Lễ Phật đản tại châu Á được kỷ niệm thế nào

Là một ngày lễ quan trọng với Phật tử trên toàn thế giới, Đại lễ Phật đản (Vesak) là từ tôn kính nói về lễ kỷ niệm ngày sinh của Thái tử Tất Đạt Đa của tiểu quốc Shakya, người sau này trở thành Đức Phật Thích Ca, Giáo chủ của đạo Phật.

Các Phật tử rước đèn lồng hoa sen tại Đại học Dongguk, Seoul, Hàn Quốc trước lễ Phật đản ngày 11/5/2024. Ảnh: AP
Các Phật tử rước đèn lồng hoa sen tại Đại học Dongguk, Seoul, Hàn Quốc trước lễ Phật đản ngày 11/5/2024. Ảnh: AP

Thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha Gautama) sinh ra ở Lâm Tỳ Ni, nằm ở biên giới giữa Ấn Độ và Nepal ngày nay. Theo lịch Ấn Độ cổ ngày trăng tròn tháng Vesak là ngày sinh của Đức Phật cũng là ngày Đức Phật thành đạo đồng thời là ngày Đức Phật nhập niết bàn. Sự hy hữu này được các nước theo Phật giáo Nam tông tổ chức 3 lễ trong một ngày nên Đại lễ Phật đản còn được gọi là Đại lễ Tam hợp hay Đại lễ Vesak (chỉ tháng).

Các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Nam tông tổ chức Đại lễ Phật đản vào ngày trăng tròn tháng Vesak, thường vào ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Trong khi đó, các quốc gia theo truyền thống Phật giáo Bắc tông (còn gọi là Phật giáo đại thừa), do ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa, ngày Đức Phật đản sinh theo lịch cổ của Ấn Độ chuyển sang lịch Trung Hoa là ngày 8/4 âm lịch.

Tuy nhiên từ Đại hội Phật giáo Thế giới lần đầu tiên diễn ra ở Colombo, Sri Lanka từ 25/5 đến 8/6/1950, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng tư âm lịch. Từ năm 1999, Liên Hợp Quốc công nhận Phật giáo là tôn giáo điển hình của nhân loại và Đức Phật là nhân vật Văn hóa Tôn giáo được tôn vinh.

Các quốc gia Nam và Đông Nam Á

Các quốc gia có những nghi lễ và phong tục khác nhau trong ngày lễ lớn này. Ở Ấn Độ và Nepal, cháo ngọt được phục vụ vào ngày này để gợi nhớ câu chuyện về Sujata, một thiếu nữ đã dâng lên Đức Phật một bát cháo sữa. Tại Đền Mahabodhi ở Bodh Gaya, Ấn Độ, các tín đồ tiến hành cầu nguyện đặc biệt dưới gốc cây bồ đề được tin là nơi Đức Phật đã đạt được giác ngộ.

Tại Sri Lanka, những người tổ chức lễ trang trí nhà cửa và đường phố bằng nến, giấy và đèn lồng tre. Lễ hội có các bài hát, các công trình trang trí được gọi là “pandals” cũng như đốt hương và trình diễn ánh sáng nhằm mô tả những câu chuyện về cuộc đời của Đức Phật.

Ở Malaysia, động vật và chim trong lồng được phóng sinh vào lễ Phật đản trong khi tại Indonesia, lễ Phật đản được tổ chức nhộn nhịp nhất tại Borobudur ở Trung Java. Trong ánh trăng tròn, vào đêm trước Đại lễ Vesak, các tín đồ thực hiện một cuộc rước nến đến bảo tháp Borobudur. Sau khi đi vòng quanh Borobudur 3 vòng, những người tham gia sẽ thả hàng ngàn chiếc đèn lồng bay lên trời, “tượng trưng cho sự giác ngộ”.

Các tín đồ Myanmar gọi lễ Phật đản là lễ Kason và đổ nước lên cây bồ đề để tưởng nhớ Đức Phật thành đạo. Lễ kỷ niệm Vixakha Bouxa của Lào trùng với Boun Bang Fai, lễ hội đảm bảo mùa màng bội thu trong khi tại Thái Lan, lễ kỷ niệm Vesak lớn nhất diễn ra tại Phutthamonthon, Công viên Phật giáo ở tỉnh Nakhon Pathom gần Bangkok.

Ở Singapore, các Phật tử người Hoa theo truyền thống Đại thừa thường tổ chức lễ Vesak tại ngôi chùa Phật giáo lâu đời nhất ở Singapore, chùa Lian Shan Shuang Lin và tại chùa Phật Nha.

Người dân Sri Lanka chuẩn bị cho lễ Phật đản. Ảnh: Tân Hoa Xã
Người dân Sri Lanka chuẩn bị cho lễ Phật đản. Ảnh: Tân Hoa Xã

Hàn Quốc

Điểm nổi bật của lễ Phật đản ở Seoul là lễ hội đèn lồng hoa sen có tên là Yeondeunghoe - một cuộc diễu hành của hàng ngàn chiếc đèn lồng giấy đầy màu sắc được thắp sáng và thường có hình dạng giống hoa sen được treo trong các đền chùa và đường phố.

Vào ngày Phật đản, nhiều ngôi chùa tại Hàn Quốc còn cung cấp bữa ăn và trà miễn phí cho tất cả du khách. Lễ hội trong sân chùa và công viên bao gồm các trò chơi truyền thống và nhiều màn trình diễn nghệ thuật biểu diễn khác nhau.

Trung Quốc

Tại Trung Quốc, Phật tử thực hiện nghi lễ tắm trong dịp Đại lễ Phật đản bao gồm việc đổ nước thơm lên tượng Phật sơ sinh có ngón trỏ phải hướng lên trời và ngón trỏ trái hướng xuống Trái đất. Theo truyền thuyết, ngay sau khi sinh ra Đức Phật đã tuyên bố rằng ngài sẽ không tái sinh nữa, và những con rồng trên trời đã rửa tội cho ngài bằng nước tinh khiết.

Nhật Bản

Tại Nhật Bản, ngày 8/4 được coi là ngày Phật Đản và được tổ chức tại các ngôi chùa Phật giáo với tên gọi Hana Matsuri, có nghĩa là lễ hội hoa. Vào ngày này, một “sảnh hoa” nhỏ được dựng lên trong khuôn viên chùa và được trang trí bằng những bông hoa đầy màu sắc. Một bát nước có tượng Phật trong hình hài một trẻ sơ sinh được đặt ở giữa và các tín đồ rót trà ngọt lên đầu tượng. Một linh mục thực hiện nghi lễ tái hiện sự ra đời của Đức Phật trong khu vườn Lâm Tỳ Ni năm xưa.

Việt Nam tiếp tục được bình chọn là 'Điểm đến hàng đầu châu Á'

Việt Nam tiếp tục được bình chọn là 'Điểm đến hàng đầu châu Á'

Đây là lần thứ sáu Việt Nam được Giải thưởng Du lịch thế giới (World Travel Awards) tôn vinh là “Điểm đến hàng đầu châu Á” trong vòng 7 năm gần đây, cho thấy Việt Nam là ngôi sao sáng trên bản đồ du lịch khu vực châu Á và thế giới.
Hà Nội: Triển lãm 'Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e'

Hà Nội: Triển lãm 'Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e'

Triển lãm "Đối thoại với dòng tranh gỗ Nhật Bản Ukiyo-e" bao gồm 37 bộ sản phẩm từ 34 nghệ sĩ Việt, giới thiệu với khán giả Hà Nội nghệ thuật truyền thống tranh khắc gỗ đầu thời kỳ Edo của Nhật Bản nhưng lại mang nét văn hóa của Việt Nam.
Tái hiện chợ quê tại di tích đền Kiếp Bạc ở Hải Dương

Tái hiện chợ quê tại di tích đền Kiếp Bạc ở Hải Dương

Chương trình khai mạc hoạt động “chợ quê hội thu Kiếp Bạc 2024” diễn ra tại khu vực hồ sen Kiếp Bạc trong thời gian từ 3/9 - 2/10/2024 (1/8 - 30/8 âm lịch). Những hoạt động và không gian tại đây tái hiện một phần nét xưa, truyền thống của chợ hội Kiếp Bạc, nhắc nhớ về văn hóa truyền thống tốt đẹp của làng quê Việt.
'Sắc màu ASEAN' tại Hoàng thành Thăng Long

'Sắc màu ASEAN' tại Hoàng thành Thăng Long

Trải qua 3 ngày diễn ra ngày hội hữu nghị "Sắc màu ASEAN" tại Hà Nội, du khách đã được thưởng thức và ngắm nhìn những nét văn hoá khác biệt của mỗi quốc gia trong khối ASEAN thông qua triển lãm tranh và những gian hàng lưu niệm.
Chương trình hòa nhạc cổ điển Đức và nhóm song tấu lần đầu lưu diễn tại Việt Nam

Chương trình hòa nhạc cổ điển Đức và nhóm song tấu lần đầu lưu diễn tại Việt Nam

Đại sứ quán Đức tại Hà Nội cùng Nhóm song tấu gồm nam nghệ sĩ Reinhard Armleder (cello) và nữ nghệ sĩ Dagmar Hartmann (piano) đến từ Karlsruhe đang lên kế hoạch cho chuyến lưu diễn Việt Nam với các buổi biểu diễn tại Hà Nội, Huế và Bình Dương.
Phê duyệt đề án thành lập Công viên địa chất Phú Yên

Phê duyệt đề án thành lập Công viên địa chất Phú Yên

Ngày 30/8, UBND tỉnh Phú Yên ban hành Quyết định phê duyệt Đề án thành lập Công viên địa chất Phú Yên, hướng tới danh hiệu Công viên địa chất toàn cầu UNESCO.
Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa hữu nghị 'Sắc màu ASEAN'

Sắp diễn ra Ngày hội văn hóa hữu nghị 'Sắc màu ASEAN'

Từ ngày 29/8 tới 1/9/2024, tại Hoàng thành Thăng Long sẽ diễn ra ngày hội văn hóa hữu nghị mang tên "Sắc màu ASEAN" do Liên hiệp các tổ chức hữu nghị TP Hà Nội phối hợp với Đại sứ quán Lào và các quốc gia khu vực ASEAN tại Việt Nam tổ chức.
Tưởng niệm 1.117 năm ngày mất anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ tại Hải Dương

Tưởng niệm 1.117 năm ngày mất anh hùng dân tộc Khúc Thừa Dụ tại Hải Dương

Lễ hội truyền thống tưởng niệm 1.117 năm ngày mất của danh nhân Khúc Thừa Dụ được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa quốc gia đền thờ ông, cũng như tưởng nhớ, tri ân công lao của vị anh hùng dân tộc.
Hà Nội: Nhiều sự kiện văn hóa, du lịch được tổ chức dịp Lễ 2/9

Hà Nội: Nhiều sự kiện văn hóa, du lịch được tổ chức dịp Lễ 2/9

Theo Sở Du lịch Hà Nội, trong dịp Lễ quốc khánh 2/9 năm nay sẽ có gần 20 sự kiện nổi bật được tổ chức trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Đươi, Hải Dương

Khai mạc Lễ hội truyền thống đền Đươi, Hải Dương

Lễ hội đền Đươi năm 2024, được tổ chức quy mô cấp huyện, diễn ra từ ngày 25 - 27/8 (22 - 24/7 âm lịch), gồm phần lễ và hội. Đây cũng là thời điểm di tích vừa hoàn thành đợt tu bổ, tôn tạo lớn.
Độc lạ chiếc bánh trung thu tái hiện làng quê Bắc Bộ

Độc lạ chiếc bánh trung thu tái hiện làng quê Bắc Bộ

Những ngày gần đây, chiếc bánh trung thu siêu cầu kỳ mô phỏng hình ảnh làng quê Bắc Bộ của bạn Nguyễn Thùy Dương (29 tuổi) đang “gây bão” mạng xã hội với hàng chục nghìn lượt tương tác.
Sắp diễn ra Lễ hội bia Oktoberfest 2024

Sắp diễn ra Lễ hội bia Oktoberfest 2024

GBA Oktoberfest - lễ hội tôn vinh ẩm thực Đức, bia thủ công, những truyền thống sôi động và cơ hội giao lưu văn hóa Việt - Đức sẽ trở lại Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM vào tháng 9 và tháng 10.
Sắp diễn ra lễ hội không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội năm 2024

Sắp diễn ra lễ hội không gian Bắc Ninh trong lòng Hà Nội năm 2024

Đây là năm thứ 3 sự kiện được tổ chức tại Thủ đô Hà Nội, nhằm đẩy mạnh quảng bá hình ảnh văn hóa, con người, du lịch Bắc Ninh.
Phát hiện viên kim cương lớn thứ hai thế giới tại Botswana

Phát hiện viên kim cương lớn thứ hai thế giới tại Botswana

Ngày 22/8, công ty khai thác mỏ Canada là Lucara Diamond Corporation cho biết đã phát hiện được viên kim cương khổng lồ nặng tới 2.492 carat tại Botswana và trở thành viên kim cương lớn thứ hai trên thế giới hiện nay.
Nghịch lý phát triển du lịch đêm: 'Không làm thì thiếu, làm lại thừa'

Nghịch lý phát triển du lịch đêm: 'Không làm thì thiếu, làm lại thừa'

Thừa nhận nghịch lý không làm thì thiếu, làm lại thừa trong phát triển du lịch đêm ở nhiều địa phương, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng nhấn mạnh trách nhiệm chính trong việc này thuộc về địa phương, mỗi địa phương cần có cách làm sáng tạo.
Sắp diễn ra lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm 2024

Sắp diễn ra lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm 2024

Từ ngày 23 đến 25/8, tại không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực phụ cận thuộc quận Hai Bà Trưng sẽ diễn ra lễ hội quà tặng du lịch Hà Nội năm 2024 với chủ đề "Thức quà Hà Nội".
Hải Dương chủ trương đầu tư hơn 45 tỷ đồng phục hồi suối Côn Sơn

Hải Dương chủ trương đầu tư hơn 45 tỷ đồng phục hồi suối Côn Sơn

HĐND tỉnh Hải Dương vừa ban hành Nghị quyết số 59/NQ-HĐND quyết định chủ trương đầu tư Dự án phục hồi suối Côn Sơn, phường Cộng Hòa, thành phố Chí Linh, với kinh phí dự kiến 45,462 tỷ đồng từ nguồn ngân sách tỉnh.
Đêm nay người Việt sẽ được chứng kiến 'siêu trăng' đầu tiên của năm 2024

Đêm nay người Việt sẽ được chứng kiến 'siêu trăng' đầu tiên của năm 2024

Siêu trăng đêm 19/8 theo giờ quốc tế (tức rạng sáng 20/8 giờ Việt Nam) là lần trăng tròn sáng nhất năm 2024, được gọi là Trăng Xanh.
Nâng quy mô tổ chức lễ hội đền Khúc Thừa Dụ năm 2024 ở Hải Dương

Nâng quy mô tổ chức lễ hội đền Khúc Thừa Dụ năm 2024 ở Hải Dương

Nâng quy mô tổ chức lễ hội đền Khúc Thừa Dụ năm 2024 ở Hải Dương
Thắp lửa xem tranh tại không gian triển lãm độc đáo ở Hà Nội

Thắp lửa xem tranh tại không gian triển lãm độc đáo ở Hà Nội

Trong không gian đặc biệt của triển lãm ở Hà Nội mang tên "Phấn tảo", nhiều tác phẩm được soi rọi bằng ánh nến, ánh đèn dầu thay cho đèn điện hiện đại như thông thường.
Hình ảnh mưa sao băng Perseid tại nhiều nơi trên thế giới

Hình ảnh mưa sao băng Perseid tại nhiều nơi trên thế giới

Perseid - trận mưa sao băng xảy ra hàng năm đã đạt điểm cực đại từ ngày 11-13/8, làm bừng sáng bầu trời đêm tại nhiều khu vực trên khắp toàn cầu.
Độc lạ quán phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội

Độc lạ quán phở 'treo' giữa phố cổ Hà Nội

Giữa cái nắng nóng, oi bức của Hà Nội, ở góc phố Báo Khánh (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) xuất hiện một quán ăn kỳ lạ với tên gọi phở “treo”, thu hút sự quan tâm của người dân và du khách.
Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay sẽ diễn ra từ ngày 12/9

Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm nay sẽ diễn ra từ ngày 12/9

Tại phiên họp của UBND tỉnh Hải Dương ngày 13/8, ông Lưu Văn Bản, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chủ trì, đồng ý kế hoạch tổ chức Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024, do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo.
Đoàn chuyên gia ICOMOS thẩm định thực địa hồ sơ di sản thế giới tại Hải Dương

Đoàn chuyên gia ICOMOS thẩm định thực địa hồ sơ di sản thế giới tại Hải Dương

Từ ngày 12 - 13/8, đoàn chuyên gia Hội đồng Di tích và di chỉ quốc tế (ICOMOS) - tổ chức tư vấn cho UNESCO về di sản thế giới đã đến thẩm định thực địa đối với Hồ sơ đề cử Quần thể di tích và danh thắng Yên Tử - Vĩnh Nghiêm - Côn Sơn, Kiếp Bạc tại Hải Dương.
Người dân rủ nhau 'biến mỗi nóc nhà thành một lá cờ Tổ quốc'

Người dân rủ nhau 'biến mỗi nóc nhà thành một lá cờ Tổ quốc'

Mong muốn lan tỏa tình yêu quê hương đất nước, một số người dân đã quyết định vẽ và sơn ngôi sao vàng 5 cánh trên mái nhà lợp tôn đỏ, tạo thành hình cờ Tổ quốc Việt Nam.
Võ Lê Quế Anh đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024

Võ Lê Quế Anh đăng quang Hoa hậu Hòa bình Việt Nam 2024

Tân hoa hậu Miss Grand Vietnam 2024 Võ Lê Quế Anh sẽ là gương mặt đại diện cho Việt Nam tham dự Miss Grand International 2024 tại Campuchia và Thái Lan.
Triển lãm Gặp gỡ 2024: Cuộc hội ngộ của những tâm hồn

Triển lãm Gặp gỡ 2024: Cuộc hội ngộ của những tâm hồn

Triển lãm “Gặp gỡ 2024” giới thiệu tới công chúng 33 tác phẩm sơn dầu sáng tác trong khoảng thời gian từ 2019 - 2024 của 2 họa sĩ Đỗ Hữu Khôi và Phạm Văn Trọng.
Hà Nội: Hàng Mã tất bật 'nhuộm đỏ' sớm đón Tết Trung thu

Hà Nội: Hàng Mã tất bật 'nhuộm đỏ' sớm đón Tết Trung thu

Còn hơn một tháng rưỡi mới đến Tết Trung thu, nhưng phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Thủ đô Hà Nội) đã rực rỡ sắc màu của đèn lồng và đồ chơi Trung thu.
Olympic Paris 2024 khai mạc độc đáo trên sông Seine

Olympic Paris 2024 khai mạc độc đáo trên sông Seine

Ngày 26/7, Olympic Paris 2024 chính thức khai mạc trong một buổi lễ được đánh dấu bởi trận mưa lớn, cùng màn trình diễn lạ mắt đầy màu sắc với sự cổ vũ của người hâm mộ dọc theo bờ sông Seine.
Người dân xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân xúc động tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Hàng nghìn người đã đứng dọc các tuyến đường Hà Nội nơi đoàn xe chở linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đi từ Nhà Tang lễ Quốc gia về nơi an nghỉ cuối cùng tại Nghĩa trang Mai Dịch.
Lễ thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình bắt đầu lễ Quốc tang

Lễ thượng cờ rủ tại Quảng trường Ba Đình bắt đầu lễ Quốc tang

Đúng 6h sáng ngày 25/7, nghi lễ thượng cờ rủ được tiến hành tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, chính thức bắt đầu lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Đồng bằng sông Cửu Long có thêm hai di tích quốc gia đặc biệt

Đồng bằng sông Cửu Long có thêm hai di tích quốc gia đặc biệt

Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Quyết định số 694/QĐ-TTg ngày 18/7/2024 xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 15) đối với 3 di tích, trong đó có 2 di tích thuộc khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Triển lãm 'Bên kia tưởng tượng': Cuộc lữ hành đầy cảm xúc

Triển lãm 'Bên kia tưởng tượng': Cuộc lữ hành đầy cảm xúc

Triển lãm “Bên kia tưởng tượng” do Học viện Mỹ thuật Artpink trưng bày đưa người xem lạc vào những cuộc lữ hành đầy cảm xúc.
Vĩnh Long sắp tổ chức Festival chuyên về gốm đỏ

Vĩnh Long sắp tổ chức Festival chuyên về gốm đỏ

Festival Gốm đỏ Vĩnh Long 2024 sẽ có chủ đề “Điểm hẹn bên dòng Cổ Chiên” với 12 hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch diễn ra từ ngày 22-25/11 tại TP Vĩnh Long và làng nghề sản xuất gạch, gốm tại kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít.
Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng bị đình chỉ biểu diễn 9 tháng

Ca sỹ Đàm Vĩnh Hưng bị đình chỉ biểu diễn 9 tháng

Sở Văn hóa Thể thao TP HCM cho biết, trang phục của nam ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng trong Live Concert 2024 không phù hợp với giá trị văn hóa Việt Nam, dễ liên tưởng đến các vấn đề nhạy cảm đến chính trị, gây phản cảm và đã tạo nên dư luận xấu.
Tái hiện Hiệp định Geneva qua hàng trăm tư liệu lịch sử

Tái hiện Hiệp định Geneva qua hàng trăm tư liệu lịch sử

Triển lãm "Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam - Mốc son lịch sử của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam" (21/7/1954-21/7/2024) giới thiệu hơn 150 hình ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu giúp khách tham quan có cái nhìn khái quát về quá trình đàm phán, ký kết và thực thi Hiệp định Geneva 1954.
Xem thêm