Gói kích thích kinh tế khổng lồ: huy động tiền từ đâu, liệu có rủi ro lạm phát?

“Rất cần thiết đưa ra gói kích thích kinh tế mới với quy mô phải đủ lớn, diện bao phủ đủ rộng và thời gian đủ dài”, TS. Võ Trí Thành nhận định.

Cần thiết có gói kích thích quy mô đủ lớn, diện bao phủ đủ rộng, thời gian đủ dài

Trong thời gian qua, giới chuyên gia đã chỉ ra tính cấp thiết của việc tung ra một gói hỗ trợ khổng lồ cho nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh nhu cầu yếu.

Tại Diễn đàn Nhịp đập kinh tế Việt Nam 2021 chủ đề "Tài chính cho phục hồi và phát triển bền vững", chuyên gia kinh tế Võ Trí Thành, Nguyên phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu kinh tế trung ương (CIEM) đã chỉ ra tính bức thiết phải tung ra gói kích thích kinh tế quy mô lớn hơn trong bối cảnh tăng trưởng GDP Việt Nam giai đoạn 2020-2021 dự kiến thấp nhất trong vòng 35 năm đổi mới.

TS.Võ Trí Thành dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2021 ước đạt 2,0-2,5%

TS.Võ Trí Thành dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam trong năm 2021 ước đạt 2,0-2,5%

“Chính phủ đã cố gắng tung ra các gói hỗ trợ lớn, chủ yếu là hỗ trợ tiền tệ, hỗ trợ tài khóa và hỗ trợ an sinh xã hội. Các chính sách này vẫn đang tiếp tục kéo dài trong năm nay, thậm chí sang năm sau. Tuy nhiên đánh giá chung là quy mô hỗ trợ quá nhỏ, quy mô thực hiện còn nhỏ hơn, chủ yếu dựa vào chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa chưa phát huy được nhiều tác động, giá trị hỗ trợ thực từ chính sách tài khóa là rất thấp. Sang năm 2021, đánh giá tình hình thực thi, các gói hỗ trợ có cải thiện nhưng chế tài thực thi còn yếu, tỷ lệ thụ hưởng với người lao động và doanh nghiệp còn cách rất xa kỳ vọng. Đặc biệt, trong quá trình tập trung chống dịch và hỗ trợ kinh tế, tiến độ cải cách của Việt Nam bị chững lại đáng kể” - ông Thành nói.

Ảnh tác giả

“Rất cần thiết đưa ra gói kích thích kinh tế mới với quy mô phải đủ lớn, diện bao phủ đủ rộng (tất nhiên ưu tiên cả diện và điểm - tức tập trung vào một số lĩnh vực có mức độ thiệt hại, độ đóng góp, lan tỏa với nền kinh tế lớn) và thời gian đủ dài”, TS. Võ Trí Thành.

Xây dựng gói kích thích mới: tiền lấy từ đâu, đi vào đâu?

Về nguồn huy động tiền cho gói kích thích kinh tế, trao đổi với MEKONG ASEAN, ông Lê Xuân Nghĩa, Thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ quốc gia, cho rằng có thể lấy từ các nguồn như Quỹ dự trữ ngoại hối, phát hành trái phiếu Chính phủ, vay trong nước, vay nước ngoài từ các định chế tài chính quốc tế, thậm chí vay Ngân hàng Nhà nước trong trường hợp cần thiết.

Ảnh tác giả

“Phải biến trái phiếu Chính phủ thành một công cụ điều phối chính sách tiền tệ. Như các ngân hàng Trung ương quốc tế, họ bơm tiền ra khi mua trái phiếu Chính phủ và rút tiền về khi bán trái phiếu Chính phủ. Chỉ khi đó, nghiệp vụ thị trường mở của ngân hàng Trung ương mới phát huy sức nặng tối đa trong điều tiết thị trường tiền tệ", ông Nghĩa nhấn mạnh.

Chuyên gia Võ Trí Thành đề xuất một số nguồn tương tự như dự trữ ngoại hối, nguồn vay. “Có thể vay mượn các tổ chức quốc tế vì điều kiện vay hiện tại tương đối thuận lợi, chưa kể có thể vay chính Ngân hàng Nhà nước trong chính sách tiền tệ bất thường. Nhiều quốc gia như Mỹ, ngân hàng Trung ương mua tài sản liên tục”. Ngoài ra, có một số nguồn khác mà ông Thành đề cập tới như dùng tăng chi, bội chi ngân sách, nguồn tiết kiệm (chi thường xuyên trong chi ngân sách), nguồn lực thông qua cải cách thủ tục, cắt giảm chi phí cho doanh nghiệp...

Về phương thức thực hiện gói kích thích mới, theo chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa, có thể xem xét các phương pháp như cấp bù lãi suất, bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cho vay doanh nghiệp lớn, các gói tài trợ trực tiếp để duy trì lực lượng lao động... Nhìn chung, gói kích thích nên tập trung vào 4 trọng tâm hỗ trợ bao gồm: mở cửa kinh tế gắn với phòng chống dịch COVID-19, an sinh xã hội và việc làm cho người lao động, phục hồi doanh nghiệp, phát triển cơ sở hạ tầng.

Trong khi đó, TS. Võ Trí Thành đề xuất xây dựng gói kích thích dựa nhiều hơn vào chính sách tài khóa, thông qua các phương thức như cấp bù lãi suất lớn hay giảm thuế VAT trên diện đủ rộng để kích cầu trực tiếp. “Vấn đề tiền vẫn khó, nhưng không phải khó nhất. Khó nhất là tiền vào đâu để đúng đích, đúng thời điểm, hiệu quả trong thực thi” - ông Thành nói.

Ảnh tác giả

“Gói kích thích không chỉ cần hoành tráng hơn mà còn cần quyết liệt hơn, đi sâu vào 3 nhiệm vụ lớn: một là giúp doanh nghiệp và người dân vượt khó sau đại dịch, hai là thúc đẩy phục hồi và bắt nhịp với kinh tế thế giới, ba là góp phần đặt nền móng tốt về thể chế, hạ tầng, lao động… để đẩy nhanh tốc độ phát triển và chất lượng phát triển trong dài hạn” - TS. Võ Trí Thành

Rủi ro lạm phát ra sao giả sử có gói kích thích 800 nghìn tỷ?

Tính chung 10 tháng đầu năm, CPI tăng 1,81% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng thấp nhất kể từ năm 2016 đến nay. Trong khi đó, lạm phát cơ bản - không tính đến các mặt hàng dễ biến động giá như lương thực, thực phẩm, nhiên liệu… - chỉ tăng 0,84% so với cùng kỳ năm 2020.

Tại cuộc họp báo Chính phủ tháng 10/2021, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho hay trong cả năm 2021, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) sẽ vào khoảng 2%, đạt mục tiêu do Quốc hội đề ra. Tuy nhiên, bước sang năm 2022, áp lực lạm phát với nền kinh tế được dự báo sẽ lớn hơn nhiều khi nền kinh tế trong nước nói riêng và toàn cầu nói chung phục hồi mạnh mẽ.

Từ góc độ chuyên gia kinh tế, ông Lê Xuân Nghĩa nhận định với tờ MEKONG ASEAN rằng áp lực lạm phát từ nay đến cuối năm là không lớn, với CPI tháng 11 và 12 có khả năng đạt khoảng 1,8-1,9%. “Lạm phát có khả năng tăng mạnh vào dịp Tết Nguyên đán, tức thời điểm đầu năm 2022 trong bối cảnh việc tăng giá lương thực thực phẩm ngày một gay gắt.

Dịch tả lợn châu Phi và hiện tượng giá thịt lợn giảm mạnh suốt thời gian qua trong khi giá thức ăn chăn nuôi tăng vọt có thể khiến hoạt động sản xuất và chăn nuôi trong dân chững lại, gây tác động đến nguồn cung ở thời điểm Tết Nguyên đán, khi nhu cầu thịt lợn tăng cao. Ngoài ra, một loạt thực phẩm nói riêng và hàng hóa dịch vụ cũng được dự báo sẽ tăng giá từ năm sau, khi cầu trong nền kinh tế phục hồi”.

Ông Nghĩa dự báo lạm phát trong năm 2022 có thể đạt 2,4-2,5% khi nền kinh tế toàn cầu phục hồi mạnh mẽ, nhưng mức tăng này không đáng quan ngại do một số yếu tố xoa dịu lạm phát như nguồn cung nguyên nhiên vật liệu tăng lên khi chuỗi cung ứng được bình thường hóa, chi phí logistics giảm xuống, lao động quay trở lại làm việc thúc đẩy năng suất sản xuất tăng lên…

“Tuy nhiên, trong dài hạn, cá nhân tôi dự báo lạm phát không giảm nhanh mà vẫn có xu hướng tăng kéo dài do độ trễ của tác động từ các gói kích thích kinh tế trong nước nói riêng và trên toàn cầu nói chung”, ông Nghĩa nói.

“Đối với các nước đang phát triển, không thể chờ 2 quý liên tiếp tăng trưởng âm mới tính là suy thoái. Tăng trưởng GDP của Việt Nam hai năm 2020-2021 đều ở mức khoảng 2-3%, theo tôi đây đã là 2 năm suy thoái của nền kinh tế”

TS.Võ Trí Thành

Trong giả định Chính phủ tung ra một gói kích thích kinh tế khổng lồ khoảng 800.000 tỷ USD, tương đương 8-10% GDP quốc gia, chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa cho rằng một gói kích thích lớn như vậy sẽ mang đến hiệu ứng vĩ mô tích cực vượt quá các hiệu ứng tiêu cực với lạm phát hay nợ xấu. “Một phần gói kích thích khổng lồ sẽ rót thẳng vào an sinh xã hội, qua đó tăng cường năng lực y tế, tạo công ăn việc làm. Phần khác đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng, thúc đẩy phục hồi nhanh chóng chuỗi cung ứng và lưu thông hàng hóa dịch vụ, qua đó tạo cơ sở vững cho đà phục hồi và tăng trưởng kinh tế”.

“Nếu quy mô gói kích thích rơi vào khoảng 200 nghìn tỷ, tức chỉ xấp xỉ hơn 2% GDP thì quá nhỏ để tạo ra nguy cơ lạm phát hay nợ xấu. Nhìn vào các quốc gia trong khu vực và trên thế giới, quy mô gói kích thích của họ lớn hơn nhiều. Chẳng hạn gói kích thích của Thái Lan lên tới gần 16% GDP, Malaysia khoảng 9% GDP, Nhật Bản thậm chí gần 45% GDP” - ông Nghĩa nói.

Ảnh tác giả

"Trong trường hợp gói kích thích có quy mô lớn hơn nữa, mà nếu lên tới 800 nghìn tỷ, thì áp lực lạm phát là có nhưng tạm thời không quá đáng lo ngại do lạm phát thường có độ trễ khoảng 1-2 năm và có nhiều công cụ để xử lý vấn đề lạm phát. Quan trọng là cách thực hiện gói hỗ trợ đó như thế nào", chuyên gia kinh tế Lê Xuân Nghĩa.

Chuyên gia Võ Trí Thành thì nhấn mạnh cần chấp nhận các rủi ro từ gói kích thích kinh tế quy mô lớn như rủi ro thâm hụt cao, trần nợ công cao (vẫn dưới 55% GDP), lạm phát cao hay các rủi ro tài chính như dòng tiền chảy vào đầu cơ… để ưu tiên cho mục tiêu tổng thể là trong trung hạn vẫn giữ được các cân đối lớn và ổn định vĩ mô của nền kinh tế.

Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3

Miễn, giảm thuế cho doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị thiệt hại do bão số 3

Các doanh nghiệp, hộ, cá nhân kinh doanh chịu thiệt hại do bão số 3 sẽ được miễn, giảm và gia hạn nhiều loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế giá trị gia tăng, thuế tài nguyên,...
Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Trung ương Đoàn, Hội Sinh viên Việt Nam tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt tại Hải Dương

Chiều 14/9, đoàn công tác do ông Nguyễn Minh Triết, Bí thư Trung ương Đoàn, Chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam dẫn đầu về thăm, tặng quà vùng ảnh hưởng bão lụt ở xã Hà Thanh (huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương).
Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi tại Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Thành phố Đà Nẵng trao quà, chia sẻ khó khăn sau bão số 3 với tỉnh Hải Dương

Thành phố Đà Nẵng trao quà, chia sẻ khó khăn sau bão số 3 với tỉnh Hải Dương

Chiều 10/9, đoàn công tác của lãnh đạo thành phố Đà Nẵng do ông Ngô Xuân Thắng, Chủ tịch HĐND thành phố làm trưởng đoàn đã đến thăm, động viên và trao quà hỗ trợ cho tỉnh Hải Dương sau cơn bão số 3 (bão Yagi).
Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất sửa đổi 5 nhóm chính sách

Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất sửa đổi 5 nhóm chính sách

Ngày 9/9, tại Đà Nẵng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo lấy ý kiến các tỉnh, thành phố thuộc vùng Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung và vùng Tây Nguyên về dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

Sửa Luật Đầu tư công: Đề xuất tách giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập

Dự thảo Luật Đầu tư công sửa đổi đề xuất điều chỉnh 5 nhóm chính sách chính, theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
Đưa nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Đưa nhà ở xã hội vào chỉ tiêu phát triển của địa phương

Chính phủ yêu cầu gắn trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội trong việc phát triển nhà ở xã hội. Đưa phát triển nhà ở xã hội vào hệ thống chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của địa phương.
Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Tập trung nguồn lực thực hiện chính sách cải cách tiền lương

Thủ tướng yêu cầu điều hành ngân sách đảm bảo nguồn trả lương, chính sách an sinh xã hội, dự phòng cho chi phòng, chống thiên tai, dịch bệnh và các nhiệm vụ chính trị quan trọng, cấp bách phát sinh.
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 9

Quy định mới về tính toán giá bán điện bình quân, giảm 50% lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước và thang lương, bảng lương với người lao động, ... có hiệu lực từ tháng 9/2024.
Chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước từ ngày 1/9

Chính thức giảm 50% phí trước bạ với ô tô trong nước từ ngày 1/9

Lệ phí trước bạ với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước sẽ chính thức được giảm 50% từ ngày 1/9/2024 đến ngày 30/11/2024.
Bộ GTVT phản hồi đề xuất xây đường băng số 2 sân bay Long Thành

Bộ GTVT phản hồi đề xuất xây đường băng số 2 sân bay Long Thành

Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa phản hồi Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) về thủ tục đầu tư đường cất hạ cánh số 2 và san nền khu vực Nhà ga hành khách T3 cảng hàng không quốc tế Long Thành.
Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định số 895/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Dự án Luật Địa chất và khoáng sản: Cần làm rõ trách nhiệm quản lý, sử dụng

Dự án Luật Địa chất và khoáng sản: Cần làm rõ trách nhiệm quản lý, sử dụng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nêu rõ Luật Địa chất và Khoáng sản cần có quy định rõ về trình tự điều chỉnh quy hoạch về địa chất, khoáng sản theo hướng rút gọn, chú trọng tiến bộ về khoa học công nghệ, giúp tăng hiệu quả đầu tư, bảo vệ môi trường.
Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Theo Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chính phủ sẽ sớm ban hành nghị định về cơ chế điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu nhằm khuyến khích người dân sử dụng năng lượng sạch.
Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường

Xử lý nghiêm hành vi lợi dụng đấu giá đất gây nhiễu loạn thị trường

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện số 82/CĐ-TTg ngày 21/8/2024 đề nghị các cơ quan liên quan kịp thời chấn chỉnh công tác đấu giá quyền sử dụng đất.
Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình áp dụng phù hợp

Sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Cần lộ trình áp dụng phù hợp

Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) cần phải hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp và người dân; lộ trình áp dụng các quy định về thuế cần phù hợp để các chủ thể liên quan có sự chuẩn bị.
Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tránh điều chỉnh chính sách 'giật cục'

Sửa Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật: Tránh điều chỉnh chính sách 'giật cục'

Ngày 20/8, tiếp tục chương trình phiên họp thứ 36, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.
Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Tiến sĩ Cấn Văn Lực nêu 10 thách thức với thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Trong bối cảnh thị trường đang dần hồi phục, theo Tiến sĩ Cấn Văn Lực, trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức trong thời gian sắp tới.
Hai luồng ý kiến về mức thuế cho mặt hàng phân bón

Hai luồng ý kiến về mức thuế cho mặt hàng phân bón

Đa số ý kiến trong Thường trực Uỷ ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội nghiêng về quan điểm áp dụng mức thuế giá trị gia tăng cho mặt hàng phân bón như quy định hiện hành.
Thủ tướng: Tập trung nguồn lực triển khai 3 luật mới liên quan đến bất động sản

Thủ tướng: Tập trung nguồn lực triển khai 3 luật mới liên quan đến bất động sản

Thủ tướng yêu cầu các địa phương tập trung nguồn lực, đảm bảo các điều kiện cần thiết, chỉ đạo tổ chức thi hành Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản, nhất là việc thực hiện thẩm quyền, nhiệm vụ mới được quy định trong các Luật.
Nới 'room' cho điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Nới 'room' cho điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Công Thương rà soát các điều kiện để làm căn cứ điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch, trên cơ sở sẽ mở "room" cho điện mặt trời mái nhà tự sản tự tiêu, nhất là ở khu vực ​​​​​​miền Bắc.
Thêm kênh phối hợp chính sách nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Thêm kênh phối hợp chính sách nâng cao quyền năng kinh tế cho phụ nữ

Chiều 12/8, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã ký một chương trình phối hợp công tác về hỗ trợ phụ nữ khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp, đẩy mạnh trao quyền kinh tế cho phụ nữ.
Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII thông qua 20 nghị quyết

Kỳ họp thứ 24 HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII thông qua 20 nghị quyết

Sáng 12/8, tại Trung tâm Văn hoá xứ Đông (thành phố Hải Dương), sau nửa ngày làm việc, kỳ họp thứ 24 (kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.
Dự thảo sửa đổi Luật Dược: Đề nghị công bố giá bán buôn thuốc

Dự thảo sửa đổi Luật Dược: Đề nghị công bố giá bán buôn thuốc

Nhiều ý kiến trong Ủy ban Thường vụ Quốc hội ủng hộ hướng quy định công bố giá bán buôn thuốc dự kiến trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.
Theo quy định mới, mua nhà ở xã hội cần đáp ứng điều kiện gì?

Theo quy định mới, mua nhà ở xã hội cần đáp ứng điều kiện gì?

Nhà ở xã hội luôn là một trong những loại hình bất động sản luôn được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, không phải ai cũng được mua loại hình nhà ở này. Vậy người dân cần đáp ứng những điều kiện gì để hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội?
Cơ chế đặc thù phát triển TP HCM: 'Nhiều chính sách phát huy hiệu quả ngay'

Cơ chế đặc thù phát triển TP HCM: 'Nhiều chính sách phát huy hiệu quả ngay'

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển TP HCM đã được triển khai với tốc độ nhanh, phát huy hiệu quả ngay, đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội.
Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là với TP HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh

Đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhất là với TP HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh

Chính phủ yêu cầu đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn năm 2024, nhất là đối với các địa phương được giao vốn kế hoạch đầu tư công lớn như TP HCM, Quảng Ninh, Đồng Nai, Bắc Ninh,… và 33 bộ, 25 địa phương có tỷ lệ giải ngân thấp hơn cả nước.
Thực hiện kiểm kê đất đai về sử dụng đất sân golf, cảng hàng không, sân bay

Thực hiện kiểm kê đất đai về sử dụng đất sân golf, cảng hàng không, sân bay

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 817/QĐ-TTg ngày 9/8/2024 phê duyệt Đề án "Kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2024".
Đồng bộ trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân từ 1/9

Đồng bộ trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản cá nhân từ 1/9

Hiện đã có 43 địa phương chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng qua tài khoản tiền gửi của người lao động mở tại ngân hàng. Các tỉnh, thành còn lại sẽ thực hiện từ ngày 1/9 tới đây.
Tập trung đầu tư các dự án cao tốc, đường sắt đô thị

Tập trung đầu tư các dự án cao tốc, đường sắt đô thị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu tập trung bố trí vốn đầu tư công cho các dự án quan trọng quốc gia, có tính lan toả, hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng, đẩy nhanh tiến độ các dự án đường cao tốc, dự án đường sắt tốc độ cao, đường sắt đô thị.
Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Giải ngân vốn đầu tư công: Không để tình trạng dự án chờ mặt bằng

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, tiêu cực, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công.
Phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông

Phê duyệt kế hoạch thực hiện quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Quyết định 805/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quy hoạch hạ tầng thông tin và truyền thông thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định 791/QĐ-TTg về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Đến năm 2025 đưa Thanh Trì và Hoài Đức lên quận

Đến năm 2025 đưa Thanh Trì và Hoài Đức lên quận

Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, phấn đấu ít nhất đến cuối năm 2024 huyện Đông Anh và Gia Lâm được công nhận thành quận, năm 2025 tập trung đưa huyện Thanh Trì, Hoài Đức thành quận.
Đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý như thế nào?

Đi xe đạp vi phạm nồng độ cồn bị xử lý như thế nào?

Tại dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Bộ Công an đề xuất quy định mới xử phạt vi phạm nồng độ cồn đối với người đi xe đạp.
Đề xuất tăng gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng lên 140.000 tỷ đồng

Đề xuất tăng gói tín dụng nhà ở xã hội 120.000 tỷ đồng lên 140.000 tỷ đồng

Ngân hàng Nhà nước đề xuất tăng gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân lên 140.000 tỷ đồng với thời hạn cho vay tăng lên và lãi suất giảm đi
Xem thêm