Tổng giám đốc Vietnam Airlines Lê Hồng Hà nhấn mạnh, ngành hàng không và du lịch có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, do vậy cần một chương trình thống nhất, dài hạn để phát triển.
Năm 2022 đánh dấu sự phục hồi của thị trường hàng không Việt Nam khi mở cửa bầu trời sau 2 năm đại dịch, thế nhưng tình hình kinh doanh của các hãng hàng không lại nêu ra thực trạng càng bay càng lỗ.
Bắt đầu từ ngày 13/2, Vietnam Airlines chính thức nối lại đường bay giữa Hà Nội và Kuala Lumpur (Malaysia) với tần suất 4 chuyến/tuần vào các ngày thứ 3, thứ 5, thứ 6 và Chủ nhật.
Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) vừa khai trương đường bay thương mại quốc tế TP HCM - Bangkok, đánh dấu chặng bay quốc tế thứ hai của hãng hàng không du lịch này sau chặng Hà Nội - Bangkok.
Tiếp đà phục hồi ngành du lịch, Vietravel ghi nhận mức doanh thu tăng mạnh so với cùng kỳ đạt 1.133 tỷ đồng, tuy nhiên do giá vốn hàng bán tăng nên lợi nhuận gộp công ty chỉ thu về 27 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Vietravel cũng sẽ chào bán riêng lẻ 6 triệu cổ phiếu với giá 12.000 đồng/cổ phiếu.
Theo Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước) Phạm Chí Quang, room tín dụng còn lại của năm 2022 là rất lớn (3,5-4%), tương đương 300-400 nghìn tỷ đồng. Các ngân hàng thương mại đang "đốt đuốc" tìm doanh nghiệp tốt để cho vay.
CTCP Du lịch và Tiếp thị Giao thông vận tải Việt Nam (Vietravel, mã Upcom: VTR) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý III/2022 ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 6.997 tỷ đồng sau 2 quý bão lỗ.
Vận chuyển hàng hoá qua đường hàng không là lĩnh vực cho thấy tiềm năng lớn trong bối cảnh thương mại điện tử phát triển, chuỗi cung ứng toàn cầu bị đứt gãy. Nhưng các hãng bay Việt Nam lại đang lép vế trong ngành này, ngay trên sân nhà.
Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 9/9 thông báo, cổ phiếu VTR của Vietravel sẽ bị hạn chế giao dịch từ ngày 13/9 và chỉ được phép giao dịch vào phiên thứ 6 hàng tuần, do doanh nghiệp này bị âm vốn chủ sở hữu.
Du lịch phục hồi giúp doanh thu mảng này của Vietravel tăng gấp 2 lần cùng kỳ, đạt gần 1.000 tỷ đồng. Tuy nhiên do khoản lỗ từ mảng hàng không, nên lợi nhuận doanh nghiệp vẫn ghi nhận con số âm.
Bên cạnh những doanh nghiệp báo lãi tăng trưởng mạnh trong quý 1/2022 thì nhiều công ty cũng ghi nhận lợi nhuận âm, có những cái tên quen thuộc như FLC, HAGL Agrico, Becamex TDC, Fecon…
Nhiều doanh nghiệp lữ hành hiện chưa thể xúc tiến và chào bán các sản phẩm du lịch trong mối lo ngại vắng khách, vì hiện họ vẫn chưa nhận được chỉ đạo hay hướng dẫn cụ thể về mở cửa du lịch như thế nào kể từ ngày 15/3 tới.
Trong 3 tháng cuối năm 2021, doanh thu tài chính của Vietravel tăng đột biến lên 360 tỷ đồng chủ yếu đến từ lãi bán vốn công ty con. Nhờ đó, đại gia ngành du lịch đã có lãi trở lại, ngắt mạch thua lỗ 4 quý liền trước đó.
Liên tục lỗ nặng qua từng quý đẩy khoản lỗ ròng 9 tháng của Vietravel lên con số 485 tỷ đồng, gấp 7 lần cùng kỳ năm trước. Lỗ lũy kế tính đến cuối quý 3 lên đến 517,6 tỷ đồng khiến công ty âm vốn chủ sở hữu 310 tỷ đồng.
Theo kế hoạch, việc rót vốn sẽ được thực hiện trong năm nay, đúng thời điểm ngành hàng không đang có những tín hiệu tích cực cho hồi phục.
Công ty cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel, UPCoM: VTR) vừa công bố thông tin về 11 cổ đông đăng ký chuyển nhượng cổ phiếu nhằm góp vốn bằng cổ phiếu để thành lập Công ty cổ phần Vietravel Holdings.
Sau hơn 4 tháng tạm dừng do ảnh hưởng bởi COVID-19, Vietravel đã chính thức khởi động trở lại hơn 30 văn phòng bán tour, dịch vụ du lịch trên toàn quốc từ ngày 18/10/2021.