GVR và DPR cùng tăng trần trong phiên 12/3. |
Kết phiên 12/3, VN-Index đóng cửa ở mốc 1.245 điểm, tăng gần 10 điểm so với kết phiên hôm qua. HNX-Index và UPCoM cùng tăng nhẹ. Thanh khoản sụt giảm với tổng giá trị giao dịch trên kênh khớp lệnh đạt hơn 21.000 tỷ đồng. Trong đó, khối ngoại chiếm hơn 4.600 tỷ đồng và bán ròng hơn 170 tỷ đồng trên sàn HoSE.
MWG bị bán ròng mạnh nhất với giá trị 263 tỷ đồng. VIX cũng bị bán ròng 145 tỷ đồng. Danh sách còn có MSN, VNM 54 tỷ đồng; HSG 40 tỷ đồng; SBT, DCM, GEX trên 30 tỷ đồng; KBC, chứng chỉ quỹ FUESSVFL, SSI, VCG, SAB, HPG trên 20 tỷ đồng…
Ngược lại, EIB dẫn đầu chiều mua ròng với giá trị hơn 70 tỷ đồng, kế đến là HAH 64 tỷ đồng, VRE 58 tỷ đồng, STB 52 tỷ đồng, FRT 49 tỷ đồng, BID 39 tỷ đồng; VIC, FTS, VHC trên 30 tỷ đồng…
VN30 tăng hơn 7 điểm lên mốc 1.242,23 điểm. Sau vài phiên nhóm cổ phiếu bluechip bị chốt lời, nhóm này đã đi chậm hơn VN-Index.
Bluechip tác động tích cực nhất là GVR, tăng trần lên mức giá 31.600 đồng/cp, khớp lệnh đột biến gần 9,5 triệu đơn vị. Từ đầu năm 2024 đến nay, cổ phiếu của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam đã tăng 60% giá trị và đang ở vùng đỉnh 2 năm.
Đa số các mã khác trong VN30 cũng kết phiên trong sắc xanh. BID hồi phục đáng kể với mức tăng gần 3%. VRE tăng 2,9%. TCB, PLX, MSN, HPG, FPT, CTG, BCM tăng 1-2%... Chiều giảm có HDB, POW, SAB, SHB, SSI, VIC, VJC, VNM; tuy nhiên mức giảm không đáng kể.
Dòng tiền hôm nay ưu ái các nhóm cổ phiếu nhỏ, có câu chuyện hấp dẫn. Đáng chú ý nhất là nhóm cổ phiếu các doanh nghiệp cao su đầu ngành. Ngoài GVR thì DPR của Cao su Đồng Phú cũng tăng trần; PHR của Cao su Phước Hòa tăng 2,6%. Các doanh nghiệp này đang được nhà đầu tư kỳ vọng sẽ tăng trưởng cao khi chuyển đổi đất trồng cao su sang đất khu công nghiệp.
Nhóm công nghệ thông tin cũng cho hiệu suất vượt trội, với FPT +1,7%, CTR +4,8%, CMG +3,6%, ELC tăng trần. FPT vẫn đang loay hoay ở vùng đỉnh quanh 112.000 đồng/cp, trong khi CTR của Công trình Viettel tiếp tục chinh phục kỷ lục mới (117.900 đồng/cp). Với việc tăng trần, ELC của CTCP Công Nghệ - Viễn thông Elcom cũng vươn lên mức giá cao nhất trong lịch sử niêm yết là 23.850 đồng/cp.
Các nhóm trụ cột tuy không có nhiều mã đột phá nhưng vẫn là trụ cột để kéo thị trường. Nhóm ngân hàng có BID tác động tích cực nhất, cùng với đó là TCB +2%, CTG +1%. VCB, STB tăng nhẹ. Chiều giảm có SHB, HDB, NVB, PGB, VBB. Nhiều mã đứng tham chiếu như ACB, SSB, TPB, VIB, VPB…
Nhóm xây dựng và bất động sản tăng đáng kể có VRE +2,9%, PC1 +2,5%, CTD +2,3%, NLG +1,4%, VPI 1,4%, TIP +3,7%, TCD +2,8%. DIG, NVL, VHM, PDR, KDH, CII, FCN tăng nhưng tỷ lệ chỉ dưới 1%. Chiều giảm có VIC -0,5%, DXG -1,4%, KBC -0,3%, BCG -1,3%, HTN -4%, HBC -0,7%...
Nhóm chứng khoán tiêu cực hơn, với VIX giảm hơn 3%, VND -1,3%, SHS -1,7%, SSI giảm nhẹ. Nhiều mã nhỏ cũng giảm 1-2% như APG, APS, CSI, SBS, TCI… Chiều tăng có VCI +1,4%, HCM +0,9%, FTS +1%, BSI +1,7%...
Nhìn chung phiên giao dịch hôm nay, thị trường hồi phục nhẹ như kỳ vọng nhưng thanh khoản giảm cho thấy tâm lý nhà đầu tư đang có sự thận trọng nhất định. Thanh khoản cần cải thiện hơn nữa trong các phiên giao dịch tới đây thì thị trường mới có thể quay lại xu hướng tăng.