UNDP: Ba đề xuất phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam

Theo Trưởng Đại diện UNDP tại Việt Nam Ramla Khalidi, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp sẽ mang lại nhiều lợi ích, bao gồm đạt mục tiêu về khí hậu, nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.
Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp tạo ra những lợi ích gì cho Việt Nam?
Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Chiều ngày 8/7, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn (NN&PTNT) phối hợp với UNDP tổ chức Hội nghị Đối thoại chính sách “Tăng cường hợp tác quốc tế và phối hợp đa ngành về kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp”.

Tại sự kiện, Thứ trưởng NN&PTNT Phùng Đức Tiến nhận định, phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp vừa là yêu cầu, xu hướng tất yếu, đồng thời là giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả nhằm triển khai các cam kết quốc tế, nhiệm vụ quốc gia và ngành về phát triển xanh.

Thứ trưởng nhấn mạnh vai trò thiết thực của nông nghiệp tuần hoàn, đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội, môi trường khi áp dụng các mô hình nông nghiệp tuần hoàn.

Hơn bao giờ hết, tác động khí hậu, khan hiếm nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường, dịch bệnh… khiến các quốc gia phải thay đổi tư duy phát triển và sản xuất theo nguyên lý cơ bản “mọi thứ đều là đầu vào đối với thứ khác”, ông Tiến nói.

Tại COP 26, Việt Nam đã cam kết đến năm 2050 phát thải ròng bằng 0. Để góp phần đạt mục tiêu này, trong ngành nông nghiệp, chăn nuôi sẽ phát triển theo hướng tập trung đại gia súc, thủy sản phát triển nuôi trồng, lúa gạo có đề án một triệu ha...

Trên nguyên tắc tăng cường hợp tác quốc tế đa phương, phối hợp đa ngành, Thứ trưởng kêu gọi cộng đồng quốc tế, sự phối hợp tích cực của các bên để cùng chung tay hỗ trợ ngành nông nghiệp triển khai 10 mục tiêu, 6 nhiệm vụ về nông nghiệp tuần hoàn.

Những mục tiêu này được đề cập tại Đề án Phát triển khoa học và ứng dụng, chuyển giao công nghệ thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đến năm 2030 được phê duyệt tại Quyết định số 540/QĐ-TTg ngày 19/6/2024 của Thủ tướng Chính phủ.

Về phía UNDP, bà Ramla Khalidi - Trưởng Đại diện Thường trú của UNDP tại Việt Nam cho rằng, cuộc đối thoại hôm nay là minh chứng cho cam kết của Việt Nam về chuyển đổi nền nông nghiệp theo hướng bảo vệ môi trường, thúc đẩy đổi mới khả năng cạnh tranh.

“Điều này không chỉ hỗ trợ tái tạo hệ sinh thái tự nhiên mà còn mang lại cải thiện rõ rệt về cơ hội sinh kế cho người dân,” bà Ramla Khalidi nhận định.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp tạo ra những lợi ích gì cho Việt Nam?
Thứ trưởng NN&PTNT Phùng Đức Tiến phát biểu tại sự kiện. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Theo Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển nông nghiệp nông thôn, Bộ NN&PTNT, hiện nay ở Việt Nam, một số mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp đang phát triển hiệu quả như mô hình vườn – ao – chuồng; lúa – tôm, lúa – cá; trồng lúa – trồng nấm – sản xuất sản phẩm hữu cơ – trồng cây ăn quả; chăn nuôi 4F; vòng tuần hoàn xanh trong trang trại bò; nuôi thủy sản với công nghệ tuần hoàn nước....

Dù vậy, việc phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp của Việt Nam còn nhiều hạn chế. Ví dụ như nhận thức về sự cần thiết chuyển đối sang phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn còn mơ hồ; tỷ lệ thu gom, xử lý phụ phẩm nông nghiệp tạo giá trị gia tăng còn thấp; khung chính sách về phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn chưa được hoàn thiện.

Bên cạnh đó, các mô hình kinh tế tuần hoàn ứng dụng khoa học và công nghệ ở Việt Nam chưa được phổ biến, chỉ áp dụng trong một số lĩnh vực, một số doanh nghiệp... Sự gắn kết giữa các tác nhân trong các mô hình kinh tế tuần hoàn còn yếu và chưa hình thành được hệ sinh thái kinh tế tuần hoàn trong một lĩnh vực cụ thể.

Nghiên cứu, chuyển giao, phổ biến, đầu tư khoa học công nghệ/nhân lực trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn chưa quan tâm phát triển.

Ba tác động lớn mà kinh tế tuần hoàn mang lại cho nông nghiệp Việt Nam

Bà Ramla Khalidi cho rằng, kinh tế tuần hoàn có tác động lớn trong lĩnh vực nông nghiệp khi mang lại nhiều lợi ích, bao gồm đạt mục tiêu khí hậu, tăng năng lực cạnh tranh kinh tế, bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái.

Theo đó, đối với khí hậu, sản xuất lúa gạo hiện nay chiếm gần một nửa lượng phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực nông nghiệp tại Việt Nam và chiếm 75% trong lượng phát thải khí metan quốc gia. Mức phát thải cao này có thể được giải thích do sử dụng nhiều hoạt động về tưới tiêu, sử dụng phân bón, năng lượng không hiệu quả, quản lý kém...

Thử nghiệm mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cà phê, lúa gạo Thử nghiệm mô hình kinh tế tuần hoàn trong sản xuất cà phê, lúa gạo

UNDP và IWWI công bố sáng kiến chung phối hợp hỗ trợ nông dân cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia chuỗi giá trị cà phê và gạo áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn tại Cần Thơ, Đắk Lắk và Sơn La.

Ngành nông nghiệp 'tự tin' cán đích 54 tỷ USD năm 2024 Ngành nông nghiệp 'tự tin' cán đích 54 tỷ USD năm 2024

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến chia sẻ tại cuộc họp báo chiều ngày 28/6, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm 2024 sẽ đạt mục tiêu 54 tỷ USD.

Với quy mô và tầm quan trọng của ngành nông nghiệp Việt Nam, bao gồm tác động tới môi trường, đóng góp vào phát thải khí nhà kính và tính dễ tổn thương trước tác động của biến đổi khí hậu thì việc tận dụng tiềm năng các mô hình tuần hoàn trên quy mô lớn sẽ vô cùng ý nghĩa, theo bà Ramla Khalidi.

Nông nghiệp tuần hoàn cũng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam. Cụ thể, nông nghiệp đóng vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế, an ninh lương thực và sinh kế của người dân Việt Nam. Giá trị gia tăng trong nền kinh tế từ nông lâm thủy sản đã có mức tăng trưởng ấn tượng với 3,36% trong năm 2022 – là mức tăng trưởng cao nhất trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu đạt kỷ lục hơn 53 tỷ USD.

“Đánh giá ban đầu của chúng tôi cho thấy tổng lượng phụ phẩm hay phế phẩm nông nghiệp từ sản xuất lương thực, cây công nghiệp ở Việt Nam ước tính 95 – 98 triệu tấn/năm. Trong đó, 52 triệu tấn rơm rạ, trấu từ sản xuất lúa gạo. Điều này có nghĩa chúng ta có tiềm năng lớn cho việc thu hồi tài nguyên trong quá trình sản xuất lúa gạo, tạo ra sản phẩm có giá trị gia tăng sinh khối, phát triển nhiên liệu sinh học và phân bón hữu cơ,” bà Ramla Khalidi nói.

Bà Ramla Khalidi cho rằng, thực tế, việc kết hợp phụ phẩm trong trồng trọt với chất thải chăn nuôi có thể tạo ra hơn 85 triệu tấn chất lỏng phân bón hữu cơ trong đất.

Kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp cũng có thể giúp bảo vệ sức khỏe con người và hệ sinh thái. Ngành chăn nuôi Việt Nam tạo ra gần 72 triệu tấn chất thải rắn và hơn 76 triệu tấn chất thải lỏng mỗi năm. Nếu không xử lý lượng chất thải này thì sẽ có tác động đáng kể đến nước và đất, từ đó ảnh hưởng đến chất lượng cây trồng.

Việc đốt chất thải và phế phẩm nông nghiệp, đặc biệt trong mùa thu hoạch góp phần làm suy giảm không khí ở địa phương, gây tác động đến sức khỏe của con người, đặc biệt là những đối tượng dễ tổn thương như trẻ em, người già.

Kinh tế tuần hoàn nông nghiệp tạo ra những lợi ích gì cho Việt Nam?
Bà Ramla Khalidi cho rằng, nông nghiệp tuần hoàn góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế tại Việt Nam. Ảnh: Lê Hồng Nhung/Mekong ASEAN

Việc tăng cường thu hồi chất thải nông nghiệp, tận dụng phế phẩm, phụ phẩm trở thành tài nguyên sẽ góp phần tái sử dụng vào sản xuất nguyên liệu, protein, năng lượng và chất dinh dưỡng. Đồng thời tăng cường khả năng phục hồi chống chịu của hệ thống lương thực thực phẩm trước những tác động ngày càng tăng của khí hậu. Thực hành tuần hoàn cũng sẽ giúp cải thiện sức mạnh của hệ sinh thái bằng cách phục hồi đất từ việc hạn chế rò rỉ phân bón tổng hợp vào đường nước.

Hợp tác để phát triển kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp tại Việt Nam

Tại sự kiện, bà Ramla Khalidi đưa ra 3 đề xuất trong việc phát triển nông nghiệp tuần hoàn tại Việt Nam. Theo UNDP, cần hợp lý hóa sự hợp tác với các đối tác ưu tiên. Đánh giá và phổ biến các thực hành tuần hoàn có tiềm năng mạnh, mang lại lợi ích về khí hậu và môi trường. Tăng cường hợp tác để xây dựng thực hiện chính sách tuần hoàn, phân bổ đầu tư thỏa đáng, biến rác thải thành của cải.

Bên cạnh đó, các bên liên quan đều phải góp phần thúc đẩy tăng trưởng cho các sản phẩm tuần hoàn. Từ phía nguồn cung, dựa trên khoa học và công nghệ, các thí điểm thành công để thiết kế hệ thống canh tác, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở cấp độ trang trại và dọc theo toàn bộ chuỗi cung ứng.

“Điều này bao gồm sự tham gia của tất cả các bên, trong quá trình chế biến, vận chuyển, bán lẻ, tìm nguồn cung ứng, từ trang trại đến bàn ăn,” bà Ramla Khalidi nhận định.

Từ phía cầu, các bên phải tận dụng chiến dịch truyền thông, nâng cao nhận thức hiệu quả để người tiêu dùng đưa ra lựa chọn xanh hơn.

Đặc biệt, UNDP khuyến nghị, cần tạo ra bước nhảy vọt về khả năng tiếp cận phương thức tài chính cho nông dân và các doanh nghiệp vừa, nhỏ để hỗ trợ trong việc chuyển đổi tuần hoàn.

Đề xuất biện pháp khẩn cấp ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng

Đề xuất biện pháp khẩn cấp ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng

VKSND Tối cao đề xuất thí điểm biện pháp tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản nhằm ngăn ngừa việc tẩu tán, chuyển dịch tài sản liên quan tội phạm.
Đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt đối với một số dự án công nghệ cao

Đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt đối với một số dự án công nghệ cao

Các dự án này sẽ theo hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm nhằm đơn giản hóa thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược.
Đề xuất dừng ngay việc miễn thuế với hàng hoá nhập khẩu giá trị nhỏ

Đề xuất dừng ngay việc miễn thuế với hàng hoá nhập khẩu giá trị nhỏ

Với ưu điểm giá rẻ, giao hàng nhanh, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng đặt hàng giá trị nhỏ trên sàn thương mại điện tử. Việc miễn thuế cho loại hàng hoá này tạo ra sự thiếu công bằng với hàng hóa sản xuất trong nước và thất thu thuế.
Sửa Luật Chứng khoán: Bổ sung nhiều quy định nhằm thúc đẩy thị trường

Sửa Luật Chứng khoán: Bổ sung nhiều quy định nhằm thúc đẩy thị trường

Chính phủ đề xuất bổ sung nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức, cá nhân nước ngoài để tạo thuận lợi, tăng cường thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam.
Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ kết quả

Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ kết quả

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội

Theo đề xuất của Chính phủ, việc nâng tuổi phục vụ tại ngũ sẽ bảo đảm cho sĩ quan cấp Trung tá trở xuống khi nghỉ hưu có đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu mức tối đa 75%.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải đảm bảo được nguồn điện sạch

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải đảm bảo được nguồn điện sạch

Theo Tổng Bí thư, trong tương lai Việt Nam cần đảm bảo đủ nguồn điện sạch để thu hút đầu tư, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa khi đi ra thế giới.
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đầu tư công

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đầu tư công

Quốc hội dành cả ngày hôm nay 26/10 để thảo luận về các nội dung như tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, đầu tư công, Luật Điện lực (sửa đổi)...
Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án sân bay, cảng biển, đường cao tốc

Chính phủ yêu cầu đẩy nhanh tiến độ các dự án sân bay, cảng biển, đường cao tốc

Đây là một trong những yêu cầu được Chính phủ nhấn mạnh tại Nghị quyết 188/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9 năm 2024 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.
Bộ Công Thương nói về việc tái khởi động dự án điện hạt nhân

Bộ Công Thương nói về việc tái khởi động dự án điện hạt nhân

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân, Bộ đang nghiên cứu nhu cầu thực tiễn về điện hạt nhân để đánh giá việc có nên triển khai hay không, với quan điểm là khi đầu tư điện hạt nhân sẽ sử dụng công nghệ mới để đảm bảo an toàn tối đa.
Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Việt Nam đặt mục tiêu thuộc nhóm dẫn đầu khu vực về blockchain vào năm 2030

Ngày 22/10, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành Quyết định số 1236/QĐ-TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Địa phương ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai trước 31/10

Địa phương ban hành văn bản quy định chi tiết Luật Đất đai trước 31/10

Đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Công điện số 109 ngày 22/10/2024 yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường, các địa phương tăng cường tập trung chỉ đạo, triển khai thi hành Luật Đất đai.
Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Chính phủ muốn xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Dự thảo Luật Dữ liệu đề cập đến việc thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia, sẽ do Chính phủ quyết định theo thẩm quyền và dự kiến đây sẽ là một đơn vị mới thuộc Bộ Công an.
Luật Dược sửa đổi: Quản lý hiệu quả hơn các chuỗi nhà thuốc

Luật Dược sửa đổi: Quản lý hiệu quả hơn các chuỗi nhà thuốc

Dự thảo sửa đổi Luật bổ sung một số quy định để hạn chế nguy cơ tiềm ẩn liên quan trong hoạt động kinh doanh chuỗi nhà thuốc, các quy định về trách nhiệm của cơ sở kinh doanh dược theo phương thức thương mại điện tử.
'Luật Điện lực sửa đổi cần tập trung mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia'

'Luật Điện lực sửa đổi cần tập trung mục tiêu bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia'

Cơ quan thẩm tra của Quốc hội đánh giá dự án Luật Điện lực (sửa đổi) cơ bản đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến; nhưng phạm vi sửa đổi luật nên tập trung vào vấn đề thật sự cấp thiết, đã được đánh giá tác động kỹ lưỡng, nhằm thực hiện mục tiêu trước mắt là bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.
Phó Chủ tịch Quốc hội: Luật sắp tới sẽ rất ngắn

Phó Chủ tịch Quốc hội: Luật sắp tới sẽ rất ngắn

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, với tư duy đổi mới, các luật sắp tới sẽ rất ngắn nhưng vẫn đủ cơ sở pháp lý để quản lý tốt.
'Hướng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải thẳng nhất để tối ưu chi phí'

'Hướng tuyến đường sắt cao tốc Bắc - Nam phải thẳng nhất để tối ưu chi phí'

Đó là một trong những yêu cầu được đề cập tại thông báo kết luận phiên họp thứ hai của Hội đồng thẩm định Nhà nước dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam diễn ra vào chiều 14/10.
Đến năm 2025, phấn đấu mỗi người dân có một định danh số

Đến năm 2025, phấn đấu mỗi người dân có một định danh số

Chiến lược hạ tầng số vừa được phê duyệt đặt mục tiêu đến năm 2025 phấn đấu trung bình mỗi người dân có một định danh số, mỗi người dân có một kết nối Internet Vạn vật (IoT)...
Những điểm mới trong dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu sửa đổi

Những điểm mới trong dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu sửa đổi

Để đảm bảo công khai, minh bạch trong điều hành hoạt động kinh doanh xăng dầu, dự thảo lần này đã xác định rõ mục tiêu góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và nguyên tắc điều hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, hài hoà lợi ích giữa các bên.
'Việt Nam đang ở thời điểm vàng để phát triển AI và bán dẫn'

'Việt Nam đang ở thời điểm vàng để phát triển AI và bán dẫn'

Đây là một cảm nhận chung được các chuyên gia trong và ngoài nước chia sẻ tại hội thảo “Doanh nghiệp và thế hệ trẻ trước làn sóng công nghệ trí tuệ nhân tạo và bán dẫn” nằm trong khuôn khổ sự kiện Ngày hội đổi mới sáng tạo (Innovate Vietnam) 2024 diễn ra ngày 1-2/10.
Trình báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP HCM trong tháng 11

Trình báo cáo tiền khả thi dự án đường Vành đai 4 TP HCM trong tháng 11

Ngày 1/10, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp trực tuyến với các bộ, ngành và địa phương liên quan về triển khai thực hiện dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP HCM.
Nhiều mô hình sáng tạo của đoàn viên, thanh niên Hải Dương trong hoạt động hè

Nhiều mô hình sáng tạo của đoàn viên, thanh niên Hải Dương trong hoạt động hè

Tại Trung tâm văn hóa xứ Đông (thành phố Hải Dương), Hội nghị tổng kết Hoạt động hè và Chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè tỉnh Hải Dương năm 2024 vừa được tổ chức ngày 26/9.
Quy hoạch tỉnh Bình Dương: Tập trung phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Quy hoạch tỉnh Bình Dương: Tập trung phát triển các khu công nghiệp thế hệ mới

Ngày 26/9, UBND tỉnh Bình Dương tổ chức lễ công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Tại sự kiện, Thủ tướng Chính phủ đã đề nghị Bình Dương thực hiện những hoạt động tiên phong như tích cực xây dựng các khu công nghiệp thế hệ mới.
NHNN ra chỉ thị về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau bão số 3

NHNN ra chỉ thị về hỗ trợ doanh nghiệp, người dân sau bão số 3

Thống đốc NHNN Việt Nam vừa ban hành Chỉ thị 04 về các giải pháp của ngành ngân hàng nhằm góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Tập trung cao nhất hoàn thiện các luật để khơi thông nguồn lực phát triển

Tập trung cao nhất hoàn thiện các luật để khơi thông nguồn lực phát triển

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, tập trung cao nhất cho việc hoàn thiện các luật, sửa đổi, bổ sung các quy định, nhằm đưa ra giải pháp mang tính đột phá để "cởi trói", tháo gỡ điểm nghẽn, khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.
Đến năm 2050, doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm

Đến năm 2050, doanh thu công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam đạt trên 100 tỷ USD/năm

Đây là một trong những mục tiêu đề ra tại Chiến lược phát triển công nghiệp bán dẫn Việt Nam đến năm 2030 và tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ban hành ngày 21/9/2024.
Phó Thống đốc NHNN: Cho vay ưu đãi sau bão Yagi phải 'nói thật làm thật'

Phó Thống đốc NHNN: Cho vay ưu đãi sau bão Yagi phải 'nói thật làm thật'

Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước yêu cầu các ngân hàng thực hiện đúng cam kết trong việc triển khai các gói vay ưu đãi, tránh việc chỉ xuất hiện trên truyền thông mà không mang lại hiệu quả thực tế.
Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3

Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3

Các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh chịu thiệt hại do bão số 3 sẽ được miễn, giảm và gia hạn nhiều loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên,...
Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Chiều 14/9, đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam dẫn đầu về thăm, tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt ở xã Hà Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương).
Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi tại Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Thành phố Đà Nẵng trao quà, chia sẻ khó khăn sau bão số 3 với tỉnh Hải Dương

Thành phố Đà Nẵng trao quà, chia sẻ khó khăn sau bão số 3 với tỉnh Hải Dương

Chiều 10/9, đoàn công tác của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng do ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch HĐND thành phố làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và trao quà hỗ trợ cho tỉnh Hải Dương sau cơn bão số 3 (bão Yagi).
Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất sửa đổi 5 nhóm chính sách

Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất sửa đổi 5 nhóm chính sách

Ngày 9/9, tại Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo lấy ý kiến các tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đề xuất điều chỉnh 5 nhóm chính sách chính, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đưa nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Đưa nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Chính phủ yêu cầu gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội trong việc phát triển nhà ở xã hội. Đưa phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương.
Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Thủ tướng yêu cầu điều hành ngân sách đảm bảo nguồn trả lương, chính sách an sinh xã hội, dự phòng cho chi phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách phát sinh.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9

Quy định mới về tính toán giá bán điện bình quân, giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và thang lương, bảng lương với người lao động, ... có hiệu lực từ tháng 9/2024.
Xem thêm