Ba nhóm định hướng tạo chuyển biến phát triển Đồng bằng Sông Hồng

Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, vùng Đồng bằng sông Hồng dự kiến phát triển với 3 nhóm định hướng lớn về tổ chức không gian phát triển vùng, tập trung 8 ngành, lĩnh vực chủ yếu với trọng tâm là công nghiệp hiện đại, có lợi thế cạnh tranh.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ KH&ĐT dự kiến phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng với 3 nhóm định hướng lớn về tổ chức không gian phát triển vùng, phát triển 8 ngành, lĩnh vực và phát triển kết cấu hạ tầng vùng - Ảnh: VGP
Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ KH&ĐT dự kiến phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng với 3 nhóm định hướng lớn về tổ chức không gian phát triển vùng, phát triển 8 ngành, lĩnh vực và phát triển kết cấu hạ tầng vùng - Ảnh: VGP

Phát triển vùng đồng bằng sông Hồng đối mặt nhiều thách thức

Phát biểu tại Hội nghị Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng sáng 20/7, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng khẳng định, đây là một trong hai vùng động lực phát triển hàng đầu và là địa bàn chiến lược đặc biệt quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của cả nước.

"Mặc dù đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của cả nước, nhưng phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng đã và đang đối mặt với nhiều thách thức và còn bộc lộ nhiều hạn chế", Bộ trưởng nêu.

Cụ thể, các địa phương phát triển không đồng đều, tăng trưởng phụ thuộc nhiều vào vốn và lao động; cơ cấu thu ngân sách chưa bền vững. Một số địa phương phụ thuộc quá nhiều vào một vài dự án đầu tư nước ngoài FDI quy mô lớn. Các khu công nghiệp thiếu liên kết, chưa hình thành được các cụm liên kết ngành. Hệ thống đô thị phát triển chưa hợp lý, thiếu bền vững, còn nhiều bất cập.

Quản lý đất đai, tài nguyên còn nhiều hạn chế; ô nhiễm môi trường ngày càng phức tạp, nhất là nước thải, chất thải nguy hại, vấn đề ách tắc giao thông; tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến cuối trung ương tại Hà Nội chưa được khắc phục.

Liên kết, hợp tác giữa các địa phương trong vùng chưa chặt chẽ, hiệu quả thấp, đặc biệt là các vấn đề về lao động, thị trường tiêu thụ, hệ thống kết nối giao thông…

Chính vì vậy, Nghị quyết số 30-NQ/TW ngày 23/11/2022 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 đã xác định rõ cần "xây dựng thể chế liên kết vùng đủ mạnh, bảo đảm hiệu quả điều phối, liên kết phát triển vùng" nhằm đổi mới cách thức hoạt động, điều phối và phương thức liên kết giữa các địa phương trong vùng để phát huy hiệu quả cao nhất những tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương trong vùng.

Theo đó, vùng Đồng bằng Sông Hồng được định hướng trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao; trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao.

Tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết. Trong đó, Thủ đô Hà Nội trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Ba nhóm định hướng tạo chuyển biến phát triển Đồng bằng Sông Hồng

Phát triển hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình

Để đạt được các mục tiêu chung cho vùng theo định hướng quy hoạch, từng bước hình thành một thể chế liên kết vùng mạnh, hiệu quả, thực hiện nhiệm vụ Thường trực của Hội đồng vùng, Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng đề nghị các thành viên Hội đồng và đại biểu tập trung thảo luận vào một số nội dung chủ yếu.

Một là, thảo luận và cho ý kiến về một số định hướng quy hoạch phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Bộ đã dự kiến phát triển vùng với 3 nhóm định hướng lớn: Tổ chức không gian phát triển gắn với 4 hành lang kinh tế, 4 vùng động lực, đô thị và cực tăng trưởng, 2 tiểu vùng kinh tế; Phát triển 8 ngành, lĩnh vực chủ yếu với trọng tâm là phát triển công nghiệp hiện đại, có lợi thế cạnh tranh của Vùng; các ngành dịch vụ có hàm lượng công nghệ cao về du lịch, công nghệ thông tin, tài chính - ngân hàng, logistics, giáo dục đào tạo, y tế… gắn với phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Cùng với đó phát triển kết cấu hạ tầng vùng, với trọng tâm là phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông kết nối liên vùng như: các tuyến đường bộ cao tốc liên vùng và nội vùng, tuyến đường Vành đai 4, Vành đai 5, Vùng Thủ đô, tuyến đường sắt tốc độ cao, hạ tầng cảng biển, cảng hàng không…

Hai là, nghiên cứu các cơ chế, chính sách huy động hiệu quả nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế vào đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng vùng, nhất là hạ tầng giao thông, phân cấp cho các địa phương chủ động thực hiện các dự án liên vùng kết nối.

Nghiên cứu hình thành Quỹ phát triển hạ tầng vùng để đầu tư xây dựng các dự án liên vùng.

Nghiên cứu đề xuất cho phép phát hành trái phiếu quốc tế hoặc vay ODA để đầu tư đồng bộ các tuyến đường sắt đô thị của Hà Nội hoặc cho phép áp dụng các mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD) cho các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt tốc độ cao liên vùng và các trục giao thông chính của vùng gắn với hành lang kinh tế, nhằm khai thác tối đa không gian ngầm, mở rộng không gian phát triển, giải quyết các vấn đề của đô thị nén như ách tắc giao thông, ngập úng, ô nhiễm môi trường …

Ba là, tập trung đầu tư xây dựng phát triển hệ thống cảng biển trên địa bàn vùng gắn với xây dựng hệ thống kho bãi, logistics hiện đại.

Xây dựng khu vực Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế biển hiện đại; Hải Phòng trở thành trung tâm logistics quốc tế gắn với phát triển khu thương mại tự do tại Hải Phòng.

Phát triển hành lang kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh Bình gắn với các tuyến cao tốc, đường ven biển để hình thành các khu công nghiệp-đô thị hiện đại.

Liên kết các khu công nghiệp, khu kinh tế ven biển để hợp tác phát triển, từng bước hình thành cụm liên kết ngành công nghiệp phụ trợ trong lĩnh vực điện, điện tử, thay vì cạnh tranh, triệt tiêu lẫn nhau.

Bốn là, tập trung giải quyết căn bản các vấn đề môi trường, nhất là rác thải, khí thải, ô nhiễm tại các dòng sông, tình trạng ngập úng ở Hà Nội, Hải Phòng và các đô thị lớn.

Quy hoạch và có cơ chế, chính sách để di chuyển, xây dựng mới các bệnh viện, trường đại học tại các địa phương lân cận để giảm tải áp lực đối với hạ tầng xã hội, ùn tắc giao thông tại Hà Nội.

Năm là, nghiên cứu, đề xuất cơ chế, chính sách phát triển tiểu vùng phía nam vùng ĐBSH, nhất là việc tiếp cận nguồn lực để phát triển kết cấu hạ tầng.

Thu hút đầu tư với định hướng phát triển tiểu vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, tập trung một số lĩnh vực như: Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, tuần hoàn; công nghiệp bảo quản chế biến nông sản, công nghiệp hỗ trợ; năng lượng tái tạo; phát triển khu kinh tế ven biển;...

Sáu là, tập trung phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng trở thành trung tâm khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số hàng đầu của cả nước.

Kết nối hiệu quả với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo của Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia đã được hình thành, gắn với xây dựng trung tâm đổi mới sáng tạo vùng ĐBSH, các khu trung tâm khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, trí tuệ nhân tạo tại Hà Nội, Hải Phòng, Hà Nam.

Hà Nội sẽ tiếp nhận Khu công nghệ cao Hòa Lạc nên cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp, chính sách để đẩy mạnh hiệu quả hoạt động của Khu công nghệ cao gắn với các viện nghiên cứu, trường đại học của thành phố để trở thành trung tâm khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của vùng.

Nghiên cứu, xây dựng khu công nghệ cao tại Hà Nam theo lộ trình phù hợp, tập trung vào lĩnh vực trí tuệ nhân tạo, tự động hóa, công nghệ sinh học.

Bảy là, nghiên cứu đề xuất các cơ chế đặc thù cho vùng Đồng bằng sông Hồng. Hiện nay, Bộ Tư pháp đang phối hợp với Hà Nội xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) trong đó có 80 chính sách mới, đột phá cho thành phố nhằm phát triển Hà Nội trở thành trung tâm đầu não, chính trị, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ và y tế của vùng.

Đối với vùng, đề nghị nghiên cứu một số cơ chế, chính sách tập trung vào một số lĩnh vực: Phát triển hạ tầng giao thông hiện đại (đường cao tốc, đường sắt đô thị), logistics, dịch vụ hậu cần cảng biển, khu thương mại tự do gắn với hệ thống cảng biển

Tám là, thảo luận về các danh mục dự án quan trọng liên vùng để chuẩn bị cho giai đoạn 2026-2030 và nguyên tắc, tiêu chí xác định dự án và cách thức bố trí nguồn lực để triển khai thực hiện.

Chín là, tập trung đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Mười là, nghiên cứu xây dựng trung tâm dữ liệu vùng, hoàn thiện và chia sẻ hệ thống cơ sở dữ liệu chung của các tỉnh, thành phố trực thuộc vùng, nhất là về lĩnh vực môi trường, quản lý đất đai, thu hút đầu tư, các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội để phục vụ công tác điều phối liên kết vùng hiệu quả, chính xác, kịp thời.

Thủ tướng tiếp lãnh đạo Lào, Malaysia sang dự Quốc tang

Thủ tướng tiếp lãnh đạo Lào, Malaysia sang dự Quốc tang

Ngày 26/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phó Thủ tướng Malaysia Fadillah Yusof sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Người dân xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng nghìn người đã đứng dọc các tuyến đường Hà Nội nơi đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi từ Nhà Tang lễ Quốc gia về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể vào hồi 13h ngày 26/7/2024 tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội), cùng thời điểm Lễ truy điệu được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà Tổng Bí thư (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các đại biểu quốc tế dự Quốc tang

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các đại biểu quốc tế dự Quốc tang

Ngày 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia và Australia sang dự lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch nước tiếp đoàn đại biểu Lào, Trung Quốc, Nhật Bản sang dự Quốc tang

Chủ tịch nước tiếp đoàn đại biểu Lào, Trung Quốc, Nhật Bản sang dự Quốc tang

Ngày 25/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm có các cuộc tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào, Trung Quốc và Nhật Bản sang dự lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Yếu tố hỗ trợ thị trường lao động phục hồi nửa cuối năm 2024

Yếu tố hỗ trợ thị trường lao động phục hồi nửa cuối năm 2024

Với dữ liệu vĩ mô tích cực trong tháng 6, các chuyên gia từ VietCap kỳ vọng đà phục hồi hiện tại của hoạt động thương mại và sản xuất sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường lao động trong nửa cuối năm 2024.
Dòng người xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dòng người xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 18h ngày 25/7, người dân bắt đầu làm thủ tục vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các đoàn khách quốc tế đến dự Quốc tang

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các đoàn khách quốc tế đến dự Quốc tang

Tại các cuộc tiếp, lãnh đạo các nước đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên khắp thế giới

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên khắp thế giới

Trong những ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước đã mở sổ tang, tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lãnh đạo, đại diện các nước đã đến viếng, chia buồn trước sự ra đi của nhà lãnh đạo Việt Nam.
Các đoàn quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các đoàn quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, nhiều đoàn đại biểu quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông được chỉ định giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025.
Ông Trịnh Văn Quyết đề xuất bán cổ phần FLC để khắc phục hậu quả

Ông Trịnh Văn Quyết đề xuất bán cổ phần FLC để khắc phục hậu quả

Tự định giá tài sản thực của FLC lên đến hàng tỷ USD, bị cáo Trịnh Văn Quyết cho rằng nếu bán cổ phần của mình sẽ đủ khắc phục hậu quả.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại Nhà tang lễ Quốc gia, các đoàn: Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thống nhất chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, hoàn thành năm 2035

Thống nhất chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, hoàn thành năm 2035

Các thành viên Chính phủ cơ bản thống nhất xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao dài 1.541 km, kế hoạch hoàn thành vào năm 2035
Tổ chức trọng thể Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức trọng thể Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Nhiều đoàn cấp cao quốc tế dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhiều đoàn cấp cao quốc tế dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhiều lãnh đạo cấp cao các nước và đoàn khách quốc tế có mặt tại thủ đô Hà Nội ngày 25/7 để tham dự lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch Thượng viện Australia đến dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Thượng viện Australia đến dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 24/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines nhân dịp bà đến Việt Nam dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba sang dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba sang dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 24/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cuba do Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo Hernandez dẫn đầu sang chia buồn và tham dự lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
ASEAN ra Tuyên bố chung chia buồn với Việt Nam

ASEAN ra Tuyên bố chung chia buồn với Việt Nam

Lãnh đạo các nước ASEAN bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; khẳng định sự đóng góp của nhà lãnh đạo Việt Nam cho hòa bình, hữu nghị và hợp tác khu vực và quốc tế sẽ là di sản vô giá và lâu bền.
Chủ tịch Quốc hội Cuba đến Hà Nội dự tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Quốc hội Cuba đến Hà Nội dự tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 24/7, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández đã đến thủ đô Hà Nội, chuẩn bị tham dự tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hỗ Ninh sẽ dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc đến Hà Nội dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam lên 6,5%, dẫn đầu khu vực năm 2024

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam lên 6,5%, dẫn đầu khu vực năm 2024

HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của năm 2024 lên 6,5% với nhận định tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu có dấu hiệu lan rộng.
Thủ tướng Hàn Quốc sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng Hàn Quốc sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn lãnh đạo cấp cao do Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo dẫn đầu sẽ dự Lễ viếng và Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, theo thông báo của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.
Kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước từ ngày 1/8

Kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước từ ngày 1/8

Mục đích của việc kiểm kê đất năm 2024 là nhằm đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Mở ra không gian phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ các chính sách ưu đãi

Mở ra không gian phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ các chính sách ưu đãi

Chỉ vỏn vẹn chưa tới 3% doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đang thực hiện ứng dụng công nghệ cao. Các chuyên gia khuyến cáo, cần có nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy nông nghiệp phát triển gắn với công nghệ cao.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: 'Không thể căng cứng trong điều hành tỷ giá'

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: 'Không thể căng cứng trong điều hành tỷ giá'

Theo Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú, mức mất giá của VND giai đoạn 6 tháng đầu năm chỉ khoảng 4,4%, trong khi nhiều quốc gia ở ngưỡng 7-11%.
Đảm bảo đời sống cho người có công với cách mạng

Đảm bảo đời sống cho người có công với cách mạng

Để thực hiện mục tiêu này, Thủ tướng giao các Bộ, ngành rà soát chính sách, pháp luật đối với người có công, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, để người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn.
Công bố lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật vừa được Quốc hội thông qua

Ngày 23/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về một số luật vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã cho 3 tỉnh đầu tiên

Thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã cho 3 tỉnh đầu tiên

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng và Tuyên Quang.
Ngoại trưởng Mỹ sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngoại trưởng Mỹ sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến Việt Nam vào ngày 24/7 để tham dự lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Khởi tố cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 6 đồng phạm

Khởi tố cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 6 đồng phạm

Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc bị bắt vì có sai phạm liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thái Dương.
Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đảng và Chính phủ Lào nhất trí để tang cấp quốc gia ở Lào, gồm cả Đại sứ quán Lào và cơ quan đại diện ngoại giao Lào ở nước ngoài, treo cờ rủ và dừng hoạt động vui chơi ở mọi hình thức để tưởng niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hầu toà

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hầu toà

Sáng 22/7, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Thủ tướng: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, dẫn dắt đầu tư tư nhân

Thủ tướng: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, dẫn dắt đầu tư tư nhân

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại Công điện số 71 của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý 3 năm 2024.
Ông Tập Cận Bình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh

Ông Tập Cận Bình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh

Chiều 20/7, tại Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc viếng, chia buồn sâu sắc và ghi sổ tang trước việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo Thông cáo đặc biệt phát chiều 20/7, tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức với nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25/7 và 26/7/2024, sau đó ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Xem thêm