Chủ tịch Kocham: Việt Nam sẽ là 'miền đất hứa' của FDI về công nghiệp bán dẫn

Việt Nam được đánh giá sẽ có hệ sinh thái bán dẫn phát triển nhanh, có tiềm năng trở thành nơi xây "tổ" của các dự án FDI về công nghiệp bán dẫn với giá trị hàng tỷ USD.

Trong báo cáo đánh giá về tác động của địa chính trị đến chuỗi cung ứng bán dẫn châu Á mới công bố, Công ty Dữ liệu Quốc tế (IDC) nhận định, dịch chuyển địa chính trị về căn bản đang thay đổi cuộc chơi bán dẫn. Đông Nam Á ngày càng thu hút các nhà đầu tư từ Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực này.

Theo dự báo của IDC, Đông Nam Á sẽ là điểm đến hấp dẫn trong thời gian tới. Trong đó, Malaysia và Việt Nam là hai quốc gia nhận sự quan tâm đặc biệt khi có thể chiếm 10% thị phần toàn cầu trong 4 năm nữa.

LĨNH VỰC BÁN DẪN VIỆT NAM ĐANG NỔI LÊN NHƯ MỘT ĐIỂM ĐẾN

Chia sẻ với Mekong ASEAN về con đường bước vào lĩnh vực bán dẫn trăm tỷ USD của Việt Nam, ông Hong Sun - Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Hàn Quốc tại Việt Nam (Kocham) nhận định, thời gian tới Việt Nam sẽ là "miền đất hứa" của FDI về công nghiệp bán dẫn.

Mekong ASEAN: Chặng đường năm 2023 đã đi qua 3/4, trong bức tranh sáng màu về thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI), có sự ghi dấu đậm nét của các doanh nghiệp Hàn Quốc. Ông nhìn nhận thế nào về môi trường đầu tư Việt Nam hiện nay?

Ông Hong Sun: Có thể nói, đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam tăng liên tục và ổn định qua các năm. Năm 2022, do suy giảm kinh tế toàn cầu và tác động từ các cuộc xung đột địa chính trên thế giới, vốn FDI từ Hàn Quốc vào Việt Nam giảm, song chúng tôi vẫn là đối tác có các quyết định đầu tư mới và tăng cường mở rộng.

Sang năm 2023, nhà đầu tư Hàn Quốc vẫn tăng tốc mở rộng và xin cấp giấy phép mới tại Việt Nam. 9 tháng đầu năm, nhà đầu tư Hàn Quốc đứng thứ hai về số dự án mới với 511 triệu USD vốn đăng ký, đồng thời dẫn đầu về lượng vốn đăng ký điều chỉnh 1.865 triệu USD.

Thời gian qua, môi trường kinh doanh của Việt Nam ngày càng được cải thiện đáng kể. Luật Đầu tư và Luật Doanh nghiệp của Việt Nam tiếp tục được bổ sung và điều chỉnh theo hướng có lợi hơn cho các nhà đầu tư và giúp Việt Nam thu hút thêm các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó có Hàn Quốc.

Việt Nam tạo được một môi trường đầu tư năng động, hấp dẫn và đang là lựa chọn hàng đầu để xây dựng nhà máy, là cứ điểm sản xuất quy mô lớn, là nơi các nhà đầu tư sẽ thấy được tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.

Chính phủ Việt Nam luôn lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp FDI, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc, tạo hành lang pháp lý thông thoáng, tạo cơ chế đầu tư thân thiện. Đơn cử như việc cơ quan điều hành đang gấp rút nghiên cứu, ban hành văn bản pháp lý về thuế tối thiểu toàn cầu để các doanh nghiệp FDI yên tâm về môi trường pháp lý tại Việt Nam.

Kocham cũng đánh giá cao những chính sách hỗ trợ về thuế, phí cho các doanh nghiệp phục hồi vượt qua khó khăn trong thời gian qua như việc miễn, giảm, giãn hàng loạt lại thuế, phí, lệ phí, đặc biệt là chính sách giảm 2% thuế giá trị gia tăng tiếp tục thực hiện từ 1/7/2023.

Việc giảm 2% thuế giá trị gia tăng sẽ giúp các doanh nghiệp và người tiêu dùng có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất, chi phí sinh hoạt, từ đó khuyến khích hoạt động kinh doanh và hoạt động tiêu dùng. Đây là một chính sách thiết thực, hỗ trợ tốt cho người dân và doanh nghiệp trong nước, khuyến khích sự phục hồi, phát triển của kinh tế nói chung.

Mekong ASEAN: Bàn về triển vọng đầu tư Hàn Quốc vào Việt Nam thời gian tới, đâu sẽ là lĩnh vực sẽ hấp dẫn doanh nghiệp Hàn Quốc, theo nhìn nhận của ông?

Ông Hong Sun: Trong thời gian trước, doanh nghiệp Hàn Quốc đã coi Việt Nam như một cơ sở sản xuất quy mô lớn cho các ngành sản xuất thâm dụng lao động. Dự kiến trong tương lai, doanh nghiệp Hàn Quốc sẽ tiếp tục tăng cường đầu tư bất chấp những biến động kinh tế, địa chính trị trên thế giới.

Tôi cho rằng, sắp tới, sẽ có sự đa dạng hơn nữa lĩnh vực đầu tư của Hàn Quốc sang Việt Nam, không phải chỉ là lĩnh vực sản xuất, chế tạo mà còn là các dự án hàng tỷ USD về năng lượng, công nghệ.

Tháp tùng chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Yoon Suk Yeol hồi tháng 6/2023 có hơn 200 doanh nghiệp Hàn Quốc, trong đó có chủ tịch của các tập đoàn lớn nhất của Hàn Quốc như Samsung, LG, Huyndai, Lotte, Hanwha, CJ… Một số tập đoàn đã có ý định mở rộng đầu tư của họ tại Việt Nam. Nhiều tập đoàn đã đưa ra những chính sách chuẩn bị đề xuất các dự án lớn.

Hợp tác trong lĩnh vực năng lượng sẽ là cơ sở hạ tầng, là nền tảng tiếp tục thu hút đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam. Đó là một cơ hội rất thuận lợi và hoàn hảo về đầu tư của chúng tôi vào Việt Nam.

Đặc biệt, lĩnh vực bán dẫn Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến, thu hút sự quan tâm của nhiều tập đoàn lớn của Hàn Quốc và quốc tế như Intel, Samsung, Hana Micron Vina, Amkor Technology và nhiều công ty khác…với những dự án từ hàng trăm triệu đến cả tỷ USD đầu tư xây dựng nhà máy, mở rộng sản xuất, lắp ráp...

Ngày 16/9 vừa qua, Hana Micron Vina đã khánh thành dự án nhà máy sản xuất chất bán dẫn tại Khu công nghiệp Vân Trung (Bắc Giang) với kế hoạch tăng tổng mức đầu tư lên trên 1 tỷ USD trước năm 2025. Hana Micron Vina mong muốn phát triển một hệ sinh thái ngành công nghiệp chất bán dẫn mới tại Việt Nam, góp phần đa dạng các loại hình công nghệ, kỹ thuật sáng tạo mà Việt Nam đang theo đuổi.

Cùng với đó, một dự án cả tỷ USD khác trong lĩnh vực bán dẫn đang được Công ty Amkor Technology triển khai tại Bắc Ninh dự kiến hoàn thành vào tháng 9 tới và đưa vào sản xuất thử nghiệm ngay sau đó.

Với sự sôi động của các dự án, tôi nhìn thấy ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam đang đứng trước những cơ hội phát triển, thu hút đầu tư.

Chủ tịch Kocham: Việt Nam sẽ là 'miền đất hứa' của FDI về công nghiệp bán dẫn

Mekong ASEAN: Nhìn nhận rõ hơn về tiềm năng ngành công nghiệp bán dẫn tại đây, từ phía Việt Nam nên có những sự chuẩn bị như thế nào để thúc đẩy và đón nhận cơ hội, từ góc độ nhà đầu tư nước ngoài, xin cho biết nhận định của Kocham?

Ông Hong Sun: Như tôi đã nói ở trên, cơ hội dành cho Việt Nam trong chiếc bánh khổng lồ này rất lớn. Song, không dễ để Việt Nam trở thành "bến đỗ" mới cho ngành công nghiệp bán dẫn toàn cầu nếu không có một sự chuẩn bị mang tính nền tảng.

Nhất là, Việt Nam hiện đóng vai trò quan trọng trong ngành bán dẫn toàn cầu, nhưng chủ yếu tập trung vào lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói

Do đó, vấn đề chiến lược đặt ra là làm thế nào để tận dụng được sự dịch chuyển của chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu đang diễn ra hết sức mạnh mẽ và để tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu của ngành công nghiệp vi mạch bán dẫn.

Trước tiên, theo tôi, Việt Nam cần xây dựng môi trường kinh doanh thuận lợi và hấp dẫn cho các tập đoàn bán dẫn hàng đầu, cũng như các chính sách đầu tư hợp lý, cung cấp các tiện ích cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nghiên cứu và phát triển trong lĩnh vực bán dẫn.

Đồng thời, cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật các khu công nghệ cao, cấu phần quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo để hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp ngành điện tử, vi mạch bán dẫn và tập trung thu hút các dự án đầu tư xoay quanh những khâu và công đoạn mà Việt Nam có thế mạnh.

Song song đó, để thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chip, chất bán dẫn, ngoài môi trường kinh doanh ổn định, nhiều ưu đãi, thì điều doanh nghiệp mong muốn là có nguồn điện sản xuất dồi dào và ổn định.

Sản phẩm chip hay chất bán dẫn đều là những sản phẩm có giá trị rất cao. Trong quá trình sản xuất, nếu mất điện đột ngột thì dây chuyền sản xuất sẽ phải làm lại hoàn toàn và phải mất từ một tuần đến vài tháng. Điều này sẽ gây tổn thất cho doanh nghiệp hàng tỷ USD. Nếu địa phương không có nguồn điện đầy đủ và ổn định thì rất khó có thể thu hút các nhà đầu tư trong lĩnh vực này.

Quan trọng, nguồn nhân lực trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, đây hiện là thách thức, song lại là yêu cầu bắt buộc, là bài toán mà Việt Nam muốn có "trái ngọt" phải đi tìm lời giải.

Tôi luôn tin rằng, Việt Nam là sẽ là miền đất hứa với ngành công nghiệp bán dẫn. Kocham yên tâm khi Chính phủ Việt Nam đã có những động thái nhanh chóng, tích cực nghiên cứu, xây dựng đề án về thu hút đầu tư và phát triển công nghiệp sản xuất chip điện tử. Doanh nghiệp Hàn Quốc cũng đang mong chờ những chính sách này để cân nhắc cơ hội đầu tư.

GIẢI QUYẾT NHỮNG TRĂN TRỞ VỀ NGUỒN NHÂN LỰC

Mekong ASEAN: Ông vừa nhắc đến yếu tố nguồn nhân lực, đây có lẽ cũng là điều mà các nhà hoạch định chính sách, giới chuyên gia trăn trở. Là quốc gia thành công với ngành công nghiệp bán dẫn, là quê hương của những công ty gia công hàng đầu thế giới như Samsung Electronics, SK Hynix, ông có chia sẻ gì?

Ông Hong Sun: Theo phân tích của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), sự phức tạp của một con chip khiến chưa có quốc gia nào có thể tự sản xuất chip bán dẫn một mình.

Để làm ra một sản phẩm với kích thước vài mm, nhà sản xuất có thể mất hàng năm, với hàng trăm công đoạn khác nhau, di chuyển từ quốc gia này đến quốc gia khác, từ thiết kế, chế tạo tại nhà máy và lắp ráp, thử nghiệm tại các cơ sở chuyên dụng, trước khi có một thành phẩm đến tay người tiêu dùng.

Đây được đánh giá là cơ hội cho các thị trường mới như Việt Nam với lợi thế nhân lực năng động, tỉ mẩn có thể tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Tuy nhiên, Việt Nam với đội ngũ kỹ sư chỉ khoảng 5.000 người vẫn rất nhỏ so với thị trường trăm tỷ USD này.

Đáng nói, lĩnh vực này đòi hỏi một đội ngũ có năng lực cao, có kinh nghiệm ngay từ những khâu đầu tiên. Bởi một vi mạch chip dù nhỏ thôi lỗi có thể trả giá bằng thời gian nghiên cứu lại tính bằng năm, chi phí khắc phục tính bằng triệu USD.

Điều này đặt ra hai bài toán, một là, cần có một đề án về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao bài bản. Hai là, làm sao để các công ty sẵn sàng mở rộng việc tuyển dụng sinh viên mới ra trường.

Doanh nghiệp Hàn Quốc luôn sẵn sàng đồng hành cùng Việt Nam trong chuyển giao công nghệ cũng như đào tạo nhân lực cao cho ngành công nghiệp chíp, bán dẫn.

Với tư cách là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất, nhà đầu tư lâu dài tại Việt Nam, Samsung đang triển khai hỗ trợ thiết thực thông qua việc hợp tác với các trường Đại học của Việt Nam để tiến hành các dự án hợp tác đào tạo, giúp những học sinh ưu tú của Việt Nam có thể phát triển thành các nhân tài dẫn dắt Samsung và cả ngành công nghiệp của Việt Nam.

Chủ tịch Kocham: Việt Nam sẽ là 'miền đất hứa' của FDI về công nghiệp bán dẫn

Đề án phát triển nguồn nhân lực trong ngành bán dẫn đến năm 2030

Ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam được dự báo sẽ cần khoảng 10.000 kỹ sư mỗi năm, nhưng nguồn nhân lực hiện chỉ đáp ứng chưa tới 20%. Thực tế, nhân sự lĩnh vực này tại Việt Nam chỉ tăng trưởng khoảng 500 kỹ sư mỗi năm, theo báo cáo của Cộng đồng Vi mạch Việt Nam.

Thủ tướng Chính phủ mới đây đã giao cho Bộ KH&ĐT khẩn trương xây dựng Đề án phát triển nguồn nhân lực trong ngành bán dẫn đến năm 2030.

Qua sơ bộ nghiên cứu, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương trong cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9/2023 đã cho biết, liên quan đến đề án phát triển nguồn nhân lực, Bộ KH&ĐT đang đề xuất 3 trụ cột chính đào tạo nhân lực phục vụ cho công nghiệp bán dẫn.

Trụ cột đầu tiên mang tính lâu dài, dài hơi để đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao chính là đào tạo đại học. Để đào tạo được các kỹ sư, tiến sĩ, thạc sĩ giỏi về bán dẫn thì bắt buộc phải đào tạo đại học, và đòi hỏi sự hợp tác của ba đối tác hết sức quan trọng gồm cơ sở đào tạo, Nhà nước và doanh nghiệp.

Trụ cột thứ hai hết sức quan trọng là đào tạo kỹ sư, người lao động, gọi tắt là kỹ thuật viên, những người cụ thể làm việc trong lĩnh vực này.

Trụ cột cuối cùng là huy động nhân tài trong lĩnh vực bán dẫn của Việt Nam. Một nhân tài có thể dẫn dắt được hàng chục, hàng trăm người đi theo. Và việc thu hút nhân tài trong công nghiệp bán dẫn, được coi là tối quan trọng.

Việt Nam trở thành 'miền đất hứa' với giới đầu tư công nghệ toàn cầu

Việt Nam trở thành 'miền đất hứa' với giới đầu tư công nghệ toàn cầu

"Đất nước hình chữ S" đang đón nhận cuộc chuyển đổi công nghệ có khả năng định hình lại nền kinh tế và hệ sinh thái đổi mới sáng tạo.
Khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc nghiên cứu dự án cầu Tứ Liên

Khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc nghiên cứu dự án cầu Tứ Liên

Thủ tướng đề nghị các tập đoàn xây dựng hàng đầu thế giới đến từ Trung Quốc tham gia các dự án cầu tại Hà Nội và các đường sắt đô thị.
Việt Nam đứng đầu các nước đầu tư vào Campuchia tháng 11/2024

Việt Nam đứng đầu các nước đầu tư vào Campuchia tháng 11/2024

Trong tháng 11/2024, Hội đồng Phát triển Campuchia (CDC) đã phê duyệt 40 dự án đầu tư mới và 3 dự án mở rộng sản xuất với tổng số vốn 940 triệu USD, tạo ra khoảng 39.000 việc làm.
Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất vào Lào

Việt Nam đầu tư ra nước ngoài nhiều nhất vào Lào

Trong 11 tháng 2024, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài đạt gần 598,7 triệu USD, tăng 51,6% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Lào là nước dẫn đầu nhận số vốn 160,7 triệu USD, chiếm 26,8% tổng vốn đầu tư.
Nvidia mua công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup

Nvidia mua công ty trí tuệ nhân tạo của Vingroup

CEO Nvidia Jensen Huang cho biết, việc mua lại VinBrain là điểm khởi đầu cho một trung tâm thiết kế của hãng này tại Việt Nam.
Nhiều doanh nghiệp quốc tế đến Medipharm Expo 2024 tìm đối tác

Nhiều doanh nghiệp quốc tế đến Medipharm Expo 2024 tìm đối tác

Từ ngày 5-7/12 tại Trung tâm triển lãm quốc tế I.C.E, Hà Nội diễn ra triển lãm quốc tế chuyên ngành y dược Vietnam Medipharm Expo 2024.
Apple phải đầu tư một tỷ USD để được bán iPhone 16 tại Indonesia

Apple phải đầu tư một tỷ USD để được bán iPhone 16 tại Indonesia

Bộ trưởng Đầu tư Indonesia Rosan Roeslani yêu cầu Apple đầu tư ít nhất một tỷ USD nếu muốn gỡ bỏ lệnh cấm bán iPhone 16 tại quốc gia này.
Chủ tịch Quốc hội làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản

Mở đầu cho các hoạt động trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã làm việc với Liên đoàn các tổ chức kinh tế Nhật Bản.
Hải Dương nêu đề nghị giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Hải Dương nêu đề nghị giải phóng mặt bằng dự án đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng

Chiều 3/12, Bộ Giao thông Vận tải tổ chức Hội nghị trực tuyến với các địa phương, đơn vị về báo cáo giữa kỳ Dự án Đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Việt Nam luôn coi trọng sự hiện diện của các doanh nghiệp Singapore

Việt Nam luôn coi trọng sự hiện diện của các doanh nghiệp Singapore

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore, ngày 2/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp một số tập đoàn lớn của Singapore.
Mạng lưới 18 Khu công nghiệp VSIP là biểu tượng hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore

Mạng lưới 18 Khu công nghiệp VSIP là biểu tượng hợp tác kinh tế Việt Nam - Singapore

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Singapore, chiều ngày 2/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản

Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản

Nhận lời mời của Chủ tịch Quốc hội Singapore, Chủ tịch Thượng viện Nhật Bản, trưa 1/12, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn rời Hà Nội, lên đường thăm chính thức Singapore và Nhật Bản.
Đề nghị doanh nghiệp Mỹ gia tăng hợp tác thương mại, đầu tư với Việt Nam

Đề nghị doanh nghiệp Mỹ gia tăng hợp tác thương mại, đầu tư với Việt Nam

Đây là một trong những nội dung được Thủ tướng nêu tại Hội nghị Thượng đỉnh Kinh doanh Việt Nam – Hoa Kỳ với chủ đề "Chính sách và hướng tiếp cận nhằm đảm bảo quan hệ thương mại mang lại lợi ích chung", sáng 27/11 tại Hà Nội.
Tổng thống Bulgaria đề nghị VinFast sớm nghiên cứu hợp tác, đầu tư

Tổng thống Bulgaria đề nghị VinFast sớm nghiên cứu hợp tác, đầu tư

Tổng thống Bulgaria Rumen Radev mời VinFast nghiên cứu phương án hợp tác, đầu tư vào Bulgaria như bán xe tại thị trường, đặt cơ sở sản xuất linh kiện, sản xuất xe tại Bulgaria.
Hải Dương tiếp tục ‘thúc’ tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Hải Dương tiếp tục ‘thúc’ tiến độ giải ngân vốn đầu tư công

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương vừa tiếp tục có văn bản đôn đốc đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện dự án và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 trên địa bàn tỉnh.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev

Chiều 25/11, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Tổng thống Bulgaria Rumen Radev nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Bulgaria

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Bulgaria

Sáng 25/11, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Lễ đón Tổng thống Bulgaria Rumen Radev thăm chính thức Việt Nam.
Việt Nam luôn hoan nghênh các doanh nghiệp Malaysia đến đầu tư

Việt Nam luôn hoan nghênh các doanh nghiệp Malaysia đến đầu tư

Trong hai ngày 22 và 23/11, tại Kuala Lumpur, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn lớn của Malaysia trong các lĩnh vực phát triển kỹ thuật, bất động sản và cơ sở hạ tầng, dịch vụ đa ngành.
Việt Nam - Campuchia gắn kết chặt chẽ trong kỷ nguyên mới

Việt Nam - Campuchia gắn kết chặt chẽ trong kỷ nguyên mới

Chiều 21/11, tại Trụ sở Quốc hội Campuchia ở Thủ đô Phnom Penh, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Khuon Sudary đã dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao hai nước tiến hành hội đàm.
Dominica mong muốn hợp tác với nhiều doanh nghiệp Việt Nam

Dominica mong muốn hợp tác với nhiều doanh nghiệp Việt Nam

Dominica đánh giá cao thành tựu và vị thế của Việt Nam và mong muốn hợp tác trong các lĩnh vực lúa gạo, dầu khí, năng lượng, công nghệ với các tập đoàn như PVN, Viettel, Viglacera, Vinfast, FPT.
Thủ tướng Malaysia chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Thủ tướng Malaysia chủ trì lễ đón Tổng Bí thư Tô Lâm

Trưa 21/11, tại Phủ Thủ tướng ở Thủ đô hành chính Putrajaya, Thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim và phu nhân chủ trì lễ đón trọng thể Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân thăm chính thức Malaysia từ ngày 21-23/11.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Campuchia

Ngày 21/11, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Vương quốc Campuchia, tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP) và phiên họp toàn thể lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì bao dung và hòa bình (IPTP) từ ngày 21-24/11/2024.
Thủ tướng đề nghị Cộng hòa Dominica sớm đàm phán hiệp định mậu dịch tự do

Thủ tướng đề nghị Cộng hòa Dominica sớm đàm phán hiệp định mậu dịch tự do

Ngày 20/11 (theo giờ địa phương), tại Cung Quốc gia ở Thủ đô Santo Domingo, sau nghi lễ đón trang trọng, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Tổng thống Luis Abinader Corona cùng đoàn đại biểu cấp cao hai nước đã có cuộc hội đàm.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo một số nước tại hội nghị G20

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp lãnh đạo một số nước tại hội nghị G20

Ngày 19/11 (giờ địa phương), trong khuôn khổ Hội nghị Thượng đỉnh G20 tại Brazil, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có 7 cuộc tiếp xúc song phương với lãnh đạo các nước, các tổ chức quốc tế gồm Tây Ban Nha, Paraguay, Canada, Singapore, UAE, Vatican, WHO.
Một tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư khu công nghiệp công nghệ cao 1,3 tỷ USD tại Campuchia

Một tập đoàn Trung Quốc muốn đầu tư khu công nghiệp công nghệ cao 1,3 tỷ USD tại Campuchia

Tập đoàn ARK Electronics, Trung Quốc có kế hoạch đầu tư 1,3 tỷ USD để thành lập một khu công nghiệp công nghệ cao trên diện tích 1.000 ha tại tỉnh Kampong Speu, Campuchia.
Việt Nam và Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Việt Nam và Brazil nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược

Ngày 17/11 theo giờ địa phương, trong khuôn khổ chuyến công tác Brazil, tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 tại thành phố Rio de Janeiro, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Brazil Luiz Inácio Lula da Silva.
Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai sáng kiến Đoàn kết ASEAN - Hàn Quốc

Việt Nam là đối tác trọng tâm trong triển khai sáng kiến Đoàn kết ASEAN - Hàn Quốc

Trưa 16/11 (giờ địa phương) nhân dịp dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima (Peru), Chủ tịch nước Lương Cường đã hội kiến Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk Yeol.
Campuchia xuất siêu sang Mỹ hơn 8 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024

Campuchia xuất siêu sang Mỹ hơn 8 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024

Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan và Thuế tiêu thụ đặc biệt Campuchia (GDCE), thương mại hai chiều Campuchia - Mỹ đạt 8,45 tỷ USD trong 10 tháng đầu năm 2024, tăng 9,7% so với cùng kỳ năm trước.
Campuchia thu hút 5 tỷ USD đầu tư với 346 dự án trong 10 tháng

Campuchia thu hút 5 tỷ USD đầu tư với 346 dự án trong 10 tháng

Campuchia ghi nhận tổng số vốn hơn 5 tỷ USD đầu tư trong 10 tháng đầu năm 2024, tăng 25% so với cùng kỳ năm 2023.
Peru mong muốn doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư hậu cần cảng Chancay

Peru mong muốn doanh nghiệp Việt Nam tham gia đầu tư hậu cần cảng Chancay

Cho biết cảng Chancay kết nối khu vực Mỹ Latin và Đông Nam Á thông qua Thái Bình Dương sắp được khai trương, Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra mong muốn doanh nghiệp Việt Nam quan tâm, tham gia vào các dự án đầu tư phát triển trung tâm hậu cần, công nghiệp và công nghệ đa phương thức xung quanh cảng này.
Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ nhiều mặt với Thụy Điển

Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ nhiều mặt với Thụy Điển

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Thụy Điển, chiều ngày 12/11, tại Stockholm, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân đã có cuộc hội kiến với Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển Andreas Norlen.
Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường bắt đầu thăm Peru và dự Tuần lễ cấp cao APEC

Chiều 12/11 (giờ địa phương), Chủ tịch nước Lương Cường đã tới sân bay quốc tế Jorge Chavez ở thủ đô Lima, bắt đầu đầu chuyến thăm chính thức Cộng hoà Peru và tham dự Tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024.
Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Chile trong thời gian tới

Nâng cấp quan hệ Việt Nam - Chile trong thời gian tới

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Chile Gabriel Boric thống nhất giao các bộ, ngành hai nước tiến hành trao đổi, rà soát, cập nhật và xem xét việc nâng cấp khuôn khổ quan hệ trong thời gian tới nhằm tạo không gian lớn hơn cho hợp tác song phương.
Hải Dương đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công

Hải Dương đẩy nhanh tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công

Năm 2024, tổng kế hoạch đầu tư công của Hải Dương là 9.459,8 tỷ đồng và tính đến ngày 31/10 tỉnh đã giải ngân được 3.288 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 34,8%.
Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APEC

Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Chile, Peru và dự tuần lễ cấp cao APEC

Tối 8/11, Chủ tịch nước Lương Cường lên đường thăm chính thức Cộng hòa Chile (từ ngày 9-12/11) và Cộng hoà Peru, tham dự tuần lễ cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru (từ ngày 12-16/11).
'Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường hàng đầu thế giới'

'Đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường hàng đầu thế giới'

Dự tọa đàm doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Trùng Khánh, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị các doanh nghiệp đẩy mạnh hợp tác, đầu tư, kết nối hai nền kinh tế và khẳng định đầu tư vào Việt Nam sẽ có cơ hội với 65 thị trường hàng đầu thế giới,
Xem thêm