Làn sóng đầu tư vào lĩnh vực EV và giải pháp lưu trữ năng lượng

NĂNG LƯỢNG ĐÔNG NAM Á
06:24 - 14/01/2023
0:00 / 0:00
0:00
Thời gian gần đây, các doanh nghiệp trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương liên tục tuyên bố về những sự hợp tác trong lĩnh vực xe điện, giải pháp sạc EV và công nghệ lưu trữ năng lượng.

Khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang trong giai đoạn đầu của quá trình chuyển đổi năng lượng, từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo đa dạng như năng lượng gió và mặt trời.

Sự gia tăng công suất sản xuất năng lượng tái tạo đã thúc đẩy nhu cầu lưu trữ năng lượng, coi đây là một giải pháp hữu hiệu và tiềm năng cho sự ổn định của lưới điện. Việc này đồng nghĩa mang đến cho các nhà đầu tư những cơ hội vào lĩnh vực phát triển mới.

Tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, công nghệ lưu trữ năng lượng cũng đang ngày vàng đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị đạt được các mục tiêu tăng trưởng sạch. Thị trường này còn non trẻ nhưng đang phát triển nhanh chóng, dự kiến sẽ tăng lên 3,16 tỷ USD vào năm 2026.

Các công nghệ cho phép năng lượng được sản xuất tại một thời điểm được sử dụng sau đó, tạo điều kiện sử dụng năng lượng hiệu quả hơn, tạo doanh thu cho chủ sở hữu và nhà phát triển tài sản, đồng thời cho phép thâm nhập nhiều hơn năng lượng tái tạo vào lưới điện, do đó đẩy nhanh quá trình chuyển đổi năng lượng sạch.

Những "cuộc chơi" giải pháp di động xanh xuyên biên giới

Ngày 13/1, công ty con thuộc sở hữu hoàn toàn của Gentari Sdn Bhd - Gentari Green Mobility Sdn Bhd và Evolt Technology Company Ltd - nhà cung cấp cơ sở hạ tầng sạc cho xe điện (EV) có trụ sở tại Bangkok (Thái Lan), vừa ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác để mở rộng cơ sở hạ tầng và giải pháp sạc EV trên khắp Đông Nam Á, cũng như trong các lĩnh vực tiềm năng khác về năng lượng tái tạo và giải pháp di động xanh.

Gentari đặt mục tiêu lắp đặt 9.000 điểm sạc công cộng vào năm 2026.

Gentari đặt mục tiêu lắp đặt 9.000 điểm sạc công cộng vào năm 2026.

Ông Shah Yang Razalli, Giám đốc mảng giải pháp di động xanh của Gentari, theo hợp tác này, hai bên sẽ phát triển cơ sở hạ tầng thu phí trong khu vực và bắt đầu ở Thái Lan, tập trung vào các địa điểm thương mại như trung tâm mua sắm, khách sạn và văn phòng, cũng như các trung tâm trung chuyển có lưu lượng giao thông cao. Ông Shah Yang Razalli cũng đánh giá về tiềm năng trong tương lai có thể đáp ứng nhu cầu trải nghiệm sạc liền mạch ngay cả khi lái xe xuyên biên giới”.

Kể từ ngày 5/1, Gentari thuộc Tập đoàn Dầu khí quốc gia Petronas (Malaysia), nhà cung cấp giải pháp năng lượng sạch của Malaysia cũng đã thông qua các đơn vị trực thuộc, đã triển khai 151 điểm sạc trên 32 địa điểm ở Malaysia và tổng cộng 132 điểm sạc ở Ấn Độ.

Gentari đặt mục tiêu chiếm 10% thị phần, tương đương khoảng 25.000 điểm sạc dựa trên ước tính hiện tại, trên các thị trường trọng điểm ở châu Á - Thái Bình Dương vào năm 2030. Trong trung hạn, Gentari đặt mục tiêu lắp đặt 9.000 điểm sạc công cộng vào năm 2026, với sự hiện diện chủ yếu ở Malaysia và Ấn Độ.

Tập đoàn Pin Indonesia (IBC) cũng đang tìm kiếm các cơ hội để xây dựng và phát triển nhà máy tích hợp sản xuất pin và hệ thống lưu trữ năng lượng (BESS), cùng với Công ty Kỹ thuật Citaglobal tại Malaysia.

Tập đoàn Pin Indonesia (IBC) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác cùng Citaglobal Bhd (Malaysia).

Tập đoàn Pin Indonesia (IBC) ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác cùng Citaglobal Bhd (Malaysia).

Citaglobal Bhd là một tập đoàn đa ngành hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, cơ sở hạ tầng viễn thông, kỹ thuật dân dụng và xây dựng cũng như sản xuất và bất động sản. Trong đó, nhóm năng lượng tái tạo của Citaglobal đang phát triển hệ thống quản lý pin (BMS) để lưu trữ pin với một đối tác trong ngành.

Tháng 10/2022, Citaglobal cũng đã ký một thỏa thuận hợp tác tương tự với Genetec Technology Bhd của Malaysia, để hợp tác phát triển công nghệ BESS nhằm lưu trữ và quản lý năng lượng dư thừa trong quá trình tạo ra năng lượng tái tạo.

Pin là một trong những thành phần giá chính của xe điện, chiếm tới 35% chi phí sản xuất. Thị trường xe điện toàn cầu đang tăng trưởng với tốc độ gộp hàng năm là 21,7%.

Tại Việt Nam, vào tháng 11/2022,Công ty Cổ phần Giải pháp Năng lượng VinES (thành viên Tập đoàn Vingroup) và Công ty Gotion, Inc., thành viên của Gotion High-Tech (Trung Quốc) đã động thổ Dự án Nhà máy sản xuất cell pin sạc LFP tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh).

Dự án có tổng mức đầu tư gần 6.330 tỷ đồng (275 triệu USD), quy mô 14ha với công suất thiết kế 5 GWh/năm lithium iron phosphate (LFP), tương đương khoảng 30 triệu tế bào pin/năm.

Nhà máy liên doanh sản xuất cell pin sạc LFP khi hoàn thành sẽ đảm bảo cung cấp đủ lượng cell pin cần thiết cho các dòng ô tô điện sử dụng pin LFP của VinFast và các sản phẩm lưu trữ điện năng được phát triển bởi VinES. Trong giai đoạn tiếp theo, VinES và Gotion sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng dự án phù hợp với nhu cầu phát triển và tiềm năng của thị trường.

Khoảng một tháng sau đó, Gotion cho biết họ đang nhắm đến việc xây dựng một nhà máy tương tự ở Thái Lan.

Dự án lưu trữ pin lớn nhất khu vực Đông Nam Á tại đảo Jurong

Dự án lưu trữ pin 200MW/200MWh được coi là lớn nhất khu vực Đông Nam Á cho đến nay đã được đưa vào vận hành thử nghiệm vào tháng 11/2022.

Dự án được cung cấp bởi Tập đoàn Sembcorp (Singapore) trên đảo Jurong, nơi có khu công nghiệp lớn và phần lớn cơ sở hạ tầng và sản xuất năng lượng của đất nước này.

Dự án lưu trữ pin lớn nhất khu vực Đông Nam Á được Sembcorp Energy xây dựng trên đảo Jurong (Singapore).

Dự án lưu trữ pin lớn nhất khu vực Đông Nam Á được Sembcorp Energy xây dựng trên đảo Jurong (Singapore).

Dự án trải rộng 2 ha, có thể là một trong những công trình được xây dựng nhanh nhất cho đến nay. BESS phản ứng nhanh công nghệ LFP “đã được chứng minh, an toàn và hiệu suất cao” và được sử dụng trên toàn thế giới để lưu trữ năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, còn có nhiều dự án quy mô lớn khác nhau trong khu vực, đáng chú ý nhất là ở thị trường Philippines và Đài Loan.

Tháng 7/2022, nhà tích hợp hệ thống Fluence đã ký một thỏa thuận cho một dự án 100MW ở Đài Loan. Trong khi đó, cũng trong tháng 7/2022, Công ty điện lực SMC Global Power của Philippines được báo cáo là đã đi được nửa chặng đường trong quá trình xây dựng 1.000MW/1.000MWh của dự án BESS.

Trước đó, dự án hệ thống lưu trữ năng lượng bằng pin quy mô lưới (BESS) đầu tiên của Singapore do Wärtsilä cung cấp với công suất 2,4MWh năm 2020.

Tin liên quan

Đọc tiếp