Khám phá dấu tích hồ cổ trong Hoàng Thành Thăng Long

Hồ sen - dấu tích hồ cổ trong khu di tích Hoàng thành Thăng Long là minh chứng sống động cho đời sống hoàng gia thời xưa. Hiện nơi đây trở thành điểm tổ chức nhiều nghi lễ truyền thống mỗi dịp Tết Nguyên đán.

Khu di tích 18 Hoàng Diệu - Di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Phương Thảo.
Khu di tích 18 Hoàng Diệu - Di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Phương Thảo.

Theo sử sách ghi chép lại, Thăng Long - Hà Nội có đặc trưng là đô thị sông hồ điển hình. Khi quá trình kiến tạo địa chất đã định hình, Hà Nội lại có địa thế “Núi chầu sông tụ” là thắng địa đế đô. Theo sử sách, đó là lý do vua Lý Thái Tổ đã cho dời đô từ Hoa Lư về Thăng Long vào mùa thu năm 1010.

Sau đó, vua Lý Thái Tổ huy động mọi nguồn lực quy hoạch xây dựng kinh đô rất bài bản theo mô hình đô thị kiểu phương Đông với ý tưởng lấy các sông tự nhiên như sông Hồng, sông Tô Lịch, sông Thiên Phù và sông Kim Ngưu, làm đại thành hào có vai trò bảo vệ toàn bộ kinh thành.

Cố GS Trần Quốc Vượng đã mô hình hóa kinh đô Thăng Long trong hình thế của “tam giác, tứ giác nước” với các điểm mút đều là hợp lưu của các con sông: Sông Hồng, sông Tô Lịch và sông Kim Ngưu.

Xuất phát từ một đô thị sông hồ điển hình, kinh đô Thăng Long không chỉ nương tựa vào các dòng sông lớn mà còn chú trọng giữ gìn và tạo dựng các yếu tố sinh thái mặt nước bên trong Hoàng thành và Cấm thành.

Thư tịch cổ đã ghi chép các triều đại Lý, Trần, Lê đã đào nhiều ao, hồ, dòng chảy mới tạo ra hệ thống hồ nước - vườn ngự phục vụ đời sống của Vua và hoàng gia. Những ghi chép này một phần nào được làm sáng tỏ qua kết quả khai khai quật khảo cổ học tại khu di tích 18 Hoàng Diệu và khu Chính điện Kính Thiên.

Các cuộc khai quật đã làm xuất lộ một quần thể di tích quý giá, minh chứng cho sự hiện hữu và trường tồn của Thăng Long - Hà Nội qua hàng ngàn năm lịch sử. Bên cạnh đó sự xuất lộ các dấu tích ao hồ và dòng chảy nhân tạo phần nào hé lộ đời sống hoàng cung Thăng Long có liên quan mật thiết với hệ thống ao hồ, vườn cây trong Cấm thành.

Nhiều nghi lễ truyền thống được tổ chức tại dấu tích hồ cổ mỗi dịp sang năm mới tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.
Nhiều nghi lễ truyền thống được tổ chức tại dấu tích hồ cổ mỗi dịp sang năm mới tại Khu di tích Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

Dấu tích hồ cổ

Theo PGS. TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học, vào những năm 2012 – 2013, tại khu di tích 18 Hoàng Diệu - Di sản văn hóa thế giới Hoàng Thành Thăng Long, bên cạnh việc phát hiện các dấu tích lầu gác, cung điện, đền đài, chùa chiền thì còn có khu vực sông hoặc hồ với những dấu tích rõ rệt là tầng đất chứa các trầm tích bùn. Dưới lớp đất bùn là lớp mỏng của hệ thực vật thân mềm đang trong quá trình phong hóa và xác các động vật nhuyễn thể.

Trong đó, hồ cổ nằm giữa khu A và B khu di tích 18 Hoàng Diệu mang lại rất nhiều chứng cứ về một hồ nước lớn, một môi trường có hệ động thực vật đã từng sinh sống ở đây. Hồ nước lớn được đào vào thời Lê, lộ rõ hai bờ đông – tây có chiều rộng là 48m, hướng dòng chảy theo chiều Bắc – Nam đã phát lộ 140m với diện tích 6720m2.

Dấu tích lớp đất của hồ cổ. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội
Dấu tích lớp đất của hồ cổ. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội

Đặc biệt, sát bờ đông có phát hiện con thuyền gỗ dài khoảng 14m còn khá nguyên vẹn với di vật bánh lái thuyền gỗ, con thuyền hiện đang được bảo tồn nguyên trạng, trên bề mặt có kính chịu lực để du khách tham quan hình dung ra sự tồn tại của dòng sông trong quá khứ.

Trong những năm qua, Nhà nước đã có nhiều hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản khảo cổ học và đẩy mạnh nghiên cứu thể nghiệm văn hóa phi vật thể lễ hội cung đình, làm sống lại hồn cốt của văn hóa cung đình Thăng Long. Hàng loạt nghi lễ cung đình đã được Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tái hiện, trong đó nổi bật là nghi lễ “Tống cựu nghênh xuân” trong dịp Tết nguyên đán.

Mô phỏng con thuyền gỗ phát hiện ở phía Đông của hồ cổ. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.
Mô phỏng con thuyền gỗ phát hiện ở phía Đông của hồ cổ. Ảnh: Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội.

Trong cung đình Thăng Long xưa, Tết Nguyên Đán là Lễ tiết lớn nhất hòa quyện giữa văn hóa truyền thống và các nghi thức tôn nghiêm, trang trọng và đầy quyền lực của hoàng gia. Các nghi thức đó được thực hiện theo một chuỗi các sự kiện như tiến Xuân Ngưu, Ban Lịch, Phong ấn, thả cá chép, dựng cây nêu... trước thời khắc năm mới đến.

Đây là những nghi thức truyền thống trong dịp Tết Nguyên đán trong Cung đình và dân gian của người Việt, mang màu sắc Phật giáo và tín ngưỡng dân gian. Nghi thức thả cá chép trong lễ ông Công ông Táo là một phong tục đẹp, theo truyền thuyết dân gian, các ông Công ông Táo cưỡi cá chép về trời, tâu với thiên đình về những việc xảy ra dưới dân gian, truyền tải những mong muốn của người dân đến với Ngọc Hoàng.

Sau khi tiễn ông Công ông Táo về trời, tiến hành dựng cây Nêu ngày tết đánh dấu thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ, cầu mong quốc thái dân an, mùa màng tốt tươi.

Nhân dịp đón năm mới Quý Mão 2023, Bộ Ngoại giao (Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài) chủ trì phối hợp UBND TP Hà Nội và Đài truyền hình Việt Nam sẽ tổ chức chương trình “Xuân quê hương 2023”.

Trong đó có chương trình Chủ tịch nước chủ trì lễ dâng hương tại Hoàng Thành Thăng Long và nghi lễ thả cá chép truyền thống tại Hồ sen - dấu tích hồ cổ trong Hoàng thành Thăng Long vào ngày 14/1/2023 (23 tháng Chạp năm Nhâm Dần).

Việt Nam tiếp tục được bình chọn là 'Điểm đến hàng đầu châu Á'

Việt Nam tiếp tục được bình chọn là 'Điểm đến hàng đầu châu Á'

Đây là lần thứ sáu Việt Nam được Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) tôn vinh là “Điểm đến hàng đầu châu Á” trong vòng 7 năm gần đây, cho thấy Việt Nam là ngôi sao sáng trên bản đồ du lịch khu vực châu Á và thế giới.
Hà Nội: Triển lãm 'Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e'

Hà Nội: Triển lãm 'Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e'

Triển lãm "Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e" bao gồm 37 bộ sản phẩm từ 34 nghệ sĩ Việt, giới thiệu với khán giả Hà Nội nghệ thuật truyền thống tranh khắc gỗ đầu thời kỳ Edo của Nhật Bản nhưng lại mang nét văn hóa của Việt Nam.
Tái hiện chợ quê tại di tích đền Kiếp Bạc ở Hải Dương

Tái hiện chợ quê tại di tích đền Kiếp Bạc ở Hải Dương

Chương trình khai mạc hoạt động “chợ quê hội thu Kiếp Bạc 2024” diễn ra tại khu vực hồ sen Kiếp Bạc trong thời gian từ 3/9 - 2/10/2024 (1/8 - 30/8 âm lịch). Những hoạt động và không gian tại đây tái hiện một phần nét xưa, truyền thống của chợ hội Kiếp Bạc, nhắc nhớ về văn hóa truyền thống tốt đẹp của làng quê Việt.
'Sắc màu ASEAN' tại Hoàng thành Thăng Long

'Sắc màu ASEAN' tại Hoàng thành Thăng Long

Trải qua 3 ngày diễn ra ngày hội hữu nghị "Sắc màu ASEAN" tại Hà Nội, du khách đã được thưởng thức và ngắm nhìn những nét văn hoá khác biệt của mỗi quốc gia trong khối ASEAN thông qua triển lãm tranh và những gian hàng lưu niệm.
Chương trình hòa nhạc cổ điển Đức và nhóm song tấu lần đầu lưu diễn tại Việt Nam

Chương trình hòa nhạc cổ điển Đức và nhóm song tấu lần đầu lưu diễn tại Việt Nam

Đại sứ quán Đức tại Hà Nội cùng Nhóm song tấu gồm nam nghệ sĩ Reinhard Armleder (cello) và nữ nghệ sĩ Dagmar Hartmann (piano) đến từ Karlsruhe đang lên kế hoạch cho chuyến lưu diễn Việt Nam với các buổi biểu diễn tại Hà Nội, Huế và Bình Dương.
Phê duyệt đề án thành lập Công viên địa chất Phú Yên

Phê duyệt đề án thành lập Công viên địa chất Phú Yên

Ngày 30/8, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thành lập Công viên địa chất Phú Yên, hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa hữu nghị 'Sắc màu ASEAN'

Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa hữu nghị 'Sắc màu ASEAN'

Từ ngày 29/8 tới 1/9/2024, tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra ngày hội văn hóa hữu nghị mang tên "Sắc màu ASEAN" do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Lào và các quốc gia khu vực ASEAN tại Việt Nam tổ chức.
Tưởng niệm 1.117 năm ngày mất anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ tại Hải Dương

Tưởng niệm 1.117 năm ngày mất anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ tại Hải Dương

Lễ hội truyền thống tưởng niệm 1.117 năm ngày mất của danh nhân Khúc Thừa Dụ được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền thờ ông, cũng như tưởng nhớ, tri ân công lao của vị anh hùng dân tộc.
Hà Nội: Nhiều sự kiện văn hóa, du lịch được tổ chức dịp Lễ 2/9

Hà Nội: Nhiều sự kiện văn hóa, du lịch được tổ chức dịp Lễ 2/9

Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong dịp Lễ quốc khánh 2/9 năm nay sẽ có gần 20 sự kiện nổi bật được tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Đươi, Hải Dương

Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Đươi, Hải Dương

Lễ hội đền Đươi năm 2024, được tổ chức quy mô cấp huyện, diễn ra từ ngày 25 - 27/8 (22 - 24/7 âm lịch), gồm phần lễ và hội. Đây cũng là thời điểm di tích vừa hoàn thành đợt tu bổ, tôn tạo lớn.
Độc lạ chiếc bánh trung thu tái hiện làng quê Bắc Bộ

Độc lạ chiếc bánh trung thu tái hiện làng quê Bắc Bộ

Những ngày gần đây, chiếc bánh trung thu siêu cầu kỳ mô phỏng hình ảnh làng quê Bắc Bộ của bạn Nguyễn Thùy Dương (29 tuổi) đang “gây bão” mạng xã hội với hàng chục nghìn lượt tương tác.
Sắp diễn ra Lễ hội bia Oktoberfest 2024

Sắp diễn ra Lễ hội bia Oktoberfest 2024

GBA Oktoberfest - lễ hội tôn vinh ẩm thực Đức, bia thủ công, những truyền thống sôi động và cơ hội giao lưu văn hóa Việt - Đức sẽ trở lại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM vào tháng 9 và tháng 10.
Sắp diễn ra lễ hội không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội năm 2024

Sắp diễn ra lễ hội không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội năm 2024

Đây là năm thứ 3 sự kiện được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, nhằm đẩy mạnh quảng bá hình ảnh văn hóa, con người, du lịch Bắc Ninh.
Phát hiện viên kim cương lớn thứ hai thế giới tại Botswana

Phát hiện viên kim cương lớn thứ hai thế giới tại Botswana

Ngày 22/8, công ty khai thác mỏ Canada là Lucara Diamond Corporation cho biết đã phát hiện được viên kim cương khổng lồ nặng tới 2.492 carat tại Botswana và trở thành viên kim cương lớn thứ hai trên thế giới hiện nay.
Nghịch lý phát triển du lịch đêm: 'Không làm thì thiếu, làm lại thừa'

Nghịch lý phát triển du lịch đêm: 'Không làm thì thiếu, làm lại thừa'

Thừa nhận nghịch lý không làm thì thiếu, làm lại thừa trong phát triển du lịch đêm ở nhiều địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh trách nhiệm chính trong việc này thuộc về địa phương, mỗi địa phương cần có cách làm sáng tạo.
Sắp diễn ra lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm 2024

Sắp diễn ra lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm 2024

Từ ngày 23 đến 25/8, tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực phụ cận thuộc quận Hai Bà Trưng sẽ diễn ra lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội".
Hải Dương chủ trương đầu tư hơn 45 tỷ đồng phục hồi suối Côn Sơn

Hải Dương chủ trương đầu tư hơn 45 tỷ đồng phục hồi suối Côn Sơn

HĐND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Nghị quyết số 59/NQ-HĐND quyết định chủ trương đầu tư Dự án phục hồi suối Côn Sơn, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, với kinh phí dự kiến 45,462 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.
Đêm nay người Việt sẽ được chứng kiến 'siêu trăng' đầu tiên của năm 2024

Đêm nay người Việt sẽ được chứng kiến 'siêu trăng' đầu tiên của năm 2024

Siêu trăng đêm 19/8 theo giờ quốc tế (tức rạng sáng 20/8 giờ Việt Nam) là lần trăng tròn sáng nhất năm 2024, được gọi là Trăng Xanh.
Nâng quy mô tổ chức lễ hội đền Khúc Thừa Dụ năm 2024 ở Hải Dương

Nâng quy mô tổ chức lễ hội đền Khúc Thừa Dụ năm 2024 ở Hải Dương

Nâng quy mô tổ chức lễ hội đền Khúc Thừa Dụ năm 2024 ở Hải Dương
Thắp lửa xem tranh tại không gian triển lãm độc đáo ở Hà Nội

Thắp lửa xem tranh tại không gian triển lãm độc đáo ở Hà Nội

Trong không gian đặc biệt của triển lãm ở Hà Nội mang tên "Phấn tảo", nhiều tác phẩm được soi rọi bằng ánh nến, ánh đèn dầu thay cho đèn điện hiện đại như thông thường.
Hình ảnh mưa sao băng Perseid tại nhiều nơi trên thế giới

Hình ảnh mưa sao băng Perseid tại nhiều nơi trên thế giới

Perseid - trận mưa sao băng xảy ra hàng năm đã đạt điểm cực đại từ ngày 11-13/8, làm bừng sáng bầu trời đêm tại nhiều khu vực trên khắp toàn cầu.
Độc lạ quán phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội

Độc lạ quán phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội

Giữa cái nắng nóng, oi bức của Hà Nội, ở góc phố Báo Khánh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) xuất hiện một quán ăn kỳ lạ với tên gọi phở “treo”, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách.
Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay sẽ diễn ra từ ngày 12/9

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay sẽ diễn ra từ ngày 12/9

Tại phiên họp của UBND tỉnh Hải Dương ngày 13/8, ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì, đồng ý kế hoạch tổ chức Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo.
Đoàn chuyên gia ICOMOS thẩm định thực địa hồ sơ di sản thế giới tại Hải Dương

Đoàn chuyên gia ICOMOS thẩm định thực địa hồ sơ di sản thế giới tại Hải Dương

Từ ngày 12 - 13/8, đoàn chuyên gia Hội đồng Di tích và di chỉ quốc tế (ICOMOS) - tổ chức tư vấn cho UNESCO về di sản thế giới đã đến thẩm định thực địa đối với Hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc tại Hải Dương.
Người dân rủ nhau 'biến mỗi nóc nhà thành một lá cờ Tổ quốc'

Người dân rủ nhau 'biến mỗi nóc nhà thành một lá cờ Tổ quốc'

Mong muốn lan tỏa tình yêu quê hương đất nước, một số người dân đã quyết định vẽ và sơn ngôi sao vàng 5 cánh trên mái nhà lợp tôn đỏ, tạo thành hình cờ Tổ quốc Việt Nam.
Võ Lê Quế Anh đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024

Võ Lê Quế Anh đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024

Tân hoa hậu Miss Grand Vietnam 2024 Võ Lê Quế Anh sẽ là gương mặt đại diện cho Việt Nam tham dự Miss Grand International 2024 tại Campuchia và Thái Lan.
Triển lãm Gặp gỡ 2024: Cuộc hội ngộ của những tâm hồn

Triển lãm Gặp gỡ 2024: Cuộc hội ngộ của những tâm hồn

Triển lãm “Gặp gỡ 2024” giới thiệu tới công chúng 33 tác phẩm sơn dầu sáng tác trong khoảng thời gian từ 2019 - 2024 của 2 họa sĩ Đỗ Hữu Khôi và Phạm Văn Trọng.
Hà Nội: Hàng Mã tất bật 'nhuộm đỏ' sớm đón Tết Trung thu

Hà Nội: Hàng Mã tất bật 'nhuộm đỏ' sớm đón Tết Trung thu

Còn hơn một tháng rưỡi mới đến Tết Trung thu, nhưng phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội) đã rực rỡ sắc màu của đèn lồng và đồ chơi Trung thu.
Olympic Paris 2024 khai mạc độc đáo trên sông Seine

Olympic Paris 2024 khai mạc độc đáo trên sông Seine

Ngày 26/7, Olympic Paris 2024 chính thức khai mạc trong một buổi lễ được đánh dấu bởi trận mưa lớn, cùng màn trình diễn lạ mắt đầy màu sắc với sự cổ vũ của người hâm mộ dọc theo bờ sông Seine.
Người dân xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng nghìn người đã đứng dọc các tuyến đường Hà Nội nơi đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi từ Nhà Tang lễ Quốc gia về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
Lễ thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình bắt đầu lễ Quốc tang

Lễ thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình bắt đầu lễ Quốc tang

Đúng 6h sáng ngày 25/7, nghi lễ thượng cờ rủ được tiến hành tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, chính thức bắt đầu lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bằng sông Cửu Long có thêm hai di tích quốc gia đặc biệt

Đồng bằng sông Cửu Long có thêm hai di tích quốc gia đặc biệt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 18/7/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích, trong đó có 2 di tích thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Triển lãm 'Bên kia tưởng tượng': Cuộc lữ hành đầy cảm xúc

Triển lãm 'Bên kia tưởng tượng': Cuộc lữ hành đầy cảm xúc

Triển lãm “Bên kia tưởng tượng” do Học viện Mỹ thuật Artpink trưng bày đưa người xem lạc vào những cuộc lữ hành đầy cảm xúc.
Vĩnh Long sắp tổ chức Festival chuyên về gốm đỏ

Vĩnh Long sắp tổ chức Festival chuyên về gốm đỏ

Festival Gốm đỏ Vĩnh Long 2024 sẽ có chủ đề “Điểm hẹn bên dòng Cổ Chiên” với 12 hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra từ ngày 22-25/11 tại TP Vĩnh Long và làng nghề sản xuất gạch, gốm tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít.
Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng bị đình chỉ biểu diễn 9 tháng

Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng bị đình chỉ biểu diễn 9 tháng

Sở Văn hóa Thể thao TP HCM cho biết, trang phục của nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong Live Concert 2024 không phù hợp với giá trị văn hóa Việt Nam, dễ liên tưởng đến các vấn đề nhạy cảm đến chính trị, gây phản cảm và đã tạo nên dư luận xấu.
Tái hiện Hiệp định Geneva qua hàng trăm tư liệu lịch sử

Tái hiện Hiệp định Geneva qua hàng trăm tư liệu lịch sử

Triển lãm "Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam" (21/7/1954-21/7/2024) giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu giúp khách tham quan có cái nhìn khái quát về quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva 1954.
Xem thêm