Hành trình "kết duyên" với quả trứng-con gà của doanh nhân Ba Huân

Tròn 50 năm "kết duyên" với quả trứng - con gà, bà Ba Huân - người được mệnh danh là Nữ hoàng trứng Việt Nam thừa nhận niềm đam mê của mình vẫn "tròn trịa, mãnh liệt như cô gái tuổi đôi mươi".

Hành trình "kết duyên" với quả trứng-con gà của doanh nhân Ba Huân

Khởi nghiệp

Bà Phạm Thị Huân có xuất thân từ gia đình nông dân Long An. Bà đã gắn bó sự nghiệp của mình với quê hương, với công việc được trao truyền từ thế hệ đi trước. Là người con thứ ba trong 8 anh chị em, bà Huân từ một thương lái rong rủi bán các sản phẩm trứng truyền thống đã có những bước đầu tư đột phá đem lại giá trị cao cho sản phẩm trứng từ người nông dân Việt Nam.

Hành trình "kết duyên" với quả trứng-con gà của doanh nhân Ba Huân ảnh 1

Bà Phạm Thị Huân - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Ba Huân (Ảnh TL)

Ba Huân tên thật là Phạm Thị Huân, sinh năm 1954 và có xuất thân từ gia đình nông dân tại huyện Châu Thành, tỉnh Long An.

Bà Ba Huân bỏ học từ lớp năm, năm 14 tuổi bà phụ giúp gia đình buôn bán trứng gia cầm. Đầu thập niên 1980, bà lập tổ hợp thương mại buôn bán trứng gia cầm rồi nâng cấp lên công ty TNHH.

Trong quá khứ, cuộc sống của bà là vất vả. Bà Phạm Thị Huân đã có những bước đi rất quyết đoán để hình thành nên thương hiệu nổi tiếng và đạt được nhiều thành tựu. Bà không chỉ làm thay đổi cuộc sống của cá nhân, gia đình mà còn có những đóng góp làm thay đổi diện mạo ngành nông nghiệp và chăn nuôi gia cầm.

Phạm Thị Huân là một trong tám người con và tiếp quản công việc bán trứng từ gia đình. Bà bắt đầu thu mua, ở các sạp ở các chợ tại TP.Hồ Chí Minh và cung cấp trứng cho các xưởng làm bánh ngọt trong vùng. Đến khi dịch cúm gia cầm xuất hiện vào đầu những năm 2000, cùng với các vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đã ảnh hưởng lớn đến ngành chăn nuôi những nhà kinh doanh. Người tiêu dùng không sử dụng trứng, Công ty Ba Huân nằm trong tình thế gần như phá sản.

Hành trình "kết duyên" với quả trứng-con gà của doanh nhân Ba Huân ảnh 2

Từ con số 0 đến thương hiệu trứng sạch Ba Huân (Ảnh: TL)

So sánh với các thương hiệu khác trên thị trường, bà Huân đã bán gia sản và vay mượn và bắt đầu học tập cái mới từ công nghệ nước ngoài để phục hồi ngành gia cầm.

Bà đã cho nhập về dàn thiết bị xử lý gia cầm của MOBA Hà Lan đứng số một thế giới và được xem là một cuộc đổi mới lớn cho ngành trứng gia cầm truyền thống. Bà đã xây dựng nhà máy đầu tiên của mình với số vốn 100 tỷ đồng tại huyện Bình Chánh, TP.HCM vào năm 2006 với quy trình xử lý trứng gia cầm hiện đại, tự động hóa 100%.

Việc đầu tư công nghệ dây chuyền hiện đại khép kín đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn quốc tế đã vực dành ngành gia cầm đang trong cơn khủng hoảng bởi dịch bệnh, kéo theo sự thua lỗ của doanh nghiệp và vốn từ những hộ chăn nuôi.

Thách thức trong COVID-19

Khi làn sóng COVID-19 thứ thứ xảy ra, nhà máy và trang trại trứng của Ba Huân đều nằm ở vùng dịch. Giải pháp của người đứng đầu doanh nghiệp là làm sao cho người tiêu dùng có sản phẩm an toàn, không đứt gãy chuỗi sản xuất. "Bằng mọi cách, tôi động viên anh em thực hiện '3 tại chỗ'. Tôi tính toán chỗ ăn, chỗ ở tại nhà xưởng cho nhân viên; họp livestream rất nhiều để chia sẻ với mọi người", bà Huân nói.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng gặp khó do thiếu bao bì đóng gói. Do Ba Huân thuộc ngành thực phẩm thiết yếu nên được mở cửa, nhưng ngành bao bì sản xuất bị xếp là ngành không thiết yếu. Nhiều đơn vị phải áp dụng "3 tại chỗ" tốn kém quá, nên họ không làm.

Hành trình "kết duyên" với quả trứng-con gà của doanh nhân Ba Huân ảnh 3

Bà Phạm Thị Huân (trái) và host Nguyễn Phi Vân trong talk Nguy - Cơ số 14 mùa 2

"Chúng tôi phải điện năn nỉ các nhà sản xuất bao bì sản xuất giúp để mình cùng với TP.HCM thực hiện bình ổn giá. Vì mình ký trách nhiệm với thành phố rồi mà mình không làm tròn thì mình mất uy tín. Đấy là một sự nỗ lực rất lớn", bà Huân nói.

Những ngày dịch bệnh bùng phát, phải ở nhà 24/7, nhưng tâm trí của bà chủ Ba Huân ở nơi sản xuất. Trong quá trình thực hiện "3 tại chỗ", nhiều công nhân uể oải, nên bà Huân áp dụng chế độ nhân sự luân phiên. Một tháng hoặc nửa tháng, bà cho nhóm bạn này về, nhóm kia vào thay. Các công nhân được thực hiện xét nghiệm 3 ngày 1 lần, lo cơm nước ngày 3-4 cữ. "Đôi khi có 1-2 bạn nhớ nhà, chồng bệnh con đau, hoặc họ đi làm nhưng gia đình họ ở nhà bị Covid-19 thì buộc phải cho họ về. Tôi lại động viên những anh em còn lại gánh việc cho những anh em mà gia đình có hoàn cảnh khó khăn", bà Huân nói.

Trong dịch COVID-19, nhân viên nào gặp khó khăn thì hỗ trợ bằng vật chất để anh em có niềm tin đi cùng mình. Nói thiệt, các doanh nghiệp phải ứng dụng "3 tại chỗ" thì không có doanh nghiệp nào có lãi, mà cũng không có doanh nghiệp nào muốn "3 tại chỗ".

Nỗ lực bình ổn giá

Trước ngày giãn cách, Sở Công Thương TP.HCM có đề xuất doanh nghiệp bà Ba Huân tăng giá lên 2.000 đồng một chục trứng, nhưng bà Huân đều từ chối. "Tôi thấy nhiều doanh nghiệp ủng hộ mua vaccine, mua khẩu trang với hàng tỷ tỷ đồng. Còn doanh nghiệp tôi nằm trong ngành nông nghiệp, tôi hỗ trợ người tiêu dùng. Vì dân nghèo thì mới xài trứng nhiều, đi từ thiện mới mua trứng nhiều nên tôi hỗ trợ bán giá bình ổn".

Một ngày, Công ty đưa ra thị trường hơn 1 triệu trứng. Mỗi hộp được giảm 2.000 đồng. Theo tính toán, một ngày bà Huân cũng giảm 200 triệu đồng. Số tiền đó tích lũy từ từ, đến nay cũng là 6-7 tỷ đồng. Đó là tấm lòng của "bà chủ trứng sạch" đối với người dân TP.HCM, với bà con nghèo.

Bà Huân quan niệm, mình làm nghề này hơn nửa thế kỷ, kinh doanh cả đời chứ không phải 1-2 tháng dịch. Thành phố đang khó khăn, nếu mình cũng "té nước theo mưa" thì không phải là một doanh nghiệp bình ổn giá hoặc là doanh nghiệp được thành phố và các sở ngành tin tưởng.

"Mấy bữa cao trào lúc mới ra Chỉ thị 16, xe cộ đi lại khó khăn nhưng hễ chị bị rối ở đâu, chị gọi điện cho các Bộ, ngành là được giải quyết tới đó. Điều đó có tiền cũng không mua được. Chị nghĩ như vậy mà chị cống hiến cùng thành phố", bà Huân tâm sự.

Chia sẻ về kênh phân phối, Chủ tịch Ba Huân cho biết: Ngay khi những kênh thương mại đóng cửa, doanh nghiệp lại có các kênh đoàn thể, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tìm đến đặt hàng để mua tặng các khu cách ly. Kênh này vừa đóng thì kênh khác cũng mở ra, nên bà cũng tiêu thụ được hết trứng.

Doanh nghiệp bán giá bình ổn, người ta thấy dễ mua nên bà Ba Huân rất đắt khách. Bình thường công ty đi giao cho hệ thống phân phối, còn khi cao trào thì hệ thống xuống tận nhà máy, đem xe xuống xếp hàng để chở đi phân phối.

Hành trình "từ trang trại đến bàn ăn"

Ý tưởng "từ trang trại đến bàn ăn" được Ba Huân tư duy từ năm 2003, khi dịch cúm gia cầm xảy ra. Tất cả trứng của các nước khác đều bán được, còn trứng của nước mình phải hủy bỏ. "Trong khi người Việt khi đó con vịt, con gà là vật nuôi giúp xóa đói giảm nghèo, nên tôi rất thương nông dân. Họ đội tấm tơi cao su giữa trời mưa, chèo ghe ra lấy trứng, đếm trứng để bán lấy tiền về. Chân tay họ ướt át hết. Những hình ảnh đó theo tôi tới ngày hôm nay".

Gần đây, bà Ba Huân mới chính thức xây dựng mô hình "từ trang trại đến bàn ăn", lập những trại gà giống như các tập đoàn nước ngoài để chăn nuôi khép kín. Bà Phạm Thị Huân đi các nước để học hỏi mô hình, đổi mới công nghệ, hướng tới sản phẩm xanh, an toàn.

Từ năm 2005 tới nay, Công ty Ba Huân có 5 máy nhập từ Hà Lan, máy làm xúc xích từ Tây Đức; máy xử lý, máy đập trứng muối... Ba Huân áp dụng quy trình chăn nuôi của Hà Lan, giúp giảm áp lực về nhân công rất lớn. Những sản phẩm trứng muối của Ba Huân nhờ vậy bước chân được vào các thị trường như Singapore và Australia...

Hành trình "kết duyên" với quả trứng-con gà của doanh nhân Ba Huân ảnh 4

Bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch Công ty Ba Huân (Ảnh: TL)

Chia sẻ về thực trạng của ngành nông nghiệp trong nước, bà Huân nhận thấy hiện Việt Nam đã xuất khẩu nhiều sản phẩm từ gạo, trái cây, xuất cà phê... Nông dân cũng đổi mới, đi theo khoa học công nghệ và gắn kết với nhau. Bà Huân cũng có kiến nghị với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là nên có nhiều "nhạc trưởng" đứng ra chỉ dạy cho nông dân biết các nước người ta cần mình xuất qua họ cái gì, rồi người ta cần xuất về mình cái gì thì cân đối với nhau, rồi tư vấn và tập huấn cho nông dân sản xuất theo nhu cầu đó.

Người nông dân gần đây cũng đã liên kết, làm ra nhiều chuỗi sản xuất có giá trị. Ví dụ với con cá thát lát, dù xuất khẩu lẻ nhưng cũng biết cách chế biến làm sao để xuất được đi Australia, Nhật. Rồi khô cá lóc, hay thậm chí cả muối ớt họ cũng xuất đi được. Theo bà Huân, nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam của người nước ngoài vẫn còn rất lớn, do đó những mặt hàng xuất khẩu nên được chú trọng.

"Với điều kiện mình phải có vaccine để chích, để rồi người công nhân được đến nhà máy, đến với thị trường, rồi tất cả người dân, học sinh đều mạnh mẽ trở lại, thì mình khôi phục không mấy hồi. Tôi tự tin điều đó", "nữ hoàng trứng sạch" nói./.

Savico có Chủ tịch HĐQT mới thay ông Vũ Đình Độ

Savico có Chủ tịch HĐQT mới thay ông Vũ Đình Độ

CTCP Dịch vụ Tổng hợp Sài Gòn (Savico – HOSE: SVC), thành viên mảng phân phối ôtô của Tasco Auto, ngày 22/10 công bố quyết định HĐQT về việc thay đổi chức danh Chủ tịch HĐQT nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Tham vọng đa ngành của Tập đoàn Gelex

Tham vọng đa ngành của Tập đoàn Gelex

Gần một thập kỷ sau khi cởi bỏ “chiếc áo” nhà nước, CTCP Tập đoàn Gelex (HOSE: GEX) đã có những bước phát triển vượt bậc, trở thành một trong những tập đoàn đa ngành hàng đầu Việt Nam.
Hành trình lấy ngôi vương vốn điều lệ ngành chứng khoán của VNDirect

Hành trình lấy ngôi vương vốn điều lệ ngành chứng khoán của VNDirect

Dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch HĐQT Phạm Minh Hương, Chứng khoán VNDirect phát triển mạnh mẽ những năm gần đây, trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu ngành chứng khoán.
Cú bắt tay lịch sử để trở thành ‘quán quân’ ngành dược

Cú bắt tay lịch sử để trở thành ‘quán quân’ ngành dược

Cái bắt tay của Dược Hậu Giang với Taisho là một trong những ví dụ hợp tác thành công nhất hiện nay, giúp công ty dược của Việt Nam sau 8 năm đồng hành đã học hỏi được đối tác Nhật Bản để vươn lên thành doanh nghiệp sản xuất thuốc quốc tế.
VietinBank có tổng giám đốc mới sau 3 năm bỏ trống

VietinBank có tổng giám đốc mới sau 3 năm bỏ trống

Tân Tổng giám đốc VietinBank Nguyễn Trần Mạnh Trung công tác tại ngân hàng này từ năm 2005, kinh qua nhiều vị trí trước khi trở thành phó tổng giám đốc từ tháng 2/2022
Tổng tài sản của VietinBank vượt 2,2 triệu tỷ đồng

Tổng tài sản của VietinBank vượt 2,2 triệu tỷ đồng

Trong bối cảnh thị trường vẫn còn nhiều khó khăn, theo Chủ tịch HĐQT Trần Minh Bình, ngân hàng VietinBank vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh tích cực 9 tháng đầu năm 2024.
Phát Đạt miễn nhiệm nữ phó tổng giám đốc sau 7 tháng nhậm chức

Phát Đạt miễn nhiệm nữ phó tổng giám đốc sau 7 tháng nhậm chức

CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (HOSE: PDR) vừa công bố quyết định của Chủ tịch HĐQT, đồng ý cho bà Lê Trần Bích Thùy thôi giữ chức phó tổng giám đốc kể từ ngày 15/10/2024.
'Bờ vai ngoại' trong hành trình trở thành ông lớn bất động sản của Nam Long

'Bờ vai ngoại' trong hành trình trở thành ông lớn bất động sản của Nam Long

Hành trình trở thành một trong những tập đoàn bất động sản hàng đầu thị trường của Nam Long ghi đậm dấu ấn của những cổ đông ngoại, cũng như các đối tác phát triển bất động sản tới từ Nhật Bản.
Bước chân của những người tiên phong

Bước chân của những người tiên phong

Doanh nghiệp tiên phong trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng phải chịu rất nhiều áp lực, vì không có sẵn đường để đi và cũng không có đúng, có sai, có bài học kinh nghiệm từ người đi trước để học hỏi. Tuy nhiên nếu không có họ, sẽ không có những con đường để dẫn dắt đoàn tàu phía sau.
Tăng vốn mạnh mẽ và mục tiêu 10 triệu khách hàng của SeABank

Tăng vốn mạnh mẽ và mục tiêu 10 triệu khách hàng của SeABank

Theo Chủ tịch HĐQT Lê Văn Tần, Ngân hàng SeABank đặt mục tiêu mở rộng tệp khách hàng lên 10 triệu người vào năm 2028. SSB có nhiều lợi thế để đạt được mục tiêu này, với tiềm lực về công nghệ, sự am hiểu khách hàng và nguồn vốn sẵn có.
Chồng bà Phạm Minh Hương làm Phó Chủ tịch thường trực HĐQT VNDirect

Chồng bà Phạm Minh Hương làm Phó Chủ tịch thường trực HĐQT VNDirect

CTCP Chứng khoán VNDirect (HOSE: VND) vừa có thông báo thay đổi nhân sự gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Tân phó tổng giám đốc Eximbank là ai

Tân phó tổng giám đốc Eximbank là ai

Nhóm Bamboo Capital hiện diện mạnh mẽ tại Eximbank, với hai đại diện là nhà sáng lập BCG – doanh nhân Nguyễn Hồ Nam, cùng cựu Phó Chủ tịch thường trực HĐQT CTCP BCG Land Lê Thị Mai Loan.
Chủ tịch Kinh Bắc chưa thể chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu cho bên liên quan

Chủ tịch Kinh Bắc chưa thể chuyển nhượng 86,55 triệu cổ phiếu cho bên liên quan

Ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch HĐQT Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HOSE: KBC), vừa có kết quả giao dịch cổ phiếu KBC gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán HCM.
Ông Nguyễn Lê Thăng Long làm Chủ tịch HĐQT An Phát Holdings

Ông Nguyễn Lê Thăng Long làm Chủ tịch HĐQT An Phát Holdings

CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (HOSE: APH) vừa có thông báo thay đổi nhân sự gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Vi phạm lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, PNJ bị phạt hành chính 1,34 tỷ đồng

Vi phạm lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng, PNJ bị phạt hành chính 1,34 tỷ đồng

CTCP Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận (HOSE: PNJ) vừa có công bố thông tin bất thường gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM. Văn bản được ký bởi người đại diện theo pháp luật - Chủ tịch HĐQT Cao Thị Ngọc Dung.
Chủ tịch APG bán trọn 5 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Chủ tịch APG bán trọn 5 triệu cổ phiếu đã đăng ký

Ông Nguyễn Hồ Hưng – Chủ tịch HĐQT CTCP Chứng khoán APG (HOSE: APG) vừa có kết quả giao dịch cổ phiếu gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Thêm một lãnh đạo FLC nộp đơn từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

Thêm một lãnh đạo FLC nộp đơn từ nhiệm trước thềm ĐHĐCĐ

CTCP Tập đoàn FLC (UPCOM: FLC) vừa công bố nhận được đơn xin từ nhiệm thành viên Ban kiểm soát của bà Nguyễn Thu Hiền sau 8 tháng nhậm chức.
LPBank tiếp tục kiện toàn nhân sự cấp cao

LPBank tiếp tục kiện toàn nhân sự cấp cao

Ngày 4/10, Ngân hàng TMCP Lộc Phát Việt Nam (LPBank - HOSE: LPB) đã tổ chức cuộc họp phân công nhiệm vụ thành viên HĐQT và Ban điều hành.
Novaland phản hồi về đề xuất của bà Trương Mỹ Lan tại tòa án

Novaland phản hồi về đề xuất của bà Trương Mỹ Lan tại tòa án

CTCP Tập đoàn Đầu tư địa ốc No Va (Novaland – HOSE: NVL) tối ngày 3/10 có thông báo về việc không liên quan đến dự án Việt Phát và Công ty Tân Thành Long An.
Chủ tịch Nam Long chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu NLG cho con trai

Chủ tịch Nam Long chuyển nhượng 2 triệu cổ phiếu NLG cho con trai

Ông Nguyễn Xuân Quang – Chủ tịch HĐQT CTCP Đầu tư Nam Long (HOSE: NLG) cùng hai con vừa có kết quả giao dịch cổ phiếu NLG gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Ông Nguyễn Hoàng Hải tiếp tục làm quyền Tổng giám đốc Eximbank

Ông Nguyễn Hoàng Hải tiếp tục làm quyền Tổng giám đốc Eximbank

Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank – HOSE: EIB) vừa có thông báo thay đổi nhân sự gửi Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Chủ tịch Chứng khoán VIX từ nhiệm

Chủ tịch Chứng khoán VIX từ nhiệm

CTCP Chứng khoán VIX (HOSE: VIX) vừa có thông báo thay đổi nhân sự gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
Ông Nguyễn Lê Thăng Long sắp trở lại HĐQT An Phát Holdings

Ông Nguyễn Lê Thăng Long sắp trở lại HĐQT An Phát Holdings

Sau nửa năm rời HĐQT An Phát Holdings, ông Nguyễn Lê Thăng Long tiếp tục được đề cử vào vị trí thành viên HĐQT công ty này, thay thế cho Chủ tịch HĐQT Phạm Ánh Dương vừa nộp đơn từ nhiệm.
Bà Vũ Đặng Hải Yến nộp đơn từ nhiệm FLC

Bà Vũ Đặng Hải Yến nộp đơn từ nhiệm FLC

CTCP Tập đoàn FLC (UPCOM: FLC) ngày 30/9 công bố đơn từ nhiệm vị trí phó chủ tịch thường trực và thành viên HĐQT của bà Vũ Đặng Hải Yến.
Ông Phạm Ánh Dương quyết thoái vốn tại An Phát Holdings

Ông Phạm Ánh Dương quyết thoái vốn tại An Phát Holdings

Ông Phạm Ánh Dương – Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn An Phát Holdings (HOSE: APH) vừa có thông báo giao dịch cổ phiếu APH gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM.
FLC Faros có tổng giám đốc mới sau 2 năm

FLC Faros có tổng giám đốc mới sau 2 năm

CTCP Xây dựng FLC Faros vừa công bố nghị quyết bổ nhiệm ông Mai Tiến Dũng vào vị trí Tổng giám đốc kể từ ngày 25/9/2024.
Bosch Việt Nam có giám đốc điều hành mới

Bosch Việt Nam có giám đốc điều hành mới

Ngày 24/9, Bosch Việt Nam vừa công bố ông Andre De Jong sẽ kế nhiệm ông Dominik Meichle đảm nhận trách nhiệm Giám đốc điều hành công ty kể từ ngày 01/11/2024.
Tổng giám đốc DEEP C được bổ nhiệm làm Chủ tịch EuroCham Việt Nam

Tổng giám đốc DEEP C được bổ nhiệm làm Chủ tịch EuroCham Việt Nam

Ngày 23/9, Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) đã công bố những thay đổi về vị trí chủ tịch và hội đồng quản trị.
Ông Nguyễn Văn Hương làm quyền Tổng giám đốc PGBank

Ông Nguyễn Văn Hương làm quyền Tổng giám đốc PGBank

Ngày 23/9/2024, HĐQT Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank - UPCOM: PGB) chính thức trao quyết định bổ nhiệm ông Nguyễn Văn Hương vào vị trí quyền tổng giám đốc.
Chủ tịch Sovico: Chính phủ hãy tin tưởng những doanh nghiệp tư nhân

Chủ tịch Sovico: Chính phủ hãy tin tưởng những doanh nghiệp tư nhân

Khẳng định năng lực, sáng kiến của các tập đoàn tư nhân Việt Nam là không giới hạn, Chủ tịch Sovico mong muốn lãnh đạo Chính phủ hãy tin tưởng ở những doanh nghiệp tư nhân, đồng thời, tạo điều kiện xây dựng các quy định, pháp luật, cơ chế cho các doanh nghiệp dân tộc.
3 đề xuất của ông Phạm Nhật Vượng tới Chính phủ

3 đề xuất của ông Phạm Nhật Vượng tới Chính phủ

3 kiến nghị được Chủ tịch HĐQT Vingroup Phạm Nhật Vượng nêu bao gồm về giáo dục đào tạo, nhà ở xã hội và cơ chế để các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia vào chuỗi công nghiệp phụ trợ.
Chủ tịch Thaco, Hòa Phát kiến nghệ thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ

Chủ tịch Thaco, Hòa Phát kiến nghệ thúc đẩy phát triển công nghiệp phụ trợ

Gặp mặt Thủ tướng tại "Hội nghị Diên Hồng", Chủ tịch Hòa Phát và Thaco đã đề xuất sáng kiến để chung tay phát triển ngành công nghiệp tại Việt Nam.
16 cổ đông sở hữu 97% vốn điều lệ PGBank

16 cổ đông sở hữu 97% vốn điều lệ PGBank

Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank – UPCOM: PGB) ngày 19/9 đã công bố thông tin cổ đông sở hữu 1% vốn điều lệ, ghi nhận 16 cổ đông sở hữu 409 triệu cổ phần, tương đương tỷ lệ sở hữu 97%.
Thêm một lãnh đạo FLC nộp đơn từ nhiệm

Thêm một lãnh đạo FLC nộp đơn từ nhiệm

CTCP Tập đoàn FLC (UPCOM: FLC) vừa có thông báo thay đổi nhân sự gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội.
Chuyển biến mới tại Chứng khoán HVS

Chuyển biến mới tại Chứng khoán HVS

Chứng khoán HVS đang tiến hành tái cấu trúc mạnh mẽ trong năm 2024, khi đang tiến hành tăng vốn từ 50 tỷ đồng lên 300 tỷ đồng, chuyển tụ sở công ty, cũng như kiện toàn bộ máy lãnh đạo cấp cao.
Bảo hiểm BIDV có phó chủ tịch và thành viên HĐQT mới

Bảo hiểm BIDV có phó chủ tịch và thành viên HĐQT mới

HĐQT BIC đã bầu ông Gobinath Arvind Athappan trở thành Phó Chủ tịch HĐQT BIC và ông Manjunath Prabhakar Ravindra làm thành viên HĐQT công ty. Cả 2 đều là nhân sự cấp cao của FairFax Asia Limited.
Xem thêm