Việt Nam tích cực tham gia Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Việt Nam đang tích cực thảo luận kỹ thuật chuẩn bị cho vòng đàm phán cuối cùng nhằm tham gia Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa.
Việt Nam: Tiến trình tham gia Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa
Toàn cảnh Hội thảo kỹ thuật Kết nối quan điểm hướng tới Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa. Ảnh: Ngọc Linh

Ô nhiễm nhựa là vấn đề môi trường cấp bách thứ hai sau biến đổi khí hậu. Theo số liệu của Tổ chức quốc tế về bảo tồn thiên nhiên tại Việt Nam (WWF Việt Nam) năm 2021, với hơn 8.000 tấn rác thải nhựa phát sinh mỗi ngày, Việt Nam nằm trong nhóm quốc gia đứng đầu thế giới về ô nhiễm nhựa.

Nhựa dùng một lần được sử dụng phổ biến ở Việt Nam và bình quân mỗi hộ gia đình sử dụng khoảng 1 kg túi nilon/tháng. Riêng tại Hà Nội và TP HCM, trung bình mỗi ngày thải ra môi trường khoảng 80 tấn rác thải nhựa và túi nilon.

Ông Pattrick Havernman, Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam
Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam. Ảnh: UNDP

Xử lý ô nhiễm nhựa cần sự hợp tác quốc tế và của nhiều bên liên quan

Ông Patrick Haverman, Phó Trưởng đại diện thường trú của UNDP tại Việt Nam cho biết: “Hơn 13.000 hóa chất đã được phát hiện trong nhựa, với hơn 3.200 hóa chất có khả năng gây lo ngại đã được xác định và một số hóa chất khác vẫn chưa được đánh giá (UNEP).

Những hóa chất này gây ra những rủi ro đáng kể cho sức khỏe con người và góp phần làm suy thoái môi trường cũng như gây ô nhiễm hệ sinh thái lâu dài. Các nghiên cứu cũng đã xác nhận rằng vi nhựa đã xâm nhập vào phần sâu nhất của cơ thể con người và có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, hô hấp, nội tiết, sinh sản và miễn dịch.

Để giải quyết những vấn đề này, cần có một cách tiếp cận toàn diện bao gồm các quy định nghiêm ngặt, giám sát chặt chẽ và nâng cao nhận thức của công chúng.”

Theo ông Patrick Haverman, Hiệp ước toàn cầu về ô nhiễm nhựa cung cấp cơ sở hiệu quả và ràng buộc về mặt pháp lý để loại bỏ dần hóa chất nguy hại trong các sản phẩm nhựa, với mốc thời gian và mục tiêu rõ ràng.

Trên cơ sở đó, các ngành công nghiệp có thời gian để chuẩn bị và chuyển đổi, đảm bảo sự chuyển đổi có hệ thống và có thể quản lý được sang các giải pháp thay thế an toàn hơn và khuyến khích phát triển các hoạt động bền vững.

Phó Trưởng đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam nhấn mạnh, UNDP cam kết cung cấp hỗ trợ kỹ thuật cho phái đoàn Việt Nam để tham gia cuộc họp giữa kỳ sắp tới tại Thái Lan và Hội nghị đàm phán lần thứ 5 Ủy ban đàm phán Liên chính phủ (INC-5) tại Hàn Quốc.

Trao đổi với Mekong ASEAN, ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết: “Giống như các quốc gia khác, ô nhiễm nhựa ở Việt Nam là một vấn đề môi trường đe dọa đến các hệ sinh thái và sức khỏe con người."

Trong thời gian vừa qua, Chính phủ đã có nhiều hành động để giải quyết. Đồng thời Việt Nam cũng nhận được sự hỗ trợ tích cực của các tổ chức quốc tế như WWF, USAID... trong việc xử lý vấn đề ô nhiễm nhựa và rác thải nhựa đại dương.

Việc xử lý ô nhiễm nhựa cần có sự tham gia của toàn xã hội, của cộng đồng doanh nghiệp, các tổ chức, đối tác quốc tế. Việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này rất quan trọng và ngày càng đặc biệt hơn.

"Việt Nam cần đẩy mạnh sự hợp tác quốc tế để có sự hỗ trợ về cả kinh nghiệm xử lý, công nghệ, cũng như về lâu dài cần có phương án thay thế các sản phẩm nhựa có thể thay thế được. Nhất là trong bối cảnh Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa mà Việt Nam tham gia", ông Lê Ngọc Tuấn nhấn mạnh.

Hướng tới Thỏa thuận toàn cầu về ô nhiễm nhựa

Việt Nam ủng hộ việc xây dựng một thỏa thuận toàn cầu có tính ràng buộc về pháp lý để giải quyết vấn đề này. Đây sẽ là bộ khung pháp lý để các quốc gia thành viên xây dựng hành động giảm ô nhiễm nhựa và cùng nỗ lực giải quyết các thách thức về môi trường.

Ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường
Ông Lê Ngọc Tuấn, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Tài nguyên và Môi trường. Ảnh: UNDP

Theo ông Lê Ngọc Tuấn, sau quá trình trao đổi kể từ Hội nghị đàm phán thứ nhất Ủy ban đàm phán Liên chính phủ (INC-1) cho đến Hội nghị lần thứ tư (INC-4) tại Canada tháng 4 vừa qua, có hai nhóm vấn đề vướng mắc cần được thảo luận để đi đến sự đồng thuận.

Đó là vấn đề liên quan đến các nguồn và phương thức thực hiện tiềm năng có thể huy động để thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận. Trong đó bao gồm các phương án thiết lập cơ chế tài chính, điều chỉnh các dòng tài chính và xúc tác tài chính (đối với nội dung về phương thức thực hiện).

Ngoài ra, cần xác định và phân tích các phương pháp tiếp cận dựa trên tiêu chí và phi tiêu chí liên quan đến ô nhiễm nhựa và các hóa chất được quan tâm trong các sản phẩm nhựa và thiết kế sản phẩm, tập trung vào khả năng tái chế và tái sử dụng của các sản phẩm nhựa cũng như công dụng và ứng dụng của các sản phẩm nhựa.

Tại hội thảo kỹ thuật “Kết nối các quan điểm hướng tới Hiệp ước về nhựa toàn cầu” do Bộ Tài nguyên và Môi trường phối hợp cùng UNDP tổ chức cuối tuần qua tại Ninh Bình, các đại biểu đã tập trung thảo luận các vấn đề còn nhiều điểm khác biệt này nhằm phục vụ các cuộc đàm phán tại Hội nghị lần thứ 5 (INC-5) tại Busan, Hàn Quốc vào tháng 11 tới đây.

Ông Tao Wang, Chuyên gia tài chính môi trường cấp cao, Ngân hàng Thế giới (World Bank) đưa ra khuyến nghị về việc xây dựng cơ chế tài chính như quỹ đa phương, là những quỹ lớn được cộng đồng quốc tế tài trợ, hoặc dựa trên các tổ chức hiện hữu đóng vai trò cánh tay thực thi, hoặc tạo ra quỹ mới độc lập, định chế mới hoạt động theo khuôn khổ pháp luật của chính phủ sở tại cùng vai trò và các phương án phù hợp với mục tiêu đề ra.

Chia sẻ kinh nghiệm về các phương án thiết lập cơ chế tài chính hiệu quả, ông Oliver Boachie, Cố vấn đặc biệt cho Bộ trưởng Bộ Môi trường, Khoa học, Công nghệ và Đổi mới Ghana lưu ý, các khía cạnh tài chính cần được giải quyết trực tiếp như một yếu tố thiết yếu để đạt được mục tiêu của Thỏa thuận.

Theo ông Oliver Boachie, quy mô và phạm vi nghĩa vụ của Thỏa thuận này rất lớn và các phương thức tài trợ truyền thống là không đủ. Do đó, cần phải huy động các nguồn tài trợ phi truyền thống bổ sung bao gồm khu vực tư nhân và các chương trình tài chính đổi mới để đảm bảo tính bền vững.

Để giải quyết vấn đề ô nhiễm chất thải nhựa, Chương trình đối tác hành động quốc gia về nhựa tại Việt Nam (NPAP) đã xác định ba giải pháp can thiệp chính bao gồm: giảm thiểu và thay thế nhựa; mở rộng năng lực tái chế mang lại hiệu quả về mặt kinh tế; mở rộng thu gom và xử lý an toàn chất thải rắn sinh hoạt.

Bà Quách Thị Xuân, đại diện cho Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương (Pacific Environment Vietnam)
Bà Quách Thị Xuân, đại diện cho Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương (Pacific Environment Vietnam). Ảnh: UNDP

Bà Quách Thị Xuân, đại diện cho Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương (Pacific Environment Vietnam), nhấn mạnh: “Để đạt được sự đồng thuận tại INC-5 sắp tới, tất cả các bên cần làm rõ cách tiếp cận của mình đối với từng vấn đề. Ngoài ra, điều quan trọng đối với Hiệp ước là thiết lập một bộ tiêu chí thống nhất để xác định các biện pháp kiểm soát.”

Cùng với phân tích về thiết kế sinh thái hướng tới kinh tế tuần hoàn nhựa, các chuyên gia từ Tổ chức Môi trường Thái Bình Dương cũng đặc biệt tập trung vào biện pháp tăng cường tái sử dụng và tái chế các sản phẩm, bao bì nhựa.

Cần xây dựng cơ chế quản lý, cung cấp thông tin các loại hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm

Theo đại diện Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Bộ Công Thương, hiện nay có bốn nhóm sản phẩm nhựa chính, bao gồm nhựa bao bì, nhựa gia dụng, nhựa vật liệu xây dựng và nhựa kỹ thuật. Nguyên liệu chủ yếu được sản xuất tại Nhà máy Lọc hóa dầu Bình Sơn, Nghi Sơn, Hưng Nghiệp Formosa, Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ, TPC, Polystyren Việt Nam…

Trong Chiến lược phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2040 đặt ra mục tiêu đến năm 2030 sẽ đầu tư sản xuất các loại hạt nhựa nguyên sinh: nhựa polyethylen (PE), polypropylen (PP), polyvinyl chlorid (PVC), polystyren (PS), acrylbutadien styren (ABS)...

Thực tế hiện nay, trong thành phần nhiều sản phẩm như sơn, mực in và keo dán, chất tẩy rửa… có chứa hóa chất nguy hiểm, có thể phát tán trong quá trình sản xuất, sử dụng, ảnh hưởng sức khỏe người tiêu dùng nhưng nhà sản xuất chưa cung cấp thông tin về các thành phần nguy hiểm hoặc thông tin còn chung chung.

Đại diện Bộ Công Thương cho biết, theo xu hướng quản lý hoá chất của thế giới, Việt Nam cần xây dựng cơ chế quản lý, cung cấp thông tin về các loại hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm tiêu dùng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến người dân, gây gánh nặng cho công tác xử lý chất thải có chứa hóa chất độc hại có thể ảnh hưởng lâu dài đến môi trường.

Theo đó, việc giảm hoặc chấm dứt sản xuất, tiêu thụ nhựa cần có lộ trình phù hợp với năng lực quốc gia. Ví dụ như đối với nhựa polyme nguyên sinh cần thực hiện quản lý và giảm thiểu dựa trên năng lực quốc gia; đối với sản phẩm nhựa dùng một lần, thời gian sử dụng ngắn cần thực hiện các biện pháp cần thiết để quản lý và giảm thiểu; đối với hóa chất và polyme đáng quan tâm sẽ thực hiện các biện pháp quản lý cần thiết phù hợp với năng lực quốc gia, giảm thiểu và loại bỏ khi thích hợp.

Việc giải quyết ô nhiễm nhựa là một quá trình lâu dài, cần huy động sự tham gia hiệu quả hơn nữa của toàn xã hội, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế. INC-5 dự kiến ​​sẽ là vòng đàm phán cuối cùng nhằm thiết lập văn bản quốc tế ràng buộc về mặt pháp lý đầu tiên về ô nhiễm nhựa. Để chuẩn bị cho INC-5, các bên đã thống nhất tổ chức một phiên họp nhóm chuyên gia giữa kỳ tại Bangkok (Thái Lan) vào tháng 8 sắp tới.

Mặc dù các cuộc họp nhóm chuyên gia giữa kỳ không phải là phiên đàm phán chính thức nhưng những nội dung trao đổi, thống nhất tại các cuộc họp này sẽ góp phần định hình nên Thỏa thuận toàn cầu trong tương lai.

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Thủ tướng: 6 yếu tố để ASEAN thành công trong kỷ nguyên thông minh

Chiều 22/1 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) Davos 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận "ASEAN: Gắn kết để vươn xa".
30 tập đoàn hàng đầu bàn về đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam

30 tập đoàn hàng đầu bàn về đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam

Hơn 30 tổ chức, doanh nghiệp hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực công nghệ, đầu tư, tài chính, bán dẫn, y tế, hạ tầng đã cùng ngồi lại trong một tọa đàm bàn về đầu tư công nghệ cao tại Việt Nam.
Tổng thống Thụy Sĩ: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực

Tổng thống Thụy Sĩ: Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực

Tổng thống Thụy Sĩ Karin Keller-Sutter khẳng định, Chính phủ Thụy Sĩ coi Việt Nam là đối tác quan trọng tại khu vực và mong muốn đưa quan hệ song phương phát triển lên tầm cao mới.
Việt Nam và Czech nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam và Czech nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam trở thành nước Đông Nam Á đầu tiên là Đối tác chiến lược của Czech và Czech trở thành nước Trung Đông Âu đầu tiên trong EU là Đối tác chiến lược với Việt Nam.
Czech sẽ thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định EVIPA với Việt Nam

Czech sẽ thúc đẩy phê chuẩn Hiệp định EVIPA với Việt Nam

Chiều 20/1 giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Czech, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng thống Cộng hoà Czech Petr Pavel.
PV GAS hợp tác với BSR hướng tới phát triển bền vững

PV GAS hợp tác với BSR hướng tới phát triển bền vững

Ngày 16/1, PV GAS và BSR ký thỏa thuận hợp tác toàn diện tại TP HCM. Thỏa thuận này thể hiện rõ quyết tâm của cả hai bên trong việc tăng cường liên kết, tạo sức mạnh tổng hợp để cùng phát triển bền vững.
Thủ tướng tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Czech

Thủ tướng tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Czech

Ngày 19/1, tại Praha, trong chương trình thăm chính thức Cộng hòa Czech, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp ông Klaus Zellmer, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Skoda, nhà sản xuất ô tô lớn nhất nước này.
Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam triển khai dự án điện hạt nhân

Nga sẵn sàng hợp tác với Việt Nam triển khai dự án điện hạt nhân

Sáng 15/1, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin đồng chủ trì Đối thoại Doanh nghiệp cấp cao Việt - Nga do Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Phát triển kinh tế Nga phối hợp tổ chức.
Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào

Nỗ lực cao, quyết tâm lớn tạo đột phá trong hợp tác Việt Nam - Lào

Trong khuôn khổ chuyến thăm Lào và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 47 Ủy ban liên Chính phủ Việt Nam - Lào, sáng 10/1, tại Thủ đô Vientiane, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith.
Tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào có ý nghĩa quyết định

Tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào có ý nghĩa quyết định

Đồng chủ trì Hội nghị Hợp tác đầu tư Việt Nam - Lào năm 2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá tình đoàn kết đặc biệt Việt Nam - Lào có ý nghĩa quyết định với sự nghiệp xây dựng, phát triển của mỗi nước.
VCCI và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

VCCI và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và Tập đoàn Vingroup vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững.
Pure Hydrogen tham vọng phát triển “xa lộ” H2 tại Việt Nam

Pure Hydrogen tham vọng phát triển “xa lộ” H2 tại Việt Nam

Công ty năng lượng sạch của Australia - Pure Hydrogen đặt mục tiêu trở thành đơn vị dẫn đầu trong việc phát triển các dự án năng lượng sạch, cung cấp nhiên liệu hydro (H2) tại Úc và thị trường khu vực châu Á Thái Bình Dương thông qua việc sản xuất H2 phát thải thấp, trong đó có Việt Nam.
Hướng tới thành lập khu công nghiệp Lào - Việt

Hướng tới thành lập khu công nghiệp Lào - Việt

Chiều 30/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Saleumxay Kommasith nhân dịp thăm làm việc tại Việt Nam.
Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

HSBC kỳ vọng, việc Anh gia nhập CPTPP, một trong những hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới, có thể giải phóng thêm sức tăng trưởng dọc hành lang châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam.
Australia và Việt Nam hợp tác giám sát chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản

Australia và Việt Nam hợp tác giám sát chất lượng nước cho nuôi trồng thủy sản

Dự án AquaWatch được Cơ quan khoa học quốc gia Australia (CSIRO) khởi động tại Hải Phòng để thử nghiệm một hệ thống giám sát và dự báo chất lượng nước thế hệ mới cho ngành nuôi trồng thủy sản trong đất liền.
Động thái tiếp theo của VinFast tại Indonesia

Động thái tiếp theo của VinFast tại Indonesia

Ngày 19/12, Xanh SM đã công bố hợp tác với 9 đối tác lớn tại Indonesia, cho thấy triển vọng của thương hiệu này trong quá trình mở rộng hoạt động tại Đông Nam Á.
PVFCCo và PV GAS định hướng triển khai hợp đồng mua bán khí năm 2025

PVFCCo và PV GAS định hướng triển khai hợp đồng mua bán khí năm 2025

Ban lãnh đạo PVFCCo và PV GAS vừa có buổi làm việc, trao đổi về các vấn đề liên quan đến tình hình cung cấp khí, nguồn khí, giá khí năm 2024, định hướng triển khai cho hợp đồng mua bán khí năm 2025.
Honda và Nissan tính chuyện thành lập công ty mẹ

Honda và Nissan tính chuyện thành lập công ty mẹ

Hai hãng xe Honda và Nissan của Nhật Bản đang thảo luận để thành lập một công ty mẹ chung, nhằm chia sẻ tài nguyên trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
'Lộ diện' thêm một đối tác nhượng quyền lớn của V-GREEN với 5.000 trụ sạc

'Lộ diện' thêm một đối tác nhượng quyền lớn của V-GREEN với 5.000 trụ sạc

Thông qua thỏa thuận nhượng quyền lắp đặt 5.000 trụ sạc, Fast+ trở thành một trong những đối tác nhượng quyền lớn nhất của V-GREEN.
VinFast 'bắt tay' 7 hãng bảo hiểm để rút ngắn thời gian xử lý sự cố cho chủ xe

VinFast 'bắt tay' 7 hãng bảo hiểm để rút ngắn thời gian xử lý sự cố cho chủ xe

Nhằm rút ngắn tối đa thời gian phê duyệt phương án bảo hiểm cho khách hàng, VinFast đã cùng 7 đối tác bảo hiểm là các công ty PVI, Bảo Việt, BIC, VBI, PTI, BSH và VNI triển khai ký kết thỏa thuận hợp tác.
V-GREEN muốn phát triển 100.000 trạm sạc xe điện tại Indonesia

V-GREEN muốn phát triển 100.000 trạm sạc xe điện tại Indonesia

Ngày 11/12, V-GREEN và Prime Group công bố biên bản ghi nhớ (MoU) về việc nghiên cứu phát triển 100.000 trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia.
Giao dịch năng lượng tái tạo xuyên biên giới đầu tiên từ Malaysia sang Singapore

Giao dịch năng lượng tái tạo xuyên biên giới đầu tiên từ Malaysia sang Singapore

Sembcorp Industries, thông qua công ty con là Sembcorp Power Pte Ltd và Tenaga Nasional Berhad (TNB) đã ký thỏa thuận nhập khẩu 50MW năng lượng tái tạo từ bán đảo Malaysia sang Singapore.
Khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc nghiên cứu dự án cầu Tứ Liên

Khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc nghiên cứu dự án cầu Tứ Liên

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn xây dựng hàng đầu thế giới đến từ Trung Quốc tham gia các dự án cầu tại Hà Nội và các đường sắt đô thị.
Australia hỗ trợ tài chính cho 6 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Australia hỗ trợ tài chính cho 6 doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ ở Đồng bằng sông Cửu Long

Sáu doanh nghiệp do phụ nữ lãnh đạo trong lĩnh vực nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long đã nhận được nguồn vốn hỗ trợ mở rộng hoạt động kinh doanh lên đến 60,000 đô la Australia (khoảng 1 tỷ đồng) cho mỗi dự án từ chương trình Deltaccelerate.
Việt Nam coi NVIDIA là đối tác chiến lược hàng đầu về bán dẫn và AI

Việt Nam coi NVIDIA là đối tác chiến lược hàng đầu về bán dẫn và AI

Chiều 6/12, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Chủ tịch Tập đoàn NVIDIA Jensen Huang nhân chuyến thăm làm việc lần thứ hai tại Việt Nam.
Nvidia mua công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup

Nvidia mua công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup

CEO Nvidia Jensen Huang cho biết, việc mua lại VinBrain là điểm khởi đầu cho một trung tâm thiết kế của hãng này tại Việt Nam.
Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập hai trung tâm nghiên cứu và dữ liệu về AI

Việt Nam và NVIDIA hợp tác thành lập hai trung tâm nghiên cứu và dữ liệu về AI

Việt Nam được đánh giá là một trong những quốc gia có tiềm năng trong việc phát triển và ứng dụng AI nhờ vào nền tảng nguồn nhân lực trẻ, năng động, và am hiểu công nghệ.
Nhiều doanh nghiệp quốc tế đến Medipharm Expo 2024 tìm đối tác

Nhiều doanh nghiệp quốc tế đến Medipharm Expo 2024 tìm đối tác

Từ ngày 5-7/12 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E, Hà Nội diễn ra triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Vietnam Medipharm Expo 2024.
VinFast chiếm thị phần số một về xưởng dịch vụ tại Việt Nam

VinFast chiếm thị phần số một về xưởng dịch vụ tại Việt Nam

Sau khi vượt qua các hãng xe trên thị trường Việt Nam để chiếm “ngôi vương” về thị phần, hãng xe thuần điện Việt Nam tiếp tục ghi thêm dấu mốc khi trở thành thương hiệu có mạng lưới xưởng dịch vụ số một thị trường.
Chủ tịch Quốc hội làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Mở đầu cho các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản.
Cà Mau thúc đẩy hợp tác du lịch, nông nghiệp với Hàn Quốc

Cà Mau thúc đẩy hợp tác du lịch, nông nghiệp với Hàn Quốc

Sáng 3/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử tiếp và làm việc với đoàn Thương vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Tổng thống Singapore

Sáng 3/12, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Tổng thống Singapore Tharman Shanmugaratnam.
Việt Nam luôn coi trọng sự hiện diện của các doanh nghiệp Singapore

Việt Nam luôn coi trọng sự hiện diện của các doanh nghiệp Singapore

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore, ngày 2/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp một số tập đoàn lớn của Singapore.
Mạng lưới 18 Khu công nghiệp VSIP là biểu tượng hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore

Mạng lưới 18 Khu công nghiệp VSIP là biểu tượng hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, chiều ngày 2/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản, trưa 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản.
Hội VASEAN chúc mừng 49 năm Quốc khánh nước CHDCND Lào

Hội VASEAN chúc mừng 49 năm Quốc khánh nước CHDCND Lào

Ngày 28/11, lãnh đạo Hội phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN (VASEAN) đã tới thăm và làm việc tại Đại sứ quán Lào ở Hà Nội nhân dịp kỷ niệm 49 năm Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào (2/12/1975 - 2/12/2024).
Xem thêm