Các nước ASEAN đau đầu giải bài toán lạm phát năng lượng

Giá dầu tăng lên mức kỷ lục đã khiến nhiều quốc gia phải đối mặt với bài toán lạm phát năng lượng, kéo theo sau là lạm phát toàn phần. Vậy các nước ASEAN đang đối mặt với vấn đề này như thế nào?

Trong báo cáo về tình hình lạm phát tại khu vực ASEAN mới công bố, Ngân hàng HSBC cho biết, ngoại trừ Malaysia và Indonesia (xét về khí đốt tự nhiên và than đá), các nền kinh tế còn lại đều là những quốc gia nhập khẩu ròng năng lượng. Do đó, tình trạng giá năng lượng tăng mạnh khiến các nước đều phải nhanh chóng tìm giải pháp để bình ổn thị trường, giảm thiểu rủi ro lạm phát toàn phần.

Ở Indonesia, lạm phát năng lượng đã tăng đều đặn từ đầu năm 2022, tốc độ tăng đạt 4% so với cùng kỳ năm trước trong tháng 4. Chính phủ đã cam kết trích ngân sách 10,8 tỷ USD, mục đích đầu tiên là an sinh xã hội, nhằm bảo vệ người dân trước tình hình giá hàng hóa tăng lên. Trong khi đó, đợt tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) 1 điểm phần trăm trong tháng 4 nhiều khả năng sẽ gia tăng áp lực giá. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu than và các mặt hàng khác tăng lên giúp Indonesia có thể linh hoạt mở rộng chính sách trợ cấp xăng dầu.

Gần đây, Quốc hội Indonesia đã thông qua đề nghị của chính phủ về việc nâng mức trợ cấp và bù giá năng lượng năm 2022 lên 349,9 nghìn tỷ IDR (23,8 tỷ USD). Trong đó, 74,9 nghìn tỷ IDR là ngân sách trợ cấp năng lượng, còn 275 nghìn tỷ IDR là phần bù lỗ bổ sung thêm cho các doanh nghiệp nhà nước như Tổng công ty dầu khí Pertamina và Tổng công ty điện lực PLN. Mặc dù áp dụng chính sách trợ cấp bổ sung, nguồn lợi thu được từ giá hàng hóa tăng cao và các điều chỉnh ngân sách khác nhiều khả năng sẽ dẫn đến mức thâm hụt tài khóa thấp hơn, ở mức 4,5%.

Tại Malaysia, thời điểm này đã kiểm soát tốt hơn lạm phát giá năng lượng nhờ hiệu ứng cơ sở thuận lợi và kiểm soát giá. Trong năm 2022, Chính phủ nước này có kế hoạch chi 28 tỷ MYR (6,7 tỷ USD) chỉ dành riêng cho trợ cấp nhiên liệu, hơn gấp đôi mức năm ngoái. Là nước xuất khẩu ròng dầu mỏ và khí đốt duy nhất trong khối ASEAN, nguồn thu từ xuất khẩu giúp chính sách trợ cấp năng lượng ổn định hơn.

Thái Lan bị ảnh hưởng trực tiếp do giá dầu tăng lên. Suốt một thời gian dài, chi phí vận tải là “thủ phạm” chính khiến giá cả tăng cao, làm lạm phát trong tháng 3 đạt đỉnh kỷ lục trong vòng 13 năm qua. Và áp lực tiếp tục gia tăng. Ban đầu, Chính phủ nước này giới hạn giá dầu diesel ở mức dưới 30 THB/lít nhờ sự hỗ trợ của Quỹ xăng dầu. Tuy nhiên, họ cũng buộc phải nâng mức giá trần bình ổn lên 32 THB/lít từ 1/5 và lên 33 THB/lít từ 31/5 khi Quỹ xăng dầu cạn kiệt nghiêm trọng.

Chính phủ Thái Lan đã thông báo áp dụng chính sách hỗ trợ đối với một số đối tượng nhằm giảm bớt áp lực chi phí sinh hoạt lên các hộ dân, dự kiến sẽ được triển khai trong vài tháng tới, bao gồm trợ cấp tiền mặt cho hộ nghèo mua khí đốt nấu nướng, giảm tiền điện và giảm thêm thuế tiêu thụ dầu diesel 5 THB/lít. Bộ Vận tải Thái Lan cũng đề xuất một gói nhiên liệu toàn diện cho toàn ngành vận tải, hy vọng bù đắp phần nào cho giá năng lượng tăng cao.

Ở Philippines, CPI đối với điện, khí đốt và các nhiên liệu khác đã tăng ở mức hai con số so với cùng kỳ năm trước kể từ tháng 8/2021, với mức lạm phát tăng lên 20% trong tháng 4 năm nay. Nhằm giúp người dân đối phó với tình hình đó, Chính phủ của Tổng thống Duterte trợ cấp nhiên liệu cho lái xe phương tiện công cộng 6.500 PHP (120 USD)/người, đồng thời triển khai một chương trình trợ cấp nhiên liệu cho 159.000 nông dân và ngư dân.

Bộ Năng lượng nước này cũng hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp dầu mỏ tư nhân để đàm phán giảm giá cho ngành vận tải công cộng từ 1-4 PHP/lít xăng. Ngoài ra, Tổng thống sắp nhậm chức Ferdinand Marcos Jr. sẽ tìm cách loại bỏ thuế giá trị gia tăng (VAT) 12% trong giá điện ngay khi nhậm chức. Tuy nhiên, do mức độ linh hoạt tài khóa khá hẹp do đại dịch, đề xuất này nhiều khả năng sẽ vấp phải sự phản đối của các cố vấn kinh tế tương lai của Tổng thống.

Tại Việt Nam, lạm phát giá năng lượng cũng đã kéo dài được một thời gian. Giá vận tải tăng cao kỷ lục, vượt qua lạm phát thực phẩm để trở thành động lực chính thúc đẩy lạm phát toàn phần của Việt Nam. Bên cạnh giá dầu thế giới tăng, nguồn cung xăng dầu trong nước thiếu hụt càng khiến tình trạng khan hiếm năng lượng của Việt Nam nghiêm trọng hơn.

Từ tháng 1 năm nay, nhà máy lọc hóa dầu lớn nhất Việt Nam - Lọc hoá dầu Nghi Sơn đã giảm công suất và gần như không hoạt động vào tháng 2, trước khi nâng công suất lên khoảng 80% vào tháng 3. Tình hình này buộc các cơ quan chức năng phải tìm kiếm nguồn thay thế nhằm giảm nhẹ áp lực năng lượng.

Chính phủ Việt Nam cam kết nhập thêm 2,4 triệu mét khối xăng trong Quý 2/2022, được thể hiện trong số liệu nhập khẩu của Việt Nam tăng lên. Trong khi đó, kể từ 1/4, Chính phủ cũng đã cắt giảm thuế bảo vệ môi trường, chiếm tỷ lệ cao nhất trong các loại thuế phí đánh vào nhiên liệu, xuống 2.000 đồng đối với xăng và 700-1.000 đồng đối với các loại nhiên liệu khác.

Bất chấp giá năng lượng tăng lên, lạm phát thực phẩm ở mức vừa phải, vốn chiếm tỷ trọng lớn hơn trong rổ CPI, đã giúp kiểm soát mức tăng chung của lạm phát toàn phần tính tới thời điểm này.

Không giống với các nước khác, áp lực giá tăng để lại ảnh hưởng trên diện rộng ở Singapore. Một phần nguyên nhân là áp lực từ nhu cầu tăng lương và thị trường lao động gia tăng, ngược lại cũng phản ánh sự thật là Singapore có khả năng triển khai chính sách hỗ trợ tài khóa rộng rãi hơn trong giai đoạn đại dịch. Trên thực tế, lương tăng cao đã có dấu hiệu ảnh hưởng đến lạm phát từ Quý 4/2021. Cùng với lạm phát do nhu cầu, giá năng lượng tăng cao cũng đang đẩy giá các mặt hàng cơ bản lên.

Không như nhiều ngân hàng trung ương khác thường giám sát chỉ số CPI cơ bản không tính giá thực phẩm và năng lượng, chỉ số CPI cơ bản của Cơ quan Tiền tệ Singapore (Monetary Authority of Singapore – MAS) vẫn bao gồm các tiện ích điện và khí đốt, phản ánh những thay đổi trong giá dầu khá chậm chạp. Vì vậy, giá năng lượng tăng từ đầu năm 2022 cho thấy thuế điện nhiều khả năng sẽ tạo áp lực ngược lên lạm phát cơ bản trong Quý 2 và Quý 3 năm nay.

Dẫu vậy, Singapore vẫn có điều kiện về tài khóa để “hạ nhiệt” chi phí sinh hoạt. Mặc dù đã thay đổi trọng tâm sang những ưu tiên dài hạn, ngân sách năm tài khóa 2022 trong tháng 2 vẫn bao gồm khoản hỗ trợ ngắn hạn cho người dân trị giá 560 triệu SGD. Gói hỗ trợ được triển khai dưới dạng phiếu mua hàng, bao gồm phiếu mua hàng tiêu dùng và trợ cấp tiện ích. Nếu cần thiết, Singapore cũng sẵn sàng triển khai thêm các biện pháp bổ sung nhằm giải quyết lạm phát.

Đề xuất giảm tối đa thuế bảo vệ môi trường

Trong kỳ điều chỉnh mới nhất (ngày 13/6), giá xăng bán lẻ ở Việt Nam đã lập kỷ lục mới: Xăng E5 RON 92 là 31.110 đồng một lít; RON 95-III lên mức 32.370 đồng một lít. RON 95-III là loại bán phổ biến, chiếm gần 70% lượng tiêu thụ trên thị trường và được liên Bộ Công Thương - Tài chính điều hành giá.

Các mặt hàng dầu (dầu hoả, dầu diesel) ở kỳ điều hành này tăng khá mạnh, trên 2.000 đồng một lít. Dầu hoả đắt thêm 2.490 đồng, lên mức giá 27.830 đồng một lít. Dầu diesel cũng tăng 2.630 đồng, lên 29.020 đồng một lít. Riêng dầu mazut giảm 550 đồng một lít, còn 20.350 đồng.

Đây là lần tăng giá thứ sáu liên tiếp từ ngày 21/4 đến nay. Tổng cộng, xăng RON 95-III đắt thêm 5.060 đồng mỗi lít, còn E5 RON 92 thêm 4.640 đồng.

Trong bối cảnh giá xăng dầu trong và ngoài nước liên tục tăng cao trong thời gian gần đây, Bộ Tài chính đang phối hợp các cơ quan có liên quan nghiên cứu phương án về khả năng tiếp tục giảm thuế bảo vệ môi trường đối với mặt hàng xăng dầu để góp phần kịp thời kiềm chế lạm phát. Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết, hiện Bộ Tài chính đang dự kiến đề xuất trình Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong thẩm quyền giảm tối đa thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu.

Trước đó, ngày 21/4/2022, Bộ Tài chính đã có công văn gửi xin ý kiến các Bộ, ngành địa phương, Hiệp hội, doanh nghiệp có liên quan về dự thảo Nghị định Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, trong đó đề xuất điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi xăng từ 20% xuống 12%.

Việc điều chỉnh giảm thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với mặt hàng xăng theo phương án dự kiến sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu (tránh bị động bởi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN), đồng thời đảm bảo mức chênh lệch phù hợp với mức thuế suất theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết. Hiện nay, Bộ Tài chính đang tổng hợp ý kiến các đơn vị và trình Chính phủ trong thời gian tới.

Tại phiên trả lời chất vấn đại biểu Quốc hội ngày 8/6, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Thường vụ Quốc hội đã đồng ý giảm 50% thuế bảo vệ môi trường từ 1/4 đến hết năm nay, khiến ngân sách Nhà nước giảm thu 24.000 tỷ đồng. Hiện còn dư địa giảm thêm 2.000 đồng mỗi lít thuế bảo vệ môi trường. Theo quy định, Thường vụ Quốc hội chỉ có thẩm quyền giảm thêm 1.000 đồng với loại thuế này. Giảm 2.000 đồng với loại thuế này thuộc thẩm quyền Quốc hội.

Cần có chính sách ưu tiên với doanh nghiệp ASEAN đầu tư, kinh doanh nội khối

Cần có chính sách ưu tiên với doanh nghiệp ASEAN đầu tư, kinh doanh nội khối

Chiều 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn các Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC).
Hơn 60 cuộc giao thương thành công giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam

Hơn 60 cuộc giao thương thành công giữa các doanh nghiệp Hàn Quốc và Việt Nam

Nhóm 11 doanh nghiệp thuộc Đoàn doanh nghiệp khu thương mại tự do Hàn Quốc đã có những cuộc giao thương thành công với các doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam trong các lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm, công nghệ, cơ khí,...
Tổng vốn hóa thị trường sàn giao dịch chứng khoán Campuchia đạt 2,73 tỷ USD

Tổng vốn hóa thị trường sàn giao dịch chứng khoán Campuchia đạt 2,73 tỷ USD

Theo báo cáo của Cơ quan quản lý giao dịch chứng khoán Campuchia (SERC), kết thúc quý 2/2024, tổng giá trị vốn hóa Sàn giao dịch chứng khoán Campuchia (CSX) đạt 2,73 tỷ USD.
Tiếp sức cho hành trình chuyển dịch năng lượng của Đông Nam Á

Tiếp sức cho hành trình chuyển dịch năng lượng của Đông Nam Á

Đổi mới sáng tạo đã giúp những chiếc xe tuk-tuk chạy được bằng điện, bớt ồn và sạch sẽ. Hy vọng câu chuyện đó sẽ được nhân rộng thêm nữa trên chặng đường dài hướng tới cân bằng phát thải tại Đông Nam Á, chuyên gia HSBC kỳ vọng.
'Cần có đột phá về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Lào thông qua kết nối hạ tầng'

'Cần có đột phá về hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Lào thông qua kết nối hạ tầng'

Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương, cần có đột phá về hợp tác kinh tế, đầu tư giữa Việt Nam - Lào, thông qua việc đẩy mạnh hợp tác công-tư để phát triển hạ tầng, kết nối hai nền kinh tế, nhất là tuyến đường bộ cao tốc, đường sắt, hàng không...
"Mối quan hệ Việt Nam - Singapore sẽ tiếp tục phát triển rực rỡ"

"Mối quan hệ Việt Nam - Singapore sẽ tiếp tục phát triển rực rỡ"

Nhận định của Đại sứ Singapore tại Việt Nam Jaya Ratnam trong lễ kỷ niệm 59 năm ngày Quốc khánh Singapore tổ chức tối 14/8 tại Hà Nội.
ASEAN và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán thứ 8 nâng cấp ACFTA

ASEAN và Trung Quốc bước vào vòng đàm phán thứ 8 nâng cấp ACFTA

Phiên đàm phán lần này diễn ra từ ngày 5 – 9/8 tại Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, với sự tham gia của hơn 180 đại biểu từ 10 nước thành viên ASEAN, Trung Quốc và Ban Thư ký ASEAN.
Tuyến đường sắt ASEAN - Trung Quốc có thể giúp giảm chi phí vận tải

Tuyến đường sắt ASEAN - Trung Quốc có thể giúp giảm chi phí vận tải

ASEAN Express dự kiến sẽ giúp mở ra thị trường mới cho khu vực Đông Nam Á và giảm chi phí cho doanh nghiệp cũng như người dân địa phương.
Lĩnh vực nào tại Việt Nam thu hút các nhà đầu tư Thái Lan?

Lĩnh vực nào tại Việt Nam thu hút các nhà đầu tư Thái Lan?

Hiện Thái Lan xếp vị trí thứ 9 nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam và xếp thứ 2 trong ASEAN. Vậy những lĩnh vực nào được quốc gia này rót vốn nhiều nhất tại Việt Nam?
Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Lào

Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Lào

Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 (AEBF-24) do Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 27/9 tại Viên Chăn, Lào.
Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Tổng thương mại hàng hóa của Malaysia trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 8,7%, lên mức 1,158 nghìn tỷ RM (tương đương khoảng 250 tỷ USD).
Việt Nam và ASEAN: 30 năm tiến trình hội nhập kinh tế

Việt Nam và ASEAN: 30 năm tiến trình hội nhập kinh tế

Gia nhập ASEAN vào ngày 28/7/1995 là cột mốc đầu tiên của Việt Nam trong tiến trình hội nhập quốc tế, kết nối giao thương, tạo đà cho các bước hội nhập sâu rộng hơn vào "sân chơi" khu vực và quốc tế.
Đại sứ các nước ASEAN và Timor-Leste tới chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm

Đại sứ các nước ASEAN và Timor-Leste tới chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm

Chiều 30/5, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Đại sứ, Đại biện các nước ASEAN và Timor-Leste tại Hà Nội đến chào và chúc mừng nhân dịp ông được bầu làm Chủ tịch nước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Tổng Thư ký ASEAN

Ngày 23/4, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhân chuyến thăm làm việc và tham dự Diễn đàn Tương lai ASEAN (AFF) tại Việt Nam.
Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu về chuyển đổi số

Thủ tướng đề xuất đưa ASEAN thành hình mẫu về chuyển đổi số

Tại tọa đàm với doanh nghiệp các nước ASEAN, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu 3 lĩnh vực ưu tiên trong phát triển kinh tế số của Việt Nam và đề xuất 3 định hướng đột phá để ASEAN trở thành hình mẫu trong chuyển đổi số trên toàn cầu.
'Việt Nam và ASEAN cùng chung tay viết tiếp câu chuyện thành công'

'Việt Nam và ASEAN cùng chung tay viết tiếp câu chuyện thành công'

Tại Diễn đàn Tương lai ASEAN 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định, Việt Nam sẽ tiếp tục nỗ lực hơn nữa cùng các thành viên, đối tác của ASEAN chung tay viết tiếp những câu chuyện thành công, mở ra tương lai chiến lược mới cho một Cộng đồng ASEAN.
Vai trò của thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN

Vai trò của thanh niên trong việc định hình tương lai ASEAN

Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn nhấn mạnh rằng sự cống hiến của thế hệ thanh niên các nước ASEAN sẽ góp phần mở ra con đường hướng tới một Cộng đồng ASEAN sẵn sàng cho tương lai.
Khai phá tiềm năng hợp tác giáo dục Việt Nam - Malaysia

Khai phá tiềm năng hợp tác giáo dục Việt Nam - Malaysia

Ngày 21/4, Văn phòng Giáo dục Malaysia và Ủy ban Giáo dục Malaysia (EMGS) đã tổ chức Ngày hội Giáo dục toàn cầu Malaysia với sự tham gia của Đại sứ Dato Tan Yang Thai, đại diện các đơn vị liên quan và các em học sinh.
Diễn đàn Tương lai ASEAN, một diễn đàn dành riêng cho ASEAN

Diễn đàn Tương lai ASEAN, một diễn đàn dành riêng cho ASEAN

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt kỳ vọng rằng Diễn đàn Tương lai ASEAN sẽ tạo ra một nền tảng để tất cả các bên liên quan có thể chia sẻ các ý tưởng mới và sáng tạo về tầm nhìn tương lai ASEAN.
MATRADE sắp tổ chức nhiều sự kiện thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Malaysia

MATRADE sắp tổ chức nhiều sự kiện thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Malaysia

Nhằm đẩy mạnh hơn nữa hợp tác và tăng trưởng kinh tế Việt Nam – Malaysia cũng như kết nối doanh nghiệp hai nước, Cục Xúc tiến thương mại Malaysia (MATRADE) có kế hoạch tổ chức hàng loạt sự kiện trải rộng trên nhiều lĩnh vực trong suốt cả năm 2024.
ASEAN hoan nghênh Hàn Quốc đề xuất thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

ASEAN hoan nghênh Hàn Quốc đề xuất thiết lập quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Ngày 4/4, tại Seoul, Hàn Quốc, Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam, cùng Trưởng SOM Hàn Quốc Chung Byung-won đồng chủ trì, điều hành Đối thoại ASEAN - Hàn Quốc thường niên lần thứ 28.
Doanh nghiệp Việt đặt mục tiêu mở rộng sang các thị trường mới ở ASEAN

Doanh nghiệp Việt đặt mục tiêu mở rộng sang các thị trường mới ở ASEAN

Kết quả cuộc "Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN" của HSBC cho thấy, khoảng 9/10 doanh nghiệp Việt Nam có kế hoạch đầu tư nhiều hơn vào các thị trường ASEAN
Việt Nam là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN

Việt Nam là nền kinh tế số tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN

Ngày 28/3, HSBC công bố Quỹ Tăng trưởng ASEAN trị giá 1 tỷ USD nhằm giúp các doanh nghiệp nền tảng số trong khu vực mở rộng quy mô.
Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua 14 sáng kiến hợp tác

Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN thông qua 14 sáng kiến hợp tác

Các sáng kiến tập trung vào ba định hướng chính, bao gồm hồi phục và kết nối các nền kinh tế, kiến tạo tương lai bao trùm và bền vững, chuyển đổi hướng đến tương lai số.
Thủ tướng: Tạo đột phá về hợp tác kinh tế giữa ASEAN - Australia

Thủ tướng: Tạo đột phá về hợp tác kinh tế giữa ASEAN - Australia

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất ASEAN và Australia tạo đột phá trong hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư, phấn đấu tăng gấp đôi kim ngạch thương mại trong 10 năm tới; đột phá trong hợp tác phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao.
Thủ tướng gặp lãnh đạo các nước tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Australia

Thủ tướng gặp lãnh đạo các nước tại Hội nghị Cấp cao ASEAN - Australia

Trong hai ngày 5/3 - 6/3, nhân dịp tham dự Hội nghị Cấp cao đặc biệt kỷ niệm 50 năm quan hệ ASEAN - Australia, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã dành thời gian để gặp gỡ nhiều lãnh đạo cấp cao các nước ASEAN, Australia, New Zealand và Tổng Thư ký ASEAN.
Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho hợp tác giữa ASEAN và Australia

Việt Nam sẽ tiếp tục đóng góp tích cực cho hợp tác giữa ASEAN và Australia

Sáng 6/3, tại thành phố Melbourne, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Phiên họp toàn thể Hội nghị Cấp cao đặc biệt ASEAN - Australia.
PMI ngành sản xuất ASEAN tiếp tục cải thiện trong tháng 2/2024

PMI ngành sản xuất ASEAN tiếp tục cải thiện trong tháng 2/2024

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 2/2024 cho thấy các điều kiện kinh doanh ngành sản xuất của 7 quốc gia ASEAN được khảo sát đang tiếp tục cải thiện, mặc dù chỉ ở mức độ nhẹ.
VinFast ký thoả thuận cung cấp 600 xe điện cho 3 doanh nghiệp Indonesia

VinFast ký thoả thuận cung cấp 600 xe điện cho 3 doanh nghiệp Indonesia

Trong khuôn khổ sự kiện Triển lãm Ô tô Quốc tế Indonesia (IIMS) ngày 22/2/2024, VinFast chính thức ký kết Biên bản Ghi nhớ về việc cung cấp 600 xe điện cho 3 doanh nghiệp Indonesia.
Tập đoàn bất động sản bán lẻ lớn nhất Thái Lan thành lập pháp nhân tại Việt Nam

Tập đoàn bất động sản bán lẻ lớn nhất Thái Lan thành lập pháp nhân tại Việt Nam

Central Pattana - thành viên của Central Group (tập đoàn đa ngành hàng đầu Thái Lan) vừa chính thức thành lập pháp nhân tại Việt Nam với tên gọi công ty TNHH CPN Global.
Việt Nam - Indonesia gắn kết với nhau bởi số phận và hoài bão

Việt Nam - Indonesia gắn kết với nhau bởi số phận và hoài bão

Indonesia và Việt Nam là hai quốc gia gắn kết không chỉ bởi mối quan hệ bền chặt mà còn bởi số phận và hoài bão.
Tăng trưởng kinh tế ASEAN-6: Philippines vươn lên dẫn đầu, Việt Nam xếp thứ hạng nào?

Tăng trưởng kinh tế ASEAN-6: Philippines vươn lên dẫn đầu, Việt Nam xếp thứ hạng nào?

Với tăng trưởng GDP năm 2023 đạt 5,05%, tăng trưởng kinh tế Việt Nam vẫn vững vàng đứng ở vị trí thứ hai trong nhóm các nước ASEAN-6.
Thái Lan sẽ sớm vào Top 5 nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam

Thái Lan sẽ sớm vào Top 5 nước đầu tư lớn nhất tại Việt Nam

Chia sẻ với Mekong ASEAN, Đại sứ Thái Lan tại Việt Nam Nikorndej Balankura nhận định, với sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp Thái Lan, trong tương lai gần, quốc gia này sẽ lọt top 5 các quốc gia đầu tư lớn nhất tại Việt Nam.
Còn nhiều tiềm năng cho thương mại Việt Nam - Philippines

Còn nhiều tiềm năng cho thương mại Việt Nam - Philippines

Trong năm 2024, Việt Nam - Philippines sẽ tổng kết những thành tựu của Kế hoạch hành động 5 năm giai đoạn 2019-2024, đồng thời bắt đầu các công việc chuẩn bị cần thiết để xây dựng Kế hoạch hành động 5 năm giai đoạn 2025 -2029.
Đại sứ Đinh Ngọc Linh: Việt Nam - Malaysia có tiềm năng lớn trong hợp tác Halal

Đại sứ Đinh Ngọc Linh: Việt Nam - Malaysia có tiềm năng lớn trong hợp tác Halal

Nhân dịp năm mới 2024, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia Đinh Ngọc Linh trao đổi với Mekong ASEAN về chặng đường hợp tác 50 năm qua giữa hai quốc gia cũng như những tiềm năng có thể khai phá trong tương lai.
Quan hệ hữu nghị Việt - Lào 'có một không hai' trên thế giới

Quan hệ hữu nghị Việt - Lào 'có một không hai' trên thế giới

Chia sẻ với Mekong ASEAN dịp đầu năm mới 2024, Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh cho rằng, tình hữu nghị vĩ đại giữa Việt Nam và Lào là mối quan hệ chỉ có một không có hai trên thế giới, là tài sản vô giá để lại cho thế hệ con cháu tiếp theo.
Xem thêm