Xếp hạng tín nhiệm - 'dán nhãn' mức độ rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

Với nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn hợp lý, gia tăng cơ hội khôi phục sự phát triển lành mạnh của thị trường trái phiếu doanh nghiệp, có nhiều lý do để lạc quan về sự phục hồi "chậm mà chắc" của thị trường.

Ông Nguyễn Tùng Anh - Trưởng phòng Nghiên cứu tín dụng và dịch vụ tài chính bền vững, FiinRatings chia sẻ với Mekong ASEAN về những cơ hội nhìn từ thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024.

Mekong ASEAN: Ông đánh giá như thế nào về thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian gần đây?

FiinRatings: Với thị trường sơ cấp, hoạt động phát hành khá sôi động trong hai tháng cuối năm 2023 và riêng tháng 12 cuối năm ghi nhận tổng giá trị phát hành đạt 65,6 ngàn tỷ đồng, tăng trưởng 19% so với cùng kỳ năm 2022.

Năm 2023 đóng lại với tổng giá trị phát hành đạt 338 ngàn tỷ đồng và trong đó phát hành riêng lẻ đạt 303 tỷ đồng, chiếm 89,6% tổng giá trị phát hành và phần còn lại 10,4% tương đương 35 ngàn tỷ đồng từ phát hành chào bán rộng rãi ra công chúng.

Nhìn lại cả năm 2023, có thể thấy thị trường đã trải qua hai sắc thái khác nhau trong giai đoạn nửa đầu và nửa sau, với gam màu xám trong những tháng đầu năm và có phần khởi sắc trong 7 tháng cuối, khi thị trường quay trở lại với hoạt động phát hành với quy mô được duy trì ổn định. Tính đến hết tháng 12, thị trường đã có 7 tháng liên tiếp có giá trị phát hành TPDN đạt trên 33 nghìn tỷ đồng.

Với thị trường thứ cấp, tổng giá trị giao dịch đạt 300 nghìn tỷ đồng, trong đó bao gồm 213 nghìn tỷ đồng đóng góp từ sàn giao dịch trái phiếu riêng lẻ trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) mới đi vào hoạt động từ cuối tháng 7/2023. Riêng trong những ngày đầu năm 2024, giá trị giao dịch bình quân ngày đã cải thiện khá tốt đạt 3,1 nghìn tỷ/ phiên.

Đây là những kết quả đáng khích lệ và qua đó cũng góp phần hình thành đường cong lãi suất trái phiếu theo kỳ hạn, theo ngành và đặc biệt là theo chất lượng tổ chức phát hành qua xếp hạng tín nhiệm đối với một số tổ chức phát hành đã tham gia xếp hạng tín nhiệm.

Mekong ASEAN: Nhiều kỳ vọng các điều chỉnh về khuôn khổ pháp luật và nhận thức về trái phiếu doanh nghiệp hiện tại sẽ mở ra một chu kỳ mới cho sự phát triển của thị trường, một chu kỳ phát triển ổn định hơn, thực chất và có tốc độ tăng trưởng chậm hơn, quan điểm của ông như thế nào?

FiinRatings: Để đạt được những tiến trình ổn định như trên phải kể đến sự tích cực vào cuộc của phía cơ quan quản lý nhằm chuẩn hóa lại hoạt động phát hành và từng bước khôi phục niềm tin của nhà đầu tư.

Điểm chúng ta nhận thấy là nhà đầu tư cá nhân chuyên nghiệp đã bước đầu tham gia trên thị trường sơ cấp với tổng giá trị khoảng 7% trong tổng số 303 tỷ đồng phát hành riêng lẻ. Mặc dù mức độ tham gia còn thấp so với giai đoạn trước kia (khoảng hơn 30%) nhưng chúng tôi tin rằng nhà đầu tư cá nhân đã có sự thấu hiểu rõ ràng hơn về rủi ro đi cùng với trái phiếu doanh nghiệp nhờ sự cải thiện về kê khai thông tin theo quy định mới tại Nghị định 65 về trái phiếu riêng lẻ.

Nghị định 08 đã đem lại cho thị trường thời gian quý báu nhằm hỗ trợ thị trường xử lý vấn đề cũ đã phát sinh qua việc cho phép thực hiện cơ cấu lại nợ trái phiếu, cơ bản là thành công, nhất là với trái phiếu bất động sản và năng lượng tái tạo cũng như một số nhóm ngành gặp khó khăn.

Ngoài ra, Thông tư 02 của NHNN về việc cho phép các ngân hàng thương mại cơ cấu lại nợ và giữ nguyên nhóm nợ tín dụng đối với trường hợp khó khăn cũng đã góp phần tạo ra sự đồng điệu với hoạt động cơ cấu lại nợ trái phiếu doanh nghiệp. Bởi lẽ, một tổ chức phát hành trái phiếu thì thông thường cũng có dư nợ vay tín dụng và những chính sách này đã hỗ trợ cho cả hoạt động tái cấu trúc nợ trong giai đoạn khó khăn vừa qua.

Mekong ASEAN: FiinRatings dự báo thế nào về thị trường trái phiếu doanh nghiệp thời gian tới?

FiinRatings: Về dự báo cho năm 2024, chúng tôi kỳ vọng thị trường sẽ duy trì quy mô phát hành thứ cấp và từng bước đi vào chiều sâu. Điều này có được nhờ mấy lý do sau đây:

Thứ nhất, thị trường đã có thời gian làm quen với những quy định mới đặc biệt là các quy định về mục đích sử dụng vốn, về kê khai hoặc công bố thông tin và về đối tượng nhà đầu tư chuyên nghiệp được phép mua trái phiếu riêng lẻ mặc dù Nghị định 08 đã cho phép lùi thời gian áp dụng đến cuối năm 2023.

Thứ hai, môi trường lãi suất hiện nay tại Việt Nam khá thấp so với giai đoạn trước kia và đặc biệt là trong bối cảnh dự báo trong nửa cuối 2024 và năm 2025 có thể tăng trở lại.

Lãi suất trái phiếu của các doanh nghiệp có chất lượng tín dụng tốt hoặc xếp hạng tín nhiệm cao được chào bán ở mức cao hợp lý so với lãi suất tiền gửi cùng kỳ hạn tại ngân hàng đã được không chỉ nhà đầu tư tổ chức mà cả các nhà đầu tư cá nhân có quy mô tài sản lớn có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư của họ nhằm tối ưu hóa hiệu quả đầu tư.

Thứ ba, xét về nguồn cung phát hành huy động thì chúng tôi dự báo nhiều ngành sẽ huy động trái phiếu trở lại không chỉ tập trung ở ngân hàng và bất động sản như những năm trước kia.

Với các tổ chức tín dụng ngân hàng đều có kế hoạch phát hành trái phiếu nhằm tăng cường năng lực vốn cấp 2 nhằm tạo tiền đề cho tăng trưởng tín dụng các năm sau, cũng như đáp ứng tỷ lệ vốn cho vay trung và dài hạn và những quy định về an toàn vốn của Ngân hàng Nhà nước.

Nhu cầu phát hành trái phiếu của các doanh nghiệp bất động sản vẫn lớn và khi các dự án dần được tháo gỡ về pháp lý thì cũng làm tiền đề cho hoạt động huy động vốn cũng như tái cơ cấu nợ. Ngoài ra, một số ngành khác như thực phẩm, hàng tiêu dùng... cũng có thể tiếp tục phát hành trở lại.

Riêng ngành năng lượng tái tạo thì mặc dù nhu cầu vốn dài hạn là rất lớn nhưng có lẽ chúng ta cần thêm thời gian khi các quy định cụ thể rõ ràng hơn cho việc triển khai các dự án trong quy hoạch điện VIII.

Tuy nhiên cũng cần phải nhấn mạnh, tính ổn định này vẫn ở mức thấp và thị trường còn cần thêm nhiều thời gian để hồi phục trở lại. Một mặt, áp lực TPDN đáo hạn sẽ đạt đỉnh vào năm 2024. Mặt khác, tình hình sản xuất kinh doanh khó khăn, lãi suất huy động giảm nhưng lãi suất vay tại các ngân hàng vẫn ở mức cao tùy theo mức độ rủi ro của khách hàng và dự án… đây có thể coi là những yếu tố tác động chính tới xu hướng thị trường trong năm tới.

Mekong ASEAN: Số liệu FiinGroup cho thấy, áp lực áp lực nợ trái phiếu đến hạn năm 2024 cao, với tổng giá trị thanh toán trái phiếu bao gồm cả gốc và lãi đến hạn cả năm lên tới 376.500 tỷ đồng. Trong đó, ngành bất động sản chịu áp lực lớn nhất. Đây liệu có phải rủi ro lớn nhất đối với thị trường trái phiếu doanh nghiệp năm 2024?

FiinRatings: Đây rõ ràng là một trong các rủi ro chính cho thị trường. Tuy nhiên, trong số đó thì chúng ta cần lưu ý áp lực nợ trái phiếu đến hạn của các doanh nghiệp phi ngân hàng bởi trái phiếu ngân hàng về cơ bản có rủi ro thấp nhất là trong bối cảnh thanh khoản hệ thống ổn định và tốt như hiện nay.

Điều chúng ta cần lưu ý là với bất động sản khi mà giá trị cả gốc và lãi sẽ đáo hạn khoảng 152.000 tỷ đồng vào 2024 trong bối cảnh thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục rõ nét. Nhiều doanh nghiệp sẽ tiếp tục tăng áp lực thanh khoản do phải chuẩn bị nguồn tiền để trả nợ cả gốc và lãi trái phiếu cũ đã phát sinh trong khi pháp lý dự án chưa được cải thiện để có thể tiếp cận vốn vay ngân hàng và nguồn thu khách hàng từ việc mở bán chưa cải thiện.

Xếp hạng tín nhiệm - 'dán nhãn' mức độ rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

Mekong ASEAN: Câu chuyện xếp hạng tín nhiệm đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu thời gian qua cũng được bàn luận rất nhiều. Vậy xếp hạng tín nhiệm sẽ giải quyết câu chuyện rủi ro của thị trường đến đâu?

FiinRatings có gợi ý như nào về bài học kinh nghiệm quốc tế cũng như lộ trình để bắt buộc xếp hạng tín nhiệm với trái phiếu doanh nghiệp - kênh huy động vốn trung, dài hạn chính của nền kinh tế?

FiinRatings: Xếp hạng tín nhiệm giúp "dán nhãn" mức độ rủi ro của nhà phát hành và các công cụ nợ của họ qua đó nhằm hỗ trợ cho thị trường trong việc đánh giá tương quan với lãi suất nhận được. Rủi ro càng thấp thì lãi suất càng thấp và ngược lại rủi ro càng cao thì lãi suất càng cao và thông qua hoạt động giao dịch trên sàn thì đường cong lãi suất chuẩn sẽ dần hình thành làm cơ sở tham chiếu cho nhà đầu tư trong việc lựa chọn trái phiếu và quản trị rủi ro sau đầu tư. Đây là nguyên lý cơ bản trong đầu tư công cụ nợ ở bất kỳ thị trường nào.

Mặc dù các ngân hàng khi cấp tín dụng cũng tự thực hiện xếp hạng tín nhiệm về khách hàng của họ. Tuy nhiên, khi các doanh nghiệp đi huy động hay vay tiền từ thị trường và công chúng thì đòi hỏi phải có những đơn vị độc lập thực hiện điều này. Bởi thực tế, khi doanh nghiệp tự xếp hạng về mình hoặc đơn vị tư vấn phát hành tự xếp hạng về trái phiếu mà họ tư vấn thì sẽ thiếu sự độc lập và thiếu sự chuẩn hóa về điểm xếp hạng chung cho toàn bộ thị trường.

Điểm chúng ta cần lưu ý là thực tế đơn vị xếp hạng chỉ đưa ra điểm xếp hạng một cách độc lập và không thể tư vấn hay hỗ trợ giúp doanh nghiệp có sức khỏe tài chính tốt hơn hay tệ đi, mà giúp cho nhà đầu tư hiểu được giá trị của rủi ro họ có thể phải nhận, và đầu tư theo khẩu vị của mình. Dĩ nhiên, dựa vào kết quả xếp hạng độc lập đó thì doanh nghiệp và đơn vị tư vấn của họ sẽ có những biện pháp nhằm cải thiện hồ sơ tín dụng và qua đó dần cải thiện mức xếp hạng tín nhiệm trên thị trường để có thể có những lợi ích về huy động vốn trên thị trường.

Việc xác định thang bậc xếp hạng tín nhiệm cũng giúp thị trường nắm rõ được thông tin hơn và lành mạnh hóa các vấn đề về rủi ro, cũng chính là tạo động lực cho phía cầu của thị trường, giúp hai bên nhà phát hành/nhà đầu tư hiểu nhau hơn và có quyết định chính xác hơn.

Xếp hạng tín nhiệm - 'dán nhãn' mức độ rủi ro trái phiếu doanh nghiệp

Do đó, tôi cho rằng việc xếp hạng tín nhiệm bắt buộc có thể không nhất thiết phải dựa vào các chỉ số tài chính, mà mọi trái phiếu được bán tới nhà đầu tư cá nhân (dù chuyên nghiệp hay không) đều nên được xếp hạng.

Đây cũng là thông lệ của các thị trường trong khu vực khi mà tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín nhiệm tại một số nước trong khu vực khá cao, ví dụ 82% tại Indonesia, 65% tại Thái Lan, 54% tại Malaysia và 26% tại Philippine vào cuối năm 2022 trong khi đó tại Việt Nam tỷ lệ này là 0%.

Hiện nay, xếp hạng tín nhiệm đã trở thành một thông lệ và văn hóa kinh doanh ở hầu hết các nước trên thế giới và trong khu vực nhằm minh bạch thông tin giữa doanh nghiệp và nhà đầu tư.

Về phía nhà đầu tư, ở một số nước có thị trường vốn phát triển, ví dụ Thái Lan cũng yêu cầu các định chế đầu tư đại chúng khi quản lý tiền của nhà đầu tư và đòi hỏi có sự an toàn cao như quỹ mở, quỹ tương hỗ trái phiếu, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm, công ty bảo hiểm,... được yêu cầu phải đầu tư vào trái phiếu được xếp hạng tín nhiệm. Chúng tôi cũng kỳ vọng đây là một hướng đi nhằm phát triển cơ sở nhà đầu tư TPDN tại Việt Nam.

Mekong ASEAN: Xin trân trọng cảm ơn chia sẻ của ông!

Giá vàng tăng nhẹ sau Lễ Giáng sinh

Giá vàng tăng nhẹ sau Lễ Giáng sinh

Giá vàng trong nước tăng nhẹ sau Lễ Giáng sinh, với mức điều chỉnh từ 100.000-300.000 đồng mỗi lượng. Trên thị trường quốc tế, vàng đạt 2.628 USD/ounce, tương đương 80,8 triệu đồng/lượng sau quy đổi.
Thị trường vàng nội địa bình lặng trong ngày lễ Giáng sinh

Thị trường vàng nội địa bình lặng trong ngày lễ Giáng sinh

Giá vàng trong nước sáng 25/12 ổn định so với phiên trước, với vàng miếng và vàng nhẫn SJC được niêm yết ngang bằng nhau ở mức 82,3 - 84,3 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC giảm nhẹ, vàng nhẫn biến động trái chiều

Giá vàng miếng SJC giảm nhẹ, vàng nhẫn biến động trái chiều

Giá vàng miếng SJC ngày hôm nay 24/12 giảm 200.000 đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn tăng giảm trái chiều. Trong khi đó, giá vàng thế giới quy đổi thấp hơn vàng trong nước khoảng 4 triệu đồng/lượng.
Thị trường vàng biến động giá trái chiều đầu tuần

Thị trường vàng biến động giá trái chiều đầu tuần

Giá vàng trong nước sáng 23/12 tăng giảm trái chiều. Vàng miếng DOJI và Bảo Tín Minh Châu giảm 100.000 đồng/lượng, trong khi SJC tăng 500.000 đồng/lượng. Giá vàng thế giới hồi phục lên 2.629 USD/ounce, giảm 2% trong tuần qua.
Giá vàng cuối tuần giao dịch quanh ngưỡng 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng cuối tuần giao dịch quanh ngưỡng 84 triệu đồng/lượng

Giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước tiếp tục tăng mạnh trong phiên 22/12, với mức bán ra phổ biến trên 84 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giá so với thị trường quốc tế duy trì ở mức 3,7 triệu đồng/lượng.
Vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Vàng miếng SJC và vàng nhẫn đồng loạt giảm giá

Giá vàng trong nước ngày 20/12 tiếp tục giảm mạnh, với vàng miếng SJC lùi về 81,6 - 83,6 triệu đồng/lượng, mức thấp nhất một tháng. Vàng nhẫn và giá vàng thế giới cũng đồng loạt suy giảm.
Đồng USD leo đỉnh, tỷ giá trung tâm cao kỷ lục

Đồng USD leo đỉnh, tỷ giá trung tâm cao kỷ lục

Tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với đồng USD ghi nhận tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Trong khi đó, giá USD thế giới hôm nay cũng lên mức cao nhất 2 năm.
Thị trường chứng khoán chao đảo sau quyết định giảm lãi suất của Fed

Thị trường chứng khoán chao đảo sau quyết định giảm lãi suất của Fed

Thị trường chứng khoán thế giới phản ứng xấu với định hướng về chính sách lãi suất trong năm 2025 của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Vàng trong nước trượt giá, mất thêm 1,2 triệu đồng/lượng

Vàng trong nước trượt giá, mất thêm 1,2 triệu đồng/lượng

Vàng nhẫn và vàng miếng của các thương hiệu lớn trong nước đều lao dốc, phản ánh diễn biến suy yếu từ thị trường quốc tế.
Thị trường vàng trong nước biến động khó lường

Thị trường vàng trong nước biến động khó lường

Ngày 18/12, giá vàng nhẫn và vàng miếng trong nước tăng từ 200.000 - 500.000 đồng/lượng, trong khi vàng quốc tế giảm nhẹ do đồng USD mạnh lên, khi nhà đầu tư chờ đợi kết quả họp chính sách của FED.
LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng

LPBank được chấp thuận tăng vốn lên gần 30.000 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - HOSE: LPB) thông báo nhận được công văn chấp thuận từ Ngân hàng Nhà nước về việc tăng vốn điều lệ thêm gần 4.300 tỷ đồng.
Thị trường vàng nhẫn tăng nhiệt, chênh lệch giá tiếp tục nới rộng

Thị trường vàng nhẫn tăng nhiệt, chênh lệch giá tiếp tục nới rộng

Sau phiên biến động mạnh, giá vàng nhẫn tăng khoảng 100.000 - 300.000 đồng/lượng vào ngày 17/12, trong khi giá vàng miếng SJC giữ ổn định.
Vàng miếng rớt giá, mất hơn một triệu đồng mỗi lượng

Vàng miếng rớt giá, mất hơn một triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng miếng trong tuần qua đã đạt mức cao nhất là 87,3 triệu đồng/lượng vào ngày 12/12, nhưng chỉ trong 4 ngày tiếp theo, giá đã giảm mạnh 2,2 triệu đồng mỗi lượng, xuống còn 85,1 triệu đồng/lượng.
Biến động giá vàng tuần qua: Xu hướng khó đoán

Biến động giá vàng tuần qua: Xu hướng khó đoán

Phiên cuối tuần, giá vàng thế giới vẫn tiếp tục giảm, khiến giá vàng nhẫn 9999 trong nước vào ngày 14/12 giảm thêm 500.000 đồng/lượng.
Giá vàng trượt dốc, mất mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng trượt dốc, mất mốc 87 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước bất ngờ giảm mạnh, theo sát xu hướng điều chỉnh của giá vàng thế giới, với mức giảm tới 700.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra đối với vàng miếng SJC.
Giá vàng bứt phá: Vàng nhẫn, vàng miếng tăng chóng mặt

Giá vàng bứt phá: Vàng nhẫn, vàng miếng tăng chóng mặt

Trong khi giá vàng nhẫn tiến sát mốc 86 triệu đồng/lượng, vàng miếng cũng vượt ngưỡng 87 triệu đồng/lượng, theo sát đà tăng của giá vàng thế giới.
Vàng nhẫn tăng giá nhẹ, bám sát diễn biến thị trường thế giới

Vàng nhẫn tăng giá nhẹ, bám sát diễn biến thị trường thế giới

Giá vàng nhẫn trong nước mở đầu tuần mới với mức tăng nhẹ, theo sát đà tăng của giá vàng thế giới.
TCBS muốn chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng

TCBS muốn chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng

CTCP Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) vừa công bố nghị quyết HĐQT, phê duyệt các công việc liên quan đến việc chào bán 5.000 tỷ đồng trái phiếu ra công chúng.
Giá vàng biến động liên tục, nhà đầu tư lỗ gần 3 triệu đồng/lượng sau một tuần

Giá vàng biến động liên tục, nhà đầu tư lỗ gần 3 triệu đồng/lượng sau một tuần

Giá vàng trong nước tuần qua ghi nhận nhiều biến động với mức giảm mạnh cùng chênh lệch mua - bán cao. Điều này khiến nhà đầu tư phải đối mặt khoản lỗ lên tới gần 3 triệu đồng/lượng chỉ trong vòng một tuần.
IPA chào bán thành công lô trái phiếu thứ 5 trong năm 2024

IPA chào bán thành công lô trái phiếu thứ 5 trong năm 2024

Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội vừa công bố kết quả phát hành trái phiếu của CTCP Tập đoàn Đầu tư IPA (HNX: IPA).
Vàng miếng SJC mất mốc 85 triệu đồng/lượng sáng nay

Vàng miếng SJC mất mốc 85 triệu đồng/lượng sáng nay

Thị trường vàng trong nước đang chịu áp lực từ đà giảm của giá vàng thế giới. Sáng 6/12, giá vàng miếng SJC rớt khỏi mốc 85 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trong nước bình ổn trước biến động quốc tế

Giá vàng trong nước bình ổn trước biến động quốc tế

Thị trường vàng trong nước tiếp tục giữ mức giá ổn định, không ghi nhận biến động đáng kể dù giá vàng thế giới có xu hướng tăng nhẹ.
Bitcoin lần đầu vượt ngưỡng 100.000 USD

Bitcoin lần đầu vượt ngưỡng 100.000 USD

Bitcoin lần đầu tiên tăng lên trên 100.000 USD vào ngày 5/12. Giá giao dịch gần nhất là 100.027 USD vào lúc 2h40' giờ GMT (9h40' sáng giờ Hà Nội), tăng 2,2% so với phiên trước đó.
VN30 đè nặng thị trường, VN-Index bị ép về ngưỡng 1.240 điểm

VN30 đè nặng thị trường, VN-Index bị ép về ngưỡng 1.240 điểm

25/30 cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 giảm điểm là một trong những tác nhân chính khiến chỉ số VN-Index giảm mạnh trong phiên 4/12.
Giá vàng tăng nhẹ trở lại

Giá vàng tăng nhẹ trở lại

Giá vàng tăng đều ở cả vàng miếng lẫn vàng nhẫn, trong bối cảnh thị trường quốc tế ổn định và nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi các tín hiệu kinh tế mới.
Huy động được 20.760 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu

Huy động được 20.760 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ qua đấu thầu

Lũy kế đến 30/11/2024, Kho bạc Nhà nước đã huy động được 323.006,5 tỷ đồng qua trái phiếu chính phủ, đạt 80,75% kế hoạch năm 2024.
Giá vàng nhẫn biến động: Giảm sâu rồi bật tăng trở lại

Giá vàng nhẫn biến động: Giảm sâu rồi bật tăng trở lại

Sau phiên giảm mạnh, giá vàng nhẫn tròn trơn bất ngờ quay đầu tăng trở lại trong sáng 3/12, tuy nhiên so với mức đỉnh cuối tháng 10, giá vàng nhẫn vẫn thấp hơn gần 5 triệu đồng mỗi lượng.
VN-Index ‘chật vật’ giữ mốc 1.250 điểm trong phiên đầu tháng 12

VN-Index ‘chật vật’ giữ mốc 1.250 điểm trong phiên đầu tháng 12

Sức ép từ nhóm VN30 đẩy VN-Index rơi vào vùng giá đỏ và có thời điểm mất mốc 1.250 điểm. Tuy nhiên, VN-Index vẫn giữ vững mốc quan trọng này nhờ nhịp phục hồi vào cuối phiên chiều 2/12.
Giá vàng giảm nửa triệu đồng mỗi lượng

Giá vàng giảm nửa triệu đồng mỗi lượng

Bước sang tháng 12, giá vàng trong nước ghi nhận phiên giảm mạnh, với mức giảm lên tới 500.000 đồng/lượng ở cả chiều mua vào và bán ra.
Giá vàng trong nước biến động liên tục trong tháng 11

Giá vàng trong nước biến động liên tục trong tháng 11

Trong suốt tháng 11, giá vàng trong nước đã có những biến động mạnh, có thời điểm vọt lên 90 triệu đồng/lượng, nhưng cũng không ít lần giảm sâu xuống mức 80 triệu đồng.
Giá vàng nội địa đảo chiều, ghi nhận đà tăng trở lại

Giá vàng nội địa đảo chiều, ghi nhận đà tăng trở lại

Sau những phiên giảm mạnh, giá vàng miếng SJC và vàng nhẫn 99,99 đã tăng từ 200.000 - 900.000 đồng/lượng, phát tín hiệu phục hồi tích cực.
Gỡ nút thắt tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa qua chấm điểm tín dụng

Gỡ nút thắt tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp nhỏ và vừa qua chấm điểm tín dụng

Dự án "Tăng cường tiếp cận tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ thông qua chấm điểm tín dụng" do FiinGroup hợp tác với IPSC thực hiện vừa chính thức khởi động.
Giá vàng trồi sụt thất thường, giảm nhẹ sau nhịp phục hồi

Giá vàng trồi sụt thất thường, giảm nhẹ sau nhịp phục hồi

Đà tăng mong manh của giá vàng ngày hôm qua không thể kéo dài khi thị trường sáng nay chứng kiến mức giảm đáng kể.
Eximbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 18.700 tỷ đồng

Eximbank được chấp thuận tăng vốn điều lệ lên gần 18.700 tỷ đồng

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank - HOSE: EIB) vừa công bố quyết định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, chấp thuận sửa đổi mức vốn điều lệ của ngân hàng là 18.688 tỷ đồng.
Giá vàng phục hồi nhẹ sau cú lao dốc mạnh

Giá vàng phục hồi nhẹ sau cú lao dốc mạnh

Sau phiên giảm mạnh, giá vàng hôm nay đã ghi nhận mức phục hồi nhẹ, đánh dấu sự khởi sắc trở lại của thị trường.
Khối ngoại tiếp tục giải ngân, VN-Index chinh phục ngưỡng 1.240 điểm

Khối ngoại tiếp tục giải ngân, VN-Index chinh phục ngưỡng 1.240 điểm

Dù thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp, chỉ số VN-Index vẫn có mức tăng tích cực để lấy lại mốc 1.240 điểm, với sự quay lại mạnh mẽ của nhà đầu tư nước ngoài.
Xem thêm