Các công ty nhiệt điện thất thu do giá nhiên liệu tăng

nhiệt điện Việt nAM
20:44 - 24/01/2022
Toàn cảnh nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh. Ảnh: evngenco1.vn
Toàn cảnh nhà máy Nhiệt điện Quảng Ninh. Ảnh: evngenco1.vn
0:00 / 0:00
0:00
Năm 2021, nhiều công ty nhiệt điện công bố kết quả kinh doanh sụt giảm do giá nhiên liệu tăng dẫn tới giá nhiệt điện cao, ảnh hưởng tới cơ cấu huy động nguồn điện.

Trong năm 2021, tuy giá bán điện trung bình tăng cao nhưng do giá nhiên liệu cũng tăng nên các công ty nhiệt điện đều có doanh thu cả năm thấp hơn nhiều so với năm trước.

Trong đó là CTCP Nhiệt điện Hải Phòng, doanh thu cả năm đạt 9.026 tỷ đồng, giảm 17% so với năm 2020. Do giá vốn tăng nên lợi nhuận gộp chỉ đạt 643 tỷ đồng, giảm tới 68% so với năm trước. Tổng lợi nhuận trước thuế đạt 466 tỷ, lợi nhuận sau thuế đạt 443 tỷ, đều giảm gần 70%.

CTCP Nhiệt điện Hải Phòng. Ảnh: evngenco2.vn

CTCP Nhiệt điện Hải Phòng. Ảnh: evngenco2.vn

Năm 2021, CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh đạt doanh thu 8.455 tỷ, chỉ giảm 7,9% so với năm 2020. Tuy nhiên, do giá vốn tăng cao nên lợi nhuận gộp chỉ đạt 708 tỷ đồng, chỉ bằng 38% (tức giảm 62%) lợi nhuận của năm 2020. Đồng thời, lợi nhuận trước thuế chỉ đạt 502 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 476 tỷ đồng, giảm 63%.

Đặc biệt, CTCP Nhiệt điện Phả Lại, doanh thu chỉ khoảng 1 nửa so với năm trước, đạt 3.884 tỷ đồng, giảm 51%. Thậm chí do giá vốn tăng cao, lợi nhuận gộp của công ty còn lỗ 112 tỷ đồng, trong khi con số này của năm 2020 là lãi tới 1.009 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng tăng cao, là 90 tỷ đồng tăng 10 tỷ so với năm trước. Lợi nhuận trước thuế của công ty là 294 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 287 tỷ đồng, giảm tới 76%.

Ngược lại, CTCP Nhiệt điện Bà Rịa lại ghi nhận doanh thu và lợi nhuận cao hơn so với năm trước. Với doanh thu đạt 1.213 tỷ đồng, tăng tới 62%. Tuy nhiên, giá vốn vẫn tăng mạnh, nên lợi nhuận gộp chỉ đạt gần 67 tỷ đồng, giảm 29% so với năm 2020. Do doanh thu hoạt động tài chính cũng tăng mạnh nên lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế của công ty vẫn cao hơn năm trước, đạt lần lượt là 148 tỷ và 126 tỷ đồng, tăng khoảng 54% và 57% so với năm 2020.

Triển vọng tích cực trong ngắn hạn

Trong năm 2022, theo báo cáo của VCBS, do thủy văn không thuận lợi nên ngành nhiệt điện sẽ được tăng huy động, thậm chí ngay từ quý IV/2021. Đặc biệt là các nhiệt điện miền Bắc khi La Nina đến muộn và đẩy mùa mưa vào các Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ khiến trữ lượng nước ở các hồ thủy điện ở miền Bắc sẽ yếu gây giảm năng suất.

Đồng thời, theo báo cáo của SSI, công ty này đánh giá do giá khí vẫn duy trì mức cao ở năm 2022 nên nhóm điện khí sẽ kém cạnh tranh so với nhóm điện than vì khi đó EVN/A0 sẽ ưu tiên huy động nguồn có chi phí thấp hơn là điện than.

Toàn cảnh CTCP Nhiệt điện Hải Phòng. Ảnh: evngenco2.vn

Toàn cảnh CTCP Nhiệt điện Hải Phòng. Ảnh: evngenco2.vn

Dù vậy, giá than nhiệt trong nước ước tính vẫn sẽ tăng trong năm 2022. Nguyên do là sản lượng than nhập khẩu chiếm khoảng 20%-25% sản lượng than cung cấp cho các nhà máy điện than hàng năm. Trong đó, Việt Nam chủ yếu nhập khẩu than từ Australia và Indonesia với tỷ trọng chiếm hơn 80% sản lượng than nhập khẩu.

Từ đầu năm 2021 đến nay, trung bình giá than của Australia và Indonesia đã tăng 151% và 103% YoY. Do vậy giá than nhiệt trong nước có khả năng sẽ tăng trong năm 2022 khi huy động sản lượng điện than tăng.

SSI giả định mức tăng khoảng 15% trong kịch bản cơ sở. Nếu giá than tăng 20% đi nữa thì giá bán của nhóm công ty điện than (1.300-1.500 đồng) vẫn thấp hơn nhiều so với nhóm điện khí. Do vậy, khi tiêu thụ hồi phục năm 2022, SSI tin rằng, sản lượng của nhóm công ty điện than sẽ tăng trưởng tốt hơn nhóm điện khí.

Tuy nhiên, trong dài hạn, điện than mới sẽ gặp khó do ảnh hưởng của COP26 nên các tổ chức quốc tế không còn hỗ trợ vay vốn nhưng vẫn được quy hoạch với tỷ lệ cao. Hiện nay, theo quy hoạch điện 8, còn khoảng gần 30 GW điện than sẽ phát triển từ giờ đến năm 2035. Trong đó, mới chỉ có khoảng 15 GW là đã dự kiến có kế hoạch thu xếp vốn. Còn lại 15 GW sẽ gặp khó khăn khi huy động vốn vì các tổ chức tài chính quốc tế hiện đang theo đuổi chính sách tín dụng xanh.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà. Ảnh: VGP

Rà soát toàn diện các dự án BOT giao thông

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 190 ngày 3/5/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà về giải pháp xử lý khó khăn, vướng mắc tại một số dự án đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông theo hình thức hợp đồng BOT.