Trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, ngành tài chính kế toán Việt Nam đang dần hội tụ các chuẩn mực kế toán quốc gia với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS).
IFRS, viết đầy đủ là International Financial Reporting Standards, được Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Quốc tế (IASB) thiết kế và phát triển. Mục tiêu của IFRS là cung cấp bộ quy tắc lập và trình bày báo cáo tài chính thống nhất, minh bạch và có thể so sánh toàn cầu. Điều này giúp báo cáo tài chính của doanh nghiệp đảm bảo tin cậy và có khả năng so sánh với doanh nghiệp và quốc gia khác. |
IFRS được chấp nhận và áp dụng rộng rãi, phục vụ công tác kế toán ở 166 quốc gia và vùng lãnh thổ. Áp dụng IFRS giúp doanh nghiệp Việt Nam tăng cường tính minh bạch và khả năng cạnh tranh.
Do đó, việc cải thiện chất lượng nguồn nhân lực để đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế về báo cáo tài chính là rất quan trọng.
Ông Phan Vũ Hoàng, Phó Tổng giám đốc Deloitte Việt Nam, nhận định: “Chứng chỉ phối hợp lập báo cáo tài chính quốc tế (CertIFR) là cơ hội tuyệt vời để tiếp cận xu hướng và có được chứng chỉ chất lượng về báo cáo tài chính theo chuẩn mực quốc tế.”
Tại Việt Nam, Bộ Tài chính đã ban hành Quyết định số 345/QĐ-BTC vào ngày 16/3/2020, phê duyệt Đề án "Áp dụng chuẩn mực báo cáo tài chính tại Việt Nam", hướng đến việc áp dụng IFRS và chuẩn mực báo cáo tài chính Việt Nam mới (VFRS). Quá trình chuyển đổi từ Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) sang IFRS, dự kiến sẽ áp dụng bắt buộc sau năm 2025.
Một khóa học về Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế CertIFR ACCA do Audit Care Việt Nam tổ chức. Ảnh: ACV |
Trải qua quá trình đào tạo trong 5 tuần với chương trình gồm 41 chuẩn mực IFRS theo 13 module đề cương đào tạo của ACCA, học viên sẽ nắm được cách thức áp dụng các chuẩn mực IFRS vào thực tế trên toàn cầu, cách thức vận hành của Tổ chức IFRS, Ủy Ban Chuẩn mực kế toán quốc tế IASB, cũng như những thay đổi và yêu cầu cập nhật thường xuyên của IFRS.
Khóa học cũng giúp những người lập báo cáo tài chính, kiểm toán viên hay người sử dụng báo cáo tài chính phân tích được các yêu cầu chính của từng chuẩn mực IFRS cụ thể.
Ngày 15/9 tới đây, ACV sẽ tiếp tục triển khai khóa học mới với lộ trình đào tạo linh hoạt, giúp học viên có thể truy cập bất cứ thời gian nào trong ngày (24/7) để học cùng giảng viên ACCA tại ACV. Mỗi tối thứ 5 hàng tuần, học viên sẽ được hỗ trợ chữa bài, giải đáp thắc mắc qua nền tảng Zoom. Kết quả thi của chứng chỉ CertIFR bản tiếng Việt có giá trị như CertIFR bản tiếng Anh.
Bà Nguyễn Thị Thủy, Giám đốc đào tạo Trung tâm Audit Care Việt Nam. Ảnh: ACV |
Chia sẻ với Mekong ASEAN, bà Nguyễn Thị Thủy, Giám đốc đào tạo tại Trung tâm ACV, cho rằng, sinh viên cũng như những người làm trong ngành tài chính, kế toán, kiểm toán cần phải có kiến thức chuẩn mực và chứng nhận năng lực qua việc học và đạt chứng chỉ quốc tế CertIFR tiếng Việt này.
“Điều này không chỉ giúp nhân sự ngành tài chính, kế toán, kiểm toán nâng cao năng lực chuyên môn, tạo lợi thế cạnh tranh trong công việc, mà còn giúp doanh nghiệp mà họ đang phụng sự tăng khả năng hội nhập quốc tế. Các báo cáo tài chính theo chuẩn quốc tế giúp doanh nghiệp tăng tính minh bạch thông tin, sự chuyên nghiệp và cơ hội cạnh tranh trên thị trường quốc tế, giúp thu hút nhà đầu tư và mở rộng cơ hội vay vốn với chi phí thấp.”
Theo bà Thủy, đối tượng theo học và áp dụng IFRS không chỉ giới hạn ở các doanh nghiệp, tập đoàn lớn, các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp niêm yết, mà cả các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam muốn nâng cao năng lực quản trị báo cáo tài chính.
Khóa học mới nhất của Audit Care Việt Nam thu hút gần 200 học viên tham gia theo hình thức trực tiếp và trực tuyến. Ảnh: ACV |
Trước đó, ACV đã triển khai ba khóa đào tạo MS91 CertIFR ACCA. Mỗi đợt thu hút gần hai trăm học viên với đủ các chức danh nghề nghiệp trong ngành tài chính, kế toán tham gia theo hình thức trực tiếp, trực tuyến và đã nhận về rất nhiều phản hồi tích cực.
Ông Nguyễn Ngọc Bách, nhà sáng lập và hiện đang là Chủ tịch Câu lạc bộ các Giám đốc Tài chính Việt Nam (VCFO) cho biết: "IFRS là nền tảng quan trọng để doanh nghiệp Việt Nam tham gia làm việc với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong bối cảnh chúng ta tham gia hội nhập sâu với thế giới, cần một ngôn ngữ chung, tiệm cận với thế giới để nhà đầu tư, doanh nghiệp có thể thấu hiểu nhau, IFRS chính là công cụ. Ngoài ra, IFRS cũng giúp gia tăng độ tin cậy của thông tin tài chính, phản ánh chính xác và minh bạch giá trị thực của tổ chức hay doanh nghiệp."
Trong khi đó, ông Trương Đức Phương, Giám đốc Tài chính của một công ty FDI tại Việt Nam, học viên tham gia chương trình đào tạo tháng 6 vừa qua cho hay, khóa học đã cập nhật những kiến thức chung của toàn cầu, đáp ứng yêu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam và nằm trong lộ trình phát triển chung của Chính phủ cũng như của ACCA.
"Khóa học chắc chắn sẽ tạo điều kiện và cơ hội rất lớn cho các học viên có kế hoạch học các chuẩn mực quốc tế và là hành trang rất cần thiết trong tương lai của ngành tài chính – kế toán – kiểm toán không chỉ của Việt Nam mà còn dành cho các học viên có kế hoạch vươn ra thế giới", ông Phương nhấn mạnh.
Trí tuệ nhân tạo là cơ hội để ngành kế toán tạo ra nhiều giá trị hơn |