Những yêu cầu để doanh nghiệp xuất khẩu mở cửa thị trường Hồi giáo

Chiếm 1/4 dân số thế giới, thị trường Halal được đánh giá là thị trường mới nhưng quan trọng của Việt Nam, nhưng để xuất khẩu vào thị trường này doanh nghiệp sẽ phải đáp ứng nhiều yêu cầu liên quan.

Với quy mô lên tới 2 tỷ người tiêu dùng trên thế giới, thị trường Halal ngày càng cho thấy những tiềm năng hấp dẫn cho doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam, trải dài trên nhiều lĩnh vực từ thực phẩm, dệt may đến dược phẩm, mỹ phẩm... Tuy nhiên, để thâm nhập vào thị trường này, doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam sẽ còn phải đáp ứng nhiều yêu cầu, trong đó chứng nhận Halal là bước đầu tiên để doanh nghiệp tiếp cận thị trường.

Trao đổi với Mekong ASEAN, ông Thành Hải Sang – chuyên gia Halal của GHC (tổ chức chứng nhận Halal tại Việt Nam) cho biết, để chứng thực là sản phẩm Halal thì nguyên liệu sản xuất sản phẩm đó bắt buộc phải không có thành phần cấm theo luật Shari’ah của người Hồi giáo và đảm bảo sự “tinh khiết” trong quá trình sản xuất.

Nguyên liệu sử dụng không có nguồn gốc từ động vật bị cấm như lợn hoặc động vật giết mổ không theo nghi thức đạo Hồi; điều kiện về nhà xưởng và vệ sinh an toàn phải được đảm bảo; không sử dụng cồn dưới mọi hình thức để cho trực tiếp vào sản phẩm...

Đơn cử, đối với nhà xưởng, cơ sở này phải được tách biệt hoàn toàn và cách ly thực sự khỏi các nông trại chăn nuôi lợn hoặc các hoạt động chế biến thịt lợn nhằm ngăn chặn sự gây bẩn của trung gian là người và thiết bị. Thiết bị, máy móc, dụng cụ và các phương tiện hỗ trợ chế biến thực phẩm Halal phải được chế tạo không chứa bất cứ nguyên vật liệu được coi là chất dơ (najs) theo luật Shari’ah và chỉ được sử dụng cho chế biến thực phẩm Halal.

Hay trong vấn đề đóng gói và dán nhãn, thiết kế, ký hiệu và biểu tượng logo, tên và hình ảnh sử dụng cho mục đích đóng gói không được gây hiểu nhầm hoặc trái luật Shari’ah...

Ông Thành Hải Sang cũng lưu ý, một số nước GCC (Hội đồng hợp tác các nước vùng Vịnh) áp dụng cấm nhập khẩu một số mặt hàng đặc biệt như đồ uống có cồn, thịt lợn, sản phẩm có hình ảnh nhạy cảm...

Doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam muốn tiếp cận thị trường Halal thì cần xác định rõ thị trường xuất khẩu hướng tới là gì để lựa chọn chương trình chứng nhận tương ứng như GAC, JAKIM, BPJPH..., để đạt đúng mục đích và giảm thiếu chi phí chứng nhận...

Hiện nay, chứng nhận Halal MS 1500:2019 của JAKIM sử dụng cho tất cả các nước Hồi giáo ngoại trừ Indonesia, GCC (Hội đồng hợp tác các nước vùng Vịnh) và Thổ Nhĩ Kỳ. Chứng nhận GSO 2055-1: 2015 của GAC sử dụng cho tất các nước Hồi giáo trừ Malaysia, Indonesia và Thổ Nhĩ Kỳ (riêng Saudi Arabia và UAE sẽ yêu cầu thêm giấy chứng nhận từ cơ quan của các nước này). Chứng nhận HAS 23000-1: 2012 của BPJPH dành cho tất cả các nước Hồi giáo ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia và GCC.

Những yêu cầu để doanh nghiệp xuất khẩu mở cửa thị trường Hồi giáo
Một gian hàng sản phẩm Halal giới thiệu tại Hội nghị Halal toàn quốc diễn ra trong tháng 10/2024. Ảnh: HTX Hà Nội Xanh

Thị trường Halal không đơn thuần là "thị trường ngách"

Theo Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC), dự kiến người Hồi giáo có thể chi 2.800 tỷ USD trong năm 2025 cho chi tiêu thực phẩm, quần áo, du lịch, dược phẩm... Trong khi đó, báo cáo của Pew Research Center cho biết, dân số Hồi giáo có mức tăng trung bình 1,5%/năm và dự kiến sẽ đạt khoảng 2,8 tỷ người vào năm 2050.

Tại Indonesia - thị trường có dân số theo đạo Hồi lớn nhất thế giới, theo Thương vụ Việt Nam tại Indonesia, quốc gia này có tới 87% dân số (trong tổng 278 triệu người) thuộc Hồi giáo. Tuy nhiên, hiện Indonesia chỉ xếp thứ 10 thế giới về sản xuất sản phẩm Halal, do đó vẫn cần phải nhập khẩu đến 12,6% tổng giá trị ngành thực phẩm Halal.

Năm 2023, Indonesia chi tới 14 tỷ USD để nhập khẩu sản phẩm Halal. Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu sản phẩm Halal của Việt Nam vào Indonesia chỉ đạt khoảng 30 triệu USD, còn rất nhỏ với con số 14 tỷ USD nhập khẩu của quốc gia này.

Nhìn sang thị trường nước bạn – Thái Lan – quốc gia Đông Nam Á này đã thu về 7,24 tỷ USD từ xuất khẩu sản phẩm Halal trong năm 2023, đứng thứ 8 thế giới. Đến hiện tại, Thái Lan sở hữu hơn 180.000 sản phẩm có chứng nhận Halal.

Với những tiềm năng của thị trường, Halal rõ ràng không đơn thuần là thị trường ngách (phân khúc thị trường nhỏ) của Việt Nam. Đây là thị trường mới nhưng được xác định có vai trò quan trọng, tiềm năng có thể trở thành một trong những thị trường xuất khẩu chủ lực của Việt Nam trong tương lai.

Tại Hội nghị Halal toàn quốc với chủ đề “Phát huy nội lực, tăng cường hợp tác quốc tế để đẩy mạnh phát triển ngành Halal Việt Nam” diễn ra cuối tháng 10/2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn phát triển ngành Halal thực sự trở thành ngành kinh tế mạnh, đưa Việt Nam trở thành điểm đến trong bản đồ Halal toàn cầu, trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng sản phẩm, dịch vụ Halal.

Trong bức tranh dài hạn, để đưa sản phẩm Halal Việt Nam ghi danh vào bản đồ thế giới, Việt Nam sẽ cần phải đi nhanh hơn, phát triển đồng bộ hơn và đẩy mạnh hợp tác quốc tế, đặc biệt khi ngành công nghiệp Halal tại Việt Nam đang chậm nhịp so với thế giới.

Trong định hướng hợp tác, tại Hội nghị Halal toàn quốc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nêu rõ, Việt Nam sẽ cần tập trung vào "5 đẩy mạnh".

Cụ thể, đẩy mạnh chia sẻ thông tin, hỗ trợ Việt Nam, hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, hoàn thiện bộ tiêu chuẩn Halal quốc gia, hỗ trợ đào tại nhân lực, đáp ứng nhu cầu của ngành Halal, phục vụ xuất khẩu sản phẩm Halal.

Thứ hai, đàm phán ký kết thỏa thuận, hiệp định ghi nhớ hợp tác, thừa nhận lẫn nhau về chứng nhận Halal, từ đó đưa Việt Nam trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng của Halal toàn cầu.

Thứ ba, đẩy mạnh đối tác quốc tế đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam trong các ngành công nghiệp liên quan đến Halal như nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, mỹ phẩm.

Thứ tư, đẩy mạnh quảng bá xúc tiến, mở cửa các thị trường cho sản phẩm Halal xuất khẩu của Việt Nam, xây dựng thương hiệu sản phẩm Halal Việt Nam để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Thứ năm, đẩy mạnh giao lưu nhân dân, trao đổi hợp tác văn hóa, bao gồm văn hóa ẩm thực, từ đó đẩy mạnh hợp tác doanh nghiệp.

‘Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal’ ‘Đưa Việt Nam thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng Halal’

Đây là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về mục tiêu phát triển ngành Halal của Việt Nam tại Hội nghị Halal toàn quốc, diễn ra chiều ngày 22/10.

Những mặt hàng nhập khẩu tỷ USD từ Malaysia

Những mặt hàng nhập khẩu tỷ USD từ Malaysia

Năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam – Malaysia đạt 14,18 tỷ USD, tăng 12% so với năm trước (YoY).
Campuchia: Xuất khẩu lúa gạo năm 2024 đạt gần 2 tỷ USD

Campuchia: Xuất khẩu lúa gạo năm 2024 đạt gần 2 tỷ USD

Năm 2024, Campuchia đã xuất khẩu 651.522 tấn gạo với kim ngạch 491,19 triệu USD.
Thương mại Campuchia vượt 54 tỷ USD năm 2024

Thương mại Campuchia vượt 54 tỷ USD năm 2024

Năm 2024, thương mại của Campuchia với thế giới đạt 54,74 tỷ USD, tăng 16,9% so với năm 2023.
Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ số cao hơn xuất khẩu nông sản

Việt Nam đặt mục tiêu xuất khẩu công nghệ số cao hơn xuất khẩu nông sản

Thông tin trên được Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đưa ra tại Diễn đàn quốc gia phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam lần thứ VI diễn ra ngày 15/1.
Triển vọng tích cực cho xuất khẩu thủy sản trong năm 2025

Triển vọng tích cực cho xuất khẩu thủy sản trong năm 2025

Vietcap dự báo ngành cá tra Việt Nam có thể được hưởng lợi từ các chính sách thuế của ông Donald Trump trong nhiệm kỳ tổng thống thứ 2.
Việt Nam nhập siêu năm thứ 12 liên tiếp từ Thái Lan

Việt Nam nhập siêu năm thứ 12 liên tiếp từ Thái Lan

Năm 2024, theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập giữa Việt Nam và Thái Lan đạt 20,18 tỷ USD, tăng 6,4% so với năm 2023.
Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Thái Lan là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong ASEAN

Năm 2024, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 56 thị trường chính, trong đó Thái Lan là thị trường lớn nhất trong khối ASEAN.
Thương mại Trung Quốc - ASEAN tăng hơn 7%

Thương mại Trung Quốc - ASEAN tăng hơn 7%

Theo số liệu của GACC, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Trung Quốc và ASEAN đạt 885 tỷ USD trong 11 tháng đầu năm 2024, tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước (YoY).
Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới

Bộ NN&PTNT chỉ đạo khẩn ngăn chặn vận chuyển động vật trái phép qua biên giới

Bộ NN&PTNT vừa có văn bản gửi các tỉnh giáp Campuchia về việc tập trung chỉ đạo, tổ chức ngăn chặn và xử lý nghiêm các trường hợp buôn bán, vận chuyển trái phép lợn, protein động vật qua biên giới Việt Nam.
Xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào lần đầu đạt kỷ lục 2,2 tỷ USD

Xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào lần đầu đạt kỷ lục 2,2 tỷ USD

Kết thúc năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Lào lần đầu vượt mốc 2 tỷ USD và đạt kỷ lục 2,25 tỷ USD.
ĐBSCL xuất siêu hơn 14 tỷ USD năm 2024, Long An dẫn đầu về xuất khẩu

ĐBSCL xuất siêu hơn 14 tỷ USD năm 2024, Long An dẫn đầu về xuất khẩu

Năm 2024, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long ghi nhận xuất siêu đạt 14,3 tỷ USD, tăng 1,36 tỷ USD so với năm 2023.
Việt Nam trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc

Việt Nam trong top 10 thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc

Theo GACC, 11 tháng đầu năm 2024, tổng xuất nhập khẩu của Trung Quốc đạt 5.596,7 tỷ USD, ghi nhận xuất siêu 884 tỷ USD.
Nhiều sản phẩm OCOP tham gia Hội chợ Xuân Hà Nội 2025

Nhiều sản phẩm OCOP tham gia Hội chợ Xuân Hà Nội 2025

Từ ngày 9-16/1/2025, hội chợ Xuân Hà Nội 2025 được tổ chức tại tại quảng trường khu đô thị Royal City (Hà Nội) với quy mô hơn 200 gian hàng, nhằm tạo hiệu ứng tích cực và lan tỏa hàng Việt.
Campuchia: Xuất khẩu chuối giảm trong 11 tháng đầu năm 2024

Campuchia: Xuất khẩu chuối giảm trong 11 tháng đầu năm 2024

Theo GDCE, 11 tháng đầu năm 2024, Campuchia xuất khẩu chuối tươi với kim ngạch 138,71 triệu USD, giảm 11,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất nhập khẩu Campuchia - Nhật Bản tăng gần 19% trong 11 tháng

Xuất nhập khẩu Campuchia - Nhật Bản tăng gần 19% trong 11 tháng

Theo GDCE, 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Campuchia - Nhật Bản đạt 1,94 tỷ USD, tăng gần 19% so với cùng kỳ năm 2023 (YoY).
Xuất khẩu gỗ 2025: Thị trường Mỹ tiếp tục là điểm sáng

Xuất khẩu gỗ 2025: Thị trường Mỹ tiếp tục là điểm sáng

Một báo cáo do MBS vừa công bố nhận định, thị trường Mỹ sẽ tiếp tục là điểm sáng của ngành gỗ xuất khẩu Việt Nam năm 2025. Ngược lại, nhu cầu có thể sẽ suy giảm từ thị trường Trung Quốc và EU.
Hàn Quốc lập kỷ lục 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỹ phẩm

Hàn Quốc lập kỷ lục 10 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu mỹ phẩm

Sự phổ biến của các sản phẩm chăm sóc sắc đẹp Hàn Quốc đạt tới tầm cao mới trên thị trường toàn cầu khi kim ngạch xuất khẩu lần đầu vượt 10 tỷ USD năm 2024.
Chỉ 6% hàng nhập khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng

Chỉ 6% hàng nhập khẩu của Việt Nam là hàng tiêu dùng

Việt Nam chi hơn 380 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa năm 2024, trong đó 93,6% là hàng tư liệu sản xuất, 6,4% còn lại là hàng tiêu dùng.
Xuất khẩu đạt kỷ lục 405 tỷ USD, riêng 8 mặt hàng chiếm tới 69% kim ngạch

Xuất khẩu đạt kỷ lục 405 tỷ USD, riêng 8 mặt hàng chiếm tới 69% kim ngạch

Việt Nam kết thúc năm 2024 với kim ngạch xuất khẩu kỷ lục 405 tỷ USD. Đóng góp vào con số chung này là 8 mặt hàng có giá trị trên 10 tỷ USD, chiếm tới 69% tỷ trọng xuất khẩu.
Xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN lần đầu cán mốc 83 tỷ USD

Xuất nhập khẩu Việt Nam – ASEAN lần đầu cán mốc 83 tỷ USD

Năm 2024 chứng kiến kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và ASEAN quay lại con số 80 tỷ USD và lần đầu đạt mức 83 tỷ USD - mốc cao nhất từ trước tới nay.
Sao Ta vượt 19% kế hoạch doanh số năm

Sao Ta vượt 19% kế hoạch doanh số năm

Kết thúc năm 2024, Sao Ta đạt hơn 250 triệu USD doanh số chung, vượt 19% kế hoạch năm.
Việt Nam nhập khẩu than từ Malaysia năm 2024 tăng gấp 114 lần

Việt Nam nhập khẩu than từ Malaysia năm 2024 tăng gấp 114 lần

Năm 2024, Việt Nam ghi nhận nhập khẩu than đạt mức cao kỷ lục hơn 10 năm, cùng với kết quả này lượng nhập khẩu than từ một số thị trường chính cũng tăng vượt trội, đặc biệt nhập từ Malaysia cao gấp 114 lần so với cùng kỳ.
6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kỷ lục thập kỷ trong năm 2024

Năm 2024, Việt Nam có 6 mặt hàng nông lâm thủy sản đạt kết quả kim ngạch kỷ lục giai đoạn 2013 – 2024.
Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Xuất khẩu hạt điều sang Mỹ lấy lại mốc tỷ USD

Năm 2024 chứng kiến một cột mốc thành công của các doanh nghiệp xuất khẩu hạt điều sang Mỹ khi kim ngạch lấy lại mốc tỷ USD sau hai năm suy giảm.
Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới mốc 100 tỷ USD

Xuất khẩu nông lâm thủy sản hướng tới mốc 100 tỷ USD

Đây là mục tiêu Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đưa ra tại Hội nghị đối thoại với nông dân Việt Nam năm 2024 sáng ngày 31/12.
32 mặt hàng xuất khẩu sang Philippines, duy nhất gạo đạt kim ngạch tỷ USD

32 mặt hàng xuất khẩu sang Philippines, duy nhất gạo đạt kim ngạch tỷ USD

Việt Nam xuất khẩu 32 mặt hàng chính sang thị trường Đông Nam Á này trong 11 tháng đầu năm nay. Gạo dẫn đầu với 2,47 tỷ USD, tăng 57% so với cùng kỳ năm trước.
Việt Nam nhập khẩu 12,6 tỷ USD máy vi tính, điện tử từ Đài Loan trong 11 tháng

Việt Nam nhập khẩu 12,6 tỷ USD máy vi tính, điện tử từ Đài Loan trong 11 tháng

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 20,7 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Đài Loan, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm trước (YoY), trong đó lớn nhất là mặt hàng máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện.
Xuất khẩu chiếm hơn 80% thương mại Campuchia - EU trong 11 tháng

Xuất khẩu chiếm hơn 80% thương mại Campuchia - EU trong 11 tháng

Trong 11 tháng đầu năm 2024, Campuchia xuất khẩu hàng hóa sang EU thu về hơn 4 tỷ USD tỷ USD, chiếm hơn 83% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa nước này và Liên minh châu Âu.
Một mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan đạt tỷ USD

Một mặt hàng xuất khẩu sang Đài Loan đạt tỷ USD

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 11 tháng đầu năm 2024, Việt Nam thu về 5,09 tỷ USD từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đài Loan (Trung Quốc).
Những mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam

Những mặt hàng nhập khẩu trên 10 tỷ USD của Việt Nam

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, Việt Nam đã chi 361,7 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa, tăng 15,6% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu sắt thép năm 2024 có thể đạt 9 tỷ USD

Xuất khẩu sắt thép năm 2024 có thể đạt 9 tỷ USD

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, kim ngạch xuất khẩu sắt thép đạt 8,75 tỷ USD và có thể đạt 9 tỷ USD cho cả năm 2024.
Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Hưởng lợi từ xu thế giá, cao su xuất khẩu lấy lại mốc 3 tỷ USD

Trong bối cảnh nguồn cung thế giới thiếu hụt, cao su xuất khẩu của Việt Nam trong năm 2024 dù giảm về lượng nhưng kim ngạch vẫn tăng trưởng và lấy lại mốc 3 tỷ USD.
Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

Nhận định: Anh bước vào CPTPP, cơ hội nào cho Việt Nam?

HSBC kỳ vọng, việc Anh gia nhập CPTPP, một trong những hiệp định tự do thương mại lớn nhất thế giới, có thể giải phóng thêm sức tăng trưởng dọc hành lang châu Á – Thái Bình Dương, bao gồm cả Việt Nam.
Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Kim ngạch xuất nhập khẩu nông sản vượt 36 tỷ USD, 3 mặt hàng lập kỷ lục

Lũy kế từ đầu năm đến ngày 15/12/2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng nông sản của Việt Nam đạt 36,1 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu Campuchia – ASEAN đạt hơn 14 tỷ USD trong 11 tháng

Xuất nhập khẩu Campuchia – ASEAN đạt hơn 14 tỷ USD trong 11 tháng

Lũy kế 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Campuchia và ASEAN đạt 14,3 tỷ USD.
Một năm về đích của ngành thủy sản

Một năm về đích của ngành thủy sản

Những tháng đầu năm 2024, mục tiêu 10 tỷ USD xuất khẩu được coi là thách thức lớn của ngành thủy sản trong bối cảnh nền kinh tế thế giới còn nhiều bất định. Tuy nhiên, đến những ngày cuối năm, ngành thủy sản đã có thể tự tin về đích như mục tiêu đề ra.
Xem thêm