Kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva: Mốc son lịch sử ngoại giao Việt Nam

Sáng 25/4, Bộ Ngoại giao chủ trì tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam (21/7/1954-21/7/2024). Hội nghị được kết nối với đầu cầu của tất cả các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài.

Toàn cảnh buổi lễ. Ảnh: Mekong ASEAN/Thu Thảo.
Toàn cảnh buổi lễ. Ảnh: Mekong ASEAN/Thu Thảo.

Với chủ đề “Hiệp định Geneva 1954 – Thắng lợi to lớn của Nhân dân Việt Nam trên con đường bảo vệ nền độc lập dân tộc, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ", lễ kỷ niệm diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hùng của cả nước hướng tới kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ và 49 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Cùng với Chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Geneva được ký vào ngày 21/7/1954 đã kết thúc cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam, tạo nguồn cảm hứng cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang khẳng định, với Hiệp định Geneva, lần đầu tiên trong lịch sử, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ đã được khẳng định trong một điều ước quốc tế và được các nước, các bên tham dự Hội nghị thừa nhận và tôn trọng.

Đồng thời, thể hiện sáng ngời tâm thế, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh; khẳng định mạnh mẽ thông điệp về một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, trọng công lý và lẽ phải; có ý chí quật cường bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; sẵn sàng hợp tác hữu nghị với mọi quốc gia, dân tộc trên thế giới.

Sự kiện cũng đã tạo nguồn cảm hứng và cổ vũ to lớn cho phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên khắp năm châu, vì độc lập, tự do, hòa bình, dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội; và mở đầu cho sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên toàn thế giới.

Kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva: Mốc son lịch sử ngoại giao Việt Nam
"Thắng lợi của Hội nghị Geneva trước hết và quan trọng nhất là nhờ đường lối cách mạng đúng đắn của Đảng dưới sự lãnh đạo, dẫn dắt tài tình của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, người anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới"

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang

Cùng với đó, thắng lợi của Hội nghị Geneva 1954 còn là kết tinh của tinh thần đấu tranh kiên cường, bất khuất và bền bỉ của quân và dân ta trong 9 năm kháng chiến, mà đỉnh cao là chiến thắng Điện Biên Phủ lịch sử.

Đây cũng là kết quả của sự đoàn kết, ủng hộ, giúp đỡ quý báu của các nước bạn Lào, Campuchia, Trung Quốc, Liên Xô cùng các nước xã hội chủ nghĩa anh em và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới, trong đó có nhân dân Pháp.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang nhấn mạnh, trong bối cảnh thế giới đầy biến động phức tạp với nhiều cơ hội, thách thức đa chiều như hiện nay, lễ kỷ niệm 70 năm ký kết Hiệp định Geneva là dịp để ôn lại lịch sử hào hùng của dân tộc; làm sâu sắc hơn nữa tầm vóc và ý nghĩa của thắng lợi đặc biệt quan trọng này, từ đó khơi dậy mạnh mẽ trong mỗi chúng ta lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc và khát vọng, nỗ lực vươn lên.

Bên cạnh đó, tiếp tục quán triệt sâu sắc và vận dụng linh hoạt, sáng tạo tư tưởng, phong cách, nghệ thuật của ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh mang đậm bản sắc "cây tre Việt Nam" – "gốc vững, thân chắc, cành uyển chuyển" để giữ vững hòa bình, ổn định, tạo môi trường thuận lợi đưa đất nước phát triển nhanh, bền vững, sánh vai với các cường quốc năm châu.

Theo Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, cùng với Hiệp định Sơ bộ 1946 và Hiệp định Paris 1973, Hiệp định Geneva 1954 là một mốc son trong lịch sử ngoại giao cách mạng Việt Nam, mang đậm dấu ấn tư tưởng, phong cách và nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh.

Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Mekong ASEAN/Thu Thảo.
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn phát biểu tại buổi lễ. Ảnh: Mekong ASEAN/Thu Thảo.

"Quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học sâu sắc thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam.

Việc này đã được kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này cũng như trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc ngày nay," Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhận định.

Chia sẻ tại buổi lễ, Thiếu tướng Phạm Sơn Dương, con trai cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cho biết, ông may mắn được sống cùng Ba của mình và Bác Hồ trong Phủ Chủ tịch, nên được Ba kể cho nghe những câu chuyện về Bác Hồ kính yêu, trong đó có câu chuyện về bài học ngoại giao tại Hội nghị Geneva.

"Ba nói với tôi, Bác Hồ là người chín chắn, giàu kinh nghiệm. Bác đã dự đoán, Việt Nam tham dự Hội nghị Geneva sẽ gặp những áp lực rất lớn, mặc dù chiến thắng Điện Biên phủ và sự chuyển hóa trong chính phủ, quốc hội Pháp là cơ hội thuận lợi cho ta nhưng khó khăn lớn nhất là sự can thiệp của các nước lớn vào Hội nghị," Thiếu tướng Phạm Sơn Dương nói.

Thiếu tướng Phạm Sơn Dương, con trai cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: Mekong ASEAN/Thu Thảo.
Thiếu tướng Phạm Sơn Dương, con trai cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng chia sẻ tại buổi lễ. Ảnh: Mekong ASEAN/Thu Thảo.

Cũng theo Thiếu tướng Phạm Sơn Dương, Hiệp định Geneva là một giải pháp đồng bộ về chính trị và quân sự để thực hiện mục tiêu đó.

"Bác Hồ đã căn dặn Ba của tôi, trong đàm phán phải kiên quyết bảo vệ lợi ích của quốc gia, dân tộc, kiên định về nguyên tắc, linh hoạt về sách lược và bước đi để đạt được mục đích là buộc Pháp phải công nhận độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt nam, Lào và Campuchia," con trai cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng thuật lại.

Chia sẻ cảm nghĩ tại buổi lễ, Đại sứ Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh nhấn mạnh, sự kiện ký kết Hiệp định Geneva về chấm dứt chiến tranh ở Việt Nam là dấu mốc lịch sử quan trọng trong cuộc đấu tranh lâu dài, khó khăn của nhân dân ba nước Đông Dương, giành được hòa bình, độc lập cho Tổ quốc.

Kỷ niệm 70 năm ngày ký Hiệp định Geneva: Mốc son lịch sử ngoại giao Việt Nam

"Việc ký kết Hiệp định này là chiến thắng vĩ đại trong đó thực dân Pháp và các nước tham gia Hội nghị lần đầu tiên cam kết tôn trọng chủ quyền, độc lập và toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước Đông Dương. Đồng thời, thể hiện rõ lòng yêu nước cao cả, đường lối đấu tranh cách mạng độc lập tự chủ đúng đắn của Đảng Cộng sản Đông Dương do Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo"

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền CHDCND Lào tại Việt Nam Khamphao Ernthavanh

Đại sứ cũng khẳng định, bài học về đấu tranh tại Hội nghị Geneva và kinh nghiệm trong chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành ngọn đuốc mạnh mẽ dẫn dắt cách mạng, đấu tranh quân sự và chính trị trong nhiều chiến dịch với giặc ngoại xâm và cùng giải phóng hoàn toàn ba nước Đông dương trong năm 1975.

Trong suốt 70 năm qua, ngày ký Hiệp định chấm dứt chiến sự tại Hội nghị Geneva vẫn giữ nguyên giá trị trong công cuộc bảo vệ hòa bình, xây dựng và phát triển ba nước Đông Dương ngày nay.

Ba nước trên bán đảo Đông Dương: Lào, Việt Nam và Campuchia đã cùng nhau đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược trong quá khứ, nay sẽ lại càng tiếp tục thắt chặt quan hệ hợp tác, ủng hộ giúp đỡ lẫn nhau trong công cuộc bảo vệ gìn giữ độc lập, tự do dân tộc, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế hướng tới hoàn thành mục tiêu của mỗi quốc gia đã đặt ra trong từng thời kỳ. Đồng thời, góp phần quan trọng vào thúc đẩy phát triển, an ninh và hòa bình thế giới.

Đại sứ Khamphao Ernthavanh bày tỏ tin tưởng quan hệ hữu nghị, đoàn kết và hợp tác tốt đẹp của ba nước Lào - Việt Nam - Campuchia ngày càng sâu rộng, thiết thực, mang lại sự thịnh vượng cho ba nước Đông Dương như mong muốn của nhân dân ba nước.

Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Campuchia tại Việt Nam Chea Kimtha phát biểu tại buổi lễ. Nguồn: Mekong ASEAN/Thu Thảo.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Campuchia tại Việt Nam Chea Kimtha phát biểu tại buổi lễ. Nguồn: Mekong ASEAN/Thu Thảo.

Đại sứ Campuchia tại Việt Nam Chea Kimtha đánh giá, buổi lễ kỷ niệm ngày hôm nay là sự kiện có ý nghĩa lịch sử to lớn để các thế hệ ngày nay nhớ lại về thời kỳ kháng chiến, những tấm gương kiên cường và anh dũng của các anh hùng quân đội giải phóng Việt Nam đã chiến đấu thắng lợi giành lại nền độc lập từ chế độ thực dân.

Ảnh: Mekong ASEAN/Thu Thảo.
Ảnh: Mekong ASEAN/Thu Thảo.

Cũng trong khuôn khổ buổi lễ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã tặng hoa và chụp ảnh lưu niệm với đại diện các gia đình cán bộ tham gia phục vụ, đàm phán, ký kết và thực thi Hội nghị Geneva năm 1954.

Thủ tướng tiếp lãnh đạo Lào, Malaysia sang dự Quốc tang

Thủ tướng tiếp lãnh đạo Lào, Malaysia sang dự Quốc tang

Ngày 26/7, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Lào Thongloun Sisoulith và Phó Thủ tướng Malaysia Fadillah Yusof sang Việt Nam dự Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Người dân xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng nghìn người đã đứng dọc các tuyến đường Hà Nội nơi đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi từ Nhà Tang lễ Quốc gia về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lễ truy điệu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể vào hồi 13h ngày 26/7/2024 tại Nhà Tang lễ Quốc gia (Hà Nội), cùng thời điểm Lễ truy điệu được tổ chức tại Hội trường Thống Nhất (TP HCM) và tại quê nhà Tổng Bí thư (xã Đông Hội, huyện Đông Anh, Hà Nội).
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các đại biểu quốc tế dự Quốc tang

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp các đại biểu quốc tế dự Quốc tang

Ngày 25/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Campuchia và Australia sang dự lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch nước tiếp đoàn đại biểu Lào, Trung Quốc, Nhật Bản sang dự Quốc tang

Chủ tịch nước tiếp đoàn đại biểu Lào, Trung Quốc, Nhật Bản sang dự Quốc tang

Ngày 25/7, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Tô Lâm có các cuộc tiếp đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Lào, Trung Quốc và Nhật Bản sang dự lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Yếu tố hỗ trợ thị trường lao động phục hồi nửa cuối năm 2024

Yếu tố hỗ trợ thị trường lao động phục hồi nửa cuối năm 2024

Với dữ liệu vĩ mô tích cực trong tháng 6, các chuyên gia từ VietCap kỳ vọng đà phục hồi hiện tại của hoạt động thương mại và sản xuất sẽ tiếp tục hỗ trợ thị trường lao động trong nửa cuối năm 2024.
Dòng người xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dòng người xếp hàng trong đêm vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Từ 18h ngày 25/7, người dân bắt đầu làm thủ tục vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà Tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.
Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các đoàn khách quốc tế đến dự Quốc tang

Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các đoàn khách quốc tế đến dự Quốc tang

Tại các cuộc tiếp, lãnh đạo các nước đã bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên khắp thế giới

Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trên khắp thế giới

Trong những ngày qua, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước đã mở sổ tang, tổ chức lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Lãnh đạo, đại diện các nước đã đến viếng, chia buồn trước sự ra đi của nhà lãnh đạo Việt Nam.
Các đoàn quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Các đoàn quốc tế viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, nhiều đoàn đại biểu quốc tế đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, TP Hà Nội.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông được chỉ định giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2020-2025.
Ông Trịnh Văn Quyết đề xuất bán cổ phần FLC để khắc phục hậu quả

Ông Trịnh Văn Quyết đề xuất bán cổ phần FLC để khắc phục hậu quả

Tự định giá tài sản thực của FLC lên đến hàng tỷ USD, bị cáo Trịnh Văn Quyết cho rằng nếu bán cổ phần của mình sẽ đủ khắc phục hậu quả.
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, tại Nhà tang lễ Quốc gia, các đoàn: Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Quốc hội và Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thống nhất chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, hoàn thành năm 2035

Thống nhất chủ trương xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, hoàn thành năm 2035

Các thành viên Chính phủ cơ bản thống nhất xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao dài 1.541 km, kế hoạch hoàn thành vào năm 2035
Tổ chức trọng thể Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Tổ chức trọng thể Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Sáng 25/7, Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức trọng thể tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, thành phố Hà Nội.
Nhiều đoàn cấp cao quốc tế dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhiều đoàn cấp cao quốc tế dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Nhiều lãnh đạo cấp cao các nước và đoàn khách quốc tế có mặt tại thủ đô Hà Nội ngày 25/7 để tham dự lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch Thượng viện Australia đến dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Thượng viện Australia đến dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 24/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Thượng viện Australia Sue Lines nhân dịp bà đến Việt Nam dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba sang dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Quốc hội Cuba sang dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 24/7, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn đại biểu cấp cao Đảng, Nhà nước Cuba do Chủ tịch Quốc hội Esteban Lazo Hernandez dẫn đầu sang chia buồn và tham dự lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
ASEAN ra Tuyên bố chung chia buồn với Việt Nam

ASEAN ra Tuyên bố chung chia buồn với Việt Nam

Lãnh đạo các nước ASEAN bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng; khẳng định sự đóng góp của nhà lãnh đạo Việt Nam cho hòa bình, hữu nghị và hợp tác khu vực và quốc tế sẽ là di sản vô giá và lâu bền.
Chủ tịch Quốc hội Cuba đến Hà Nội dự tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Quốc hội Cuba đến Hà Nội dự tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngày 24/7, Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba Esteban Lazo Hernández đã đến thủ đô Hà Nội, chuẩn bị tham dự tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc Vương Hỗ Ninh sẽ dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc đến Hà Nội dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam lên 6,5%, dẫn đầu khu vực năm 2024

HSBC nâng dự báo tăng trưởng Việt Nam lên 6,5%, dẫn đầu khu vực năm 2024

HSBC đã nâng dự báo tăng trưởng GDP của năm 2024 lên 6,5% với nhận định tăng trưởng kinh tế đã bắt đầu có dấu hiệu lan rộng.
Thủ tướng Hàn Quốc sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thủ tướng Hàn Quốc sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đoàn lãnh đạo cấp cao do Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo dẫn đầu sẽ dự Lễ viếng và Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, theo thông báo của Đại sứ quán Hàn Quốc tại Việt Nam.
Kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước từ ngày 1/8

Kiểm kê đất đai trên phạm vi cả nước từ ngày 1/8

Mục đích của việc kiểm kê đất năm 2024 là nhằm đánh giá tình hình quản lý, sử dụng đất đai của các cấp và đề xuất cơ chế, chính sách, biện pháp nhằm tăng cường quản lý nhà nước, nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
Mở ra không gian phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ các chính sách ưu đãi

Mở ra không gian phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ các chính sách ưu đãi

Chỉ vỏn vẹn chưa tới 3% doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam đang thực hiện ứng dụng công nghệ cao. Các chuyên gia khuyến cáo, cần có nhiều chính sách ưu đãi để thúc đẩy nông nghiệp phát triển gắn với công nghệ cao.
Phó Thống đốc Đào Minh Tú: 'Không thể căng cứng trong điều hành tỷ giá'

Phó Thống đốc Đào Minh Tú: 'Không thể căng cứng trong điều hành tỷ giá'

Theo Phó thống đốc NHNN Đào Minh Tú, mức mất giá của VND giai đoạn 6 tháng đầu năm chỉ khoảng 4,4%, trong khi nhiều quốc gia ở ngưỡng 7-11%.
Đảm bảo đời sống cho người có công với cách mạng

Đảm bảo đời sống cho người có công với cách mạng

Để thực hiện mục tiêu này, Thủ tướng giao các Bộ, ngành rà soát chính sách, pháp luật đối với người có công, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, để người có công và gia đình có mức sống từ trung bình khá trở lên trong địa bàn.
Công bố lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật vừa được Quốc hội thông qua

Công bố lệnh của Chủ tịch nước về 5 luật vừa được Quốc hội thông qua

Ngày 23/7, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về một số luật vừa được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7.
Thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã cho 3 tỉnh đầu tiên

Thông qua nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã cho 3 tỉnh đầu tiên

Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, xã giai đoạn 2023-2025 của các tỉnh Nam Định, Sóc Trăng và Tuyên Quang.
Ngoại trưởng Mỹ sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngoại trưởng Mỹ sẽ dự lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken sẽ đến Việt Nam vào ngày 24/7 để tham dự lễ tang của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Khởi tố cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 6 đồng phạm

Khởi tố cựu thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường cùng 6 đồng phạm

Cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Linh Ngọc bị bắt vì có sai phạm liên quan đến vụ án xảy ra tại Tập đoàn Thái Dương.
Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lào tuyên bố quốc tang tưởng niệm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Đảng và Chính phủ Lào nhất trí để tang cấp quốc gia ở Lào, gồm cả Đại sứ quán Lào và cơ quan đại diện ngoại giao Lào ở nước ngoài, treo cờ rủ và dừng hoạt động vui chơi ở mọi hình thức để tưởng niệm Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hầu toà

Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết hầu toà

Sáng 22/7, TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Trịnh Văn Quyết (cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC) về hai tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và “Thao túng thị trường chứng khoán”.
Thủ tướng: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, dẫn dắt đầu tư tư nhân

Thủ tướng: Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, dẫn dắt đầu tư tư nhân

Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm tại Công điện số 71 của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/7/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp thúc đẩy tăng trưởng, kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô tháng 7 và quý 3 năm 2024.
Ông Tập Cận Bình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh

Ông Tập Cận Bình viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bắc Kinh

Chiều 20/7, tại Bắc Kinh, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc viếng, chia buồn sâu sắc và ghi sổ tang trước việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần.
Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Thông cáo đặc biệt về Lễ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Theo Thông cáo đặc biệt phát chiều 20/7, tang lễ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng được tổ chức với nghi thức Quốc tang trong hai ngày 25/7 và 26/7/2024, sau đó ông được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Xem thêm