Cơ chế đặc thù phát triển TP HCM: 'Nhiều chính sách phát huy hiệu quả ngay'

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển TP HCM đã được triển khai với tốc độ nhanh, phát huy hiệu quả ngay, đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội.
Cơ chế đặc thù phát triển TP HCM: 'Nhiều chính sách phát huy hiệu quả ngay'
Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. Ảnh: MPI

Sáng 10/8, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và đoàn công tác đã làm việc với TP HCM về kết quả phát triển kinh tế - xã hội thành phố và tình hình thực hiện Nghị quyết số 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách phát triển TP HCM.

Thông tin về tình hình thực hiện Nghị quyết 98, Bộ Trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng nhận định, Nghị quyết 98 được xem là nghị quyết đầy đủ, toàn diện với 44 cơ chế, chính sách trên 7 lĩnh vực khác nhau. Nghị quyết dựa trên 3 nguyên tắc chính là "khơi thông tối đa các nguồn lực", "phân cấp phân quyền tối đa" và "cho phép thực hiện một số chức năng nhiệm vụ với quy trình, thủ tục rút gọn".

Đây được xem là đòn bẩy hiệu quả để TP HCM tận dụng cơ hội phát triển nhanh và bền vững, ông Nguyễn Chí Dũng nói.

Qua hơn một năm Nghị quyết 98 có hiệu lực, tình hình triển khai nghị quyết đã đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Các Bộ, ngành đã hoàn thành 8/18 nhiệm vụ.

Đáng chú ý là việc ban hành nghị định về thí điểm phân cấp quản lý Nhà nước trên một số lĩnh vực cho chính quyền TP HCM. Cùng với đó là quyết định điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, trong đó đã bổ sung quy hoạch Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ.

Ngoài ra, các Bộ, ngành đã và đang nghiên cứu, phối hợp triển khai 10 dự án, nhiệm vụ lớn, nổi bất như Đề án Trung tâm tài chính quốc tế tại TP HCM; Phát triển cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP HCM...

Về phía TP HCM, để thực hiện Nghị quyết 98, đến nay TP HCM đã thông qua 35 nghị quyết của HĐND, 33 quyết định của UBND TP HCM và đã hoàn thành 10/25 nhiệm vụ.

"Nghị quyết 98 đã được triển khai với tốc độ nhanh và nhiều cơ chế, trong đó, nhiều cơ chế, chính sách phát huy hiệu quả ngay, đã đóng góp tích cực vào kết quả phát triển kinh tế - xã hội," Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá.

Nhiều dự án cần nguồn vốn đầu tư lớn nhưng chưa xác định được nguồn để bố trí ngay

Tuy nhiên, cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo triển Nghị quyết 98 cũng nhìn nhận, việc triển khai thực hiện nghị quyết còn một số tồn tại.

Cụ thể, các Bộ, ngành còn phối hợp, triển khai chậm một số nhiệm vụ; các ý kiến tham gia chưa rõ, chưa kịp thời, cụ thể.

Một số nhiệm vụ tại Nghị quyết 98 lại được các Bộ, ngành nghiên cứu, áp dụng cho cả nước nên cần thêm thời gian, như nhiệm vụ xây dựng quy định về cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển điện mặt trời mái nhà; Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam; Nhiệm vụ nghiên cứu tổng thể đối với các tỉnh, thành có mức chuẩn nghèo cao hơn mức chuẩn nghèo quốc gia để đề xuất phương án, giải pháp cụ thể.

Bên cạnh đó, nhiều đề án, dự án cần nguồn vốn đầu tư lớn nhưng chưa xác định được nguồn vốn để bố trí ngay trong giai đoạn 2021-2025 như: Dự án đầu tư mở rộng cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây; Dự án mở rộng tuyến đường cao tốc TP HCM - Trung Lương; Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị TP HCM.

Đồng thời, một số chính sách cần được đẩy nhanh tiến độ thực hiện như cần khẩn trương rà soát quy hoạch đô thị, rà soát quỹ đất, điều chỉnh quy hoạch dọc hai bên tuyến và vùng phụ cận xung quanh nhà ga và tuyến Metro số 1, số 2, tuyến Vành đai 3 để thực hiện chính sách thí điểm mô hình phát triển đô thị theo định hướng phát triển giao thông (TOD); lựa chọn các dự án để làm thủ tục bố trí từ nguồn tăng tổng mức dư nợ vay không vượt quá 120% số thu ngân sách thành phố được hưởng theo phân cấp...

Cơ chế đặc thù phát triển TP HCM: 'Nhiều chính sách phát huy hiệu quả ngay'

Sớm trình Thủ tướng phê duyệt Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ

Trên cơ sở tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 98 nêu trên, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo kiến nghị Thủ tướng giao các Bộ, ngành liên quan tiếp tục hỗ trợ, hướng dẫn TPHCM triển khai các nhiệm vụ Thủ tướng giao và Nghị quyết số 98 theo đúng thời gian, bảo đảm chất lượng, đúng trình tự, thủ tục.

Đồng thời, giao UBND TP HCM tiếp tục hoàn thiện chính sách nhà đầu tư chiến lược, triển khai cơ chế, định chế tài chính đầu tư (quỹ đầu tư tài chính địa phương), triển khai nội dung tín chỉ carbon, các dự án TOD; Phấn đấu sớm trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án nghiên cứu xây dựng Cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ, Đề án phát triển hệ thống đường sắt đô thị trong năm nay.

Cùng với đó là kiến nghị Thủ tướng giao Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, TP HCM tích cực phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hoàn thiện Đề án Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP HCM. Trong đó nghiên cứu các cơ chế chính sách vượt trội, tiếp cận được các mô hình đã thành công trên thế giới báo cáo Bộ Chính trị trong tháng 11/2024.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đề nghị TP HCM cần có giải pháp quyết liệt trong 5 tháng cuối năm để phấn đấu hoàn thành dự toán Thủ tướng giao để được áp dụng điều khoản thưởng, đầu tư trở lại theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và Nghị quyết 98.

Song song đó, TP HCM cũng cần rà soát quá trình triển khai các cơ chế xem còn vướng mắc nào chưa phù hợp cho phát triển kinh tế - xã hội của TP HCM, xác định rõ thẩm quyền xử lý, đề xuất kiến nghị, giải pháp, báo cáo Thủ tướng, Trưởng Ban Chỉ đạo để xem xét, chỉ đạo xử lý.

Đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà, đất là cần thiết

Đánh thuế với người sở hữu nhiều nhà, đất là cần thiết

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, việc xây dựng quy định đánh thuế đối với người sử dụng nhiều diện tích đất, nhiều nhà ở, đầu cơ đất, chậm sử dụng đất, bỏ đất hoang là cần thiết.
Đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường

Việc xây dựng Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo doanh nghiệp Nhà nước hoạt động theo cơ chế thị trường, tôn trọng và nâng cao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của doanh nghiệp.
Lộ trình để Việt Nam đạt mục tiêu thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045

Lộ trình để Việt Nam đạt mục tiêu thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045

Để trở thành nền kinh tế hiện đại, thu nhập cao vào năm 2045, World Bank cho rằng Việt Nam cần duy trì tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đầu người hàng năm khoảng 6% trong hai thập kỷ tới.
Hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá, rượu bia

Hai phương án tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với mặt hàng thuốc lá, rượu bia

Với mặt hàng bia, Chính phủ nghiêng về phương án tăng thuế suất từ mức hiện hành 65% lên 80%, 85%, 90%, 95%, 100% theo từng năm trong giai đoạn từ năm 2026-2030.
Đề xuất bổ sung mức thuế suất 15% và 17% với doanh nghiệp

Đề xuất bổ sung mức thuế suất 15% và 17% với doanh nghiệp

Chính phủ đề xuất bổ sung mức thuế suất 15% và 17% áp dụng riêng cho doanh nghiệp có doanh thu dưới 3 tỷ đồng, doanh nghiệp có doanh thu từ 3 tỷ đồng đến 50 tỷ đồng.
Bộ trưởng GD&ĐT: Chúng tôi cũng không muốn ngành mình có ưu ái bất thường

Bộ trưởng GD&ĐT: Chúng tôi cũng không muốn ngành mình có ưu ái bất thường

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giãi bày, ngành giáo dục không muốn có gì đặc quyền, đặc lợi hay ưu ái bất thường. Tuy nhiên thực tế, một phần rất lớn trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn ở mức chưa đủ sống.
Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến tháng 6/2025, ước giảm thu ngân sách 25.000 tỷ đồng

Đề xuất tiếp tục giảm thuế VAT đến tháng 6/2025, ước giảm thu ngân sách 25.000 tỷ đồng

Bộ Tài chính đề xuất kéo dài thời gian giảm 2% thuế giá trị gia tăng (VAT) với một số mặt hàng, dịch vụ thêm 6 tháng, tức tới hết tháng 6/2025.
Hải Dương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Hải Dương đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp

Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Chỉ thị số 06/CT-UBND về đẩy mạnh các giải pháp cải cách, kiểm soát thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả giải quyết thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Kỳ họp thứ 27 HĐND tỉnh Hải Dương thông qua 10 nghị quyết

Kỳ họp thứ 27 HĐND tỉnh Hải Dương thông qua 10 nghị quyết

Sáng 14/11, tại Trung tâm Văn hoá xứ Đông (thành phố Hải Dương), HĐND tỉnh Hải Dương khóa XVII khai mạc Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề).
Đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại không có đất ở

Đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại không có đất ở

Chính phủ đề xuất thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại trên đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp không phải đất ở, đất ở và đất khác trong cùng thửa đất đối với trường hợp thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất.
Chưa tăng lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025

Chưa tăng lương công chức, lương hưu, trợ cấp trong năm 2025

Quốc hội thống nhất chưa tăng tiền lương khu vực công trong năm 2025 nhưng Chính phủ có thể đề xuất tăng trong trường hợp tình hình kinh tế - xã hội thuận lợi hơn và cân đối được nguồn.
NHNN nêu nguyên chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

NHNN nêu nguyên chậm giải ngân gói tín dụng nhà ở xã hội

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng nêu nhiều nguyên nhân khiến tiến độ giải ngân chương trình cho vay nhà ở xã hội, nhà ở cho người có thu nhập thấp còn chậm trong thời gian qua.
Sẽ đổi mới toàn diện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Sẽ đổi mới toàn diện quy trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật

Theo Thứ trưởng Bộ Tư pháp, Chính phủ đã chỉ đạo sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, với những chính sách mới tạo bước đột phá trong công tác xây dựng pháp luật.
Đề xuất ưu tiên về tiền lương, quy định riêng tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Đề xuất ưu tiên về tiền lương, quy định riêng tuổi nghỉ hưu của nhà giáo

Trong dự thảo Luật Nhà giáo, nhà giáo tuyển dụng, xếp lương lần đầu được xếp tăng một bậc lương trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Quốc hội bàn Luật Dữ liệu: Làm rõ thế nào là bí mật đời sống riêng tư

Quốc hội bàn Luật Dữ liệu: Làm rõ thế nào là bí mật đời sống riêng tư

Các đại biểu Quốc hội cho biết tình trạng lộ lọt dữ liệu và xâm phạm quyền riêng tư ngày càng gia tăng, đòi hỏi cần phải có những quy định cụ thể để bảo mật và bảo vệ người tiêu dùng; đồng thời cần tiếp tục rà soát, đảm bảo thống nhất quy định trong dự án Luật Dữ liệu và pháp luật hiện hành.
Đề xuất chi hơn 22.000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy

Đề xuất chi hơn 22.000 tỷ đồng cho Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy

Sáng 8/11, Phó Thủ tướng Lê Thành Long trình Quốc hội chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030.
Đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt để phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Đề xuất cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt để phát triển ngành công nghiệp hoá chất

Chính phủ đề xuất có cơ chế ưu đãi đầu tư đặc biệt đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm để phát triển bền vững ngành hóa chất thành ngành công nghiệp nền tảng, hiện đại.
Bộ trưởng Công Thương: 'Chúng ta dứt khoát phải có điện hạt nhân trong tương lai'

Bộ trưởng Công Thương: 'Chúng ta dứt khoát phải có điện hạt nhân trong tương lai'

Giải trình trước Quốc hội về Luật Điện lực (sửa đổi), Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định Quốc hội năm 2016 mới chỉ tạm dừng nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, chứ chưa phải hủy bỏ; đồng thời nhấn mạnh rằng Việt Nam dứt khoát phải có điện hạt nhân và những nguồn năng lượng mới.
Chỉ đạo mới nhất của Chính phủ về các dự án tồn đọng kéo dài

Chỉ đạo mới nhất của Chính phủ về các dự án tồn đọng kéo dài

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 112 ngày 6/11 yêu cầu các Bộ ngành, địa phương tập trung giải quyết dứt điểm các dự án tồn đọng, khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát.
Trình Quốc hội thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận quyền sử dụng đất

Trình Quốc hội thí điểm dự án nhà ở thương mại thông qua thoả thuận quyền sử dụng đất

Dự thảo Nghị quyết về việc thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại Kỳ họp thứ 8.
Hai chiều ý kiến về mức xử phạt vi phạm kiểm toán độc lập

Hai chiều ý kiến về mức xử phạt vi phạm kiểm toán độc lập

Các đại biểu Quốc hội cơ bản đồng tình cần phải tăng mức xử phạt và tăng thời hiệu xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về kiểm toán độc lập. Tuy nhiên tranh luận xoay quanh mức phạt nào là hợp lý và đảm bảo tính răn đe.
Cơ chế kiểm soát doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ

Cơ chế kiểm soát doanh nghiệp khai khống vốn điều lệ

Dự thảo luật của Chính phủ đề xuất hồ sơ chào bán chứng khoán ra công chúng của doanh nghiệp cần có báo cáo vốn điều lệ đã góp trong 10 năm tính đến thời điểm đăng ký chào bán, được kiểm toán bởi công ty kiểm toán độc lập.
'Trị bệnh' giải ngân vốn đầu tư công chậm

'Trị bệnh' giải ngân vốn đầu tư công chậm

Theo Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, dự án Luật Đầu tư công sửa đổi thể hiện rõ sự thay đổi về tư duy xây dựng pháp luật, từ chỉ tập trung quản lý sang vừa quản lý vừa kiến tạo phát triển, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, đẩy mạnh phân cấp phân quyền.
Đơn giản hóa quy trình, thủ tục đối với khoáng sản nhóm IV

Đơn giản hóa quy trình, thủ tục đối với khoáng sản nhóm IV

Về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) và Chính phủ đã thống nhất theo hướng vẫn quy định cấp phép nhưng đơn giản hóa quy trình, thủ tục đối với khoáng sản nhóm IV nhằm khơi thông nguồn lực, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Sau sắp xếp, Hải Dương còn 207 đơn vị hành chính cấp xã

Sau sắp xếp, Hải Dương còn 207 đơn vị hành chính cấp xã

Sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Hải Dương có 12 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 9 huyện, một thị xã và 2 thành phố; 207 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 151 xã, 46 phường và 10 thị trấn.
Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, tránh 'giật cục'

Điều hành giá điện theo lộ trình phù hợp, tránh 'giật cục'

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 500 kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tình hình triển khai các dự án quan trọng của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) về đảm bảo cung ứng điện, an ninh năng lượng.
Phấn đấu đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP

Phấn đấu đến năm 2030, ngành công nghiệp văn hóa đóng góp 7% GDP

Chính phủ đặt mục tiêu thúc đẩy các ngành công nghiệp văn hóa trở thành bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, đóng góp 7% GDP của cả nước vào năm 2030, 8% vào năm 2035.
Một số chính sách kinh tế có hiệu lực từ tháng 11/2024

Một số chính sách kinh tế có hiệu lực từ tháng 11/2024

Chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã, điều kiện đặt lệnh giao dịch mua cổ phiếu và các quy định mới về lãi suất áp dụng cho tổ chức và cá nhân là loạt chính sách mới sẽ có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Đề xuất biện pháp khẩn cấp ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng

Đề xuất biện pháp khẩn cấp ngăn chặn tẩu tán tài sản tham nhũng

VKSND Tối cao đề xuất thí điểm biện pháp tạm ngừng giao dịch, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng tài sản nhằm ngăn ngừa việc tẩu tán, chuyển dịch tài sản liên quan tội phạm.
Đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt đối với một số dự án công nghệ cao

Đề xuất thủ tục đầu tư đặc biệt đối với một số dự án công nghệ cao

Các dự án này sẽ theo hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm nhằm đơn giản hóa thủ tục đầu tư, rút ngắn thời gian triển khai dự án để tạo cơ chế thuận lợi, cạnh tranh nhằm thu hút các nhà đầu tư chiến lược.
Đề xuất dừng ngay việc miễn thuế với hàng hoá nhập khẩu giá trị nhỏ

Đề xuất dừng ngay việc miễn thuế với hàng hoá nhập khẩu giá trị nhỏ

Với ưu điểm giá rẻ, giao hàng nhanh, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng đặt hàng giá trị nhỏ trên sàn thương mại điện tử. Việc miễn thuế cho loại hàng hoá này tạo ra sự thiếu công bằng với hàng hóa sản xuất trong nước và thất thu thuế.
Sửa Luật Chứng khoán: Bổ sung nhiều quy định nhằm thúc đẩy thị trường

Sửa Luật Chứng khoán: Bổ sung nhiều quy định nhằm thúc đẩy thị trường

Chính phủ đề xuất bổ sung nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp là tổ chức, cá nhân nước ngoài để tạo thuận lợi, tăng cường thu hút nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào TTCK Việt Nam.
Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ kết quả

Sửa Luật Đầu tư công: Bảo đảm rõ người, rõ việc, rõ kết quả

Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) thể hiện sâu sắc tinh thần đột phá, cải cách, phân cấp, phân quyền theo phương châm “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm”.
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội

Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu của sĩ quan quân đội

Theo đề xuất của Chính phủ, việc nâng tuổi phục vụ tại ngũ sẽ bảo đảm cho sĩ quan cấp Trung tá trở xuống khi nghỉ hưu có đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu mức tối đa 75%.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải đảm bảo được nguồn điện sạch

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải đảm bảo được nguồn điện sạch

Theo Tổng Bí thư, trong tương lai Việt Nam cần đảm bảo đủ nguồn điện sạch để thu hút đầu tư, đồng thời nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nội địa khi đi ra thế giới.
Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đầu tư công

Quốc hội thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội, đầu tư công

Quốc hội dành cả ngày hôm nay 26/10 để thảo luận về các nội dung như tình hình kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước, đầu tư công, Luật Điện lực (sửa đổi)...
Xem thêm