Chùa Ông Cần Thơ - Khám phá kiến trúc người Hoa giữa lòng đất Tây Đô

Chùa Ông Cần Thơ - Khám phá kiến trúc người Hoa giữa lòng đất Tây Đô

CẦN THƠ chùa ông
07:42 - 02/08/2022
Mang đậm kiến trúc người Hoa lâu đời, chùa Ông tại thành phố Cần Thơ là một trong những điểm du lịch nổi tiếng mà du khách không thể bỏ qua khi đến xứ Tây Đô nổi tiếng "gạo trắng nước trong".



Chùa Ông tọa lạc tại quận Ninh Kiều, Cần Thơ, nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng trong vùng. Chùa được xây dựng hơn 120 năm với tên gốc là Quảng Triệu Hội Quán, tức hội quán của người Hoa gốc tại hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc.
Chùa Ông tọa lạc tại quận Ninh Kiều, Cần Thơ, nổi tiếng là ngôi chùa linh thiêng trong vùng. Chùa được xây dựng hơn 120 năm với tên gốc là Quảng Triệu Hội Quán, tức hội quán của người Hoa gốc tại hai phủ Quảng Châu và Triệu Khánh thuộc tỉnh Quảng Đông của Trung Quốc.
Chùa Ông bắt đầu xây dựng vào năm 1894, đến năm 1896 hoàn thành với diện tích 532m2. Ngôi chùa có bố cục kiến trúc hình chữ Quốc, mái lợp ngói âm dương. Các gờ bó mái bằng gốm tráng men lưu ly xanh biếc lẫn với sắc rêu phủ, tạo nên một vẻ cổ kính.
Chùa Ông bắt đầu xây dựng vào năm 1894, đến năm 1896 hoàn thành với diện tích 532m2. Ngôi chùa có bố cục kiến trúc hình chữ Quốc, mái lợp ngói âm dương. Các gờ bó mái bằng gốm tráng men lưu ly xanh biếc lẫn với sắc rêu phủ, tạo nên một vẻ cổ kính.
Trong chùa luôn được thắp rất nhiều loại hương lớn đầy đủ các loại như hương vòng, hương cây, kết hợp với đặc sản "giếng trời", tạo ra nét kiến trúc độc đáo tại ngôi chùa này.

Trong chùa luôn được thắp rất nhiều loại hương lớn đầy đủ các loại như hương vòng, hương cây, kết hợp với đặc sản "giếng trời", tạo ra nét kiến trúc độc đáo tại ngôi chùa này.

Chùa Ông Cần Thơ - Khám phá kiến trúc người Hoa giữa lòng đất Tây Đô ảnh 4 Chùa Ông Cần Thơ - Khám phá kiến trúc người Hoa giữa lòng đất Tây Đô ảnh 5

Hàng chục nén nhang vòng lớn, nhỏ treo lơ lửng được thắp suốt ngày đêm.

Nhiều nhang vòng chứa đựng những lời thỉnh cầu bình an cho gia đình và người thân.

Nhiều nhang vòng chứa đựng những lời thỉnh cầu bình an cho gia đình và người thân.

Chùa Ông cũng theo một số tín ngưỡng và ngày lễ của văn hóa Việt, tuy nhiên chùa có những ngày lễ riêng như ngày vía Quan Thánh Đế – Quan Công vào 24 tháng 6 âm lịch; ngày vía Thiên Hậu 23 tháng 3 âm lịch.

Chùa Ông cũng theo một số tín ngưỡng và ngày lễ của văn hóa Việt, tuy nhiên chùa có những ngày lễ riêng như ngày vía Quan Thánh Đế – Quan Công vào 24 tháng 6 âm lịch; ngày vía Thiên Hậu 23 tháng 3 âm lịch.

Đặc biệt, chùa ông còn có lễ đấu đèn được tổ chức 10 năm 1 lần với quan niệm ai sở hữu được chiếc đèn lồng sẽ gặp may mắn và thành đạt.
Đặc biệt, chùa ông còn có lễ đấu đèn được tổ chức 10 năm 1 lần với quan niệm ai sở hữu được chiếc đèn lồng sẽ gặp may mắn và thành đạt.
Để có ánh sáng và tạo độ thông thoáng, chùa Ông được bố trí một khoảng trống trên mái, gọi là thiên tĩnh, tức “giếng trời”. Đây còn là nơi thoát khói cho hàng trăm khoanh nhang tỏa ra suốt ngày đêm.

Để có ánh sáng và tạo độ thông thoáng, chùa Ông được bố trí một khoảng trống trên mái, gọi là thiên tĩnh, tức “giếng trời”. Đây còn là nơi thoát khói cho hàng trăm khoanh nhang tỏa ra suốt ngày đêm.

Tên gọi Chùa Ông có nguồn gốc từ việc ngay tại chính điện thờ Quan Thánh Đế Quân, tức là Quan Công một danh tướng thời Tam Quốc. Một số người dân lại quen gọi là Chùa Bà, bởi vì nơi đây cũng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vốn được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển theo tín ngưỡng người Hoa.

Tên gọi Chùa Ông có nguồn gốc từ việc ngay tại chính điện thờ Quan Thánh Đế Quân, tức là Quan Công một danh tướng thời Tam Quốc. Một số người dân lại quen gọi là Chùa Bà, bởi vì nơi đây cũng thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vốn được xem như vị thần bảo trợ của ngư phủ và người đi biển theo tín ngưỡng người Hoa.

Chính điện ngôi chùa có ban thờ Quan Thánh Đế Quân, tức là Quan Công.

Chính điện ngôi chùa có ban thờ Quan Thánh Đế Quân, tức là Quan Công.

Điện bên trái thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Điện bên trái thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu.

Vào những ngày thường phần đa người tới chùa là dân địa phương xung quanh chùa đến để làm lễ hoặc thắp hương khẩn cầu.

Vào những ngày thường phần đa người tới chùa là dân địa phương xung quanh chùa đến để làm lễ hoặc thắp hương khẩn cầu.

Chùa Ông nổi tiếng là một trong những ngôi chùa linh nhất vùng nên có rất nhiều người dân thường xuyên lui tới để khẩn cầu hoặc đơn giản chỉ muốn tìm một chút bình yên giữa thành phố nhộn nhịp.

Chùa Ông nổi tiếng là một trong những ngôi chùa linh nhất vùng nên có rất nhiều người dân thường xuyên lui tới để khẩn cầu hoặc đơn giản chỉ muốn tìm một chút bình yên giữa thành phố nhộn nhịp.

Toạ lạc giữa trung tâm thành phố Cần Thơ lại mang những nét kiến trúc độc đáo, Chùa Ông là một điểm du lịch nổi tiếng. Đặc trưng của chùa là nghệ thuật điêu khắc chạm nổi trên những phù điêu hiện diện khắp nơi, từ các bao lam, hoành phi, liễn đối với nội dung rút ra từ các huyền thoại, lịch sử Trung Quốc: Tam quốc chí, Ngũ Hổ bình tây, Bát tiên, Đông Chu liệt quốc, Thủy cung hoặc thể hiện ở kỹ thuật chạm chìm những đề tài quy ước mai, lan, cúc, trúc, lưỡng long chầu nguyệt, cá hóa tiên, chim phụng…

Toạ lạc giữa trung tâm thành phố Cần Thơ lại mang những nét kiến trúc độc đáo, Chùa Ông là một điểm du lịch nổi tiếng. Đặc trưng của chùa là nghệ thuật điêu khắc chạm nổi trên những phù điêu hiện diện khắp nơi, từ các bao lam, hoành phi, liễn đối với nội dung rút ra từ các huyền thoại, lịch sử Trung Quốc: Tam quốc chí, Ngũ Hổ bình tây, Bát tiên, Đông Chu liệt quốc, Thủy cung hoặc thể hiện ở kỹ thuật chạm chìm những đề tài quy ước mai, lan, cúc, trúc, lưỡng long chầu nguyệt, cá hóa tiên, chim phụng…

Đọc tiếp