9 nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất

Chiều 1/3, Lễ công bố Nghị quyết của Quốc hội về thành lập Bộ Nông nghiệp và Môi trường, quyết định về công tác cán bộ đã được tổ chức tại trụ sở Bộ này ở Hà Nội.

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhấn mạnh, đây là dấu mốc có tính lịch sử, mở ra trang mới đối với ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng như ngành tài nguyên và môi trường, tạo thành sức mạnh mới cống hiến cho sự phát triển của đất nước.

Thời gian qua, Đảng uỷ, ban lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức của hai Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên và Môi trường đã hết sức khẩn trương, trách nhiệm, phát huy đổi mới, sáng tạo, hoàn thành khối lượng công việc rất lớn, mang tính lịch sử nhằm triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017 về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng biểu dương, tri ân các thế hệ lãnh đạo, cán bộ hai bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường đã cống hiến, đóng góp trong suốt chặng đường phát triển, và chỉ trong một thời gian ngắn sẻ chia, giành lấy khó khăn về phía mình nhằm hoàn thiện tổ chức bộ máy của Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Theo Phó Thủ tướng, chức năng, nhiệm vụ của hai Bộ có mối quan hệ chặt chẽ, mang tính hữu cơ. Vì vậy, sau khi hợp nhất, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, với 25 nhiệm vụ quản lý, trở thành một Bộ đa ngành, đa lĩnh vực mang tính kinh tế, khoa học kỹ thuật, xã hội, và quản lý những lĩnh vực hết sức quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, gắn với môi trường sống của con người.

Đó không chỉ là phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn, mà cả các nguồn tài nguyên tự nhiên, thiên nhiên, môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu, xoá đói giảm nghèo đa chiều... Bên cạnh những công việc đã quen, Bộ Nông nghiệp và Môi trường phải khẩn trương tiếp cận, tìm hiểu để thực hiện những nhiệm vụ mới được giao. Ví dụ như công tác xoá đói giảm nghèo đa chiều là nhiệm vụ có ý nghĩa chính trị rất lớn đối với sự phát triển bền vững của đất nước, luôn được quốc tế quan tâm, theo dõi nên "phải làm bằng và tốt hơn nữa".

9 nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất
Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, chức năng, nhiệm vụ của hai Bộ có mối quan hệ chặt chẽ, mang tính hữu cơ, vì vậy, sau khi hợp nhất, Bộ Nông nghiệp và Môi trường trở thành một bộ đa ngành, đa lĩnh vực mang tính kinh tế, khoa học kỹ thuật, xã hội, và quản lý những lĩnh vực hết sức quan trọng trong thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, gắn với môi trường sống của con người với 25 nhiệm vụ quản lý. Ảnh: VGP

Phó Thủ tướng cho rằng, cùng những thuận lợi về mô hình tổ chức, bộ máy tổ chức, nhân lực vững mạnh hơn, chặt chẽ, đoàn kết hơn thì sứ mệnh, nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường cũng hết sức nặng nề.

Trong bối cảnh từ nay đến Đại hội XIV của Đảng sẽ tiếp tục có những thay đổi ở hệ thống chính trị, ở chính quyền địa phương, ở phương thức lãnh đạo của Đảng, Bộ Nông nghiệp và Môi trường cần tiếp tục sắp xếp, kiện toàn các đơn vị trực thuộc; thay đổi tư duy, phương pháp luận, cách làm để đáp ứng được những nhiệm vụ hết sức nóng bỏng, cấp bách đối với sự phát triển bền vững của đất nước, đạt cho được mục tiêu đặt ra.

Bộ phải khẩn trương vào cuộc, tổ chức bài bản, khoa học, phân công, phân cấp rõ ràng trong thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, tham mưu chiến lược, với tinh thần "Bộ tinh gọn, chuyên nghiệp, có năng lực tham mưu chiến lược, tỉnh vững mạnh, toàn diện".

Bộ cần đổi mới tư duy xây dựng thể chế, ngắn gọn, rõ ràng, triển khai được ngay. Công chức, viên chức biết phải làm gì, nhưng cũng có không gian cho kiến tạo, phát triển, tránh cầm tay chỉ việc, bỏ tư duy không biết, không quản được thì cấm, mà có những quy định thử nghiệm chính sách có kiểm soát. Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với ngành Nông nghiệp và Môi trường sẽ có nhiều vấn đề mới; đồng thời "phân rõ việc của Bộ, việc của các bộ ngành khác và việc của địa phương". Bộ cần xây dựng, ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn để đánh giá các mục tiêu, nhiệm vụ.

Phó Thủ tướng "đặt hàng" Bộ Nông nghiệp và Môi trường xây dựng, đề xuất và trình lên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ những nhóm nhiệm vụ chiến lược, dài hạn để đưa vào Nghị quyết Đại hội XIV của Đảng và triển khai ngay khi bắt đầu nhiệm kỳ mới; những chương trình, dự án, kế hoạch cấp bách... trong từng lĩnh vực quản lý của Bộ.

"Các đồng chí phải đề xuất được những vấn đề có tính đổi mới, đột phá dựa trên khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, cải cách hành chính, thể chế... chuyển tư duy thành hành động khoa học. Đồng thời nhận diện chính xác những vấn đề bức xúc, yếu kém, đề xuất cách làm với tư duy đổi mới, đột phá mang tính cách mạng. Ví dụ giải quyết tình trạng ô nhiễm không khí, các dòng sông, môi trường tự nhiên không được mông lung, thiếu mục tiêu rõ ràng, và phải hành động ngay," Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nói.

9 nhiệm vụ trọng tâm của Bộ Nông nghiệp và Môi trường

Theo Nghị định số 35/2025/NĐ-CP ngày 25/2/2025 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Môi trường là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: nông nghiệp; lâm nghiệp; diêm nghiệp; thủy sản; thủy lợi; phòng chống thiên tai; phát triển nông thôn; đất đai; tài nguyên nước; tài nguyên khoáng sản, địa chất; môi trường; khí tượng thuỷ văn; biến đổi khí hậu; đo đạc và bản đồ; quản lý tổng hợp tài nguyên và bảo vệ môi trường biển và hải đảo; viễn thám; quản lý Nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của bộ.

Tại Lễ công bố, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nhìn nhận việc hợp nhất hai bộ: Tài nguyên và Môi trường; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là một bước đi quan trọng trong việc thực hiện chiến lược cải cách hành chính, hướng tới một bộ máy Nhà nước tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, đây là niềm tự hào lớn của ngành.

"Việc hợp nhất không chỉ đơn giản là sự thay đổi về cơ cấu tổ chức mà còn là cơ hội để tái cấu trúc, rà soát và nâng cao hiệu quả trên mọi mặt công việc của cả hai Bộ; giúp nâng cao tính hiệu quả trong giữa công tác bảo vệ môi trường với phát triển nông nghiệp, giữa khí tượng thủy văn với phòng chống thiên tai và sản xuất nông nghiệp…, đây đều là các lĩnh vực có mối liên hệ mật thiết, hữu cơ với nhau," Bộ trưởng Đỗ Đức Duy nhấn mạnh.

9 nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao các Quyết định bổ nhiệm cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy và các Thứ trưởng. Ảnh: VGP

Theo Bộ trưởng Đỗ Đức Duy, trong phát biểu chỉ đạo, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã đặt ra các yêu cầu đối với Bộ Nông nghiệp và Môi trường trong việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị của ngành, đóng góp chung vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước.

Bộ trưởng khẳng định, những ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ sẽ được cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch công tác của Bộ trong thời gian tới để tổ chức thực hiện.

Về nhiệm vụ tới đây, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, ngành nông nghiệp và môi trường sẽ tập trung 9 nhiệm vụ chính.

Cụ thể, Bộ NN&MT nhanh chóng ổn định tổ chức sau sắp xếp; đồng thời kiện toàn tổ chức bộ máy, cán bộ của các đơn vị trực thuộc bộ. Bộ tiếp tục tập trung vào công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách, pháp luật, công tác cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Bộ kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc về thể chế, chính sách để khơi thông điểm nghẽn, để huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài nguyên, đặc biệt là nguồn lực đất đai phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bộ NN&MT cũng quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường là trung tâm; xác định môi trường là một trong 3 trụ cột của phát triển bền vững kinh tế - văn hóa xã hội - môi trường. Trên cơ sở đó, ngành tiếp tục tổ chức thực thi hiệu quả Luật Bảo vệ môi trường, tạo bước đột phá về tư duy và hành động để cải thiện môi trường các khu, cụm công nghiệp lưu vực sông, làng nghề, đô thị. Ngành cũng triển khai các mô hình thích ứng, tăng cường sức chống chịu, giảm thiểu tổn thất và thiệt hại do biến đổi khí hậu; hiện đại hóa mạng lưới khí tượng thủy văn, nâng cao chất lượng dự báo, cảnh báo phục vụ công tác phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội.

Bộ đồng thời thực hiện hiệu quả các chiến lược quốc gia, quy hoạch quốc gia, quy hoạch ngành, lĩnh vực, đặc biệt là Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định số 150/QĐ-TTg ngày 28/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ NN&MT cũng thúc đẩy mở cửa thị trường, tăng cường các chuỗi giá trị, chuỗi liên kết sản xuất, và tiếp tục phát triển chế biến sâu; tập trung xây dựng và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu nông sản Việt Nam; phấn đấu đạt chỉ tiêu phát triển 4% của Quốc hội và Chính phủ đã giao.

Bên cạnh đó, Bộ NN&MT đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển tài nguyên số, hoàn thành Hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

Bộ tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý Nhà nước về nông nghiệp và môi trường; làm tốt công tác tuyên truyền, tạo sự thống nhất cao về nhận thức và hành động trong từng tổ chức Đảng đối với các nhiệm vụ về sắp xếp tổ chức bộ máy và triển khai các nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị. Qua đó, tạo sự đồng thuận, quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và tiến tới đại hội Đảng các cấp, chuẩn bị thật tốt cho Đại hội XIV của Đảng.

Cuối cùng, Bộ NN&MT tập trung triển khai, đánh giá kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 – 2025 (đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 90/QĐ-TTg ngày 18/01/2022) và chuẩn bị báo cáo xin ý kiến cấp có thẩm quyền về chủ trương xây dựng các Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn 2026 - 2030 bảo đảm chất lượng, tiến độ và nguồn lực cho Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn tiếp theo.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã trao Nghị quyết của Quốc hội về thành lập Bộ Nông nghiệp và Môi trường cho lãnh đạo Bộ, và trao Quyết định của Thủ tướng chính phủ điều động, bổ nhiệm 10 Thứ trưởng Bộ NN&MT.

Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã ký các quyết định điều động, bổ nhiệm 10 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường, bao gồm 6 Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là ông Nguyễn Hoàng Hiệp, ông Trần Thanh Nam, ông Nguyễn Quốc Trị, ông Phùng Đức Tiến, ông Hoàng Trung và ông Võ Văn Hưng. Cùng 4 Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường là ông Trần Quý Kiên, ông Lê Công Thành, ông Lê Minh Ngân và bà Nguyễn Thị Phương Hoa.

Giá cà phê giảm sâu sau 7 phiên tăng liên tiếp

Giá cà phê giảm sâu sau 7 phiên tăng liên tiếp

Kết phiên hôm qua 17/4, giá cà phê Robusta trên sàn London quay đầu giảm sâu sau 7 phiên tăng liên tiếp, giá cà phê Arabica cũng giảm nhẹ trên sàn New York.
5 giải pháp gợi mở để phát triển lương thực bền vững

5 giải pháp gợi mở để phát triển lương thực bền vững

Phát triển hệ thống tài chính xanh, tăng cường năng lực số, hợp tác đa phương..., là những giải pháp được gợi mở để hướng tới hệ thống lương thực bền vững.
Highlands Coffee và Simexco Đắk Lắk hợp lực phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt

Highlands Coffee và Simexco Đắk Lắk hợp lực phát triển chuỗi giá trị cà phê Việt

Hai doanh nghiệp ký kết hợp tác chiến lược nhằm nâng cao chất lượng, truy xuất nguồn gốc và xây dựng thương hiệu cà phê robusta Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Pin cát, ViGen và loạt sản phẩm xanh góp mặt tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Pin cát, ViGen và loạt sản phẩm xanh góp mặt tại Hội nghị thượng đỉnh P4G

Dự án pin cát của Alternō, ViGen của AI for Vietnam Foundation hay sản phẩm nhựa sinh học của Buyo Bioplastics cùng một loạt sản phẩm xanh khác đã góp mặt tại Triển lãm về Tăng trưởng Xanh.
Công bố nhãn hiệu tập thể ‘Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên’

Công bố nhãn hiệu tập thể ‘Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên’

Việc được công nhận nhãn hiệu tập thể “Dược liệu Khoái Châu - Hưng Yên” là cơ hội để bà con nông dân mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng và gia tăng giá trị kinh tế của sản phẩm.
Phù Cừ là huyện nông thôn mới nâng cao thứ hai của tỉnh Hưng Yên

Phù Cừ là huyện nông thôn mới nâng cao thứ hai của tỉnh Hưng Yên

Ngày 15/4, Huyện ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Phù Cừ tổ chức lễ đón nhận Bằng công nhận huyện đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Triển khai chương trình tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực nông nghiệp

Triển khai chương trình tín dụng 100 nghìn tỷ đồng cho lĩnh vực nông nghiệp

Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn số 2756/NHNN-TD đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện Chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản.
Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các vụ kiện phòng vệ thương mại

Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm về các vụ kiện phòng vệ thương mại

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 86/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
Hải Dương chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để xuất khẩu vải thiều năm 2025

Hải Dương chuẩn bị các điều kiện tốt nhất để xuất khẩu vải thiều năm 2025

Năm nay, vải thiều Hải Dương dự kiến bắt đầu cho thu hoạch từ ngày 20/5, trong đó trà vải sớm sẽ thu hoạch từ 20/5 - 10/6, tập trung cao điểm từ 25/5 - 5/6.
Vinh danh 100 'ngôi sao' hợp tác xã tiêu biểu

Vinh danh 100 'ngôi sao' hợp tác xã tiêu biểu

Tối 11/4, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam tổ chức Lễ tôn vinh và trao giải “Ngôi sao Hợp tác xã - Coop Star Awards 2025” cho 100 hợp tác xã tiêu biểu.
Đến năm 2045 Việt Nam có ít nhất 3 HTX lọt top toàn cầu

Đến năm 2045 Việt Nam có ít nhất 3 HTX lọt top toàn cầu

Đây là chia sẻ của Chủ tịch Liên minh HTX Việt Nam Cao Xuân Thu Vân tại Diễn đàn Hợp tác xã Quốc gia 2025.
Phú Mỹ và Sumagrow Việt Nam hợp tác chiến lược về phân phối phân bón sinh học

Phú Mỹ và Sumagrow Việt Nam hợp tác chiến lược về phân phối phân bón sinh học

Thỏa thuận hợp tác đánh dấu bước khởi đầu quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa danh mục sản phẩm và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững của Phú Mỹ.
Trái bưởi Việt Nam chính thức lên kệ Lotte Mart Hàn Quốc

Trái bưởi Việt Nam chính thức lên kệ Lotte Mart Hàn Quốc

Sự kiện trái bưởi Việt Nam có mặt tại Lotte Mart Hàn Quốc đánh dấu mốc quan trọng đối với ngành xuất khẩu nông sản và khẳng định chất lượng vượt trội của trái cây Việt.
Giá cà phê Robusta lao dốc, rời khỏi mốc 5.000 USD

Giá cà phê Robusta lao dốc, rời khỏi mốc 5.000 USD

Kết phiên hôm qua 7/4, cà phê trên hai sàn tiếp tục lao dốc, trong đó Robusta đã rời khỏi mốc 5.000 USD/tấn.
Hải Dương chủ động kết nối tiêu thụ vải thiều vụ mùa 2025

Hải Dương chủ động kết nối tiêu thụ vải thiều vụ mùa 2025

Việc trực tiếp ký kết hợp tác giữa doanh nghiệp và đơn vị sản xuất nhằm giúp giảm bớt khâu trung gian, nâng cao hiệu quả kinh tế cho người trồng vải thiều Thanh Hà, tỉnh Hải Dương.
Sản xuất thủy sản, gỗ là điểm sáng nông nghiệp trong quý 1

Sản xuất thủy sản, gỗ là điểm sáng nông nghiệp trong quý 1

Quý 1/2025, sản xuất nông nghiệp của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định. Điểm nổi bật là sự tăng trưởng khai thác cá tra và gỗ nhờ nhu cầu mở rộng của các thị trường xuất khẩu như Mỹ, châu Âu, Trung Quốc.
Xuất khẩu thủy sản tăng 26% trong quý 1/2025

Xuất khẩu thủy sản tăng 26% trong quý 1/2025

Quý 1/2025, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 2,45 tỷ USD, tăng 26% so với cùng kỳ năm trước.
Ngành nông nghiệp ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong bối cảnh mới

Ngành nông nghiệp ‘dĩ bất biến, ứng vạn biến’ trong bối cảnh mới

Trước công bố áp thuế đối ứng từ phía Mỹ, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Phùng Đức Tiến cho rằng, nông sản Việt Nam chịu ảnh hưởng trực tiếp nhưng ngành sẽ phải dĩ bất biến, ứng vạn biến.
Giá cà phê quay đầu tăng mạnh

Giá cà phê quay đầu tăng mạnh

Kết phiên hôm qua 1/4, giá cà phê trên cả hai sàn quốc tế đều ghi nhận tăng mạnh.
Sao Ta lập kỷ lục doanh số quý I, chuẩn bị cho thách thức của ngành tôm

Sao Ta lập kỷ lục doanh số quý I, chuẩn bị cho thách thức của ngành tôm

CTCP Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số hợp nhất quý I/2025 đạt hơn 70 triệu USD, mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Giá cà phê tiếp đà lao dốc

Giá cà phê tiếp đà lao dốc

Kết phiên hôm qua 27/3, giá cà phê trên hai sàn quốc tế tiếp tục lao dốc, đánh dấu phiên thứ hai liên tiếp giảm sâu trong tuần này.
Tháo “nút thắt” mặt bằng cho KCN nông nghiệp Thaco tại Thái Bình

Tháo “nút thắt” mặt bằng cho KCN nông nghiệp Thaco tại Thái Bình

Dự án khu công nghiệp (KCN) chuyên nông nghiệp công nghệ cao Thaco – Thái Bình được Tập đoàn Trường Hải đề xuất đầu tư từ năm 2017 với quy mô 250 ha, theo dự kiến sẽ đưa vào hoạt động năm 2025.
Giá cà phê lao dốc

Giá cà phê lao dốc

Kết phiên hôm qua 26/3, giá cà phê trên hai sàn quốc tế đều đồng loạt lao dốc trong bối cảnh đồng USD phục hồi và dự báo thời tiết tại Brazil thuận lợi hơn.
Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Brazil

Sắp diễn ra Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Brazil

Ngày 29/3 sắp tới, Diễn đàn Kinh tế Việt Nam - Brazil sẽ diễn ra tại Hà Nội.
Xuất khẩu nông sản mang về hơn 5 tỷ USD lũy kế đến ngày 15/3

Xuất khẩu nông sản mang về hơn 5 tỷ USD lũy kế đến ngày 15/3

Lũy kế từ đầu năm 2025 đến ngày 15/3, mặc dù nhiều mặt hàng nông sản giảm nhưng kim ngạch xuất khẩu nông sản chung vẫn đạt hơn 5 tỷ USD, chủ yếu nhờ xuất khẩu cà phê tăng cao.
Xuất khẩu cá tra sang thị trường chính tăng cao trong tháng 2/2025

Xuất khẩu cá tra sang thị trường chính tăng cao trong tháng 2/2025

Theo số liệu từ Cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam tháng 2/2025 đã lấy lại đà tăng trưởng, với tổng giá trị đạt 150 triệu USD, tăng 66% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Giá hai mặt hàng cà phê đảo ngược ngay phiên đầu tuần

Giá hai mặt hàng cà phê đảo ngược ngay phiên đầu tuần

Kết thúc phiên đầu tuần 24/3, giá cà phê Robusta suy giảm trong khi Arabica lấy lại sự tăng trưởng.
Ra mắt sổ tay ESG hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và tiếp cận tài chính bền vững

Ra mắt sổ tay ESG hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu và tiếp cận tài chính bền vững

Ngày 24/3, Cục Phát triển Doanh nghiệp tư nhân và Kinh tế tập thể (Bộ Tài chính) phối hợp với Đại sứ quán Anh tổ chức hội thảo giới thiệu Sổ tay hướng dẫn khung triển khai ESG, lập báo cáo ESG.
Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Quốc thăm vùng 'thủ phủ cà rốt'

Bộ trưởng Nông nghiệp Hàn Quốc thăm vùng 'thủ phủ cà rốt'

Sáng 22/3, bà Song Miryung, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp, Thực phẩm và Phát triển nông thôn Hàn Quốc tới thăm vùng sản xuất cà rốt ở xã Đức Chính, Hải Dương.
Xu hướng nhập khẩu tôm tại Mỹ, Trung Quốc và EU

Xu hướng nhập khẩu tôm tại Mỹ, Trung Quốc và EU

Đầu năm 2025, tình hình nhập khẩu tôm tại các thị trường tiêu thụ lớn trên thế giới Mỹ, Trung Quốc và EU có những biến động đáng chú ý.
Chưa đầy 3 tháng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 2 tỷ USD

Chưa đầy 3 tháng, xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã đạt hơn 2 tỷ USD

Với giá cà phê xuất khẩu tăng cao, kim ngạch xuất khẩu cà phê của Việt Nam từ đầu năm 2025 đến nay đã thu về 2,2 tỷ USD chỉ trong chưa đầy 3 tháng.
Giá cà phê Robusta quốc tế phục hồi trong phiên cuối tuần

Giá cà phê Robusta quốc tế phục hồi trong phiên cuối tuần

Sau phiên giảm hôm thứ 5, giá cà phê Robusta đã có sự phục hồi tại phiên cuối tuần 21/3, trong khi đó giá cà phê Arabica lại đi lùi.
Ông Đỗ Hà Nam được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Ông Đỗ Hà Nam được bầu làm Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam

Tại Đại hội nhiệm kỳ IX của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Intimex Group Đỗ Hà Nam được bầu làm Chủ tịch VFA.
Tổng giám đốc ORICO: 'Không cần quá lo lắng khi giá gạo xuống thấp'

Tổng giám đốc ORICO: 'Không cần quá lo lắng khi giá gạo xuống thấp'

Giá gạo của Việt Nam thời gian qua liên tục ở mức thấp, nhưng theo Tổng Giám đốc ORICO Nguyễn Việt Anh, không cần lo lắng quá vì đây chỉ là diễn biến theo quy luật bình thường trong bức tranh cung cầu của ngành gạo.
Việt Nam rà soát cuối kỳ về phòng vệ thương mại với mía đường từ Thái Lan

Việt Nam rà soát cuối kỳ về phòng vệ thương mại với mía đường từ Thái Lan

Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương vừa có thông báo về việc tiếp nhận hồ sơ rà soát cuối kỳ việc áp dụng biện pháp chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp chính thức đối với một số sản phẩm đường mía có xuất xứ từ Vương quốc Thái Lan.
Campuchia thu về hơn 100 triệu USD từ xuất khẩu sản phẩm cao su

Campuchia thu về hơn 100 triệu USD từ xuất khẩu sản phẩm cao su

Hai tháng đầu năm 2025, Campuchia đã thu về hơn 106 triệu USD từ xuất khẩu sản phẩm cao su.
Xem thêm