5 chỉ dấu cho nhà đầu tư chứng khoán những tháng cuối năm

CHỨNG KHOÁN Việt nAM
06:00 - 09/09/2022
Thị trường chứng khoán còn nhiều triển vọng nhưng nhà đầu tư cần quan sát tốt thông tin.
Thị trường chứng khoán còn nhiều triển vọng nhưng nhà đầu tư cần quan sát tốt thông tin.
0:00 / 0:00
0:00
Mirae Asset dự báo VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng hồi phục trong trung và dài hạn. Còn trong ngắn hạn những tháng tới, nhà đầu tư cần chú ý các vấn đề quan trọng có tác động đến thị trường để lựa chọn cơ hội giải ngân.

Trong báo cáo chiến lược tháng 9 vừa công bố, nhóm phân tích của Chứng khoán Mirae Asset Việt Nam nhận định, tâm lý bi quan trên thị trường chứng khoán Việt Nam đã được cởi bỏ trong tháng 8. Điều này là nhờ các yếu tố: Lạm phát ở Việt Nam và trên thế giới hạ nhiệt; giá dầu và hàng hóa ổn định hơn; sự phục hồi của chuỗi cung ứng toàn cầu.

Định giá thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang là điểm sáng

Trong khi thị trường chứng khoán Mỹ và MSCI (chỉ số chung) các thị trường phát triển, Trung Quốc, Hong Kong giảm điểm trong tháng 8, các thị trường chứng khoán trong khu vực châu Á tăng điểm nhẹ, VN-Index ghi nhận mức tăng điểm khá cao (+6,1% so với tháng trước).

Mặc dù vậy, VN-Index đang giao dịch ở mức P/E 13,7 lần, thấp hơn đáng kể so với mức trung bình 10 năm là 15,1 lần. Mirae Asset cho rằng Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ rất uyển chuyển và kịp thời, giúp Việt Nam chủ động kiểm soát lạm phát.

Điều này đã tạo nền tảng vững chắc cho việc phục hồi kinh tế và lợi nhuận doanh nghiệp tiếp tục tăng trưởng cao trong năm 2022 (với mức đồng thuận của thị trường theo thống kê Bloomberg hiện tại là gần 30% so với cùng kỳ năm ngoái – cao nhất so với mức tăng của hầu hết các thị trường khác trên thế giới), qua đó gián tiếp hạ mức định giá P/E của VN-Index xuống thấp hơn nữa tính theo mức đóng cửa VN-Index cuối tháng 8/2022.

Ngân hàng dẫn dắt đà hồi phục của thị trường trong tháng 8.

Ngân hàng dẫn dắt đà hồi phục của thị trường trong tháng 8.

Thanh khoản thị trường cũng đã cải thiện đáng kể trong tháng 8, với giá trị giao dịch hàng ngày tăng 37% so với tháng trước đó lên khoảng 14.000 tỷ đồng/ngày. Theo phân loại nhà đầu tư, các cá nhân trong nước (chiếm 87,5% tổng giá trị giao dịch) và tổ chức trong nước (gần 6,6% tổng giá trị giao dịch) bán ròng với giá trị lần lượt là 773 và 386 tỷ đồng; tương ứng, khối ngoại (gần 6% tổng giá trị giao dịch) mua ròng 1.158 tỷ đồng.

Trong tháng 8, các nhà đầu tư nước ngoài mua ròng tập trung vào ngành ngân hàng (1.515 tỷ đồng), chứng khoán (616 tỷ đồng), thực phẩm và đồ uống (578 tỷ đồng) và dầu khí (535 tỷ đồng).

Theo Bloomberg, P/E dự phóng cuối năm của thị trường Việt Nam so với các nước trên thế giới vẫn còn thấp, đặt trong bối cảnh thị trường đang được kỳ vọng có mức tăng trưởng EPS gần 29% so với cùng kỳ trong năm 2022 và tiếp tục tăng gần 17% so với cùng kỳ trong năm 2023.

Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước tiếp tục phục hồi, định giá thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đang là điểm sáng hấp dẫn trong mắt những nhà đầu tư nước ngoài, minh chứng qua việc khối ngoại kéo dài đà mua ròng xuyên suốt 5 tháng qua. Trong khi đó, những bất ổn gần đây do các sự kiện địa chính trị trên thế giới càng giúp ưu điểm của Việt Nam nổi bật hơn.

Các nhịp điều chỉnh mở ra cơ hội tích luỹ cổ phiếu

Nhìn về cuối năm 2022, Mirae Asset đã đưa ra 5 vấn đề chính mà nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán nên lưu ý.

Một là giá cả hàng hóa hạ nhiệt góp phần giảm áp lực lạm phát và nới rộng biên lợi nhuận của các nhà sản xuất trong cuối năm 2022.

Hai, thương mại quốc tế dự kiến sẽ tiếp tục tăng mạnh do hạn hán kỷ lục đang xảy ra trên toàn cầu, dẫn đến tình trạng khan hiếm lương thực và các hàng hóa khác trong tương lai.

Ba, tiếp tục thúc đẩy giải ngân đầu tư công để hỗ trợ tăng trưởng GDP, cũng như nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam trong việc thu hút FDI từ quá trình tái cơ cấu chuỗi cung ứng toàn cầu.

Bốn là kết quả kinh doanh khả quan của ngành năng lượng có thể chưa được phản ánh đầy đủ.

Cuối cùng, mặt bằng lãi suất dự kiến tăng nhẹ cuối năm 2022 (với mục tiêu ổn định tỷ giá và kiểm soát lạm phát) sẽ tác động đến các ngành hoặc công ty sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cao.

Mức định giá của VN-Index hấp dẫn hơn so với các thị trường khác nhờ tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận được kỳ vọng duy trì 2 chữ số.
Mức định giá của VN-Index hấp dẫn hơn so với các thị trường khác nhờ tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận được kỳ vọng duy trì 2 chữ số.

Đáng chú ý, đầu tháng 9/2022, Moody’s vừa nâng xếp hạng của Việt Nam từ Ba3 lên Ba2, với triển vọng ổn định.

Tăng trưởng EPS năm 2022 được Mirae Asset dự báo khoảng 17,5% so với năm 2021 (thận trọng hơn mức dự báo hiện tại là 29%). Tương ứng với mức tăng trưởng EPS kỳ vọng, Mirae Asset dự báo VN-Index sẽ tiếp tục xu hướng hồi phục trong trung và dài hạn. Vì vậy, các nhịp điều chỉnh (nếu có, do ảnh hưởng từ việc thế giới tiếp tục tăng lãi suất trong tháng 9) sẽ mở ra cơ hội tích lũy cổ phiếu tốt để đầu tư trong trung và dài hạn.

Dưới đây là cập nhật về triển vọng các ngành trong những tháng cuối năm của Mirae Asset và cổ phiếu tiềm năng:

Ngân hàng: Bộ đệm vốn là nhân tố quyết định tăng trưởng tín dụng trong trung-dài hạn. Nhờ lợi nhuận khả quan của nhóm ngân hàng nói chung trong nhiều năm trở lại đây, kể cả trong giai đoạn Covid-19, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của hầu hết các ngân hàng vẫn được duy trì dù không có quá nhiều lần tăng vốn. Đây là thước đo giúp ngân hàng và các nhà điều hành cân đối giữa rủi ro và tăng trưởng. Trong dài hạn, các ngân hàng có bộ đệm vốn tốt, lợi nhuận tăng trưởng bền vững và sở hữu danh mục tín dụng không có quá nhiều rủi ro tập trung sẽ được nhận hạn mức tăng trưởng tín dụng tốt hơn.

Cổ phiếu tiềm năng: VIB, ACB.

Bán lẻ: Giá cả hàng hóa tăng dần cũng phần nào hỗ trợ biên lợi nhuận của các doanh nghiệp bán lẻ phục hồi dần, vốn suy giảm mạnh trong quý 2 bởi ảnh hưởng tiêu cực của giá xăng dầu. Tuy lạm phát sẽ gây một áp lực nhất định lên tiêu thụ nội địa, Mirae Asset vẫn giữ quan điểm tích cực đối với tăng trưởng của ngành bán lẻ nói chung nhờ sự vượt trội của các yếu tố tích cực so với tiêu cực.

Cổ phiếu tiềm năng: MSN, MWG.

Bất động sản khu công nghiệp (KCN): Ngành KCN tiếp tục duy trì đà tăng trưởng trong kết quả kinh doanh nửa đầu năm 2022. Cụ thể các doanh nghiệp trong ngành ghi nhận doanh thu tăng 24% so với cùng kỳ năm ngoái trong khi đó lợi nhuận sau thuế có mức tăng trưởng lên đến 95%. Các doanh nghiệp có quỹ đất sẵn sàng cho thuê như IDC, BCM, VGC… là những đầu tàu tạo nên sự tăng trưởng ấn tượng này. Các doanh nghiệp đã hết quỹ đất công nghiệp sẵn sàng cho thuê ghi nhận kết quả kém khả quan hơn, đa số đều thể hiện sự sụt giảm cả doanh thu và lợi nhuận.

Cổ phiếu tiềm năng: NTC, IDC, PHR.

Dầu khí: Trường hợp giá dầu Brent duy trì trên 85 USD/thùng, GAS, PVD, BSR, PVT có khả năng duy trì tăng trưởng lợi nhuận kinh doanh chính trên 30% trong nửa cuối năm 2022. Trường hợp giá dầu Brent giảm dưới mức 85 USD/thùng, BSR có rủi ro trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Riêng PVS, giai đoạn cuối năm 2022 sẽ là giai đoạn chuẩn bị triển khai các hợp đồng lớn như dự án Điện gió Hải Long, do đó so với cùng kỳ năm 2021 khả năng chưa có nhiều đột biến.

Cổ phiếu tiềm năng: PVT, BSR, GAS

Năng lượng điện: Theo EVN, sản lượng sản xuất điện Việt Nam trong tháng 7 tăng 7,6% so với cùng kỳ năm ngoái và 7 tháng đầu năm 2022 tăng 4,2%. Trong đó, thủy điện và năng lượng tái tạo ghi nhận mức tăng trưởng cao nhất. Ngược lại, sản lượng nhiệt điện than giảm 20% trong tháng 7 và 17% trong 7 tháng đầu năm. Theo nhận định của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, trong tháng 8/2022, nắng nóng vẫn tiếp tục xuất hiện ở Bắc Bộ và Trung Bộ, tuy nhiên cường độ nắng nóng không gay gắt; khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ sẽ xuất hiện nhiều ngày mưa rào và dông.

Cổ phiếu tiềm năng: PC1, PPC, NT2, BWE.

Dệt may: Trong tháng 8/2022 và 8 tháng đầu năm, giá trị xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam ước đạt 3,8 tỷ USD (+42,4% so với cùng kỳ 2021) và 26 tỷ USD (+23,1%). Tốc độ tăng trưởng trở lại mức cao sau khi giảm tốc trong tháng 7. Hoạt động sản xuất mảng may mặc vẫn duy trì đà tăng trưởng mạnh khi IIP (chỉ số sản xuất) tháng 8 và 8 tháng tăng lần lượt 28,2% và 22,5%. Chỉ số sử dụng lao động ngành may mặc tính đến đầu tháng 8 ghi nhận tăng 18,8% so với cùng kỳ.

Cổ phiếu tiềm năng: TNG.

Công nghệ thông tin: Kết quả kinh doanh nửa đầu năm ngành công nghệ thông tin của các doanh nghiệp niêm yết khả quan, nhờ vào nhu cầu chuyển đổi số mạnh mẽ. Doanh nghiệp đầu ngành như FPT với lợi thế về năng lực tư vấn, sản phẩm và giải pháp công nghệ vẫn duy trì và đẩy mạnh được các đơn hàng từ thị trường nước ngoài lẫn trong nước, với doanh thu và lợi nhuận sau thuế duy trì mức tăng trưởng ổn định. CMG cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh cả doanh thu và lợi nhuận trong 6 tháng đầu năm, với các mảng kinh doanh chính (kinh doanh quốc tế, khối giải pháp công nghệ và viễn thông) đều tăng cao so với cùng kỳ.

Cổ phiếu tiềm năng: FPT.

Xây dựng: Theo Bộ Tài Chính, tính từ đầu năm đến 31/07/2022, giải ngân đầu tư công ước đạt 34,47% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ là 36,71%. Tuy nhận được nhiều sự quan tâm và chỉ đạo của Chính phủ, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công vẫn đang ở mức thấp.

Ngoài ra, Mirae Asset cũng chỉ ra thêm hai cổ phiếu tiềm năng thuộc các ngành khác là DGC của Hoá chất Đức Giang và AST của CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Đấu thầu vàng miếng: Kịch bản nào cho giá vàng?

Chiều nay 17/4, theo kế hoạch, Ngân hàng Nhà nước tổ chức đấu thầu vàng miếng trở lại sau 11 năm gián đoạn, một động thái được giới chuyên gia đánh giá là giải pháp cấp bách ngắn hạn để gia tăng nguồn cung cho thị trường và góp phần hạ nhiệt thị trường.