“Chúng tôi đã đưa ra mức thuế 0% đổi 0% đối với hàng hóa công nghiệp. Châu Âu luôn sẵn sàng cho một thỏa thuận tốt, vì vậy chúng tôi để ngỏ điều này trên bàn đàm phán,” Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen phát biểu tại cuộc họp báo ngày 7/4, theo RT.
![]() |
Chủ tịch Ủy ban châu Âu (EC) Ursula von der Leyen. Ảnh: AFP |
Lời đề nghị trên đưa ra sau cuộc họp của các bộ trưởng thương mại EU tại Luxembourg. Theo Reuters, các quan chức đã quyết định rằng khối này sẽ ưu tiên đàm phán với Mỹ thay vì tham gia vào một cuộc chiến thương mại.
Mặt khác, bà Leyen cũng nói trong cuộc họp báo rằng EU đã có các biện pháp nếu các bên không đạt được thỏa thuận. “Chúng tôi cũng chuẩn bị ứng phó thông qua các biện pháp đối phó và bảo vệ lợi ích của mình,” bà tuyên bố, đồng thời cho biết EU đặc biệt tìm cách tự bảo vệ mình “trước những tác động gián tiếp thông qua việc chuyển hướng thương mại”.
Trong khi đó, Ủy viên Thương mại và An ninh kinh tế EU Maros Sefcovic nói rằng qua hệ giữa EU và đối tác lớn nhất của khối đang ở trong “tình thế khó khăn”. Ông nhấn mạnh rằng Brussels cởi mở với các cuộc thảo luận với Mỹ, nhưng “sẽ không chờ đợi vô thời hạn”.
![]() |
Ủy viên Thương mại và An ninh kinh tế EU Maros Sefcovic. Ảnh: RT |
Ông Sefcovic cũng cảnh báo rằng mức thuế quan 20% mà Mỹ áp đặt sẽ đánh vào “một phần đáng kể” lượng hàng xuất khẩu của EU. Trong đó, khoảng 380 tỷ Euro (410 tỷ USD) hàng hóa EU - tương ứng khoảng 70% tổng lượng hàng xuất khẩu của khối này sang Mỹ - phải phải chịu mức thuế 20% hoặc cao hơn.
“Chúng tôi sẵn sàng sử dụng mọi công cụ trong kho vũ khí phòng thủ thương mại của mình để bảo vệ thị trường chung EU, các nhà sản xuất EU và người tiêu dùng EU,” ông Sefcovic tuyên bố.
Theo chính sách thuế mới mà chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố, EU sẽ chịu mức thuế 25% đối với thép, nhôm, ô tô; 20% đối với hầu hết các mặt hàng khác xuất khẩu sang Mỹ từ ngày 9/4.
Tối ngày 7/4, Ủy ban châu Âu (EC) ban đầu đề xuất mức thuế trả đũa 25% đối với một loạt hàng nhập khẩu từ Mỹ. Tuy nhiên, danh sách này đã được rút ngắn trước loạt mối lo ngại từ nhiều nước thành viên. Do đó, quy mô hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ chịu ảnh hưởng bởi biện pháp trả đũa sẽ thấp hơn mức 26 tỷ Euro (28,4 tỷ USD) so với công bố ban đầu.
EC sẽ bỏ phiếu “danh sách các biện pháp trả đũa” Mỹ vào ngày 9/4 và chính thức thông qua vào ngày 15/4. Làn sóng thuế trả đũa đầu tiên từ khối này sẽ có hiệu lực vào ngày hôm đó và làn sóng thứ hai sẽ diễn ra vào ngày 15/5. Thuế quan đối với hầu hết các mặt hàng sẽ có hiệu lực vào ngày 16/5, còn lại sẽ từ ngày 1/12.
Trước đó cùng ngày, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết trên phương tiện truyền thông rằng chính sách thuế quan đang có hiệu quả và có thể mang lại lợi ích kinh tế hiệu quả cho Mỹ. Ông cũng cáo buộc EU đối xử “tệ” với Mỹ và cho rằng những nhượng bộ về thuế quan mà khối này đưa ra đến nay là chưa đủ.
![]() Tổng thống Mỹ Donald Trump không đưa Nga vào danh sách các quốc gia bị áp thuế đối ứng nhằm tránh gián đoạn các cuộc đàm phán hòa bình đang diễn ra. |
![]() Tổng thống Mỹ Donald Trump khẳng định biện pháp áp thuế đối ứng là “liều thuốc đắng” cần thiết để chữa lành nền kinh tế của quốc gia này. |
![]() Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng Nhật Bản đã đối xử không tốt với Mỹ trong lĩnh vực thương mại, đặc biệt là trong ngành ô tô. |
![]() Tỷ phú Elon Musk, một trong những cố vấn có ảnh hưởng nhất đối với Tổng thống Mỹ Donald Trump, nỗ lực thuyết phục Nhà Trắng thay đổi chính sách thuế đối ứng. |