Các dự án điện hạt nhân của Mỹ gặp khó vì không có uranium Nga

hạt nhân MỸ
16:43 - 20/10/2022
Nga đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp hạt nhân của thế giới và Mỹ đang gặp khó trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế. Ảnh: Reuters
Nga đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp hạt nhân của thế giới và Mỹ đang gặp khó trong việc tìm kiếm nguồn cung thay thế. Ảnh: Reuters
0:00 / 0:00
0:00
Nhằm cắt giảm lượng phát thải khí nhà kính, các công ty Mỹ đang phát triển một thế hệ nhà máy điện hạt nhân nhỏ. Tuy nhiên, mô hình này đang gặp phải một vật cản lớn chính là nguồn cung nhiên liệu khi Nga là nước độc quyền.

Reuters cho biết các lò phản ứng hạt nhân thế hệ mới này hiệu quả hơn, chế tạo dễ dàng hơn và có thể thúc đẩy chuyển đổi xanh khỏi nhiên liệu hóa thạch nhanh hơn. Điều này lại càng cấp thiết trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng khiến mối quan tâm tới điện hạt nhân gia tăng.

Vì vậy, việc sản xuất ra uranium có độ làm giàu thấp (hay HALEU) – nguồn nhiên liệu chính cho các lò phản ứng này - là một sứ mệnh trọng yếu. Có tới 9 trong số 10 lò phản ứng tiên tiến do Washington tài trợ được thiết kế để sử dụng loại uranium này.

Tuy nhiên, hiện tại trên thế giới vẫn chưa có một nhà cung cấp nào có khả năng sản xuất thương mại HALEU ngoài Nga. HALEU đặc biệt ở điểm nó được làm giàu lên mức 20% so với uranium cung cấp cho hầu hết các nhà máy điện hạt nhân là 5%. Trên thế giới đã có nhiều nơi sản xuất được HALEU, tuy nhiên chỉ có TENEX, một phần của công ty năng lượng hạt nhân nhà nước Nga Rosatom, có bán HALEU được sản xuất thương mại vào lúc này.

Nếu không có đơn đặt hàng cho các nhà máy, các nhà sản xuất nhiên liệu tiềm năng khó có thể thiết lập và vận hành các chuỗi cung ứng thương mại để thay thế uranium của Nga. Cũng vì tầm quan trọng của Nga và đặc biệt là Rosatom trong ngành công nghiệp hạt nhân toàn cầu, các quốc gia phương Tây vẫn chưa thể áp lệnh trừng phạt lên lĩnh vực nhiên liệu hạt nhân của nước này.

Nhà máy thử nghiệm thu hồi vật liệu lai Zirconium (ZIRCEX) của INL, một cơ sở quan trọng trong nỗ lực xây dựng nhiều phòng thí nghiệm của Bộ Năng lượng Mỹ nhằm cung cấp HALEU cho các nhà phát triển công nghệ lò phản ứng tiên tiến. Ảnh: INL

Nhà máy thử nghiệm thu hồi vật liệu lai Zirconium (ZIRCEX) của INL, một cơ sở quan trọng trong nỗ lực xây dựng nhiều phòng thí nghiệm của Bộ Năng lượng Mỹ nhằm cung cấp HALEU cho các nhà phát triển công nghệ lò phản ứng tiên tiến. Ảnh: INL

Tìm kiếm nguồn cung thay thế

Trước đó để gia tăng nguồn cung HALEU, các công ty ở Mỹ và châu Âu đã có kế hoạch sản xuất HALEU trên quy mô thương mại. Dù vậy, ngay cả trong những kịch bản lạc quan nhất, việc sản xuất cũng phải mất ít nhất 5 năm kể từ thời điểm các tập đoàn quyết định tiến hành.

Cũng nhằm mục đích dạng hóa nguồn cung, chính phủ Mỹ vào năm 2019 đã trao một hợp đồng xây dựng cơ sở sản xuất cho cho Centrus - công ty duy nhất bên ngoài nước Nga hiện có giấy phép sản xuất HALEU.

Theo đúng kế hoạch, cơ sở này sẽ bắt đầu sản xuất HALEU trong năm nay. Tuy nhiên do sự chậm trễ của các container lưu trữ gây ra bởi tắc nghẽn chuỗi cung ứng, việc sản xuất đã bị lùi lại đến năm 2023. Hơn nữa dù có đi vào hoạt động, Centrus cũng sẽ mất tới 5 năm để có thể sản xuất 13 tấn HALEU một năm, tương đương với chỉ 1/3 số lượng mà các lò phản ứng của Mỹ sẽ cần vào năm 2030.

Các nhà sản xuất HALEU tiềm năng khác trên thế giới cũng chưa có tiến triển gì đáng kể. Công ty khai thác và làm giàu uranium thuộc sở hữu nhà nước của Pháp Orano cho biết có thể sản xuất HALEU sau 5 đến 8 năm nữa. Tuy nhiên, tập đoàn này khẳng định sẽ chỉ xin giấy phép sản xuất khi có khách hàng với hợp đồng dài hạn.

Trong khi đó, công ty làm giàu uranium của châu Âu Urenco đang xem xét các địa điểm ở Mỹ và Anh để sản xuất HALEU nhưng vẫn chưa xin giấy phép. Mặc dù mức độ làm giàu 20% của HALEU thấp hơn nhiều so với mức khoảng 90% cần thiết cho vũ khí, các công ty cần có giấy phép đặc biệt để sản xuất nó. Các địa điểm sản xuất, đóng gói và vận chuyển nhiên liệu cũng cần đạt chuẩn an ninh và an toàn.

Để đẩy nhanh quá trình và phá vỡ thế bế tắc, chính phủ Mỹ đang tìm cách "chia nhỏ" uranium làm giàu ở cấp độ vũ khí trong kho dự trữ của mình. Dù vậy, điều này cũng sẽ tốn thời gian.

Trước đó vào tháng 8, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã ký kết đạo luật giảm lạm phát, trong đó bao gồm khoản hỗ trợ 700 triệu USD để đảm bảo nguồn cung cấp HALEU sử dụng trong các lò phản ứng và nghiên cứu tiên tiến từ chính phủ.

Tiếp tới vào tháng 9, Nhà Trắng đã yêu cầu Quốc hội cấp thêm 1,5 tỷ USD trong dự luật tài trợ tạm thời để thúc đẩy nguồn cung cấp trong nước đối với uranium và HALEU nhằm giải quyết những khó khăn tiềm ẩn trong việc tiếp cận nhiên liệu của Nga. Tuy nhiên do lo ngại chi phí, yêu cầu này đã bị bác bỏ. Câu trả lời cho nhà cung cấp thay thế vì vậy vẫn chưa có lời giải.

Tin liên quan

Đọc tiếp

Giá dầu và giá vàng thế giới tăng sau khi Israel được nghi đã tấn công Iran ngày 19/4/2024. Ảnh: The Star

Giá dầu tăng 3% sau tin Israel tấn công Iran

Tin tức về các cuộc tấn công được nghi là do Israel tiến hành gần căn cứ không quân ở thành phố Isafahan, miền trung Iran ngày 19/4 nổ ra, làm dấy lên lo ngại về xung đột mở rộng tại Trung Đông, đẩy giá dầu và giá vàng thế giới ngay lập tức gia tăng.
Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro. Ảnh: AP

Venezuela đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador

Ngày 16/4, Tổng thống Venezuela Nicolás Maduro trong cuộc họp với các nhà lãnh đạo Cộng đồng các quốc gia Mỹ Latin và Caribbean (CELAC) đã ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán tại Ecuador nhằm thể hiện sự đoàn kết với Mexico trong cuộc đối đầu ngoại giao với Ecuador.