Chợ phiên - nét đẹp văn hóa riêng biệt của người dân vùng cao

Chợ phiên - nét đẹp văn hóa riêng biệt của người dân vùng cao

chợ phiên Việt nAM
08:54 - 18/11/2023
Chợ phiên là một trong những nét văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc thiểu số. Đây cũng là nguồn tài nguyên du lịch cần được phát huy giá trị để nhiều người biết tới, từ đó tăng sinh kế cho người dân địa phương.

Mỗi khi đến một địa điểm du lịch mới và có nhiều đồng bào dân tộc sinh sống, các phiên chợ luôn là điểm đến không thể thiếu để tham quan, mua sắm và cảm nhận những nét đẹp văn hóa đặc trưng để hiểu hơn về phong tục, tập quán của người dân địa phương.

Những phiên chợ truyền thống tại các vùng cao được tổ chức đơn giản, khi chỉ cần trải tấm bạt, chiếc áo mưa rồi bầy bán những món đồ thủ công tự làm, những tảng thịt, vài nải chuối, hay những bó rau được trồng tại vườn nhà...

Một góc phiên chợ buổi sáng tại thị trấn Sapa. Người dân tộc ở đây chủ yếu là người Mông, người Dao, họ sẽ gùi đồ được hái tại vườn nhà sau đó tranh thủ mang ra chợ bán. Điểm khác biệt của chợ phiên so với chợ thông thường chính là ngoài bán đồ ăn thường ngày còn có những sản vật đặc trưng do bà con các dân tộc thiểu số làm ra.

Một góc phiên chợ buổi sáng tại thị trấn Sapa. Người dân tộc ở đây chủ yếu là người Mông, người Dao, họ sẽ gùi đồ được hái tại vườn nhà sau đó tranh thủ mang ra chợ bán. Điểm khác biệt của chợ phiên so với chợ thông thường chính là ngoài bán đồ ăn thường ngày còn có những sản vật đặc trưng do bà con các dân tộc thiểu số làm ra.

Chỉ với vài tấm bạt bên góc đường nhỏ, từng sản phẩm mà người bán chau chuốt, tỉ mỉ được xếp ngay ngắn để người tham quan dễ dàng nhìn thấy và đến mua.

Chỉ với vài tấm bạt bên góc đường nhỏ, từng sản phẩm mà người bán chau chuốt, tỉ mỉ được xếp ngay ngắn để người tham quan dễ dàng nhìn thấy và đến mua.

Được nhiều người ghé thăm và mua hàng nhất vẫn là những món ăn đặc sản tại vùng miền. Trong đó, một số món ăn nổi bật ở các vùng khác nhau phải kể đến món ăn của người Thái như moọc, cải muối ống nứa, nậm pịa, củ ấu, củ riềng, lợn bản hấp lá chuối hay thắng cố của người Mông,…
Được nhiều người ghé thăm và mua hàng nhất vẫn là những món ăn đặc sản tại vùng miền. Trong đó, một số món ăn nổi bật ở các vùng khác nhau phải kể đến món ăn của người Thái như moọc, cải muối ống nứa, nậm pịa, củ ấu, củ riềng, lợn bản hấp lá chuối hay thắng cố của người Mông,…
Tại một phiên chợ ở xã Hoành Mô huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, đa số người bán hàng ở đây đều rất thân thiện, họ mời khách xem thử và thưởng thức những món đặc sản có sẵn để quyết định việc mua hay không.

Tại một phiên chợ ở xã Hoành Mô huyện Bình Liêu, Quảng Ninh, đa số người bán hàng ở đây đều rất thân thiện, họ mời khách xem thử và thưởng thức những món đặc sản có sẵn để quyết định việc mua hay không.

Trong những năm gần đây, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc theo "Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" giai đoạn 2021-2030, tỉnh Quảng Ninh đã thông qua nhiều hoạt động tham quan, trải nghiệm cho du khách; duy trì tổ chức phiên chợ thành nơi giao lưu, tăng cường tinh thần đoàn kết gắn bó của các dân tộc.
Trong những năm gần đây, nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống của các dân tộc theo "Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi" giai đoạn 2021-2030, tỉnh Quảng Ninh đã thông qua nhiều hoạt động tham quan, trải nghiệm cho du khách; duy trì tổ chức phiên chợ thành nơi giao lưu, tăng cường tinh thần đoàn kết gắn bó của các dân tộc.
Tại Lào Cai, vào tối 17/11 vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh cũng đã tổ chức khai mạc “Phiên chợ văn hoá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai".

Tại Lào Cai, vào tối 17/11 vừa qua, Ban Dân tộc tỉnh cũng đã tổ chức khai mạc “Phiên chợ văn hoá thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Lào Cai".

Theo đó, tỉnh Lào Cai thông qua việc tổ chức phiên chợ nhằm quảng bá, giới thiệu những sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc hữu của các địa phương trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác tác xã nông nghiệp giới thiệu tới người tiêu dùng những mặt hàng nông sản, đặc sản nổi tiếng gắn với các vùng địa lý trong tỉnh.

Theo đó, tỉnh Lào Cai thông qua việc tổ chức phiên chợ nhằm quảng bá, giới thiệu những sản phẩm OCOP và các sản phẩm đặc hữu của các địa phương trên địa bàn tỉnh; hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác tác xã nông nghiệp giới thiệu tới người tiêu dùng những mặt hàng nông sản, đặc sản nổi tiếng gắn với các vùng địa lý trong tỉnh.

Chợ phiên không chỉ làm đa dạng thêm các hoạt động thương mại, nâng cao đời sống cho người dân còn là một “sản phẩm” du lịch có sức hút mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn cũng như nâng cao đời sống, tinh thần cho bà con miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Chợ phiên không chỉ làm đa dạng thêm các hoạt động thương mại, nâng cao đời sống cho người dân còn là một “sản phẩm” du lịch có sức hút mạnh mẽ, góp phần thúc đẩy phát triển hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn cũng như nâng cao đời sống, tinh thần cho bà con miền núi và vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đọc tiếp