Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử sau sáp nhập tỉnh, xã

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND đề xuất rút ngắn thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử, đáp ứng mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Sáng 12/5, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải trình Quốc hội Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

Tờ trình nêu rõ, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là cần thiết, nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.

Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND sửa đổi lần này cũng đảm bảo thống nhất, với việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp cùng các luật có liên quan.

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử sau sáp nhập tỉnh, xã
Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải. Ảnh: Media Quốc hội.

Đề xuất cấp xã lập khu vực bỏ phiếu mà không cần cấp trên phê chuẩn

Theo đó, luật được sửa theo hướng điều chỉnh giảm thời gian thực hiện một số quy trình, thủ tục trong công tác bầu cử (trọng tâm là khoảng thời gian từ thời điểm nộp hồ sơ ứng cử đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, HĐND các cấp khóa mới), nhưng vẫn phải bảo đảm chặt chẽ, công khai, dân chủ, khả thi.

Cụ thể, dự thảo luật sửa đổi các quy định liên quan đến việc tổ chức chính quyền địa phương theo mô hình 2 cấp, lược bỏ toàn bộ các quy định có nội dung liên quan đến HĐND và đại biểu HĐND cấp huyện; UBND cấp huyện; các tổ chức phụ trách bầu cử cấp huyện…

Khi không thực hiện mô hình cấp huyện, dự thảo luật đề xuất quy định UBND cấp xã quyết định việc thành lập khu vực bỏ phiếu mà không cần cấp trên phê chuẩn. Vì sau khi tổ chức lại đơn vị hành chính, số lượng đầu mối cấp xã trực thuộc cấp tỉnh sẽ tăng lên rất nhiều.

"Việc giao cấp tỉnh phê chuẩn sẽ tăng nhiều thủ tục hành chính, tầng nấc trong triển khai công tác bầu cử ở địa phương, tăng khối lượng công việc quá nhiều cho cấp tỉnh," Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu nêu.

Tuy nhiên, để bảo đảm trách nhiệm và sự kiểm soát của cấp trên trực tiếp, dự thảo quy định "trường hợp cần thiết, UBND cấp tỉnh điều chỉnh việc xác định khu vực bỏ phiếu".

Số lượng thành viên của Ủy ban bầu cử ở cấp xã cũng được đề xuất tăng từ 9 đến 15 người, thay vì 9-11 người như hiện hành, do số lượng tổ bầu cử ở cấp xã có thể tăng lên do sáp nhập.

Rút ngắn thời gian thực hiện quy trình, thủ tục bầu cử

Cũng trong lần sửa đổi này, dự thảo luật dự kiến quy định từ thời điểm cuối cùng nộp hồ sơ ứng cử đến ngày diễn ra bầu cử là 42 ngày, rút ngắn 28 ngày so với luật hiện hành.

Dự thảo luật điều chỉnh thời gian từ khi nộp hồ sơ ứng cử đến ngày cuối cùng tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai xuống còn 2 ngày thay vì 5 ngày như hiện hành; thời hạn cuối cùng tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai đến ngày cuối hiệp thương lần thứ ba được đề xuất giảm xuống còn 17 ngày thay vì 30 ngày như hiện hành.

Với khoảng thời gian kể từ sau ngày bầu cử đến ngày khai mạc kỳ họp đầu tiên của Quốc hội khóa XVI, HĐND nhiệm kỳ 2026-2031, dự thảo luật điều chỉnh thời hạn công bố kết quả bầu cử, danh sách trúng cử đại biểu Quốc hội là chậm nhất 10 ngày sau bầu cử thay vì 20 ngày như hiện hành.

"Sau khi thực hiện đủ các bước, thời gian khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa XVI sớm nhất có thể là 22 ngày sau ngày bầu cử. Với các quy định mới này, khoảng cách thời gian ngắn nhất từ hạn cuối nộp hồ sơ ứng cử đến ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của Quốc hội, HĐND khóa mới dự kiến rút ngắn được khoảng gần 40 ngày," Chủ nhiệm Ủy ban Công tác đại biểu thông tin.

Cân nhắc quy định khoảng thời gian tối thiểu, tối đa cho từng bước

Nêu quan điểm của cơ quan thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình cho biết, đa số ý kiến Ủy ban tán thành giảm thời gian thực hiện quy trình, thủ tục nhằm phục vụ cuộc bầu cử sớm đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031.

Việc này, theo cơ quan thẩm tra, góp phần tiết kiệm thời gian, ngân sách cho Nhà nước cũng như chi phí chung của toàn xã hội.

Đề xuất rút ngắn quy trình, thủ tục bầu cử sau sáp nhập tỉnh, xã
Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình. Ảnh: Media Quốc hội

Tuy nhiên, Ủy ban này đề nghị cân nhắc việc rút ngắn thời gian ở một số bước, ví dụ giảm thời gian từ khi nộp hồ sơ ứng cử đến ngày cuối cùng tổ chức Hội nghị hiệp thương lần thứ hai từ 5 ngày xuống còn 2 ngày.

Theo cơ quan thẩm tra, cần cân nhắc chỉnh này để bảo đảm thời gian cho cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, hướng dẫn, bổ sung hồ sơ của người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử, nhất là việc hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ đối với người tự ứng cử, người được giới thiệu ứng cử lần đầu.

Đồng thời bảo đảm thời gian cho việc xem xét tính hợp lệ của danh sách, hồ sơ ứng cử trước khi chuyển đến Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp để đưa vào danh sách hiệp thương.

Ngoài ra, theo cơ quan thẩm tra, một số ý kiến trong Ủy ban Dân nguyện và Giám sát cho rằng mục tiêu của việc điều chỉnh giảm thời gian là nhằm phục vụ cuộc bầu cử sớm đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND nhiệm kỳ 2026-2031.

Vì thế, các cuộc bầu cử ở nhiệm kỳ tiếp theo cần xem xét tùy vào tình hình thực tế để xác định thời gian thực hiện quy trình, thủ tục về bầu cử cho phù hợp. Đồng thời việc quy định về mốc thời gian đối với từng bước, công đoạn của quy trình bầu cử thuộc thẩm quyền của Hội đồng bầu cử quốc gia.

Cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu chỉ quy định trong luật về nguyên tắc nội dung này, khoảng thời gian tối thiểu, tối đa cho từng bước, từng công đoạn và giao Hội đồng bầu cử quốc gia hướng dẫn chi tiết theo từng cuộc bầu cử.

Theo chương trình kỳ họp thứ 9, Quốc hội sẽ thảo luận tại tổ dự thảo luật này chiều nay, thảo luận tại hội trường vào ngày 21/5; biểu quyết thông qua vào ngày 24/6.

Thủ tướng gửi điện chia buồn về vụ tai nạn hàng không tại Ấn Độ

Thủ tướng gửi điện chia buồn về vụ tai nạn hàng không tại Ấn Độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Narendra Modi vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng xảy ra tại Ấn Độ.
Việt Nam - Thụy Điển trở thành Đối tác chiến lược về khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam - Thụy Điển trở thành Đối tác chiến lược về khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thụy Điển, sáng 13/6 giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristerson.
Việt Nam lên án các hành động leo thang nguy hiểm tại Trung Đông

Việt Nam lên án các hành động leo thang nguy hiểm tại Trung Đông

Tối 13/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng trước những căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông.
Việt Nam khuyến cáo công dân ở Israel và Iran lên phương án sơ tán

Việt Nam khuyến cáo công dân ở Israel và Iran lên phương án sơ tán

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam tại Israel và Iran lên phương án chuẩn bị sơ tán an toàn người và tài sản đến nước thứ 3 hoặc về Việt Nam.
Giữ lại quyền chất vấn của đại biểu HĐND trong Hiến pháp

Giữ lại quyền chất vấn của đại biểu HĐND trong Hiến pháp

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 giữ lại quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân như hiện hành.
Kiến nghị Quốc hội giám sát các vấn đề 'nóng': Hàng giả, hàng nhái, hóa đơn thuế

Kiến nghị Quốc hội giám sát các vấn đề 'nóng': Hàng giả, hàng nhái, hóa đơn thuế

Một số đại biểu kiến nghị Quốc hội đưa vào chương trình giám sát tối cao các lĩnh vực nóng như hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, hóa đơn thuế...
ASEAN ‘đặt cược’ vào nền kinh tế số trị giá 2.000 tỷ USD

ASEAN ‘đặt cược’ vào nền kinh tế số trị giá 2.000 tỷ USD

Kế hoạch chiến lược Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2026-2030 đề xuất việc thành lập một thị trường kỹ thuật số duy nhất của khu vực có giá trị lên tới 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
Hải Phòng: Thu hồi đất để sớm hình thành những trung tâm logistics quy mô lớn

Hải Phòng: Thu hồi đất để sớm hình thành những trung tâm logistics quy mô lớn

Bộ trưởng Tài chính cho biết Hải Phòng có nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất trồng lúa hai vụ trở xuống bị bỏ hoang, không phát huy hiệu quả.
Thụy Điển sẵn sàng hợp tác giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu 100 năm

Thụy Điển sẵn sàng hợp tác giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu 100 năm

Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu 100 năm trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
Hà Nội bầu bổ sung Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND thành phố

Hà Nội bầu bổ sung Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND thành phố

HĐND TP Hà Nội bầu chức vụ Phó Chủ tịch HĐND thành phố đối với bà Phạm Thị Thanh Mai; bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND thành phố với ông Trương Việt Dũng.
Ngày 15/6, Hải Dương vận hành thử nghiệm hoạt động của chính quyền cấp xã mới

Ngày 15/6, Hải Dương vận hành thử nghiệm hoạt động của chính quyền cấp xã mới

Việc tổ chức vận hành thử nghiệm hoạt động của UBND xã, phường ở Hải Dương nhằm thực hành, hoàn thiện các bước quy trình, công việc trong hoạt động chỉ đạo, điều hành; bảo đảm thông suốt, liên tục, nhanh, hiệu lực, hiệu quả.
Công bố 28 nghị định về phân cấp, phân quyền chính quyền địa phương 2 cấp

Công bố 28 nghị định về phân cấp, phân quyền chính quyền địa phương 2 cấp

Chiều 12/6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị công bố các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Quốc hội thảo luận về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Quốc hội thảo luận về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp

Hôm nay, Quốc hội sẽ nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu ý kiến nhân dân, ý kiến của các đại biểu Quốc hội và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp.
Lithuania sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực có thế mạnh

Lithuania sẵn sàng hợp tác với Việt Nam trên lĩnh vực có thế mạnh

Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda khẳng định Lithuania sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác với Việt Nam trên các lĩnh vực mà Lithuania có thế mạnh như công nghệ tài chính, an ninh mạng, năng lượng tái tạo...
Đại biểu Quốc hội: Cân nhắc cách làm 'một trung tâm, hai điểm đến'

Đại biểu Quốc hội: Cân nhắc cách làm 'một trung tâm, hai điểm đến'

Một số đại biểu Quốc hội đề xuất cần tính toán kỹ địa điểm xây dựng một trung tâm tài chính quốc tế, thay vì đặt cả hai nơi TP HCM và Đà Nẵng như dự kiến.
Tổng thống Lithuania: Tầm nhìn chung thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Lithuania

Tổng thống Lithuania: Tầm nhìn chung thúc đẩy hợp tác kinh tế Việt Nam - Lithuania

Tổng thống Lithuania Gitanas Nausėda cho rằng, những tầm nhìn tương đồng giữa Việt Nam và Lithuania sẽ tạo nền tảng vững chắc cho các quan hệ đối tác kinh tế mang lại lợi ích cho cả hai bên.
Trung tâm tài chính quốc tế và những rủi ro cần kiểm soát

Trung tâm tài chính quốc tế và những rủi ro cần kiểm soát

Giải pháp kiểm soát rủi ro là xây dựng khung pháp lý đồng bộ, thiết chế giám sát chặt chẽ, minh bạch, có hệ thống theo chuẩn mực quốc tế, theo Bộ trưởng Tài chính.
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn phát triển quan hệ với các nước bạn bè truyền thống, trong đó có Lithuania - đối tác quan trọng của Việt Nam tại khu vực.
Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Lithuania tại Đông Nam Á

Việt Nam là đối tác quan trọng hàng đầu của Lithuania tại Đông Nam Á

Ngay sau lễ đón chính thức tại Phủ Chủ tịch, sáng 12/6, Chủ tịch nước Lương Cường hội đàm với Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda.
Trình Quốc hội dự án đường vành đai 4 TP HCM hơn 120.000 tỷ đồng

Trình Quốc hội dự án đường vành đai 4 TP HCM hơn 120.000 tỷ đồng

Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai 4 TP HCM có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 khoảng 120.412,55 tỷ đồng, thi công xây dựng giai đoạn 2026 - 2029 và phấn đấu hoàn thành vào cuối năm 2028.
Bộ trưởng Nội vụ: Đây là một quyết định có ý nghĩa lịch sử

Bộ trưởng Nội vụ: Đây là một quyết định có ý nghĩa lịch sử

Từ hôm nay, ngày 12/6, cả nước có 34 đơn vị hành chính cấp tỉnh, gồm 28 tỉnh và 6 thành phố, sau khi Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025.
Thượng nghị sĩ Mỹ: Rất mong thấy kết quả tích cực từ hai phía

Thượng nghị sĩ Mỹ: Rất mong thấy kết quả tích cực từ hai phía

Gặp Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ngày 11/6 (giờ Mỹ), Thượng nghị sĩ Mỹ Roger Marshall đánh giá cao sự nghiêm túc, chủ động và thiện chí của Việt Nam khi tham gia đàm phán với Mỹ.
Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Lithuania

Chủ tịch nước Lương Cường chủ trì lễ đón Tổng thống Lithuania

Sáng 12/6, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Lương Cường và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Tổng thống Lithuania Gitanas Nauseda và Phu nhân thăm chính thức Việt Nam.
'Hợp nhất tỉnh thành không chỉ là phép cộng diện tích mà là phép nhân của GDP'

'Hợp nhất tỉnh thành không chỉ là phép cộng diện tích mà là phép nhân của GDP'

Theo đại biểu Trần Hoàng Ngân, để đạt mục tiêu tăng GDP từ việc hợp nhất tỉnh, thành, cần có sự đầu tư, cần có thể chế đủ rộng, linh hoạt, phù hợp với quy mô dân số, kinh tế của từng địa phương.
Quốc hội thông qua quyết định lịch sử: Chốt danh sách 34 tỉnh thành mới của Việt Nam

Quốc hội thông qua quyết định lịch sử: Chốt danh sách 34 tỉnh thành mới của Việt Nam

Với việc Quốc hội thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, từ hôm nay cả nước còn 34 tỉnh, thành phố thay vì 63 như trước đây.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Stockholm, bắt đầu thăm chính thức Thụy Điển

Thủ tướng Phạm Minh Chính tới Stockholm, bắt đầu thăm chính thức Thụy Điển

Tối 11/6 (giờ địa phương), Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân tới Stockholm, bắt đầu thăm chính thức Thụy Điển từ ngày 12-14/6, theo lời mời của Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristersson.
Quốc hội hôm nay biểu quyết việc sáp nhập tỉnh, thành

Quốc hội hôm nay biểu quyết việc sáp nhập tỉnh, thành

Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025 vào ngay phiên làm việc sáng nay, ngày 12/6.
Phải có ràng buộc khi miễn thuế đất nông nghiệp, tránh 'ôm đất chờ thời'

Phải có ràng buộc khi miễn thuế đất nông nghiệp, tránh 'ôm đất chờ thời'

Đại biểu Quốc hội cho rằng, việc miễn thuế đất nông nghiệp cần đi kèm các ràng buộc như không bỏ hoang đất quá 12 tháng, sử dụng đúng mục đích, có hợp đồng rõ ràng nếu cho thuê lại...
Triển khai đề án Trung tâm liên kết nông nghiệp vùng ĐBSCL theo cơ chế PPP

Triển khai đề án Trung tâm liên kết nông nghiệp vùng ĐBSCL theo cơ chế PPP

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chỉ đạo TP Cần Thơ và các tỉnh, thành ĐBSCL triển khai xây dựng Trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp toàn vùng theo cơ chế PPP.
Các tỉnh, thành sẽ công bố bộ máy lãnh đạo mới vào ngày 30/6

Các tỉnh, thành sẽ công bố bộ máy lãnh đạo mới vào ngày 30/6

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình nêu trong phiên thảo luận tổ tại Quốc hội sáng 11/6 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Đề xuất 13 chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế

Đề xuất 13 chính sách đặc thù cho Trung tâm tài chính quốc tế

Mục đích xây dựng Trung tâm tài chính để thu hút dòng vốn quốc tế phục vụ cho 3 đột phá chiến lược, kết nối với kinh tế thế giới và thị trường tài chính toàn cầu.
Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến lãnh đạo Quốc hội và Thượng viện Pháp

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến lãnh đạo Quốc hội và Thượng viện Pháp

Tiếp nối các hoạt động song phương tại Paris, chiều 10/6 (giờ địa phương), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã hội kiến Chủ tịch Quốc hội Pháp Yael Braun-Pivet, Chủ tịch Thượng viện Gérard Larcher.
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành cơn bão số 1 trên Biển Đông

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành cơn bão số 1 trên Biển Đông

Sáng nay (11/6), áp thấp nhiệt đới trên khu vực phía Đông quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành cơn bão số 1 năm 2025, có tên quốc tế là Wutip.
Trình Quốc hội chi tiết phương án sáp nhập, bố trí cán bộ của 34 tỉnh thành mới

Trình Quốc hội chi tiết phương án sáp nhập, bố trí cán bộ của 34 tỉnh thành mới

Bộ trưởng Nội vụ cho biết sau khi rà soát, tổng biên chế cán bộ, công chức, viên chức theo định mức được giao của các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh thuộc 52 tỉnh, thành thực hiện sắp xếp là 447.657 người.
Đề nghị Pháp sớm phê chuẩn EVIPA, tăng đầu tư chiến lược vào Việt Nam

Đề nghị Pháp sớm phê chuẩn EVIPA, tăng đầu tư chiến lược vào Việt Nam

Ngày 10/6 (giờ địa phương), sau khi kết thúc các hoạt động tại Hội nghị Đại dương Liên Hợp Quốc lần thứ 3 (UNOC 3) và rời Nice tới Paris, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã có cuộc hội đàm với Thủ tướng Pháp Francois Bayrou tại điện Matignon.
Quốc hội bắt đầu đợt 2 kỳ họp thứ 9, bàn về sáp nhập tỉnh

Quốc hội bắt đầu đợt 2 kỳ họp thứ 9, bàn về sáp nhập tỉnh

Ngay trong buổi sáng làm việc đầu tiên của đợt 2 kỳ họp thứ 9, Quốc hội nghe báo cáo việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh năm 2025, trước khi đại biểu thảo luận nội dung này tại tổ sau đó.
Xem thêm