Cổ phiếu ngành thủy sản nửa cuối năm liệu có phục hồi?

VNdirect THỦY SẢN
09:01 - 08/06/2023
Cổ phiếu ngành thủy sản nửa cuối năm liệu có phục hồi?
0:00 / 0:00
0:00
Theo báo cáo phân tích ngành thủy sản của Công ty Chứng khoán VNDirect, tổng lợi nhuận ròng của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản giảm mạnh 74% so với cùng kỳ trong quý 1/2023, do nhu cầu yếu ở các thị trường xuất khẩu và mức nền cao của quý 1/2022.

Kết quả kinh doanh giảm mạnh do nhu cầu yếu từ thị trường

Ngành thủy sản chứng kiến một năm 2022 kinh doanh thành công với mức tăng trưởng 29% về tổng doanh thu và 86% về lợi nhuận ròng so với năm trước. Kết quả này đến từ nhu cầu bị dồn nén sau đại dịch của thị trường Mỹ, thị trường xuất khẩu lớn của thủy sản Việt Nam.

Tuy nhiên sang năm 2023, ngay từ quý 1, doanh thu và lợi nhuận của ngành này sụt giảm mạnh. VNDirect ước tính tổng doanh thu trong quý 1/2023 của các doanh nghiệp thủy sản niêm yết giảm 32% so với cùng kỳ, do cả giá bán trung bình và sản lượng xuất khẩu đều giảm mạnh. Biên lợi nhuận gộp ngành thu hẹp 5,1 điểm %. Do đó, tổng lợi nhuận ròng trong quý 1/2023 của các doanh nghiệp giảm 74% so với cùng kỳ.

Ảnh: Từ báo cáo của VNDirect

Ảnh: Từ báo cáo của VNDirect

VNDirect nhận định, mức giảm này đến từ việc thị trường Mỹ giảm nhập khẩu thủy sản với mức giảm 10% sản lượng và 18% trị giá. Nguyên nhân của việc giảm nhập khẩu là do lạm phát kéo dài khiến người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và mức tồn kho cao từ năm 2022. Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Mỹ cũng giảm tới 51% so với cùng kỳ trong 4 tháng đầu năm 2032.

Công ty Chứng khoán này cho rằng nhu cầu thủy sản của Mỹ nhiều khả năng sẽ phục hồi trong nửa cuối năm 2023 do lạm phát hạ nhiệt, mức tồn kho giảm và nhu cầu cao để phục vụ dịp lễ cuối năm. Điều này sẽ giúp kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang Mỹ tăng từ 40 - 50% trong nửa cuối năm.

Trung Quốc đã mở cửa hoàn toàn sau 3 năm thực hiện chính sách “Zero-covid” giúp nhập khẩu thủy sản của nước này tăng 13% so với cùng kỳ trong quý 1/2023. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Việt Nam như cá tra và tôm sang thị trường Trung Quốc lại giảm mạnh 68% so với cùng kỳ trong tháng 4/2023 và 30% trong tháng 5/2023, do giá thịt lợn điều chỉnh mạnh và nguồn cung cá rô phi tăng trở lại làm giảm nhu cầu tiêu thụ cá tra, tôm Việt Nam. Trong khi đó, các sản phẩm này cũng phải chịu sự cạnh tranh từ các nước có nguồn tôm giá rẻ như Ấn Độ, Ecuador...

Ảnh: Từ báo cáo của VNDirect
Ảnh: Từ báo cáo của VNDirect

Đồng thời, nền tảng kinh tế vĩ mô của kinh tế Trung Quốc khó đoán định và sự cạnh tranh gay gắt từ các nước khác. Xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc trong nửa cuối 2023 sẽ không tăng trưởng mạnh.

Triển vọng không mấy tích cực

Hầu hết các doanh nghiệp đều đặt kế hoạch doanh thu 2023 lớn hơn hoặc bằng doanh thu năm 2022 và lợi nhuận sụt giảm đáng kể trong năm 2023. Điều này cho thấy các doanh nghiệp xác định lợi nhuận gộp sẽ giảm mặc dù giá bán bình quân của sản phẩm có thể duy trì ở mức cao do lạm phát.

Trong khi đó, các doanh nghiệp xuất khẩu tôm có phần lạc quan hơn về kết quả kinh doanh năm 2023 khi kỳ vọng doanh thu và lợi nhuận đều tăng so với cùng kỳ. Tuy nhiên, với những thách thức có thể thấy được trong năm 2023 của ngành tôm, VNDirect cho rằng kế hoạch này của các doanh nghiệp là khá tham vọng.

Theo VNDirect, khi nhu cầu từ các thị trường xuất khẩu chính vẫn đang bị ảnh hưởng, hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sẽ ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận ròng âm trong năm 2023 khi biên lợi nhuận gộp giảm và mức nền năm 2022 cao.

Triển vọng ảm đạm của ngành trong năm 2023 đã phần nào được phản ánh khi giá cổ phiếu của các công ty niêm yết đã giảm khoảng 40 - 60% kể từ mức đỉnh vào quý 2/2022.

Nếu so với vùng giá đỉnh hồi đầu tháng 6/2022, cổ phiếu VHC đã mất 46% thị giá. Tuy nhiên, cổ phiếu cũng đã chứng kiến sự phục hồi nhẹ so với vùng đáy hồi cuối tháng 3/2023. Ảnh: TraidngView

Nếu so với vùng giá đỉnh hồi đầu tháng 6/2022, cổ phiếu VHC đã mất 46% thị giá. Tuy nhiên, cổ phiếu cũng đã chứng kiến sự phục hồi nhẹ so với vùng đáy hồi cuối tháng 3/2023. Ảnh: TraidngView

Với kỳ vọng nhu cầu phục hồi từ thị trường Mỹ trong nửa cuối năm 2023, VNDirect đã thêm VHC (CTCP Vĩnh Hoàn) và ANV (Công ty TNHH Amicogen Nam Việt) vào danh sách theo dõi vì các công ty này có vị trí hàng đầu ngành và sẽ được hưởng lợi lớn khi thị trường xuất khẩu phục hồi trở lại

Kết thúc phiên giao dịch 7/6/2023, cổ phiếu VHC đang đứng ở mức giá tham chiếu 60.700 đồng/cp, khối lượng giao dịch 31.200 cổ phiếu. ANV cũng dừng ở giá tham chiếu 34.900 đồng/cp với 62.800 cổ phiếu khớp lệnh.

So với vùng giá đáy, thị giá của ANV đã phục hồi 117% và vẫn duy trì đà tăng trưởng. Ảnh: TraidngView

So với vùng giá đáy, thị giá của ANV đã phục hồi 117% và vẫn duy trì đà tăng trưởng. Ảnh: TraidngView

Nếu so với vùng giá đỉnh hồi đầu tháng 6/2022, cổ phiếu VHC đã mất 46% thị giá. Tuy nhiên, nếu so với vùng đáy 53.400 đồng/cp hồi cuối tháng 3/2023, cổ phiếu VHC cũng đã chứng kiến sự phục hồi nhẹ khi tăng trưởng gần 14% về thị giá.

Tương tự với ANV, cổ phiếu chạm đáy sớm hơn, vào khoảng giữa tháng 11/2022, và bắt đầu đà tăng từ cuối tháng 12/2022 tới nay. So với vùng giá đáy, thị giá của ANV đã phục hồi 117% và vẫn duy trì đà tăng trưởng.

Tin liên quan

Đọc tiếp

MWG không đáp ứng yêu cầu của rổ chỉ số VNDiamond khi kết quả kinh doanh xuống đáy.

MWG bị loại khỏi VNDiamond

Sở Giao dịch Chứng khoán khoán TP HCM (HoSE) vừa công bố thành phần chỉ số VNDiamond kỳ tháng 4/2023. Theo đó, MWG của CTCP Đầu tư Thế giới Di động là trường hợp bị loại.