Cổ phiếu của VNG ngày đầu lên sàn: Trắng bên bán dù giá đặt mua 336.000 đồng

VNG CÔNG NGHỆ
11:59 - 05/01/2023
VNG đưa cổ phiếu lên sàn với giá thấp hơn nhiều so với định giá trước đây.
VNG đưa cổ phiếu lên sàn với giá thấp hơn nhiều so với định giá trước đây.
0:00 / 0:00
0:00
Hôm nay là ngày đầu tiên, cổ phiếu của “kỳ lân” công nghệ lên sàn UPCoM. Tuy nhiên hết phiên sáng, mã này vẫn chưa ghi nhận giao dịch do “trắng bên bán”, trong khi bên mua đặt lệnh giá cao nhất lên tới 336.000 đồng.

Ngày 5/1/2023, gần 36 triệu cổ phiếu của CTCP VNG chính thức giao dịch trên UPCoM với mã VNZ và giá tham chiếu 240.000 đồng/cp. Tính tới hết phiên sáng, có 10 lệnh đặt mua với số lượng gần 74.000 đơn vị.

Giá đặt mua cao nhất là 336.000 đồng/cp, tức hết biên độ tăng 40% đối với cổ phiếu lần đầu giao dịch trên sàn UPCoM. Mặc dù vậy, bên bán vẫn mất hút. Nếu không được khớp lệnh thì giá của VNZ vẫn sẽ đứng ở mốc tham chiếu.

Với mức giá tham chiếu, vốn hóa của VNZ là gần 8.600 tỷ đồng, tương đương chưa đến 350 triệu USD, thấp hơn nhiều so với mức định giá tỷ USD trước đây. Tại VNZ, Chủ tịch Lê Hồng Minh hiện nắm 12,3% vốn cổ phần đang lưu hành, tương đương gần 3,53 triệu cổ phiếu. Giá trị tài sản trên sàn chứng khoán của ông Minh hiện khoảng 847 tỷ đồng. Bên cạnh đó, thành viên HĐQT Vương Quang Khải cũng đang nắm giữ gần 1,44 triệu cổ phiếu VNZ (4% vốn cổ phần), tương đương trị giá 344 tỷ đồng.

Ngoài ông Minh và ông Khải, VNG có các cổ đông lớn là VNG Limited (trụ sở tại Cayman Islands) nắm 49% vốn điều lệ (61,1% số cổ phiếu đang lưu hành); CTCP Công nghệ BigV nắm 4,6% vốn điều lệ (5,7% số cổ phiếu đang lưu hành).

Thành lập năm 2004 với tên gọi ban đầu là CTCP Trò chơi Vi Na (Vinagame) cùng vốn điều lệ ban đầu 15 tỷ đồng, VNZ có 16 lần tăng vốn qua 18 năm (hiện đạt hơn 358 tỷ đồng), chủ yếu là thông qua chào bán cho cổ đông hiện hữu và nhà đầu tư nước ngoài, cũng như tăng vốn qua phát hành cổ phiếu ESOP. Hiện, VNZ có 12 công ty con trực tiếp, 14 công ty con gián tiếp.

Hoạt động kinh doanh chính của VNZ gồm trò chơi trực tuyến, nền tảng kết nối, thanh toán và tài chính, dịch vụ đám mây. Doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh tại thị trường trong nước và nước ngoài như Hồng Kông (Trung Quốc), Thái Lan, Singapore, Phillipines, Myanmar, Đài Loan (Trung Quốc), Indonesia.

Mảng hoạt động mang lại nhiều doanh thu nhất cho VNZ là dịch vụ trò chơi trực tuyến (sản phẩm thẻ/mã số thẻ trò chơi được nạp vào trò chơi), chiếm trung bình 70 - 80% tổng doanh thu. 9 tháng đầu năm Vinagame đạt doanh thu 5.764 tỷ đồng, trong đó dịch vụ trò chơi trực tuyến đạt 4.056 tỷ đồng, chiếm hơn 70%.

Tổng lợi nhuận gộp đạt 2.543 tỷ đồng, tuy nhiên lợi nhuận sau thuế công ty mẹ âm 419 tỷ đồng, chủ yếu ảnh hưởng từ khoản lỗ của Zion (đơn vị phát triển Zalo) và Tiki.

Tin liên quan

Đọc tiếp

ĐHĐCĐ thường niên 2024 của LPB. Ảnh minh họa: Minh Phong - MekongASEAN

Cổ phiếu LPB đạt đỉnh lịch sử

Thị trường chứng khoán vừa chứng kiến thêm một phiên giảm điểm mạnh. Chốt phiên 17/4, chỉ số VN-Index giảm gần 23 điểm về còn 1.193 điểm, lần đầu mất mốc 1.200 điểm kể từ đầu tháng 2/2024.
MWG không đáp ứng yêu cầu của rổ chỉ số VNDiamond khi kết quả kinh doanh xuống đáy.

MWG bị loại khỏi VNDiamond

Sở Giao dịch Chứng khoán khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố thành phần chỉ số VNDiamond kỳ tháng 4/2023. Theo đó, MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động là trường hợp bị loại.