5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi

Sáng 28/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị sơ kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả bão số 3.
5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại sự kiện. Ảnh: VGP.

Tại hội nghị, đánh giá về cơn bão số 3 Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh một số đặc điểm: Bão liên tục tăng cấp độ rất nhanh (từ cấp 8 lên cấp 16, giật cấp 17 trong 48 giờ); kéo dài nhiều giờ trên đất liền; hoàn lưu bão gây mưa lũ lớn, tác động 26 tỉnh, thành phố, ảnh hưởng phạm vi rộng, đối tượng nhiều; gây hậu quả nghiêm trọng về tinh thần và vật chất với nhân dân và đất nước.

Trên 1.760 tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3

Việc khắc phục hậu quả do bãi gây ra rất tốn kém, kéo dài nhiều năm và có những mất mát không bao giờ bù đắp được, đó là thiệt hại về người thiệt mạng và mất tích; sang chấn tinh thần của một bộ phận nhân dân còn kéo dài và hậu quả khó lường.

Thủ tướng đánh giá, các công tác cảnh báo, dự báo; tuyên truyền, thông tin; lãnh đạo, chỉ đạo và công tác phòng chống cơ bản tốt, sát tình hình, từ sớm, từ xa. Đặc biệt, sau bão nhân dân đã tự nguyện, tự giác và rất tích cực, chủ động trong ứng phó với bão, mưa lũ.

Tuy nhiên, thiệt hại do bão số 3 và mưa lũ sau bão vẫn rất lớn. Theo thống kê ban đầu của cơ quan chức năng, tính đến ngày 26/9/2024, bão, mưa lũ đã làm 344 người chết và mất tích, gần 2.000 người bị thương; trên 260.000 căn nhà, 1.900 điểm trường bị tốc mái, hư hại, sập đổ, lũ cuốn.

Hàng loạt công trình hạ tầng năng lượng, viễn thông, giao thông, thủy lợi, đê điều bị sự cố; gần 350.000 ha lúa, hoa màu, cây ăn quả bị ngập úng, thiệt hại; 8.100 lồng bè, 31.000 ha nuôi trồng thủy sản bị thiệt hại; trên 4,5 triệu gia súc, gia cầm bị chết; hàng trăm ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp bị sa bồi, thủy phá... ảnh hưởng lớn đến sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân.

Công tác khắc phục hậu quả bão, lũ đã được triển khai rất kịp thời, đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo xuất cấp trên 400 tấn gạo, 350 tỷ đồng và nhiều trang thiết bị cứu hộ cứu nạn, y tế, nhu yếu phẩm khác kịp thời hỗ trợ các địa phương cứu trợ người dân.

Mặt trận Tổ quốc, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam đã vận động, tiếp nhận ủng hộ tiền và hiện vật trị giá trên 1.760 tỷ đồng. Các tổ chức quốc tế và các nước cứu trợ tiền và hàng trị giá trên 22 triệu USD.

Nhiều địa phương trong cả nước, nhiều tổ chức, cá nhân đã hỗ trợ trực tiếp cho các địa phương và người dân bị thiên tai vượt qua khó khăn. Cấp ủy, chính quyền các địa phương đã triển khai đồng bộ, quyết liệt, huy động cả hệ thống chính trị ở địa phương vào cuộc để khắc phục hậu quả thiên tai.

5 bài học kinh nghiệm quan trọng

Sau cơn bão lần này, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 5 bài học kinh nghiệm trong công tác ứng phó với thiên tai gồm:

Thứ nhất, dự báo, cảnh báo phải kịp thời, chính xác, từ sớm từ xa.

Thứ hai, lãnh đạo, chỉ đạo phải bám sát tình hình, quyết liệt, quyết đoán, dám chịu trách nhiệm, có trọng tâm trọng điểm, tất cả vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì nhân dân, đất nước.

Thứ ba, đặt mục tiêu bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của nhân dân và Nhà nước lên trên hết, trước hết để huy động tổng lực mọi nguồn lực của xã hội, của Nhà nước, đặc biệt là phương châm 4 tại chỗ cho phòng chống, khắc phục hậu quả.

Thứ tư, các ngành, các cấp phải căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và chỉ đạo của cấp trên, tình hình thực tế để chủ động, tích cực triển khai các nhiệm vụ, giải pháp.

Thứ năm, coi trọng công tác thông tin truyền thông về tình hình thực tế và hướng dẫn, phổ biến kỹ năng ứng phó, phòng chống, khắc phục hậu quả bão lũ.

Thủ tướng lấy ví dụ để bảo đảm an toàn đập Thác Bà, các cơ quan đã đưa ra những quyết định quan trọng để vừa phải phân lũ ở thượng nguồn, vừa phải chuẩn bị phương án phá đập phụ tại trung nguồn, vừa phải sơ tán người dân ở hạ nguồn, sẵn sàng ứng phó với tình huống xấu nhất, chọn phương án tốt nhất trong các phương án có thể để thiệt hại thấp nhất có thể.

Tương tự, để bảo đảm an toàn đê Hoàng Long (Ninh Bình) thì phải dừng hoạt động của thủy điện Hòa Bình, tăng hoạt động các thủy điện Sơn La, Lai Châu.

5 bài học kinh nghiệm quan trọng sau siêu bão Yagi
Thủ tướng kêu gọi miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam làm bù lại cho những nơi tại miền Bắc bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão lũ. Ảnh: VGP.

Ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh

Thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh mục tiêu vẫn là không để người dân nào bị thiếu ăn, thiếu mặc, bị đói, bị rét, không có chỗ ở; các cháu học sinh sớm tới trường, bệnh nhân được chữa bệnh; nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.

Về nhiệm vụ, giải pháp, Thủ tướng đề nghị các bộ, các ngành, địa phương khẩn trương triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại các công điện và 6 nhóm giải pháp tại Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 của Chính phủ.

Thủ tướng kêu gọi phát huy tinh thần "mỗi người làm việc bằng hai"; những nơi không bị ảnh hưởng như miền Trung, Tây Nguyên, miền Nam làm bù lại cho những nơi tại miền Bắc bị ảnh hưởng, thiệt hại do bão lũ, phấn đấu tăng trưởng cao hơn, đạt kết quả phát triển kinh tế - xã hội cao hơn. Tiếp tục phấn đấu, nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ, mục tiêu của năm 2024, năm 2025 và của cả nhiệm kỳ.

Nhấn mạnh thêm một số nhiệm vụ, Thủ tướng yêu cầu Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính rà soát, đề xuất kinh phí hỗ trợ các địa phương từ nguồn ngân sách dự phòng, bảo đảm phù hợp và công bằng giữa các địa phương. Các cơ quan, đơn vị tiếp tục rà soát, khắc phục hạ tầng giao thông, điện, nước, viễn thông.

Bộ Tư pháp cùng các bộ liên quan rà soát, hoàn thiện thể chế, mà cụ thể là các nghị định, thông tư có các quy định đã lạc hậu, không còn phù hợp để khắc phục hậu quả bão lũ, hoàn thành trong tháng 10/2024. Bộ Quốc phòng và các cơ quan hoàn thiện các tổ chức, nguồn nhân lực theo Luật Phòng thủ dân sự.

Với các gia đình bị mất nhà cửa, phải xây dựng lại, các địa phương, bộ, ngành liên quan phải hoàn thành xong chậm nhất vào 31/12/2024 với vách cứng, nền cứng, mái cứng. Nhân đây, Thủ tướng biểu dương các cơ quan, đơn vị và địa phương đã triển khai rất nhanh việc xây dựng khu tái định cư cho các hộ dân làng Nủ, huyện Bảo Yên và bản Nậm Tông, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai…

Thủ tướng yêu cầu hoàn thành khắc phục cơ sở trường học, bệnh viện, trạm xá trong tháng 10/2024, thiếu cơ chế, chính sách thì đề xuất Chính phủ. Rà soát, thực hiện đầy đủ các chính sách với các đối tượng bị tác động.

Cùng với đó, rà soát, sơ kết, đề xuất thi đua khen thưởng với những người hy sinh, những tập thể, cá nhân làm tốt, các điển hình tiên tiến, chậm nhất trong tháng 10/2024; xử lý những tập thể, cá nhân làm không tốt, không hoàn thành nhiệm vụ, thậm chí vi phạm pháp luật.

Các bộ, ngành, địa phương đề xuất các nhiệm vụ quản lý Nhà nước, rà soát, đánh giá, có chương trình, dự án lâu dài phòng chống sạt lở, thiên tai.

Riêng với cầu Phong Châu bị sập, Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng tỉnh Phú Thọ phải xây dựng lại xong chậm nhất trong năm 2025, nếu cần cơ chế, chính sách thì báo cáo Chính phủ.

Sắp xếp lại bộ máy với phương châm 'Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng'

Sắp xếp lại bộ máy với phương châm 'Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng'

Tiếp xúc cử tri Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết việc sắp xếp lại bộ máy lần này sẽ làm từ trên xuống với phương châm “Trung ương làm gương, địa phương hưởng ứng”, làm với tinh thần “vừa chạy vừa xếp hàng”...
Giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương

Giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách Trung ương

Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình ngày 2/12 đã ký quyết định giao bổ sung, điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn vốn ngân sách trung ương giai đoạn 2021 - 2025.
UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng 6,4% năm 2024

UOB duy trì dự báo kinh tế Việt Nam tăng 6,4% năm 2024

Ngân hàng United Overseas Bank (UOB) dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2024 của Việt Nam đạt 6,4%, năm 2025 tăng trưởng có thể tăng lên 6,6%.
Việt Nam luôn coi trọng sự hiện diện của các doanh nghiệp Singapore

Việt Nam luôn coi trọng sự hiện diện của các doanh nghiệp Singapore

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore, ngày 2/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp một số tập đoàn lớn của Singapore.
Mạng lưới 18 Khu công nghiệp VSIP là biểu tượng hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore

Mạng lưới 18 Khu công nghiệp VSIP là biểu tượng hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, chiều ngày 2/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng 49 năm Quốc khánh Lào

Lãnh đạo Việt Nam gửi điện mừng 49 năm Quốc khánh Lào

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã gửi điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào.
Việt Nam luôn coi Singapore là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực

Việt Nam luôn coi Singapore là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực

Tại cuộc hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Singapore Seah Kian Peng, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định Việt Nam luôn coi Singapore là đối tác quan trọng hàng đầu trong khu vực, chia sẻ lợi ích và tầm nhìn chiến lược chung.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp gỡ cộng đồng người Việt tại Singapore

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, chiều tối 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và phu nhân đã gặp gỡ cán bộ, nhân viên các cơ quan đại diện và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Singapore.
Bắc Bộ sắp đón đợt rét mạnh nhất đầu mùa, Trung Bộ tiếp tục mưa lớn

Bắc Bộ sắp đón đợt rét mạnh nhất đầu mùa, Trung Bộ tiếp tục mưa lớn

Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết khoảng ngày 5-6/12 sẽ có một đợt không khí lạnh mạnh nhất đầu mùa tràn về còn Trung Bộ sẽ tiếp tục có mưa lớn.
'Cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực'

'Cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực'

Đây là một trong những nội dụng được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đặt ra tại Công điện số 125/CĐ-TTg ngày 1/12 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
Phương án nghiên cứu sắp xếp đối với các cấp ủy, tổ chức đảng

Phương án nghiên cứu sắp xếp đối với các cấp ủy, tổ chức đảng

Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng, thực hiện phương án này tối thiểu sẽ giảm 4 cơ quan Đảng trực thuộc Trung ương, 25 ban cán sự đảng, 16 đảng đoàn trực thuộc trung ương.
Ông Đồng Văn Thanh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh được bầu làm Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang

Ông Đồng Văn Thanh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang được bầu giữ chức Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang nhiệm kỳ 2020-2025.
Hướng nghiên cứu, sắp xếp đối với các cơ quan của Quốc hội, MTTQ Việt Nam

Hướng nghiên cứu, sắp xếp đối với các cơ quan của Quốc hội, MTTQ Việt Nam

Phương án nghiên cứu sắp xếp bộ máy đối với một số cơ quan của Quốc hội, MTTQ Việt Nam được Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng đề cập tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết các Nghị quyết của Đảng, sáng 1/12.
Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Thủ tướng: Phấn đấu tăng trưởng GDP khoảng 8% năm 2025

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh năm 2025 phải ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng GDP đạt khoảng 8%, hoàn thành ít nhất 3.000 km đường bộ cao tốc.
Tối thiểu sẽ giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ

Tối thiểu sẽ giảm được 5 bộ, 2 cơ quan trực thuộc Chính phủ

Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng nêu phương án nghiên cứu, đề xuất sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã truyền đạt chuyên đề "Tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế" thông qua cách thức tổ chức và kết quả kỳ họp thứ 8, Quốc hội Khóa XV.
'Đã đủ thế và lực, ý chí và quyết tâm bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc'

'Đã đủ thế và lực, ý chí và quyết tâm bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc'

Tổng Bí thư Tô Lâm nêu rõ quan điểm, hơn lúc nào hết và không thể chậm trễ hơn thời điểm này, đất nước đã đủ thế và lực; đã đủ ý chí và quyết tâm để bước vào kỷ nguyên mới.
Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản, trưa 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai

Thủ tướng yêu cầu tăng cường thu ngân sách các khoản liên quan đến đất đai

Ngày 30/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 124/CĐ-TTg về việc tăng cường đôn đốc thu ngân sách Nhà nước (NSNN) đối với các khoản thu liên quan đến đất đai trong tháng cuối năm 2024.
Sẽ sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội

Sẽ sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả tại các cơ quan của Quốc hội

Tổng thư ký Quốc hội Lê Quang Tùng cho biết, dự kiến cuối tháng 12/2024 hoặc đầu tháng 1/2025 sẽ có kết quả rà soát việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW về sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả của các cơ quan Quốc hội.
Lý do không kéo dài giảm thuế VAT đến hết năm 2025

Lý do không kéo dài giảm thuế VAT đến hết năm 2025

Luật Thuế giá trị gia tăng (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua sẽ có hiệu lực từ 1/7/2025, đây cũng là thời điểm kết thúc chính sách giảm thuế VAT 2%.
Quốc hội sẽ đồng hành cùng Chính phủ hoàn thành mục tiêu KT-XH năm 2025

Quốc hội sẽ đồng hành cùng Chính phủ hoàn thành mục tiêu KT-XH năm 2025

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh Quốc hội sẽ đồng hành cùng Chính phủ, các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị, nỗ lực phấn đấu hoàn thành cao nhất các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.
Tiếp tục giảm 2% thuế VAT, khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Tiếp tục giảm 2% thuế VAT, khởi động lại dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Quốc hội quyết nghị tiếp tục giảm 2% thuế suất thuế giá trị gia tăng trong 6 tháng đầu năm 2025, thực hiện chủ trương đầu tư điện hạt nhân Ninh Thuận sau 8 năm dừng dự án này.
Quốc hội: Chậm nhất tháng 6/2025 phải sửa nghị định về kinh doanh vàng

Quốc hội: Chậm nhất tháng 6/2025 phải sửa nghị định về kinh doanh vàng

Quốc hội yêu cầu Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ và các cơ quan liên quan nghiên cứu có chính sách hạn chế đầu cơ, tích trữ vàng; chậm nhất tháng 6/2025.
Cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

Cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu

Quốc hội cho phép Vietnam Airlines chào bán thêm cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn điều lệ với quy mô tối đa 22.000 tỷ đồng.
Quốc hội đồng ý xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Quốc hội đồng ý xây dựng Trung tâm dữ liệu quốc gia

Theo Luật Dữ liệu vừa được Quốc hội thông qua, dự kiến Chính phủ sẽ thành lập Trung tâm dữ liệu quốc gia. Đây là một đơn vị mới thuộc Bộ Công an và giao Bộ trưởng Công an quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy.
Quốc hội chốt phạm vi, quy mô và vốn dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Quốc hội chốt phạm vi, quy mô và vốn dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam

Quốc hội thống nhất chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, có tổng chiều dài tuyến khoảng 1.541km kéo dài từ Hà Nội đến TP HCM.
Tiêu chí thí điểm làm dự án nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp

Tiêu chí thí điểm làm dự án nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp

Quốc hội nhất trí thí điểm làm dự án nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở, đất ở và đất khác trong cùng thửa đất đối với trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), chưa xóa bỏ bù chéo giá điện

Thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), chưa xóa bỏ bù chéo giá điện

Chiều 30/11, trong ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Điện lực (sửa đổi), với kết quả 439/463 đại biểu tán thành (chiếm 91,65%).
Ukraine để ngỏ việc ngừng bắn với Nga nếu được gia nhập NATO

Ukraine để ngỏ việc ngừng bắn với Nga nếu được gia nhập NATO

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky lần đầu tiên tuyên bố Ukraine có thể đồng ý thỏa thuận ngừng bắn với Nga nếu vùng lãnh thổ do Kiev kiểm soát “nằm dưới sự bảo hộ của NATO”.
Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025

Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025

Sáng 30/11, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết về việc thành lập TP Huế trực thuộc Trung ương với 458/461 đại biểu tán thành (chiếm 95,62% tổng số đại biểu).
Quốc hội họp phiên bế mạc, biểu quyết thông qua nhiều nội dung quan trọng

Quốc hội họp phiên bế mạc, biểu quyết thông qua nhiều nội dung quan trọng

Trong ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ 8, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua các nội dung quan trọng như dự án Luật Điện lực (sửa đổi), chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam...
Nhiều chính sách mới đẩy mạnh đầu tư kinh doanh

Nhiều chính sách mới đẩy mạnh đầu tư kinh doanh

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 4 luật liên quan đến đầu tư đã được Quốc hội thông qua chiều ngày 29/11.
Quốc hội chốt nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng

Quốc hội chốt nâng quy mô vốn dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng

Luật Đầu tư công (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua quy định nâng mức vốn đầu tư với dự án quan trọng quốc gia lên 30.000 tỷ đồng, gấp 3 lần quy định hiện hành.
Chủ tịch nước và Quốc vương Campuchia cùng thưởng trà ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Chủ tịch nước và Quốc vương Campuchia cùng thưởng trà ở Văn Miếu - Quốc Tử Giám

Sáng 29/11, Chủ tịch nước Lương Cường và Quốc vương Campuchia Preah Bat Samdech Preah Boromneat Norodom Sihamoni đã đến thăm Văn Miếu - Quốc Tử Giám và thưởng thức phẩm trà quý của Việt Nam.
Siết quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Siết quy định về phòng cháy đối với nhà ở kết hợp sản xuất, kinh doanh

Sáng 29/11, Quốc hội đã thông qua Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ với tỷ lệ 93,53% tổng số đại biểu tán thành. Luật có hiệu lực từ ngày 1/7/2025.
Xem thêm