi thông chính sách

"Xanh hoá" trong sản xuất là xu hướng tất yếu của cộng đồng doanh nghiệp, đây cũng là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực, chinh phục thị trường.
Xăng RON 95 tăng trở lại mốc trên 20.000 đồng/lít

Xăng RON 95 tăng trở lại mốc trên 20.000 đồng/lít

Tại kỳ điều hành chiều 26/9, giá xăng dầu trong nước được đồng loạt điều chỉnh tăng. Đáng chú ý, xăng RON 95 đã tăng phiên thứ hai liên tiếp, trở lại trên mốc 20.000 đồng/lít.
Bến Tre sắp khởi động dự án đường bộ ven biển kết nối 3 tỉnh ĐBSCL

Bến Tre sắp khởi động dự án đường bộ ven biển kết nối 3 tỉnh ĐBSCL

UBND tỉnh Bến Tre vừa ban hành kế hoạch tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre và khởi động dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh.
Giá xăng có thể tăng mạnh vào kỳ điều hành chiều mai

Giá xăng có thể tăng mạnh vào kỳ điều hành chiều mai

Tại kỳ điều hành chiều mai (26/9), giá xăng trong nước được dự báo tăng mạnh từ 700-850 đồng/lít trong trường hợp cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá.
PTSC hợp tác với hai tập đoàn năng lượng Mỹ để phát triển lĩnh vực LNG

PTSC hợp tác với hai tập đoàn năng lượng Mỹ để phát triển lĩnh vực LNG

Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) vừa ký kết Thỏa thuận Đối tác chiến lược với Excelerate Energy, nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Hoa Kỳ với vốn hóa trên sàn NYSE khoảng 2,32 tỷ USD.
Thủ tướng: Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng: Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước nhân dân nếu để xảy ra thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung.
Giá xăng RON 95 quay đầu tăng nhẹ sau khi xuống mức thấp kỷ lục

Giá xăng RON 95 quay đầu tăng nhẹ sau khi xuống mức thấp kỷ lục

Tại kỳ điều hành chiều 19/9, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng giảm trái chiều.
Giá xăng có tiếp tục giảm vào kỳ điều hành chiều 19/9?

Giá xăng có tiếp tục giảm vào kỳ điều hành chiều 19/9?

Sau khi "chạm đáy" 2 năm vào kỳ điều hành chiều 12/9, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (19/9) được dự báo đảo chiều tăng nhẹ, với mức tăng khoảng 180-250 đồng/lít.
Scatec ASA bán Trang trại điện gió Đầm Nại với giá 40 triệu USD

Scatec ASA bán Trang trại điện gió Đầm Nại với giá 40 triệu USD

Ngày 13/9, Scatec ASA vừa công bố thỏa thuận chuyển nhượng trang trại điện gió Đầm Nại cho Quỹ chuyển đổi năng lượng châu Á SUSI (SAETF) của SUSI Partners.
Doanh nghiệp Việt Nam lắp đặt điện gió tại Philippines

Doanh nghiệp Việt Nam lắp đặt điện gió tại Philippines

Ngày 12/9, IPC E&C Philippines Corp và Goldwind International Philippines, Inc đã ký kết thỏa thuận lắp đặt và cung cấp thiết bị cẩu cho tuabin dự án điện gió trên bờ Kalayaan 2, tại đảo Laguna, Philippines.
Khởi công khảo sát dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân

Khởi công khảo sát dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân

Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1) và Viện thiết kế chuyên ngành nhà nước Nga (GSPI) vừa tổ chức Lễ khởi công khảo sát Dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại xã Hàng Gòn, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít, thấp nhất trong 2 năm

Xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít, thấp nhất trong 2 năm

Sau 4 phiên liên tiếp giảm, giá xăng RON 95 tại kỳ điều hành ngày 12/9 chính thức mất mốc 20.000 đồng/lít, rơi xuống mức giá thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
Giá xăng ngày mai có thể 'rơi' xuống mốc thấp nhất trong 2 năm

Giá xăng ngày mai có thể 'rơi' xuống mốc thấp nhất trong 2 năm

Dự báo tại kỳ điều hành chiều mai (12/9), giá xăng trong nước có khả năng giảm lần thứ 4 liên tiếp, với mức giảm mạnh từ 1.050-1.250 đồng/lít nếu cơ quan quản lý không tác động đến Quỹ bình ổn giá.
Nhật Bản đầu tư hơn 50 triệu USD cho dự án điện ở Campuchia

Nhật Bản đầu tư hơn 50 triệu USD cho dự án điện ở Campuchia

Chính phủ Nhật Bản đồng ý đầu tư gần 8 tỷ Yên (tương đương 55 triệu USD) để tài trợ cho Dự án mở rộng hệ thống truyền tải và phân phối điện tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Bộ Công Thương ra công điện khẩn yêu cầu đảm bảo an toàn vận hành thủy điện

Bộ Công Thương ra công điện khẩn yêu cầu đảm bảo an toàn vận hành thủy điện

Bộ trưởng Công Thương vừa ký ban hành Công điện số 6844 ngày 9/9 về tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thủy điện.
Các tỉnh miền núi phía Bắc thiệt hại nặng do ảnh hưởng của bão số 3

Các tỉnh miền núi phía Bắc thiệt hại nặng do ảnh hưởng của bão số 3

Hôm nay (9/9) và ngày mai, khu vực phía Tây Bắc Bộ tiếp tục mưa rất to. Lượng mưa hôm nay từ 50-100mm, có nơi trên 200mm. Ngày mai từ 40-70mm, có nơi trên 100mm. Ngày và đêm 11/9, khu vực này tiếp tục có từ 20-50mm, có nơi trên 80mm.
Bộ Công Thương: Chiều nay 9/9 sẽ cấp lại điện trên toàn TP Hải Phòng

Bộ Công Thương: Chiều nay 9/9 sẽ cấp lại điện trên toàn TP Hải Phòng

Thông tin trên được Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ tại buổi làm việc tối ngày 8/9 của Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo TP Hải Phòng về công tác khắc phục hậu quả của bão số 3.
Cơ hội nhận tài trợ dành cho startup và sinh viên trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Cơ hội nhận tài trợ dành cho startup và sinh viên trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Dự án “Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng” (AIS4EE) chính thức mở đơn đăng ký tham gia cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) và nhóm học sinh, sinh viên.
Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó bão số 3 để sớm cấp điện trở lại

Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó bão số 3 để sớm cấp điện trở lại

Tối 7/9, Bộ Công Thương có công điện hỏa tốc gửi các địa phương và đơn vị liên quan về việc kịp thời ứng phó, khắc phục thiệt hại, sự cố do bão và hoàn lưu bão gây ra, sớm cung cấp điện trở lại phục vụ người dân tại khu vực chịu ảnh hưởng.
Hà Nội không có chủ trương cắt điện diện rộng do ảnh hưởng của bão

Hà Nội không có chủ trương cắt điện diện rộng do ảnh hưởng của bão

Theo EVNHANOI, TP Hà Nội không có chủ trương cắt điện diện rộng, chỉ một số khu vực mất điện do cây lớn đổ vào hệ thống đường dây truyền tải điện và các đơn vị đang triển khai khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất.
PV GAS khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Bắc - Nam

PV GAS khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Bắc - Nam

Ngày 6/9, tại ga tàu lửa Trảng Bom, huyện Trảng Bom (Đồng Nai), Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã khởi hành chuyến tàu chở những tấn LNG đầu tiên từ Nam ra Bắc; đánh dấu cột mốc quan trọng cho ngành công nghiệp khí tại Việt Nam.
Giá xăng RON 95 thấp kỷ lục, xuống dưới mốc 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 thấp kỷ lục, xuống dưới mốc 21.000 đồng/lít

Sau 3 phiên liên tiếp giảm, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành chiều nay (5/9) tiếp tục ghi nhận mức giá mới thấp nhất kể từ đầu năm 2024.
Sản lượng điện sản xuất 8 tháng năm 2024 của TKV tăng gần 10%

Sản lượng điện sản xuất 8 tháng năm 2024 của TKV tăng gần 10%

Theo thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong 31,92 triệu tấn than tiêu thụ trong 8 tháng đầu năm 2024, có tới 27,85 triệu tấn than phục vụ cho công tác sản xuất điện.
V-GREEN triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam

V-GREEN triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam

Sáng 4/9, CTCP Phát triển trạm sạc toàn cầu (V-GREEN) công bố chính thức trở thành đơn vị tiên phong triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam.
Giá dầu thế giới chạm đáy gần 9 tháng

Giá dầu thế giới chạm đáy gần 9 tháng

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường năng lượng chìm trong sắc đỏ trong ngày giao dịch hôm qua (3/9).
Giá xăng ngày mai có thể tiếp tục 'soán' mốc thấp nhất năm 2024

Giá xăng ngày mai có thể tiếp tục 'soán' mốc thấp nhất năm 2024

Dự báo trong kỳ điều hành ngày mai (5/9), giá xăng dầu trong nước có thể tiếp tục giảm lần thứ 3 liên tiếp, với mức giảm nhẹ dao động từ 100-200 đồng/lít.
Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trạm biến áp hơn 700 tỷ đồng tại Nam Định

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trạm biến áp hơn 700 tỷ đồng tại Nam Định

UBND tỉnh Nam Định vừa có Quyết định số 1875 chấp thuận Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia là nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Định 2 và đường dây đấu nối với tổng vốn đầu tư hơn 729,6 tỷ đồng.
Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Việt Nam nhập khẩu quặng và khoáng sản từ 6 thị trường thuộc ASEAN, trong đó Lào là thị trường cung cấp lớn nhất.
Khánh thành Dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Khánh thành Dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Sáng 29/8, tại tỉnh Hưng Yên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Giá xăng tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục từ đầu năm 2024

Giá xăng tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục từ đầu năm 2024

Trái với dự báo tăng nhẹ, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành chiều nay (29/8) lại tiếp đà giảm xuống mức thấp chưa từng có kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Xem thêm