Dự án nhà ở xã hội do Xây dựng Hòa Bình làm tổng thầu. Ảnh: HBC |
Số cổ phiếu trên bị hạn chế chuyển nhượng 1 năm kể từ ngày kết thúc đợt phát hành. Vốn điều lệ của Xây dựng Hòa Bình nâng từ 2.741 tỷ đồng lên 3.472 tỷ đồng.
Số cổ phần sau tăng vốn là 347 triệu cổ phiếu. Trên thị trường, cổ phiếu HBC đang giao dịch ở vùng giá gần 8.000 đồng/cp, tương ứng vốn hóa 2.776 tỷ đồng.
Theo danh sách công bố trước đó, 99 nhà thầu phụ, đối tác, nhà cung cấp chấp nhận làm cổ đông của HBC bằng cách đổi nợ lấy cổ phiếu (10.000 đồng nợ đổi 1 cổ phiếu). Trong đó, CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC) là chủ nợ lớn nhất, đồng ý hoán đổi số nợ 104,8 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu tại HBC dự kiến sau đợt phát hành là 3,018%.
CTCP Máy xây dựng MATEC đồng ý hoán đổi 88,7 tỷ đồng tiền nợ. Đây là công ty con của Hòa Bình và sẽ sở hữu ngược lại 2,555% cổ phần công ty mẹ.
Tại thời điểm cuối quý 1/2024, tổng nợ phải trả của HBC ở mức hơn 14.700 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm. Trong đó nợ vay giảm 5%, còn gần 4.500 tỷ đồng. Công ty vẫn ghi nhận các khoản phải thu lớn, với hơn 10.200 tỷ đồng. Doanh nghiệp xây dựng phải trích lập dự phòng 2.387 tỷ đồng cho các khoản khó đòi.
Trong quý 1 vừa qua, Xây dựng Hoà Bình đã không còn tình trạng kinh doanh dưới giá vốn. Cộng thêm doanh thu tài chính hơn 100 tỷ đồng, công ty lãi sau thuế 57 tỷ đồng trong quý 1, trong khi cùng kỳ lỗ gần 445 tỷ đồng.
Năm nay, HBC đặt mục tiêu doanh thu đạt 10.800 tỷ đồng, tăng 43% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế 433 tỷ đồng, cải thiện nhiều so với con số âm hơn 1.100 tỷ đồng năm 2023. Đây cũng là mức lợi nhuận tương đương với năm 2019, trước khi các doanh nghiệp xây dựng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19 và sự suy giảm của thị trường bất động sản.
Ông Lê Viết Hải: Vốn chủ sở hữu của Hòa Bình chỉ còn 93 tỷ đồng là ‘khác xa thực tế’ Theo ông Lê Viết Hải, vốn chủ sở hữu của Hoà Bình là khoảng 5.539 tỷ đồng, cao hơn gần 60 lần so với con số trong báo cáo tài chính kiểm toán. |