Liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn yếu

Đây là nhận định được chuyên gia nêu tại Tọa đàm "Liên kết doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu", ngày 5/12.

Tọa đàm "Liên kết doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu". Ảnh: Kiều Chinh - Mekong ASEAN
Tọa đàm "Liên kết doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI để tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu". Ảnh: Kiều Chinh - Mekong ASEAN

Trình bày báo cáo nghiên cứu tại tọa đàm do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VERP) cùng Viện Konrad-Adenauer-Stiftung (KAS) tổ chức, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng VEPR cho rằng, khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với sự góp mặt của nhiều tập đoàn đa quốc gia đã góp phần đưa Việt Nam từng bước tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu, nâng cao năng lực sản xuất cho các doanh nghiệp trong nước.

Sự xuất hiện của các doanh nghiệp FDI không những là mắt xích quan trọng, mà còn tạo đòn bẩy để Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu. Điều này đã được thể hiện khi khu vực FDI luôn là đầu tàu dẫn dắt xuất khẩu của Việt Nam.

Tỷ trọng của khu vực FDI trong tổng kim ngạch xuất khẩu đã tăng nhanh chóng, từ mức 30% vào năm 1997 khi Việt Nam gia nhập ASEAN lên 65% giai đoạn 2011 - 2015, khoảng 71% giai đoạn 2016 - 2020.

Theo Tổng cục Hải quan, tổng giá trị xuất nhập khẩu của khu vực FDI trong năm 2022 đạt 506,83 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2021. Trong đó, xuất khẩu đạt 273,63 tỷ USD, chiếm 73,7% tổng giá trị xuất khẩu của cả nước. Giá trị nhập khẩu của khối FDI năm 2022 đạt 233,2 tỷ USD, chiếm 65% tổng giá trị nhập khẩu cả nước.

Cán cân thương mại hàng hóa của khối FDI năm 2022 lên mức thặng dư 40,42 tỷ USD. Như vậy có thể thấy khu vực FDI chiếm ưu thế trong giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam. Điều này cho thấy sự phát triển mạnh của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam và đóng góp quan trọng của các doanh nghiệp này vào nền kinh tế Việt Nam.

"Tuy nhiên, nguồn vốn FDI dồi dào đã cho Việt Nam một hình ảnh mới trên bản đồ thương mại nhưng chưa thể kéo nền kinh tế lên nấc thang giá trị cao hơn. Nhập khẩu đầu vào để gia công, lắp ráp của Việt Nam có giá trị gia tăng thấp, lan tỏa công nghệ yếu", TS. Nguyễn Quốc Việt nhận định.

Nhóm ngành cơ bản (ngành cấp 1) có tỷ trọng lớn nhất trong xuất khẩu giá trị gia tăng của Việt Nam không chỉ phản ánh thực tế Việt Nam là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới của các sản phẩm như gạo, cà phê, hạt điều, hạt tiêu và các sản phẩm thủy sản mà còn cho thấy vai trò quan trọng của ngành nông nghiệp trong nền kinh tế quốc dân.

Nhóm ngành dịch vụ (ngành cấp 3) chiếm tỷ trọng lớn thứ 2 trong tổng xuất khẩu giá trị gia tăng của Việt Nam, chiếm 34% trong năm 2017.

Trong khi đó, tỷ trọng đóng góp vào xuất khẩu của nhóm ngành chế biến, chế tạo (ngành cấp 2) khá khiêm tốn, chỉ chiếm 25% năm 2017 mặc dù nhóm ngành này đang chiếm tỷ trọng lớn nhất trong giỏ xuất khẩu của Việt Nam.

Liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn yếu

Sự bất đối xứng giữa tỷ trọng đóng góp vào tổng xuất khẩu và tổng xuất khẩu giá trị gia tăng của nhóm ngành chế biến chế tạo phản ánh thực tế xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu tập trung vào các hoạt động sử dụng nhiều lao động với giá trị gia tăng thấp, và các ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước chưa đủ khả năng cung cấp cho các nhà sản xuất FDI định hướng xuất khẩu.

TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng VEPR

Liên kết FDI "ngược" - "xuôi" đều yếu

Phân tích rõ hơn về mối liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI, theo TS. Nguyễn Quốc Việt, chuyển giao công nghệ giữa các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp Việt Nam còn yếu. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến việc trình độ công nghệ và đổi mới sáng tạo của Việt Nam vẫn xếp ở vị trí thấp (90/100).

Trong đó, theo số liệu World Economic Forum 2019, công nghệ nền tảng đứng thứ 92/100; năng lực đổi mới sáng tạo thứ 77/100; FDI và chuyển giao công nghệ xếp thứ 73/100.

Tỷ lệ sản phẩm công nghệ trung bình và cao cấp của Việt Nam chỉ chiếm 30% tổng giá trị xuất khẩu. Trong khi các nước trong khu vực đạt tới 80%.

Ở chiều ngược lại, liên kết giữa các doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI mạnh mẽ nhưng chỉ nổi bật nhất ở nhóm ngành có công nghệ thấp, trung bình và nhóm ngành dịch vụ.

Theo đó, nhóm phân tích VEPR đúc kết, mặc dù đã thu hút nhiều FDI, song mối liên kết cả "ngược" lẫn "xuôi" giữa khu vực doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn yếu.

Đồng thuận quan điểm trên, ông Simon Kreye, Phó Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức chia sẻ tại tọa đàm, hiện có hơn 500 doanh nghiệp Đức đang đầu tư, phát triển tại Việt Nam. Xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam đã diễn ra kể từ khi Việt Nam ký các Hiệp định thương mại tự do, song phương với các quốc gia EU và càng tăng cường kể từ khi các quốc gia này áp dụng chiến lược Trung Quốc + 1.

Đề cập đến quan hệ thương mại hai bên, ông Simon Kreye nhấn mạnh, Đức là một trong đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong số các quốc gia EU, với tổng giá trị đầu tư là khoảng 2,4 tỷ Euro với khoảng 450 dự án đang triển khai, tạo khoảng trên dưới 50.000 việc làm.

Liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước còn yếu

Các doanh nghiệp Đức đã và đang hưởng lợi nhiều từ chính sách thu hút FDI của Việt Nam nhưng tính liên kết của doanh nghiệp hai bên chưa được thể hiện nhiều. Đây là bài toán với các nhà hoạch định chính sách.

Ông Simon Kreye, Phó Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức

Theo ông Simon Kreye, công ty của Việt Nam mới chỉ tham gia vào những thang bậc thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu và vẫn chưa được kết nối đầy đủ với doanh nghiệp FDI. Thời gian tới, đây sẽ mục tiêu rất quan trọng để các doanh nghiệp của Việt Nam tăng cường năng lực sản xuất cũng như hội nhập sâu chuỗi cung ứng toàn cầu.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt

Khuyến nghị giải pháp, TS. Nguyễn Quốc Việt chia sẻ, để tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI cần đánh giá lại toàn thể các chính sách hỗ trợ cũng như hoàn thiện môi trường kinh doanh.

Theo vị chuyên gia này, công nghiệp hỗ trợ là thị trường đang và sẽ có nhu cầu lớn, tạo thời cơ thuận lợi thu hút đầu tư cho Việt Nam. Do đó, việc đảm bảo nguồn cung nguyên vật liệu, linh phụ kiện cho hoạt động này hết sức quan trọng khi khả năng đáp ứng của doanh nghiệp Việt hiện chỉ đạt khoảng 36% - thấp hơn nhiều so với Trung Quốc và Ấn Độ.

Đồng thời, cần đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực cạnh tranh cho toàn bộ nền kinh tế nói chung và khu vực doanh nghiệp nội địa nói riêng.

"Nếu không sớm quan tâm và thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh cho cộng đồng doanh nghiệp Việt thì hiệu quả thu hút FDI sẽ không cải thiện nhiều trong thời gian tới. Vì thế, phải làm tốt điều này, bởi đó là điều kiện cần để bức tranh kinh tế Việt Nam thực sự tươi sáng hơn với những dấu ấn đậm nét hơn ở chuỗi cung ứng toàn cầu, trong nỗ lực thu hút FDI", Phó Viện trưởng VEPR quan điểm.

Duy trì mối liên kết giữa các Hiệp hội tổ chức quốc tế với các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam để có chính sách phù hợp.

Bên cạnh đó, theo TS. Nguyễn Quốc Việt, hệ sinh thái các doanh nghiệp của chúng ta phải liên kết với doanh nghiệp hoặc trường đại học cung ứng các dịch vụ chuyển giao công nghệ hay đổi mới sáng tạo, kể cả là sự thay đổi mô hình quản lý mô hình kinh doanh cho đến cung cấp và cung ứng đào tạo nhân lực.

Thủ tướng kỷ luật Thứ trưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính

Thủ tướng kỷ luật Thứ trưởng, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính

Thủ tướng Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức Khiển trách đối với ông Võ Thành Hưng - Thứ trưởng Bộ Tài chính.
Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay ưu đãi

Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tiếp cận vốn vay ưu đãi

Ngày 18/9, Hội Phát triển hợp tác kinh tế Việt Nam - ASEAN và Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổ chức hội thảo về phương thức tiếp cận vốn vay ưu đãi từ Quỹ phát triển DNNVV".
Áp thấp nhiệt đới đi vào quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng 530km

Áp thấp nhiệt đới đi vào quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng 530km

Theo thông tin từ Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13h ngày 18/9, tâm áp thấp nhiệt đới đang nằm ở phía Đông của quần đảo Hoàng Sa, cách Đà Nẵng 530km.
6 nhóm giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất kinh doanh

6 nhóm giải pháp khắc phục hậu quả bão số 3, khôi phục sản xuất kinh doanh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP ngày 17/9/2024 về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm phát.
Ai Cập sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Việt

Ai Cập sẵn sàng tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp Việt

Chiều 17/9, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có cuộc điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, Di trú và Kiều dân Ai Cập Badr Abdelatty.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Trung Quốc

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh rằng Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam nhất quán coi trọng phát triển quan hệ hữu nghị truyền thống, đối tác hợp tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc, coi đây là lựa chọn chiến lược, ưu tiên hàng đầu trong tổng thể chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, khả năng mạnh thành bão trong 24h tới

Áp thấp nhiệt đới vào Biển Đông, khả năng mạnh thành bão trong 24h tới

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hồi 13h ngày 17/9, tâm áp thấp nhiệt đới nằm trên vùng biển phía Đông khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam khoảng 820km, sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7, giật cấp 9.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các đại sứ trình Quốc thư

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp các đại sứ trình Quốc thư

Sáng 17/9, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Đại sứ Áo, Sri Lanka và 14 đại sứ kiêm nhiệm tới trình Quốc thư nhận nhiệm vụ tại Việt Nam.
Quốc tế hỗ trợ Việt Nam hơn 22 triệu USD khắc phục hậu quả bão lũ

Quốc tế hỗ trợ Việt Nam hơn 22 triệu USD khắc phục hậu quả bão lũ

Tính đến ngày 16/9/2024, đã có 20 nước và tổ chức quốc tế quyết định hoặc dự kiến hỗ trợ cho Việt Nam với tổng giá trị hơn 22 triệu USD (tương đương khoảng 550 tỷ đồng) và nhiều trang thiết bị phục vụ lưu trú, nước sạch, vệ sinh.
Tỉnh Hưng Yên thiệt hại hơn 2.200 tỷ đồng do bão lụt

Tỉnh Hưng Yên thiệt hại hơn 2.200 tỷ đồng do bão lụt

Theo ước tính, cơn bão số 3 (bão Yagi) và tình trạng lũ, úng ngập sau đó đã gây thiệt hại cho toàn tỉnh Hưng Yên 2.258 tỷ đồng.
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng cầu Phong Châu mới

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương xây dựng cầu Phong Châu mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Công điện ngày 16/9 của Thủ tướng Chính phủ về việc khẩn trương nghiên cứu đầu tư xây dựng cầu Phong Châu mới trên quốc lộ 32C nối huyện Tam Nông và huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ.
MTTQ tỉnh Hải Dương kêu gọi ủng hộ nhân dân khắc phục thiệt hại do bão số 3

MTTQ tỉnh Hải Dương kêu gọi ủng hộ nhân dân khắc phục thiệt hại do bão số 3

Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Hải Dương vừa gửi thư kêu gọi các tầng lớp nhân dân phát huy tinh thần “tương thân, tương ái” chung tay chia sẻ, ủng hộ nhân dân khắc phục thiệt hại do bão số 3.
Thành phố Hưng Yên ước thiệt hại sau bão lũ gần 450 tỷ đồng

Thành phố Hưng Yên ước thiệt hại sau bão lũ gần 450 tỷ đồng

Tại thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên), cơn bão số 3 (bão Yagi) và lũ lụt đã ảnh hưởng và gây thiệt hại cho nhà ở, phòng học, thiết bị giáo dục, cơ sở y tế, sản xuất nông nghiệp, công trình văn hóa, di tích lịch sử... với tổng thiệt hại ước tính ban đầu là 447,355 tỷ đồng.
Trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Trao quyết định bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Ngày 16/9, tại Phủ Chủ tịch, Văn phòng Chủ tịch nước phối hợp với Viện kiểm sát nhân dân tối cao tổ chức lễ công bố và trao quyết định của Chủ tịch nước bổ nhiệm Phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Xuất hiện áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão

Xuất hiện áp thấp nhiệt đới gần Biển Đông có khả năng mạnh lên thành bão

Theo bản tin dự báo áp thấp phát lúc 11h ngày 16/9 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hiện nay đang có một khối áp thấp nhiệt đới hoạt động trên vùng biển đảo Luzon, Philippines.
Xuất cấp lương thực, vật tư cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Xuất cấp lương thực, vật tư cho các địa phương khắc phục hậu quả bão số 3

Ngày 15/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký các quyết định xuất cấp lương thực, vật tư, trang thiết bị, hóa chất khử khuẩn từ nguồn dự trữ quốc gia cho các địa phương khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Quảng Ninh thiệt hại hơn 23.000 tỷ đồng vì bão số 3

Quảng Ninh thiệt hại hơn 23.000 tỷ đồng vì bão số 3

Tổng thiệt hại ước tính sơ bộ đến nay của Quảng Ninhn do cơ bão số 3 (bão Yagi) gây ra là 23.770 tỷ đồng, chiếm hơn một nửa số thiệt hại trong đợt mưa bão này của toàn quốc.
Thủ tướng: Khôi phục sản xuất kinh doanh, phấn đấu GDP cả năm khoảng 7%

Thủ tướng: Khôi phục sản xuất kinh doanh, phấn đấu GDP cả năm khoảng 7%

Thủ tướng yêu cầu khắc phục hậu quả siêu bão số 3 có hiệu quả, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân về tinh thần và vật chất, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát tốt lạm phát và phấn đấu tăng trưởng GDP cả năm khoảng 7%.
Hải Dương tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

Hải Dương tập trung khắc phục hậu quả bão số 3

Bão số 3 (bão Yagi) đổ bộ trực tiếp vào địa bàn tỉnh Hải Dương đã gây thiệt hại cho sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, trụ sở, kho tàng, trường học, nhà dân và công trình đê điều, thủy lợi... thiệt hại về kinh tế theo thống kê ban đầu ước tính trên 790 tỷ đồng.
Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai

Hỗ trợ khẩn cấp 150 tỷ đồng cho tỉnh Lào Cai

Bị ảnh hưởng nặng từ cơn bão số 3, tỉnh Lào Cai ước tính thiệt hại ban đầu trên 3.000 tỷ đồng.
Thiệt hại do bão số 3 ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng

Thiệt hại do bão số 3 ước tính khoảng 40.000 tỷ đồng

Với thiệt hại của bão số 3 khoảng 40.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng GDP cả nước trong năm 2024 có thể giảm 0,15% so với kịch bản ước tính 6,8-7%.
Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão

Thủ tướng chủ trì Hội nghị khắc phục hậu quả bão

Hội nghị được tổ chức với 4 mục tiêu lớn: Khẩn trương khắc phục hậu quả bão, nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, khôi phục sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Ngân hàng đồng loạt hỗ trợ vay vốn, giảm lãi sau cơn bão số 3

Ngân hàng đồng loạt hỗ trợ vay vốn, giảm lãi sau cơn bão số 3

Thực hiện chỉ đạo của NHNN, các ngân hàng đã bắt đầu triển khai miễn, giảm lãi vay nhằm giúp người dân và doanh nghiệp khắc phục hậu quả sau bão, ổn định sản xuất kinh doanh.
Hỗ trợ thêm cho tỉnh Yên Bái 30 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ thêm cho tỉnh Yên Bái 30 tỷ đồng khắc phục thiệt hại do bão số 3

Ngày 14/9, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc đã ký Quyết định 980/QĐ-TTg hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Yên Bái.
Thủ tướng Chính phủ tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Thủ tướng Chính phủ tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Sáng 14/9, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia Prabowo Subianto đang thăm làm việc tại Việt Nam.
Thủ tướng: Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng: Xử lý nghiêm hành vi găm hàng, tăng giá bất hợp lý sau bão

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 95/CĐ-TTg ngày 13/9/2024 về tăng cường công tác cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhân dân các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng thống đắc cử Indonesia

Chiều 13/9/2024, tại Phủ Chủ tịch, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tiếp Tổng thống đắc cử Cộng hoà Indonesia Prabowo Subianto sang thăm, làm việc tại Việt Nam.
Hỗ trợ 20 tỷ đồng cho tỉnh Bắc Kạn khắc phục thiệt hại do bão số 3

Hỗ trợ 20 tỷ đồng cho tỉnh Bắc Kạn khắc phục thiệt hại do bão số 3

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc vừa ký Quyết định 973/QĐ-TTg ngày 13/9/2024 hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho tỉnh Bắc Kạn.
Cần có chính sách ưu tiên với doanh nghiệp ASEAN đầu tư, kinh doanh nội khối

Cần có chính sách ưu tiên với doanh nghiệp ASEAN đầu tư, kinh doanh nội khối

Chiều 13/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Đoàn các Chủ tịch Hội đồng Tư vấn kinh doanh ASEAN (ASEAN BAC).
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho thiếu niên, nhi đồng

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thư chúc Tết Trung thu cho thiếu niên, nhi đồng

Nhân dịp Tết Trung thu 2024, ngày 13/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã gửi thư cho các cháu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam ở trong và ngoài nước, các cháu người nước ngoài ở Việt Nam.
Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Tham vấn các đối tác phát triển về dự thảo sửa đổi Luật Đầu tư công

Một trong 5 nhóm chính sách được sửa đổi tại Luật Đầu tư công là thúc đẩy thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn ODA và vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài.
Lũ trên các sông xuống dần, nước sắp rút khỏi các vùng ven đê sông Hồng ở Hà Nội

Lũ trên các sông xuống dần, nước sắp rút khỏi các vùng ven đê sông Hồng ở Hà Nội

Theo bản tin lũ phát lúc 9h ngày 13/9 của Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mực nước trên các sông khu vực Bắc Bộ đang xuống dần và dự báo sẽ tiếp tục giảm trong hôm nay.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thông điệp tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi thông điệp tới Sự kiện Lời kêu gọi toàn cầu

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định Việt Nam cam kết đóng góp tích cực vào Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai và các nỗ lực chung nhằm củng cố hòa bình, hợp tác và đoàn kết quốc tế, góp phần thực hiện hiệu quả các Mục tiêu Phát triển Bền vững,...
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn động viên bà con vùng 'rốn lũ' Thái Nguyên

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn động viên bà con vùng 'rốn lũ' Thái Nguyên

Chiều 12/9, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm, động viên và kiểm tra công tác chỉ đạo khắc phục thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cầu Phong Châu cần làm sớm, khẩn trương

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm: Cầu Phong Châu cần làm sớm, khẩn trương

Cầu Phong Châu nằm trong tuyến đường giao thông huyết mạch không chỉ của riêng tỉnh Phú Thọ mà của các tỉnh lân cận. Vì vậy Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm yêu cầu cần làm sớm, khẩn trương.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Tuyên Quang

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm kiểm tra công tác phòng, chống lụt bão tại Tuyên Quang

Chiều 12/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn công tác của lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã đến kiểm tra công tác phòng chống lụt bão và thăm hỏi, động viên nhân dân vùng lụt bão tại tỉnh Tuyên Quang.
Xem thêm