Cần cơ chế đặc thù để Hà Nội thực hiện nhiệm vụ Thủ đô

Theo Uỷ ban Pháp luật, Luật Thủ đô (sửa đổi) cần bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện nhiệm vụ của Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính của quốc gia, là đô thị đặc biệt.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủ đô.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thủ đô.

Chiều 10/11, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long trình bày Tờ trình về dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).

Theo Bộ trưởng Lê Thành Long, việc sửa đổi Luật Thủ đô là cần thiết, nhằm thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng; đặc biệt là Nghị quyết số 15-NQ/TW về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong đó xác định xây dựng, phát triển Thủ đô “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại” và khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được nhận diện qua hơn 9 năm thi hành Luật Thủ đô năm 2012.

Dự thảo Luật gồm 7 chương, 59 điều (tăng 3 chương, 32 điều so với Luật Thủ đô 2012, trong đó giữ nguyên 3 Điều; sửa đổi, bổ sung 18 điều; quy định mới 38 điều).

Về mô hình tổ chức, thực hiện mô hình không tổ chức HĐND phường ở Hà Nội theo Nghị quyết số 97 và bổ sung thành phố thuộc thành phố Hà Nội. Tăng số lượng đại biểu HĐND (từ 95 lên 125 đại biểu), tỷ lệ đại biểu chuyên trách (từ 20% lên 25%), số lượng phó chủ tịch HĐND (từ 2 lên tối đa 3); mở rộng thành phần thường trực HĐND so với Luật Tổ chức chính quyền địa phương nhằm nâng cao năng lực và tăng tính chuyên nghiệp của HĐND.

Quy định cơ cấu tổ chức của chính quyền thành phố thuộc thành phố Hà Nội (dự kiến thành lập theo Nghị quyết số 15-NQ/TW tại khu vực phía Bắc - thành phố logistics, dịch vụ - vùng Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn và phía Tây - thành phố về giáo dục, đào tạo, khoa học - vùng Hoà Lạc, Xuân Mai), với những đặc thù khác so với chính quyền quận, huyện, thị xã như tăng số lượng phó chủ tịch hội đồng, UBND, đại biểu HĐND chuyên trách, bổ sung Ban đô thị.

Tương tự cơ chế áp dụng cho TP HCM, dự thảo Luật quy định chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị Thủ đô, một số cơ quan ngành dọc trung ương đóng trên địa bàn để thực hiện nhiệm vụ chính trị tại địa phương, với tổng mức chi không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức.

Về quy hoạch, quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị; dự thảo luật quy định phân quyền từ Thủ tướng Chính phủ cho UBND TP Hà Nội được điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật (tương tự như đang thực hiện tại TP HCM).

Đối với chính sách tài chính, ngân sách và đầu tư, Hà Nội được vay thông qua phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay từ tổ chức tài chính, tổ chức khác trong nước và từ nguồn trái phiếu Chính phủ phát hành không phụ thuộc vào hạn mức trần.

Ngân sách thành phố giữ lại tối đa các khoản thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thuộc thẩm quyền quản lý của Thành phố để tạo nguồn lực đầu tư các công trình, dự án trọng điểm, dự án PPP, giao thông công cộng, hỗ trợ di dời cơ sở, đơn vị thuộc danh mục phải di dời; tỷ lệ điều tiết cụ thể sẽ do Thủ tướng Chính phủ quyết định hằng năm phù hợp với mục tiêu sử dụng nguồn thu này.

Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long.
Bộ trưởng Tư pháp Lê Thành Long.

Tại báo cáo thẩm tra, Ủy ban Pháp luật của Quốc hội tán thành với sự cần thiết ban hành, mục đích, quan điểm xây dựng và phạm vi sửa đổi Luật Thủ đô. Qua nghiên cứu, Ủy ban Pháp luật đề nghị trong quá trình xem xét, ban hành Luật cần chú trọng một số quan điểm, yêu cầu sau:

Thứ nhất, Luật Thủ đô là đạo luật đặc biệt quan trọng, có ý nghĩa chính trị - xã hội sâu sắc. Việc sửa đổi Luật phải bám sát các cơ sở chính trị, cơ sở pháp lý và cơ sở thực tiễn về xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô nhằm thể chế hóa kịp thời chủ trương, yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong các nghị quyết của Trung ương, của Bộ Chính trị.

Thứ hai, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần có các cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, thể hiện sự phân quyền mạnh mẽ nhưng cũng đồng thời là giao nhiệm vụ cho chính quyền TP Hà Nội trong xây dựng, bảo vệ, phát triển Thủ đô. Các cơ chế, chính sách được thiết kế trong dự thảo Luật phải rõ ràng, rành mạch về phạm vi, nội dung phân quyền... Đồng thời, cần bổ sung các cơ chế, chính sách đặc thù để thực hiện nhiệm vụ của Thủ đô là trung tâm chính trị - hành chính của quốc gia, là đô thị đặc biệt.

Thứ ba, cách thức thể hiện trong dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần bảo đảm cụ thể, rõ nội dung, phạm vi, đối tượng phân quyền và cơ chế phân cấp, ủy quyền tiếp gắn với chế độ trách nhiệm; hạn chế những quy định không mang tính quy phạm. Không quy định lại các vấn đề đã được quy định trong các luật khác.

Các nội dung đã và đang thực hiện thí điểm ở Hà Nội và các địa phương khác qua sơ kết, tổng kết thấy có hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của Thủ đô, có sự thống nhất cao thì nghiên cứu đưa vào Luật; nội dung trong các dự thảo luật đang trình Quốc hội xem xét, thông qua thì Luật Thủ đô cũng có thể quy định mức đặc thù cao hơn; các nội dung chưa rõ, chưa thật ổn định, còn có ý kiến khác nhau thì cần tiếp tục nghiên cứu.

HoSE thông tin dự kiến loạt quy định mới khi vận hành hệ thống KRX

HoSE thông tin dự kiến loạt quy định mới khi vận hành hệ thống KRX

Khi áp dụng hệ thống công nghệ thông tin mới, chứng khoán thuộc diện bị hạn chế giao dịch sẽ được giao dịch cả ngày.
Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sắp xếp

Dự kiến giảm khoảng 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh sau khi sắp xếp

Đảng ủy Chính phủ thống nhất trình cấp có thẩm quyền phương án sáp nhập giảm 50% đơn vị hành chính cấp tỉnh và giảm 60-70% đơn vị cấp cơ sở so với hiện nay.
Thường vụ Quốc hội nhất trí giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Thường vụ Quốc hội nhất trí giảm 30% tiền thuê đất năm 2024

Thường vụ Quốc hội đồng ý với đề xuất của Chính phủ về việc giảm 30% tiền thuê đất năm 2024 để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh.
Cân nhắc đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, điều hòa

Cân nhắc đề xuất đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng, điều hòa

Trong dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) vẫn tiếp tục giữ xăng và điều hòa nhiệt độ từ 90.000 BTU trở xuống thuộc mặt hàng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định ASEAN là trụ cột quan trọng trong chính sách đối ngoại của Việt Nam và là một phần không thể tách rời trong chiến lược phát triển và hội nhập của Việt Nam.
Thủ tướng: Giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính

Thủ tướng: Giảm ít nhất 30% thời gian xử lý thủ tục hành chính

Đây là một trong những giải pháp được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Công điện số 22/CĐ-TTg ngày 9/3 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về cắt giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân

Thủ tướng làm Trưởng Ban Chỉ đạo xây dựng đề án phát triển kinh tế tư nhân

Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân sẽ do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng ban, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng và Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng làm Phó Trưởng ban.
Đưa ĐHQG Hà Nội và TP HCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á

Đưa ĐHQG Hà Nội và TP HCM thuộc nhóm cơ sở giáo dục đại học hàng đầu châu Á

Phó Thủ tướng Lê Thành Long ký Quyết định số 452/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học và sư phạm thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân

Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân

Đây là nội dung được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương chiều 7/3/2025.
Hải Dương đẩy nhanh tiến độ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hải Dương đẩy nhanh tiến độ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát

Chiều 6/3, tại trụ sở UBND tỉnh Hải Dương, ông Lê Ngọc Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì cuộc họp về việc kiểm điểm tiến độ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Chủ tịch Quốc hội: Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi một số điều của Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội: Khẩn trương nghiên cứu sửa đổi một số điều của Hiến pháp

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn giao Thường trực Ủy ban Pháp luật - Tư pháp nghiên cứu sửa một số điều của Hiến pháp về tổ chức bộ máy, để báo cáo cấp có thẩm quyền.
Phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc thành thành phố khoa học - công nghệ

Phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc thành thành phố khoa học - công nghệ

UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 1243/QĐ-UBND về việc phê duyệt Đề cương Đề án phát triển khu công nghệ cao Hòa Lạc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Miễn học phí: Phụ huynh nhẹ gánh, con trẻ thêm cơ hội

Miễn học phí: Phụ huynh nhẹ gánh, con trẻ thêm cơ hội

"Chính sách này thật sự ý nghĩa, giúp những gia đình thu nhập trung bình như chúng tôi bớt đi một phần gánh nặng. Số tiền tiết kiệm được có thể dành để đầu tư thêm vào việc học của con," chị Phương Thảo, trú tại quận Hoàng Mai, cho biết.
Hưng Yên phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 30/9

Hưng Yên phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước 30/9

Ngày 4/3, Ban Chỉ đạo triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh Hưng Yên tổ chức họp đánh giá tình hình, tiến độ triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh.
Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

Quy định mới về cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 55/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2025

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 3/2025

Từ tháng 3/2025, nhiều chính sách và luật mới sẽ chính thức có hiệu lực, trong đó quy định về mức thu lệ phí trước bạ ôtô điện, xuất khẩu gạo, quản lý thuế doanh nghiệp...
'Nếu bỏ cấp huyện thì phải sửa Hiến pháp'

'Nếu bỏ cấp huyện thì phải sửa Hiến pháp'

Theo Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Nguyễn Phương Thuỷ, nếu triển khai sắp xếp bỏ cấp huyện thì chắc chắn phải tính đến việc sửa Hiến pháp.
Doanh nghiệp nhỏ nên có khát vọng tự cường, vươn lên lớn mạnh

Doanh nghiệp nhỏ nên có khát vọng tự cường, vươn lên lớn mạnh

Thủ tướng nhấn mạnh, phải có chính sách tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mở rộng quy mô, nâng cao sức cạnh tranh, năng lực sản xuất, phát triển mô hình kinh doanh.
Bổ sung chỉ tiêu xây nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Bổ sung chỉ tiêu xây nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 444 ngày 27/2 giao chỉ tiêu hoàn thành nhà ở xã hội trong giai đoạn 2025 - 2030 để các địa phương bổ sung vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương gồm 22 đơn vị sau tinh gọn

Cơ cấu tổ chức Bộ Công Thương gồm 22 đơn vị sau tinh gọn

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành Nghị định số 40 tinh gọn cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương với nhiều điểm mới, hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2025.
Bộ Khoa học và Công nghệ có 2 tân thứ trưởng

Bộ Khoa học và Công nghệ có 2 tân thứ trưởng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký quyết định điều động, bổ nhiệm các ông Phạm Đức Long và Bùi Hoàng Phương giữ chức Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ từ ngày 1/3/2025.
Đưa môi trường đầu tư của Việt Nam vào Top 3 ASEAN trong vòng 2-3 năm tới

Đưa môi trường đầu tư của Việt Nam vào Top 3 ASEAN trong vòng 2-3 năm tới

Đây là một trong những gợi mở được Tổng Bí thư Tô Lâm nêu tại buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương chiều 24/2.
Ngân hàng Nhà nước thay đổi cơ cấu tổ chức

Ngân hàng Nhà nước thay đổi cơ cấu tổ chức

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 26/2025/NĐ-CP ngày 24/2/2025, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Ngân hàng Nhà nước). Nghị định có hiệu lực từ ngày 1/3/2025.
Thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động

Thanh tra, kiểm tra các ngân hàng thương mại tăng lãi suất huy động

Ngày 24/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 19/CĐ-TTg về việc tăng cường thực hiện các giải pháp giảm lãi suất.
Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm tính khả thi cao nhất

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh phải bảo đảm tính khả thi cao nhất

Chiều tối 23/2, tại Văn phòng Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn chủ trì hội nghị trực tuyến với các địa phương về điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Tuyên bố của Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ

Tuyên bố của Việt Nam về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ

Ngày 21/2, căn cứ Nghị quyết số 68/NQ-UBTVQH15 ngày 14/2/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ đã ra Tuyên bố về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam trong Vịnh Bắc Bộ.
Bộ Tài chính: Tiếp tục miễn thuế với lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính: Tiếp tục miễn thuế với lãi tiền gửi tiết kiệm

Bộ Tài chính đề nghị tiếp tục miễn thuế thu nhập cá nhân với lãi tiền gửi tiết kiệm trong dự thảo Luật Thuế Thu nhập cá nhân (thay thế).
Quốc hội quyết tăng trưởng 8% trở lên, đẩy nhanh các dự án hấp thụ vốn

Quốc hội quyết tăng trưởng 8% trở lên, đẩy nhanh các dự án hấp thụ vốn

Quốc hội đồng ý bổ sung khoảng 84.300 tỷ đồng vốn đầu tư công từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi ngân sách Nhà nước năm 2024 để đẩy nhanh tiến độ thực hiện một số dự án có khả năng hấp thụ vốn.
Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Quốc hội thông qua cơ chế, chính sách đặc thù cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận

Tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, sáng 19/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù đầu tư xây dựng Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Quốc hội 'chốt' đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng hơn 8 tỷ USD

Quốc hội 'chốt' đầu tư đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng hơn 8 tỷ USD

Tuyến đường sắt nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải nội địa, liên vận quốc tế giữa Việt Nam và Trung Quốc, phấn đấu hoàn thành chậm nhất vào năm 2030.
Những điểm mới của Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Những điểm mới của Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi)

Luật sửa đổi lần này đã bổ sung một số cơ chế, chính sách mới nhằm đổi mới mạnh mẽ cơ chế phân định thẩm quyền, phân cấp, ủy quyền.
Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở ĐBSCL và TP HCM

Chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở ĐBSCL và TP HCM

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 15/CĐ-TTg ngày 17/2/2025 về việc chủ động ứng phó đợt xâm nhập mặn cao điểm ở ĐBSCL và TP HCM.
Thông qua Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi

Thông qua Luật Tổ chức Quốc hội sửa đổi

Chiều 17/2, Quốc hội đã biểu quyết thông qua dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội.
Cơ chế đặc thù cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là 'điều kiện tiên quyết'

Cơ chế đặc thù cho Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là 'điều kiện tiên quyết'

Phát biểu giải trình tại Quốc hội sáng 17/2, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã làm rõ một số vấn đề về các cơ chế, chính sách đặc thù cho điện hạt nhân Ninh Thuận.
Bộ trưởng KH&ĐT: Sẽ có nghị quyết riêng phát triển kinh tế tư nhân

Bộ trưởng KH&ĐT: Sẽ có nghị quyết riêng phát triển kinh tế tư nhân

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng thông tin, Chính phủ sẽ báo cáo Trung ương để xin ban hành một nghị quyết riêng về phát triển kinh tế tư nhân, gồm hộ kinh doanh, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp tư nhân quy mô lớn có khả năng dẫn dắt.
Thủ tướng: 'Chấp nhận thất bại, trả giá để có đột phá công nghệ'

Thủ tướng: 'Chấp nhận thất bại, trả giá để có đột phá công nghệ'

Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định thông điệp, để tạo đột phá về khoa học công nghệ thì quá trình thực hiện phải chấp nhận rủi ro, thất bại, thậm chí phải trả giá, coi đó là "học phí".
Xem thêm