'Kết quả của kinh tế tuần hoàn phải được hạch toán để đánh giá hiệu quả'

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, không thể bàn mãi về lý thuyết của kinh tế tuần hoàn, phải chuyển lý luận thành chính sách và khuôn khổ pháp lý và kết quả kinh tế phải được hạch toán, để thấy tiếp cận kinh tế tuần hoàn mang lại lợi ích như thế nào.

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thăm quan các gian hàng trưng bày về kinh tế tuần hoàn. Ảnh: Thu Thảo
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà thăm quan các gian hàng trưng bày về kinh tế tuần hoàn. Ảnh: Thu Thảo

Ngày 16/11 tại Hà Nội, Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức “Diễn đàn Kinh tế tuần hoàn Việt Nam 2023: Xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện Kinh tế tuần hoàn”. Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân cho rằng, các sáng kiến về kinh tế xanh, kinh tế carbon thấp, kinh tế tuần hoàn… là những nỗ lực của cộng đồng quốc tế để ứng phó với thách thức về cạn kiệt nguồn tài nguyên, suy thoái và ô nhiễm môi trường, tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng đe dọa đến sự phát triển bền vững.

Đáng chú ý, kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế hướng tới sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên, tái chế chất thải, vừa góp phần bảo vệ môi trường vừa đem lại hiệu quả kinh tế. Đây được coi là một “giải pháp xanh” cho nền kinh tế bền vững, là một trong những nhiệm vụ quan trọng của thế giới.

"Phát triển kinh tế tuần hoàn không chỉ là tái sử dụng chất thải, coi chất thải là tài nguyên mà còn là sự kết nối giữa các hoạt động kinh tế một cách có tính toán từ trước, tạo thành các vòng tuần hoàn trong nền kinh tế. Kinh tế tuần hoàn có thể giữ cho dòng vật chất được sử dụng lâu dài, khôi phục và tái tạo các sản phẩm, vật liệu ở cuối mỗi vòng sản xuất hay tiêu dùng”, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường nói.

Từ thực tế phát triển dựa vào các nguồn tài nguyên, lao động giá rẻ trong gần 40 năm qua đã giúp Việt Nam đạt được nhiều thành tựu về phát triển kinh tế xã hội. Tuy nhiên, ông Võ Tuấn Nhân cho rằng cũng như các quốc gia khác, Việt Nam đang phải đối mặt với nhiều thách thức nghiêm trọng về cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm, suy thoái môi trường và biến đổi khí hậu.

Trước thực trạng trên, Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 13 của Đảng đã khẳng định “khuyến khích phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn để sử dụng tổng hợp và hiệu quả đầu ra của quá trình sản xuất”, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2021-2030, các Nghị quyết của Đảng về các lĩnh vực năng lượng, công nghiệp hóa, đô thị hóa, nông nghiệp - nông thôn - nông dân, phát triển các vùng... đã có định hướng rõ nét.

Để hiện thực hóa các quan điểm chỉ đạo đó, Thứ trưởng Võ Tuấn Nhân cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã chủ trì, phối hợp với các Bộ và các cơ quan liên quan tổ chức xây dựng dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn để cụ thể hóa lộ trình thực hiện kinh tế tuần hoàn được giao tại Điều 142 của Luật Bảo vệ môi trường và sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét ban hành cuối năm nay.

Nhấn mạnh đây là nhiệm vụ khó khăn, phức tạp và có tính liên ngành, trong xây dựng kế hoạch hành động, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã xác định một trong những nguyên tắc căn bản phải đúng với định hướng của Đảng trong phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ môi trường; Góp phần thực hiện thành công các nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu được đề ra có liên quan đến kinh tế tuần hoàn; Phù hợp với kinh nghiệm và xu hướng chung của quốc tế, khu vực ASEAN.

Cùng với đó phải tạo ra không gian mở và không tạo ra các rào cản để các bộ, ngành, địa phương, cộng đồng doanh nghiệp áp dụng kinh tế tuần hoàn vào trong quản lý, sản xuất, kinh doanh, phân phối và tiêu dùng một cách thuận lợi nhất.

'Kết quả của kinh tế tuần hoàn phải được hạch toán để đánh giá hiệu quả'

"Kinh tế tuần hoàn chỉ có thể thành hiện thực khi có sự vào cuộc của tất cả các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Bên cạnh đó, sự hỗ trợ của cộng đồng quốc tế là rất quan trọng”

Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Võ Tuấn Nhân

Bà Ramla Khalidi, Trưởng đại diện thường trú, Chương trình Phát triển Liên hợp quốc (UNDP) khẳng định, trên cơ sở thúc đẩy chuyển dịch sang một nền kinh tế carbon thấp và kinh tế tuần hoàn, Việt Nam có thể dẫn dắt cũng như định hướng con đường phát triển nhằm đạt được các mục tiêu phát triển bền vững, đặc biệt thông qua đầu tư vào 3 nhóm vấn đề chiến lược: Thiết kế tốt hơn cho kinh tế tuần hoàn, thúc đẩy chuyển đổi số và nâng cao vốn con người.

Theo bà Ramla Khalidi, nền kinh tế tuần hoàn phù hợp với mục tiêu sản xuất và tiêu dùng bền vững. Có tới 80% nguy cơ tác động môi trường có thể được xác định ở giai đoạn thiết kế sản phẩm. Bằng cách tạo ra thay đổi từ khâu thiết kế, doanh nghiệp có thể phù hợp hơn với những mong đợi ngày càng tăng của xã hội và yêu cầu quy định.

UNDP khuyến nghị áp dụng lộ trình thiết kế sinh thái, bắt đầu từ các yêu cầu chung mang tính sinh thái cho các sản phẩm như bao bì, nhựa, thực phẩm và đồ uống, dệt may và điện tử, tập trung vào các doanh nghiệp vừa và lớn. Các quy định này từng bước kết hợp với các chính sách về “mua sắm công xanh” sẽ thúc đẩy sức mua của chính quyền địa phương và trung ương để kích thích tiêu dùng và sản xuất bền vững.

Các chính sách tuần hoàn, đầu tư và chiến lược sẽ góp phần thực hiện tham vọng về khí hậu của Việt Nam và xúc tác để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Bên cạnh đó, việc thúc đẩy các tiêu chuẩn Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG) của doanh nghiệp, sẽ khuyến khích sự liên kết của hoạt động kinh doanh và giúp tiếp cận nguồn vốn xanh.

Bàn thêm về tiêu chuẩn ESG, thay mặt cho khối doanh nghiệp trong Mạng lưới Đối tác chuỗi cung ứng Thái Lan tại Việt Nam, ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn SCG chia sẻ, hiện nay, các doanh nghiệp đã áp dụng cách tiếp cận Môi trường – Xã hội – Quản trị (ESG) để đánh giá các tác động bền vững và đạo đức của các khoản đầu tư hay vận hành kinh doanh.

Cách tiếp cận này cũng có nhiều điểm tương đồng với những nguyên tắc của kinh tế tuần hoàn. Với Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn, việc áp dụng ESG trong hoạt động kinh doanh sẽ giúp doanh nghiệp Việt Nam tuân thủ theo định hướng mới.

'Kết quả của kinh tế tuần hoàn phải được hạch toán để đánh giá hiệu quả'

“Để thúc đẩy hơn nữa các tác động của kinh tế tuần hoàn và tiến trình thực hiện, cần có sự hợp tác liên ngành nhằm đạt được những kết quả lớn hơn. Mạng lưới sẽ tích cực cộng tác với các đối tác tại Việt Nam để áp dụng và thực hành các nguyên tắc ESG. Từ đó, thúc đẩy thực hiện kinh tế toàn hoàn và hướng tới mục tiêu tăng cường năng lực cạnh tranh của khối kinh tế ASEAN trên trường quốc tế”

Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành Tập đoàn SCG

Phát biểu chỉ đạo tại diễn đàn, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà nhận định, Việt Nam không thể phát triển như trước, nếu dựa vào khai thác tài nguyên thì với sự phát triển như hiện nay cần 3 lần trái đất thì mới đủ cho không gian sinh tồn. Bởi vậy, kinh tế tuần hoàn là con đường đi, xu thế, dòng chảy chính của thời đại và không thể khác được, mặc dù đối với Việt Nam hiện tại là một thách thức rất lớn.

'Kết quả của kinh tế tuần hoàn phải được hạch toán để đánh giá hiệu quả'
"Câu chuyện của kinh tế tuần hoàn cách đây 5 năm là một điều rất xa, chỉ nằm trên nghiên cứu nhưng đến nay là giải pháp, là bước tiến trên chặng đường hướng tới phát triển bền vững"

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà

Cũng theo Phó Thủ tướng, không thể bàn mãi về lý thuyết của kinh tế tuần hoàn, nếu không có mục tiêu rõ ràng thì không thể thực hiện. Phải phát triển và giữ được những tài nguyên trường tồn là tài nguyên tái tạo và tài nguyên trí thức. Điều này đòi hỏi phải chuyển lý luận thành chính sách và khuôn khổ pháp lý, đặt ra mục tiêu cụ thể cho mỗi bên liên quan. Mọi chi phí, kết quả kinh tế phải được hạch toán, để thấy rằng tiếp cận kinh tế tuần hoàn mang lại lợi ích như thế nào.

Tại diễn đàn, đại diện cơ quan quản lý, các chuyên gia trong nước và quốc tế đã cùng thảo luận về Dự thảo Kế hoạch hành động quốc gia thực hiện kinh tế tuần hoàn. Các ý kiến đều đồng thuận với dự thảo và đóng góp các quan điểm, ý kiến vào lộ trình triển khai trong thời gian tới.

Trong đó, chú trọng cách tiếp cận phù hợp và cơ chế tài chính để thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại các ngành, lĩnh vực từ cấp trung ương đến địa phương nhằm đảm bảo thực hiện các cam kết quốc tế của Việt Nam về biến đổi khí hậu, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và đa dạng sinh học, giảm ô nhiễm môi trường.

Chiều cùng ngày, diễn đàn tiếp tục với 3 phiên chuyên đề.

Chuyên đề 1: Lộ trình triển khai Kế hoạch hành động quốc gia về thực hiện kinh tế tuần hoàn;

Chuyên đề 2: Phương pháp tiếp cận ESG để thực hiện kinh tế tuần hoàn trong doanh nghiệp;

Chuyên đề 3: Cơ chế tài chính cho kinh tế tuần hoàn.

Giá xăng RON 95 giảm xuống mức kỷ lục, dưới 20.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 giảm xuống mức kỷ lục, dưới 20.000 đồng/lít

Sau hai phiên liên tiếp tăng, tại kỳ điều hành giá chiều 3/10, giá xăng trong nước lần nữa giảm về mức thấp kỷ lục trong vòng 2 năm, xuống dưới 20.000 đồng/lít.
Giá xăng có thể đảo chiều giảm vào kỳ điều hành chiều 3/10

Giá xăng có thể đảo chiều giảm vào kỳ điều hành chiều 3/10

Giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (3/10) được dự báo giảm theo diễn biến giá xăng dầu thế giới. Trong trường hợp cơ quan quản lý không tác động đến Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể giảm từ 870-980 đồng/lít.
Thủ tướng: Ứng phó với biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn

Thủ tướng: Ứng phó với biến đổi khí hậu cần hành động nhanh hơn

Đề cập đến bối cảnh cả nước đang nỗ lực khắc phục hậu quả bão số 3 và thiên tai ngày càng khốc liệt, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần hành động nhanh hơn để ứng phó với biến đổi khí hậu.
Thúc đẩy “xanh hoá” năng lượng trong sản xuất: Cần khơi thông chính sách

Thúc đẩy “xanh hoá” năng lượng trong sản xuất: Cần khơi thông chính sách

"Xanh hoá" trong sản xuất là xu hướng tất yếu của cộng đồng doanh nghiệp, đây cũng là giải pháp giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực, chinh phục thị trường.
Xăng RON 95 tăng trở lại mốc trên 20.000 đồng/lít

Xăng RON 95 tăng trở lại mốc trên 20.000 đồng/lít

Tại kỳ điều hành chiều 26/9, giá xăng dầu trong nước được đồng loạt điều chỉnh tăng. Đáng chú ý, xăng RON 95 đã tăng phiên thứ hai liên tiếp, trở lại trên mốc 20.000 đồng/lít.
Bến Tre sắp khởi động dự án đường bộ ven biển kết nối 3 tỉnh ĐBSCL

Bến Tre sắp khởi động dự án đường bộ ven biển kết nối 3 tỉnh ĐBSCL

UBND tỉnh Bến Tre vừa ban hành kế hoạch tổ chức lễ khởi công xây dựng cầu Ba Lai 8 trên tuyến đường bộ ven biển tỉnh Bến Tre và khởi động dự án xây dựng tuyến đường bộ ven biển kết nối tỉnh Bến Tre với Tiền Giang và Trà Vinh.
Giá xăng có thể tăng mạnh vào kỳ điều hành chiều mai

Giá xăng có thể tăng mạnh vào kỳ điều hành chiều mai

Tại kỳ điều hành chiều mai (26/9), giá xăng trong nước được dự báo tăng mạnh từ 700-850 đồng/lít trong trường hợp cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá.
PTSC hợp tác với hai tập đoàn năng lượng Mỹ để phát triển lĩnh vực LNG

PTSC hợp tác với hai tập đoàn năng lượng Mỹ để phát triển lĩnh vực LNG

Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam (PTSC) vừa ký kết Thỏa thuận Đối tác chiến lược với Excelerate Energy, nhà cung cấp hàng đầu về các giải pháp khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) tại Hoa Kỳ với vốn hóa trên sàn NYSE khoảng 2,32 tỷ USD.
Thủ tướng: Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng: Tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương tuyệt đối không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, trước nhân dân nếu để xảy ra thiếu hụt, đứt gãy nguồn cung.
Giá xăng RON 95 quay đầu tăng nhẹ sau khi xuống mức thấp kỷ lục

Giá xăng RON 95 quay đầu tăng nhẹ sau khi xuống mức thấp kỷ lục

Tại kỳ điều hành chiều 19/9, giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng giảm trái chiều.
Giá xăng có tiếp tục giảm vào kỳ điều hành chiều 19/9?

Giá xăng có tiếp tục giảm vào kỳ điều hành chiều 19/9?

Sau khi "chạm đáy" 2 năm vào kỳ điều hành chiều 12/9, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (19/9) được dự báo đảo chiều tăng nhẹ, với mức tăng khoảng 180-250 đồng/lít.
Scatec ASA bán Trang trại điện gió Đầm Nại với giá 40 triệu USD

Scatec ASA bán Trang trại điện gió Đầm Nại với giá 40 triệu USD

Ngày 13/9, Scatec ASA vừa công bố thỏa thuận chuyển nhượng trang trại điện gió Đầm Nại cho Quỹ chuyển đổi năng lượng châu Á SUSI (SAETF) của SUSI Partners.
Doanh nghiệp Việt Nam lắp đặt điện gió tại Philippines

Doanh nghiệp Việt Nam lắp đặt điện gió tại Philippines

Ngày 12/9, IPC E&C Philippines Corp và Goldwind International Philippines, Inc đã ký kết thỏa thuận lắp đặt và cung cấp thiết bị cẩu cho tuabin dự án điện gió trên bờ Kalayaan 2, tại đảo Laguna, Philippines.
Khởi công khảo sát dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân

Khởi công khảo sát dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân

Công ty cổ phần tư vấn xây dựng điện 1 (PECC1) và Viện thiết kế chuyên ngành nhà nước Nga (GSPI) vừa tổ chức Lễ khởi công khảo sát Dự án Trung tâm nghiên cứu khoa học công nghệ hạt nhân tại xã Hàng Gòn, TP Long Khánh, tỉnh Đồng Nai.
Xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít, thấp nhất trong 2 năm

Xăng RON 95 xuống dưới 20.000 đồng/lít, thấp nhất trong 2 năm

Sau 4 phiên liên tiếp giảm, giá xăng RON 95 tại kỳ điều hành ngày 12/9 chính thức mất mốc 20.000 đồng/lít, rơi xuống mức giá thấp nhất trong vòng 2 năm trở lại đây.
Giá xăng ngày mai có thể 'rơi' xuống mốc thấp nhất trong 2 năm

Giá xăng ngày mai có thể 'rơi' xuống mốc thấp nhất trong 2 năm

Dự báo tại kỳ điều hành chiều mai (12/9), giá xăng trong nước có khả năng giảm lần thứ 4 liên tiếp, với mức giảm mạnh từ 1.050-1.250 đồng/lít nếu cơ quan quản lý không tác động đến Quỹ bình ổn giá.
Nhật Bản đầu tư hơn 50 triệu USD cho dự án điện ở Campuchia

Nhật Bản đầu tư hơn 50 triệu USD cho dự án điện ở Campuchia

Chính phủ Nhật Bản đồng ý đầu tư gần 8 tỷ Yên (tương đương 55 triệu USD) để tài trợ cho Dự án mở rộng hệ thống truyền tải và phân phối điện tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia.
Bộ Công Thương ra công điện khẩn yêu cầu đảm bảo an toàn vận hành thủy điện

Bộ Công Thương ra công điện khẩn yêu cầu đảm bảo an toàn vận hành thủy điện

Bộ trưởng Công Thương vừa ký ban hành Công điện số 6844 ngày 9/9 về tăng cường ứng phó với mưa lớn do hoàn lưu bão số 3 và đảm bảo an toàn trong vận hành công trình thủy điện.
Các tỉnh miền núi phía Bắc thiệt hại nặng do ảnh hưởng của bão số 3

Các tỉnh miền núi phía Bắc thiệt hại nặng do ảnh hưởng của bão số 3

Hôm nay (9/9) và ngày mai, khu vực phía Tây Bắc Bộ tiếp tục mưa rất to. Lượng mưa hôm nay từ 50-100mm, có nơi trên 200mm. Ngày mai từ 40-70mm, có nơi trên 100mm. Ngày và đêm 11/9, khu vực này tiếp tục có từ 20-50mm, có nơi trên 80mm.
Bộ Công Thương: Chiều nay 9/9 sẽ cấp lại điện trên toàn TP Hải Phòng

Bộ Công Thương: Chiều nay 9/9 sẽ cấp lại điện trên toàn TP Hải Phòng

Thông tin trên được Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên chia sẻ tại buổi làm việc tối ngày 8/9 của Thủ tướng Phạm Minh Chính với lãnh đạo TP Hải Phòng về công tác khắc phục hậu quả của bão số 3.
Cơ hội nhận tài trợ dành cho startup và sinh viên trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Cơ hội nhận tài trợ dành cho startup và sinh viên trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng

Dự án “Thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực hiệu quả năng lượng” (AIS4EE) chính thức mở đơn đăng ký tham gia cho các doanh nghiệp khởi nghiệp (startup) và nhóm học sinh, sinh viên.
Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó bão số 3 để sớm cấp điện trở lại

Bộ Công Thương ra công điện hỏa tốc ứng phó bão số 3 để sớm cấp điện trở lại

Tối 7/9, Bộ Công Thương có công điện hỏa tốc gửi các địa phương và đơn vị liên quan về việc kịp thời ứng phó, khắc phục thiệt hại, sự cố do bão và hoàn lưu bão gây ra, sớm cung cấp điện trở lại phục vụ người dân tại khu vực chịu ảnh hưởng.
Hà Nội không có chủ trương cắt điện diện rộng do ảnh hưởng của bão

Hà Nội không có chủ trương cắt điện diện rộng do ảnh hưởng của bão

Theo EVNHANOI, TP Hà Nội không có chủ trương cắt điện diện rộng, chỉ một số khu vực mất điện do cây lớn đổ vào hệ thống đường dây truyền tải điện và các đơn vị đang triển khai khắc phục sự cố trong thời gian sớm nhất.
PV GAS khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Bắc - Nam

PV GAS khởi hành chuyến tàu chở LNG đầu tiên trên đường sắt Bắc - Nam

Ngày 6/9, tại ga tàu lửa Trảng Bom, huyện Trảng Bom (Đồng Nai), Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) đã khởi hành chuyến tàu chở những tấn LNG đầu tiên từ Nam ra Bắc; đánh dấu cột mốc quan trọng cho ngành công nghiệp khí tại Việt Nam.
Giá xăng RON 95 thấp kỷ lục, xuống dưới mốc 21.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 thấp kỷ lục, xuống dưới mốc 21.000 đồng/lít

Sau 3 phiên liên tiếp giảm, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành chiều nay (5/9) tiếp tục ghi nhận mức giá mới thấp nhất kể từ đầu năm 2024.
Sản lượng điện sản xuất 8 tháng năm 2024 của TKV tăng gần 10%

Sản lượng điện sản xuất 8 tháng năm 2024 của TKV tăng gần 10%

Theo thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong 31,92 triệu tấn than tiêu thụ trong 8 tháng đầu năm 2024, có tới 27,85 triệu tấn than phục vụ cho công tác sản xuất điện.
V-GREEN triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam

V-GREEN triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam

Sáng 4/9, CTCP Phát triển trạm sạc toàn cầu (V-GREEN) công bố chính thức trở thành đơn vị tiên phong triển khai mô hình trạm sạc nhượng quyền tại Việt Nam.
Giá dầu thế giới chạm đáy gần 9 tháng

Giá dầu thế giới chạm đáy gần 9 tháng

Theo Sở Giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV), thị trường năng lượng chìm trong sắc đỏ trong ngày giao dịch hôm qua (3/9).
Giá xăng ngày mai có thể tiếp tục 'soán' mốc thấp nhất năm 2024

Giá xăng ngày mai có thể tiếp tục 'soán' mốc thấp nhất năm 2024

Dự báo trong kỳ điều hành ngày mai (5/9), giá xăng dầu trong nước có thể tiếp tục giảm lần thứ 3 liên tiếp, với mức giảm nhẹ dao động từ 100-200 đồng/lít.
Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trạm biến áp hơn 700 tỷ đồng tại Nam Định

Chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Trạm biến áp hơn 700 tỷ đồng tại Nam Định

UBND tỉnh Nam Định vừa có Quyết định số 1875 chấp thuận Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia là nhà đầu tư Dự án Trạm biến áp 220kV Nam Định 2 và đường dây đấu nối với tổng vốn đầu tư hơn 729,6 tỷ đồng.
Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Lào là nguồn cung quặng và khoáng sản lớn nhất cho Việt Nam trong ASEAN

Việt Nam nhập khẩu quặng và khoáng sản từ 6 thị trường thuộc ASEAN, trong đó Lào là thị trường cung cấp lớn nhất.
Khánh thành Dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Khánh thành Dự án đường dây 500 kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Sáng 29/8, tại tỉnh Hưng Yên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành Dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Giá xăng tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục từ đầu năm 2024

Giá xăng tiếp tục giảm xuống mức thấp kỷ lục từ đầu năm 2024

Trái với dự báo tăng nhẹ, giá xăng trong nước tại kỳ điều hành chiều nay (29/8) lại tiếp đà giảm xuống mức thấp chưa từng có kể từ đầu năm 2024 đến nay.
Giá xăng tăng hay giảm vào kỳ điều hành chiều 29/8?

Giá xăng tăng hay giảm vào kỳ điều hành chiều 29/8?

Dự báo trong kỳ điều hành chiều mai (29/8), trong trường hợp cơ quan quản lý không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng trong nước sẽ tăng trở lại, tuy nhiên mức tăng không đáng kể.
88% lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Kuwait

88% lượng dầu nhập khẩu của Việt Nam đến từ Kuwait

Trong 8 triệu tấn dầu thô nhập khẩu lũy kế 7 tháng đầu năm 2024, có tới 7,09 triệu tấn Việt Nam nhập từ Kuwait.
Thông tuyến toàn bộ đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Thông tuyến toàn bộ đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối

Chiều tối ngày 27/8, EVNNPT phối hợp với các đơn vị liên quan đóng điện thành công dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Quỳnh Lưu, thông tuyến toàn bộ dường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Xem thêm