EU thí điểm Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon - doanh nghiệp cần chú ý gì?

Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) được EU tạo ra để cân bằng giá carbon giữa sản phẩm nội địa và sản phẩm nhập khẩu đang là một trong những vấn đề được doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa vào EU quan tâm nhất hiện nay.

Ảnh minh họa. Mekong ASEAN
Ảnh minh họa. Mekong ASEAN

Tác động của cơ chế CBAM tới doanh nghiệp Việt Nam

Cơ chế CBAM sẽ bắt đầu áp dụng trong giai đoạn chuyển tiếp từ hôm nay 1/10/2023 với giai đoạn báo cáo đầu tiên cho các nhà nhập khẩu kết thúc vào ngày 31/1/2024.

Về cơ bản, cơ chế CBAM sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Mặc dù các nhà nhập khẩu của châu Âu là đối tượng chịu trách nhiệm báo cáo và chịu phí CBAM, nhưng các nhà sản xuất của Việt Nam phải cung cấp thông tin về lượng sản phẩm, lượng phát thải trong sản phẩm, chi phí trả cho định giá carbon trong nước...

Theo báo cáo của các chuyên gia thuộc Chương trình Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Đông Nam Á (ETP), nhìn theo hướng tích cực, CBAM sẽ tạo ra động lực trực tiếp giảm phát thải cho các nhà sản xuất bị ảnh hưởng, phù hợp với chiến lược tăng trưởng xanh và các cam kết giảm phát thải của Việt Nam.

Trong giai đoạn đầu, CBAM sẽ tập trung vào các nhóm hàng hóa có nguy cơ rò rỉ carbon cao nhất là xi măng, sắt và thép, nhôm, phân bón, hydrogen và điện. Đây là những lĩnh vực chiếm tới 94% lượng khí thải công nghiệp của EU.

Sau khi thực hiện đầy đủ vào năm 2026, các nhà nhập khẩu hàng hóa thuộc phạm vi điều chỉnh của CBAM tại EU sẽ cần phải mua giấy chứng nhận CBAM. Giá của các chứng chỉ sẽ được tính tùy thuộc vào giá đấu giá trung bình hàng tuần của các khoản trợ cấp ETS của EU được biểu thị bằng €/tấn CO2 thải ra.

Cơ chế CBAM sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.
Cơ chế CBAM sẽ đánh thuế carbon đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu vào thị trường các nước thuộc EU dựa trên cường độ phát thải khí nhà kính trong quy trình sản xuất tại nước sở tại.

Dù hiện tại phần lớn hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam không thuộc nhóm này nhưng phạm vi có thể sẽ mở rộng và bao gồm nhiều sản phẩm hơn trong tương lai. CBAM sẽ tạo thêm chi phí đáng kể đối với các hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Theo khảo sát của các chuyên gia Dự án Hỗ trợ kỹ thuật về đánh giá tác động của CBAM trên 4 lĩnh vực hiện có hàng hóa xuất khẩu đáng kể vào thị trường EU (nhôm, thép, xi măng và phân bón) thì tác động của CBAM đối với toàn bộ nền kinh tế không lớn, nhưng đối với từng ngành hàng, giá trị xuất khẩu giảm đi là con số không nhỏ, có thể sẽ làm gia tăng áp lực với các doanh nghiệp.

Trong đó, lĩnh vực thép có khả năng sẽ giảm khoảng 4% giá trị xuất khẩu. Giá trị xuất khẩu của ngành nhôm cũng giảm hơn 4% và sản lượng giảm khoảng 0,4%. Đối với ngành xi măng và phân bón, mức độ tác động không đáng kể.

Doanh nghiệp Việt Nam cần sẵn sàng chấp nhận CBAM

Để ứng phó với quy định này của EU, tại báo cáo, tổ chuyên gia thuộc ETP cho rằng, Chính phủ Việt Nam và cơ quan quản lý Nhà nước cần sớm ban hành hướng dẫn doanh nghiệp chuẩn bị ứng phó, tăng cường năng lực kỹ thuật và thể chế để thích ứng với CBAM; tham gia đối thoại mang tính xây dựng với EU và đàm phán với EU để đưa ra điều kiện hợp lý cho Việt Nam; cải thiện khung chính sách về khử carbon như loại bỏ dần điện than, thúc đẩy năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng...

Đặc biệt, cần xem xét việc áp dụng định giá carbon trong bối cảnh tổng thể. Nếu Việt Nam có quy định về định giá carbon, một phần tiền thuế doanh nghiệp xuất khẩu đáng lẽ phải trả cho EU sẽ được giữ lại ở Việt Nam.

Ngoài ra, về chính sách, theo báo cáo nêu trên, Chính phủ cần đàm phán, đối thoại và làm rõ quy định để giảm thiểu các tác động tiêu cực của cơ chế này. Ví dụ như làm rõ “chiều sâu” của phạm vi CBAM đến đâu, khả năng mở rộng CBAM sang các mặt hàng xuất khẩu các của Việt Nam như gốm sứ, giấy và bột giấy…; phản ứng của các quốc gia ngoài EU.

Tác động của CBAM trên 4 lĩnh vực hiện có hàng hóa xuất khẩu đáng kể vào thị trường EU gồm nhôm, thép, xi măng và phân bón là không nhỏ.
Tác động của CBAM trên 4 lĩnh vực hiện có hàng hóa xuất khẩu đáng kể vào thị trường EU gồm nhôm, thép, xi măng và phân bón là không nhỏ.

Đối với doanh nghiệp, cần theo dõi sát các tiến trình và chuẩn bị kế hoạch ứng phó với CBAM, chuẩn bị cho các yêu cầu về báo cáo kiểm kê khí nhà kính. Đồng thời, doanh nghiệp cần hợp tác với Chính phủ thông qua các chính sách khử carbon như định giá carbon và thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo.

Đặc biệt, doanh nghiệp thuộc những ngành có nguy cơ cao như thép, nhôm, lọc dầu, xi măng, phân bón, năng lượng…, khi xuất khẩu sang thị trường EU nên có phương án giảm thiểu lượng carbon trong quá trình sản xuất để không vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn của EU. Trước mắt cần xây dựng báo cáo phát thải và kiểm soát tốt lượng phát thải trong toàn bộ chuỗi sản xuất, giảm phát thải trong từng công đoạn.

Việt Nam đang có tiềm năng phát triển năng lượng tái tạo khá lớn, nhất là khi Quy hoạch điện VIII được phê duyệt đang tập trung phát triển nguồn điện tái tạo như thủy điện, điện mặt trời, điện gió…

Việt Nam cũng là quốc gia rất quan tâm tham gia các nỗ lực quốc tế về giải quyết biến đổi khí hậu. Về chuyển dịch năng lượng, hiện Việt Nam dẫn đầu khối ASEAN về lắp đặt điện gió và điện mặt trời từ năm 2019.

CBAM là gì?

Để ngăn chặn nguy cơ các doanh nghiệp EU tranh thủ các tiêu chuẩn còn lỏng lẻo ở ngoài châu Âu để chuyển những hoạt động sản xuất phát thải nhiều carbon ra nước ngoài, làm suy yếu nỗ lực trung hòa khí hậu toàn cầu, Liên minh châu Âu đã ban hành Cơ chế CBAM.

Nhà nhập khẩu phải kê khai hàm lượng phát thải trong hàng nhập khẩu và giao nộp số lượng tín chỉ tương ứng của mỗi năm thông qua việc mua chứng chỉ CBAM. Nếu chứng minh được giá carbon đã được thanh toán khi sản xuất hàng nhập khẩu, lượng phát thải tương ứng có thể được khấu trừ.

EU phân loại hàng hóa thành 2 loại để tính suất phát thải thực tế gồm hàng hóa đơn giản và hàng hóa phức tạp. Hàng hóa phức tạp sẽ tính toán cả lượng phát thải của nguyên liệu đầu vào.

Tính tới hiện tại, sắt thép, nhôm, hydrogen là những mặt hàng chỉ áp dụng CBAM cho phát thải trực tiếp ở giai đoạn đầu. Còn phân bón, xi măng, điện là những mặt hàng sẽ bị áp dụng CBAM cho cả phát thải trực tiếp và gián tiếp.

Những nước chịu ảnh hưởng đầu tiên là 5 đối tác thương mại hàng đầu tại châu Á của EU gồm Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Hàn Quốc và Ấn Độ.

Xăng RON 95 giảm xuống dưới mốc 23.000 đồng/lít

Xăng RON 95 giảm xuống dưới mốc 23.000 đồng/lít

Chiều 25/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ. Đáng chú ý, xăng RON 95 được điều chỉnh giảm phiên thứ ba liên tiếp, xuống dưới mốc 23.000 đồng/lít.
Giá xăng có thể giảm phiên thứ 3 liên tiếp vào ngày 25/7

Giá xăng có thể giảm phiên thứ 3 liên tiếp vào ngày 25/7

Dự báo trong kỳ điều hành chiều mai 25/7, giá xăng trong nước có thể giảm nhẹ từ 343 - 370 đồng/lít. Trường hợp liên Bộ Công Thương - Tài chính trích quỹ bình ổn, mức giảm sẽ ít hơn.
Chưa giao nhà đầu tư tư nhân làm dự án điện gió ngoài khơi

Chưa giao nhà đầu tư tư nhân làm dự án điện gió ngoài khơi

Bộ Công Thương cho rằng, việc giao nhà đầu tư nước ngoài, nhà đầu tư tư nhân đầu tư thí điểm điện gió ngoài khơi chỉ thực hiện sau khi có đánh giá toàn diện dự án thí điểm và hệ thống văn bản pháp luật đã hoàn thiện.
Xăng RON 95 tiếp tục giảm, về gần mốc 23.000 đồng/lít

Xăng RON 95 tiếp tục giảm, về gần mốc 23.000 đồng/lít

Chiều 18/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ. Đáng chú ý, xăng RON 95 được điều chỉnh giảm phiên thứ hai liên tiếp, về sát mốc 23.000 đồng/lít.
Giá xăng có thể tiếp tục giảm vào chiều nay

Giá xăng có thể tiếp tục giảm vào chiều nay

Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành chiều 18/7 được dự báo có thể giảm khoảng 100-150 đồng/lít. Trường hợp liên Bộ Công Thương - Tài chính trích quỹ bình ổn, mức giảm sẽ ít hơn.
Bộ Công Thương đề nghị các địa phương triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương đề nghị các địa phương triển khai cơ chế mua bán điện trực tiếp

Bộ Công Thương vừa có văn bản số 5028 gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai Nghị định số 80 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Levanta mua lại hệ thống quang điện mặt trời mái nhà lớn nhất tại Đồng Nai

Levanta mua lại hệ thống quang điện mặt trời mái nhà lớn nhất tại Đồng Nai

Công ty Năng lượng Levanta (Levanta) đang tiến hành thủ tục mua lại hệ thống quang điện mặt trời mái nhà công suất 28,7MWp từ nhà cung cấp dịch vụ logistics lớn tại tỉnh Đồng Nai - Công ty CP Tiến Nga và các đơn vị liên quan.
PV GAS hợp tác với PVEP về cung cấp và tiêu thụ khí mỏ Kỳ Lân

PV GAS hợp tác với PVEP về cung cấp và tiêu thụ khí mỏ Kỳ Lân

Trên cơ sở bản ghi nhớ đã ký kết, PV GAS và PVEP sẽ cùng hợp tác chặt chẽ và chia sẻ các thông tin liên quan để thúc đẩy công tác phát triển mỏ, đồng thời hướng tới việc ký kết các thỏa thuận thương mại liên quan đến việc mua bán khí mỏ Kỳ Lân, Lô 103&107 trong giai đoạn tới.
Tạo không gian pháp lý mới cho năng lượng tái tạo, năng lượng xanh

Tạo không gian pháp lý mới cho năng lượng tái tạo, năng lượng xanh

Đó là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về dự án Luật Điện lực (sửa đổi), diễn ra sáng 15/7, tại Hà Nội.
Tập đoàn Sao Mai đề nghị đầu tư nhà máy điện gió tại Trà Vinh

Tập đoàn Sao Mai đề nghị đầu tư nhà máy điện gió tại Trà Vinh

​Tập đoàn Sao Mai vừa nộp hồ sơ đề nghị đầu tư dự án năng lượng điện nhà máy điện gió V1-1 và nhà máy điện gió số 3 tại thị xã Duyên Hải, Trà Vinh.
Sản lượng điện toàn hệ thống đạt hơn 150 tỷ kWh nửa đầu năm 2024

Sản lượng điện toàn hệ thống đạt hơn 150 tỷ kWh nửa đầu năm 2024

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, trong 6 tháng đầu năm, sản lượng điện sản xuất và nhập khẩu toàn hệ thống đạt 151,74 tỷ kWh, tăng 12,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Xăng RON 95 đứt chuỗi tăng, giảm về quanh mốc 23.000 đồng/lít

Xăng RON 95 đứt chuỗi tăng, giảm về quanh mốc 23.000 đồng/lít

Chiều 11/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ. Đáng chú ý, xăng RON 95 đã chấm dứt chuỗi tăng 4 phiên liên tiếp, xuống gần sát mốc 23.000 đồng/lít.
Giá xăng trên đà đi lên, dự báo tăng lần thứ 5 liên tiếp vào ngày 11/7

Giá xăng trên đà đi lên, dự báo tăng lần thứ 5 liên tiếp vào ngày 11/7

Mặc dù giá dầu thế giới giảm 2 phiên liên tiếp trong tuần này, giá xăng dầu trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (11/7) được dự báo tăng nhẹ, khoảng 130-270 đồng/lít tùy loại trong trường hợp cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn.
Clime Capital rót 10 triệu USD vào Nami để làm điện sạch

Clime Capital rót 10 triệu USD vào Nami để làm điện sạch

Công ty Clime Capital (Singapore), thông qua Quỹ Năng lượng sạch Đông Nam Á II (SEACEF II), rót vào Nami Distributed Energy (Nami) 10 triệu USD để thúc đẩy các giải pháp năng lượng phân tán sáng tạo.
593 tỷ đồng hỗ trợ dự án năng lượng tái tạo Vĩnh Hảo 6 tại tỉnh Bình Thuận

593 tỷ đồng hỗ trợ dự án năng lượng tái tạo Vĩnh Hảo 6 tại tỉnh Bình Thuận

HSBC Việt Nam và Leader Energy Holding Berhad (Leader Energy) - công ty con của HNG Capital (Malaysia) vừa ký thỏa thuận cho vay trị giá 593 tỷ đồng, nhằm hỗ trợ phát triển các dự án năng lượng mặt trời của Leader Energy tại Việt Nam.
Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tôn trọng thoả thuận giữa hai bên

Cơ chế mua bán điện trực tiếp: Tôn trọng thoả thuận giữa hai bên

Trong trường hợp mua bán điện trực tiếp thông qua đường dây riêng, hai bên tham gia cơ chế - đơn vị phát điện năng lượng tái tạo và khách hàng sử dụng điện lớn, sẽ tự thảo luận hợp đồng.
Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Lào

Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 sẽ diễn ra vào tháng 9 tại Lào

Diễn đàn Kinh doanh Năng lượng ASEAN lần thứ 24 (AEBF-24) do Trung tâm Năng lượng ASEAN (ACE) tổ chức sẽ diễn ra từ ngày 25 đến 27/9 tại Viên Chăn, Lào.
Xăng RON 95 tăng lần thứ 4 liên tiếp, tiến gần mốc 24.000 đồng/lít

Xăng RON 95 tăng lần thứ 4 liên tiếp, tiến gần mốc 24.000 đồng/lít

Chiều 4/7, liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ. Đáng chú ý, xăng RON 95 đã có phiên tăng thứ tư liên tiếp, đưa giá mặt hàng này tiến gần mốc 24.000 đồng/lít.
Ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Ban hành Nghị định về cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 80 ngày 3/7/2024 quy định về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn.
Không dừng ở mốc 23.000 đồng/lít, xăng RON 95 có thể tăng lần thứ 4 liên tiếp

Không dừng ở mốc 23.000 đồng/lít, xăng RON 95 có thể tăng lần thứ 4 liên tiếp

Dự báo trong kỳ điều hành chiều 4/7, giá xăng trong nước sẽ tăng khoảng 320-400 đồng/lít nếu cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn giá, còn giá dầu có khả năng tăng ít hơn.
6 tháng đầu năm, TKV cung cấp gần 23,5 triệu tấn than cho sản xuất điện

6 tháng đầu năm, TKV cung cấp gần 23,5 triệu tấn than cho sản xuất điện

Theo thông tin từ Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), trong 6 tháng đầu năm, sản lượng than tiêu thụ toàn tập đoàn đạt 26,77 triệu tấn, trong đó cung cấp cho sản xuất điện đạt 23,47 triệu tấn.
SK E&S và T&T Group hợp tác phát triển năng lượng xanh bền vững

SK E&S và T&T Group hợp tác phát triển năng lượng xanh bền vững

Công ty SK E&S (thuộc Tập đoàn SK – Hàn Quốc) đang tập trung xây dựng và phát triển hệ sinh thái năng lượng bền vững, trong đó có kế hoạch hợp tác đầu tư với Tập đoàn T&T Group để phát triển các dự án năng lượng xanh bền vững tại tỉnh Quảng Trị.
Giá xăng RON 95 vượt mốc 23.000 đồng/lít

Giá xăng RON 95 vượt mốc 23.000 đồng/lít

Chiều 27/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ. Đáng chú ý, xăng RON 95 đã có phiên tăng thứ ba liên tiếp, đưa giá mặt hàng này lên trên mức 23.000 đồng/lít.
Giá xăng chiều nay có thể tăng vượt 23.000 đồng/lít

Giá xăng chiều nay có thể tăng vượt 23.000 đồng/lít

Dự kiến trong kỳ điều hành chiều 27/6, giá xăng trong nước có thể tăng khoảng 450-600 đồng/lít. Điều này có thể đẩy giá xăng RON 95 vượt mốc 23.000 đồng/lít.
Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều dư địa hợp tác về tăng trưởng xanh

Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều dư địa hợp tác về tăng trưởng xanh

Trong khuôn khổ Hội nghị WEF Đại Liên 2024, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Ủy ban trung hòa carbon và tăng trưởng xanh Hàn Quốc Kim Sang-Huyp.
Ký kết hợp đồng cung cấp dài hạn dầu thô cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Ký kết hợp đồng cung cấp dài hạn dầu thô cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất

Liên doanh Việt - Nga (Vietsovpetro), Tổng Công ty Dầu Việt Nam (PV OIL) và CTCP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) vừa tổ chức Lễ ký kết Hợp đồng nguyên tắc cung cấp dài hạn dầu thô Bạch Hổ cho Nhà máy lọc dầu Dung Quất giai đoạn 2024-2027.
Giá xăng RON 95 lên 22.500 đồng/lít

Giá xăng RON 95 lên 22.500 đồng/lít

Chiều 20/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ. Đáng chú ý, xăng RON 95 đã có phiên tăng thứ hai liên tiếp sau khi giảm sâu về quanh mốc 21.000 đồng/lít.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giá điện không chỉ tăng mà sẽ có cả giảm

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giá điện không chỉ tăng mà sẽ có cả giảm

Theo Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân, để điều chỉnh giá điện hiện nay, phải thực hiện theo Quyết định 05 của Thủ tướng áp dụng từ ngày 15/5/2024, tuy nhiên giá điện sẽ không chỉ có tăng, mà còn có giảm.
Hoàn thiện hai nghị định quan trọng về phát triển điện mặt trời

Hoàn thiện hai nghị định quan trọng về phát triển điện mặt trời

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương nghiên cứu phương án khuyến khích, hỗ trợ tài chính cho người dân lắp đặt điện mặt trời mái nhà kết hợp đầu tư thiết bị lưu trữ điện để bán lại cho EVN với giá điện nền huy động vào giờ cao điểm.
Giá xăng trong nước có thể tiếp tục tăng vào kỳ điều hành ngày 20/6

Giá xăng trong nước có thể tiếp tục tăng vào kỳ điều hành ngày 20/6

Dự báo trong kỳ điều hành ngày mai (20/6), giá xăng trong nước sẽ tăng lần thứ 2 liên tiếp. Nếu cơ quan điều hành không tác động đến Quỹ bình ổn thì giá xăng có thể tăng 180-220 đồng/lít.
Tiến độ đường dây 500kV mạch 3: Vẫn còn 2 địa phương chưa bàn giao mặt bằng

Tiến độ đường dây 500kV mạch 3: Vẫn còn 2 địa phương chưa bàn giao mặt bằng

Tính đến ngày 17/6, các dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối đã bàn giao 99,6% hành lang tuyến (511/513 khoảng néo), tuy nhiên vẫn còn 2 khoảng néo chưa bàn giao tại hai địa phương: Nghệ An và Nam Định.
Tiêu thụ điện của Hà Nội tiếp tục lập kỷ lục trong tuần cao điểm nắng nóng

Tiêu thụ điện của Hà Nội tiếp tục lập kỷ lục trong tuần cao điểm nắng nóng

Thời tiết nắng nóng gay gắt khiến lượng điện tiêu thụ trong ngày 14/6/2024 tại TP Hà Nội ở mức 103,3 triệu kWh – cao nhất từ trước đến nay, phá kỷ lục ngày 29/5 vừa qua và cao hơn khoảng 2 triệu kWh so với ngày cao nhất của năm 2023 là 101,133 triệu kWh.
Bộ Công Thương yêu cầu triển khai kế hoạch liên quan đến mua bán tín chỉ carbon

Bộ Công Thương yêu cầu triển khai kế hoạch liên quan đến mua bán tín chỉ carbon

Bộ Công Thương giao nhiệm vụ cho các đơn vị triển khai nhiều vấn đề liên quan đến tổ chức đàm phán, ký kết, triển khai thỏa thuận hoặc hợp đồng với các đối tác quốc tế về chuyển nhượng tín chỉ carbon.
Xăng RON 95 tăng trở lại mốc hơn 22.000 đồng/lít

Xăng RON 95 tăng trở lại mốc hơn 22.000 đồng/lít

Chiều 13/6, liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện điều hành giá xăng dầu theo chu kỳ. Đáng chú ý, xăng RON 95 đã quay đầu tăng trở lại sau 2 phiên liên tiếp giảm sâu về quanh mốc 21.000 đồng/lít.
PV GAS đón chuyến tàu LNG thứ 5 về Việt Nam

PV GAS đón chuyến tàu LNG thứ 5 về Việt Nam

Con tàu LNG mang tên AMANI chở gần 70.000 tấn LNG xuất phát từ cảng Lumut I, Brunei, được PV GAS nhập từ nhà cung cấp khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) thuộc top đầu thế giới là Petrochina International Pte. Ltd (PCSG).
Phó Thủ tướng: Cần quy định rõ các hình thức mua bán điện trực tiếp

Phó Thủ tướng: Cần quy định rõ các hình thức mua bán điện trực tiếp

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn, trong đó quy định rõ các hình thức mua bán điện trực tiếp.
Xem thêm