Nghị trường 'nóng lên' về chuyện dạy thêm, học thêm

Đại biểu Trần Khánh Thu cho rằng cần nhìn nhận học thêm xuất phát từ nhu cầu học tập của xã hội, của học sinh và phụ huynh, chứ không hẳn như tất cả quy kết là do ép buộc từ phía giáo viên; song cần chống khía cạnh tiêu cực trong vấn đề này.

Sáng 6/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Nhà giáo. Một số đại biểu đã đóng góp ý kiến liên quan đến Điểm c, d trong Khoản 2, Điều 11 của dự thảo Luật về những việc nhà giáo không được làm, gồm: "Ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức; Ép buộc người học nộp các khoản tiền hoặc hiện vật ngoài quy định của pháp luật".

'Dạy thêm, học thêm là nhu cầu'

Tham gia đóng góp ý kiến, Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình) cho rằng cần nhìn nhận học thêm xuất phát từ nhu cầu học tập của xã hội, của học sinh và phụ huynh, chứ không hẳn như tất cả quy kết là do ép buộc từ phía giáo viên.

Nghị trường 'nóng lên' về chuyện dạy thêm, học thêm
Đại biểu Trần Khánh Thu (Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Bình). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu chỉ ra rằng, nhiều học sinh vẫn tự nguyện ra trung tâm học thêm tiếng Anh, tự nguyện học thêm các môn văn hóa khác như âm nhạc, mỹ thuật, thậm chí các ngôn ngữ khác, nên đây là nguyện vọng chính đáng. “Như vậy, khi có nhu cầu của học sinh và gia đình thì giáo viên cũng có mong muốn, có nhu cầu dạy thêm để có thêm thu nhập. Họ chọn cách đi làm thêm là dạy thêm,” đại biểu Thu giải thích.

Theo nữ đại biểu Quốc hội, sau các tiết dạy ở trên trường, giáo viên hoàn toàn có thể bỏ công sức để dạy thêm. “Việc các giáo viên bỏ thời gian chăm lo cho gia đình để làm thêm công việc liên quan đến chuyên môn và mang lại lợi ích, tăng thêm thu nhập, tôi nghĩ không có gì sai trái cả,” bà nói.

Cần chống khía cạnh tiêu cực trong dạy thêm, học thêm

Song đại biểu Thu cho rằng, điều quan trọng nhất là cần chống khía cạnh tiêu cực trong vấn đề dạy thêm, học thêm; đồng thời đề xuất rằng cần phải có quy định về tổ chức dạy thêm một cách chính thống như một loại hình dịch vụ khác, có nề nếp, có quy định; từ đó sẽ hạn chế được tiêu cực.

Đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu sửa đổi quy định tại Điểm c, khoản 2, Điều 11 của dự thảo luật từ "cấm ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức” thành “cấm tham gia dạy học thêm trái quy định của pháp luật” để phù hợp với thực tiễn và tránh hiểu lầm rằng mọi hình thức học thêm đều bị cấm.

Đại biểu Thu cũng chỉ ra rằng có rất nhiều hình thức không ép buộc, nhưng học sinh vẫn phải học thêm, gây áp lực rất lớn cho học sinh, nhất là bậc tiểu học. Do vậy, bà khẳng định việc luật hóa cấm dạy thêm, học thêm tự phát là cần thiết.

Bên cạnh đó, bà đề nghị có thể quy định giao Chính phủ hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng bộ quy chế dạy thêm, học thêm theo hướng công khai; xây dựng các quy chế đặc thù để hạn chế việc dạy thêm, học thêm tự phát tràn lan, tránh lãng phí và không cần thiết.

Nghị trường 'nóng lên' về chuyện dạy thêm, học thêm
Đại biểu Tô Văn Tám (ĐBQH tỉnh Kon Tum). Ảnh: Quốc hội

Trong khi đó, Đại biểu Tô Văn Tám (ĐBQH tỉnh Kon Tum) cho biết học thêm, dạy thêm là vấn đề được người dân quan tâm. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Thông tư số 29/2024 về dạy thêm, học thêm, nhưng vẫn còn nhiều dư luận. Đại biểu cho rằng mọi người nên nhìn nhận việc dạy thêm, học thêm dưới góc độ chương trình giảng dạy và khối lượng kiến thức trên trường hiện nay.

"Có phải chương trình, lượng kiến thức trong chương trình nặng quá khiến học sinh không hiểu được hết và phải đi học thêm không?,” ông Tám đặt vấn đề, đồng thời đề xuất liệu có cần giảm tải chương trình và lượng kiến thức cho học sinh hay không.

Nghị trường 'nóng lên' về chuyện dạy thêm, học thêm
Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp). Ảnh: Quốc hội

Đại biểu Phạm Văn Hòa (Đoàn ĐBQH tỉnh Đồng Tháp) cho rằng Thông tư số 29/2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và quy định cấm ép học thêm tại dự thảo Luật Nhà giáo là đúng. Song, ông chỉ ra rằng thực tế rằng không cần giáo viên "ép" mà chỉ cần "gợi ý", học sinh cũng phải đi học thêm. Vì vậy, đại biểu đề nghị cần có quy định cụ thể về việc thế nào là "ép học sinh" và ngăn nguy cơ lợi dụng.

Trước đó, giải trình trước Quốc hội về dự thảo Luật Nhà giáo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh cho biết nhiều đại biểu Quốc hội có ý kiến đề nghị chỉnh theo hướng nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức và không được thu tiền học thêm của học sinh, kể cả trường hợp học sinh tự nguyện đăng ký.

UBTVQH cho rằng ý kiến của đại biểu Quốc hội là xác đáng. Việc học thêm là nhu cầu có thật của người học, tuy nhiên, việc ép buộc học sinh phải học thêm là không phù hợp. Dự thảo Luật quy định việc cấm ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm quy định cụ thể về vấn đề dạy thêm, học thêm.

Tại Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 14/2/2025, các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm (Điều 4) gồm:

Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống;

Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường.

Dạy - học thêm, không thể quản lý theo hình thức Dạy - học thêm, không thể quản lý theo hình thức 'không quản được thì cấm'

Đại biểu Quốc hội cho rằng học thêm là một nhu cầu cần thiết của xã hội, không thể quản lý theo hình thức "không quản được thì cấm".

Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025 Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 2/2025

Các chính sách mới về giá bán điện, vi phạm hành chính trong kinh doanh bảo hiểm, xử lý tiền giả và thanh tra việc học thêm, dạy thêm… sẽ có hiệu lực từ tháng 2/2025.

Đề xuất giáo viên không được thu tiền học thêm của học sinh Đề xuất giáo viên không được thu tiền học thêm của học sinh

Đại biểu Quốc hội đề nghị chỉnh lý dự thảo Luật Nhà giáo theo theo hướng nhà giáo không được ép buộc học sinh học thêm dưới mọi hình thức và không được thu tiền học thêm của học sinh, kể cả tự nguyện đăng ký học thêm.

Đại biểu Quốc hội: Lương giáo viên cao thì chất lượng cũng phải cao Đại biểu Quốc hội: Lương giáo viên cao thì chất lượng cũng phải cao

Các đại biểu Quốc hội đồng tình với những quy định về chính sách tiền lương, đãi ngộ nhà giáo trong dự án Luật Nhà giáo. Tuy nhiên, việc xếp lương cao nhất trong bậc lương, các chính sách ưu tiên cũng phải đi kèm với chất lượng của nhà giáo, đảm bảo bình đẳng, công bằng với các nhóm đối tượng.

Bộ trưởng GD&ĐT: Chúng tôi cũng không muốn ngành mình có ưu ái bất thường Bộ trưởng GD&ĐT: Chúng tôi cũng không muốn ngành mình có ưu ái bất thường

Bộ trưởng GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn giãi bày, ngành giáo dục không muốn có gì đặc quyền, đặc lợi hay ưu ái bất thường. Tuy nhiên thực tế, một phần rất lớn trong số 1,6 triệu nhà giáo vẫn còn ở mức chưa đủ sống.

Bỏ thuế khoán: Hỗ trợ tới khi hộ kinh doanh làm được thay vì chỉ kiểm tra, xử phạt

Bỏ thuế khoán: Hỗ trợ tới khi hộ kinh doanh làm được thay vì chỉ kiểm tra, xử phạt

Với quyết định bãi bỏ thuế khoán đối với hộ kinh doanh, đại biểu Quốc hội kiến nghị cần hỗ trợ hộ kinh doanh thủ tục khai thuế đến khi họ làm được, thay vì đến thời điểm chính sách có hiệu lực, chậm là phạt.
Thuốc giả, sữa giả lại 'nóng' nghị trường Quốc hội

Thuốc giả, sữa giả lại 'nóng' nghị trường Quốc hội

Đề tài hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, gian lận thương mại và người nổi tiếng quảng cáo sai sự thật về hàng hóa đã làm nóng nghị trường Quốc hội ngay đầu phiên thảo luận sáng 17/6.
'Chính quyền địa phương hai cấp tạo không gian phát triển lớn hơn'

'Chính quyền địa phương hai cấp tạo không gian phát triển lớn hơn'

Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ, việc sắp xếp đơn vị hành chính và tổ chức chính quyền địa phương hai cấp là cơ hội để Việt Nam tái cấu trúc không gian phát triển, tạo ra cơ hội cạnh tranh quốc tế tốt hơn.
Quốc hội hôm nay thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Quốc hội hôm nay thảo luận về tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Quốc hội sáng nay thông qua Luật doanh nghiệp sửa đổi và sẽ dành phần lớn thời gian thảo luận ở hội trường về kết quả phát triển kinh tế - xã hội, ngân sách Nhà nước.
Định hình một tầm nhìn mới cho Thủ đô trong thời đại mới

Định hình một tầm nhìn mới cho Thủ đô trong thời đại mới

Tổng Bí thư yêu cầu Hà Nội cần xác lập bản sắc kinh tế mới dựa trên tri thức, công nghệ và đổi mới sáng tạo, lấy các ngành công nghiệp sáng tạo, tài chính công nghệ, y tế, giáo dục, du lịch làm động lực tăng trưởng.
Không có doanh nghiệp tư nhân tham gia, sẽ rất khó triển khai đường sắt

Không có doanh nghiệp tư nhân tham gia, sẽ rất khó triển khai đường sắt

Bộ trưởng Xây dựng Trần Hồng Minh nhận định và cho biết, dự thảo Luật Đường sắt sửa theo hướng đưa vào các quy định cụ thể về chính sách ưu đãi của Nhà nước.
Đề xuất ban hành nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển doanh nghiệp Nhà nước

Đề xuất ban hành nghị quyết của Bộ Chính trị về phát triển doanh nghiệp Nhà nước

Ngày 16/6, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì họp về Đề án Tổng kết thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khoá XII về doanh nghiệp Nhà nước.
Chính thức thành lập Khu thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam tại Đà Nẵng

Chính thức thành lập Khu thương mại tự do đầu tiên của Việt Nam tại Đà Nẵng

Khu thương mại tự do (FTZ) được vận hành trên cơ sở kết hợp thể chế đặc biệt, hạ tầng hiện đại và tư duy phát triển đột phá theo chuẩn mực quốc tế.
Siết chặt trách nhiệm của người nổi tiếng khi tham gia quảng cáo

Siết chặt trách nhiệm của người nổi tiếng khi tham gia quảng cáo

Luật Quảng cáo (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua bổ sung nhiều quy định nhằm siết chặt trách nhiệm của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo, đặc biệt là những người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội.
Luật Đường sắt (sửa đổi): Mở đường cho doanh nghiệp tư nhân làm đường sắt đô thị

Luật Đường sắt (sửa đổi): Mở đường cho doanh nghiệp tư nhân làm đường sắt đô thị

Dự án Luật Đường sắt (sửa đổi) bổ sung thêm các cơ chế, chính sách đặc thù, tạo hành lang pháp lý mang tính đột phá để phát triển đường sắt.
Tuần này Bắc Bộ, Nam Bộ mưa dông, Trung Bộ nắng nóng kéo dài

Tuần này Bắc Bộ, Nam Bộ mưa dông, Trung Bộ nắng nóng kéo dài

Trong những ngày tới, thời tiết ở các vùng trên cả nước có sự khác biệt rõ rệt, Trung Bộ sẽ tiếp tục nắng nóng gay gắt trong khi Bắc Bộ và Nam Bộ xuất hiện mưa dông vào chiều tối.
Quốc hội thông qua Luật nhà giáo, không cấm dạy thêm từ năm 2026

Quốc hội thông qua Luật nhà giáo, không cấm dạy thêm từ năm 2026

Luật Nhà giáo vừa được Quốc hội thông qua không cấm dạy thêm, chỉ quy định nhà giáo không được ép buộc người học tham gia học thêm dưới mọi hình thức.
Chính thức xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Chính thức xác lập mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp

Với việc Quốc hội thông qua Luật Chính quyền địa phương sửa đổi, mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, gồm cấp tỉnh và cấp xã lần đầu được áp dụng trên cả nước, đồng bộ với bộ máy 34 tỉnh, thành mới.
Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, có hiệu lực từ 16/6/2025

Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi, có hiệu lực từ 16/6/2025

Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết của Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quốc hội biểu quyết thông qua sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội biểu quyết thông qua sửa đổi Hiến pháp

Quốc hội hôm nay sẽ tiến hành biểu quyết thông qua việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp và Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).
Kết quả vòng đàm phán lần thứ 3 giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Kết quả vòng đàm phán lần thứ 3 giữa Việt Nam - Hoa Kỳ

Bộ Công Thương chiều tối nay 15/6 phát đi thông tin về kết quả vòng đàm phán thứ 3 giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, cho biết hai bên đạt được nhiều tiến bộ, thu hẹp khoảng cách.
Thủ tướng: '63 hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương'

Thủ tướng: '63 hay 34 tỉnh thành cũng là đất nước, là quê hương'

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh rằng dù cả nước có 63 hay 34 tỉnh thành thì cũng là đất nước, quê hương, cần phải thay đổi tư duy, xóa bỏ định kiến vì sự phát triển chung.
Việt Nam xác nhận trở thành Nước Đối tác của BRICS

Việt Nam xác nhận trở thành Nước Đối tác của BRICS

Việt Nam trở thành Nước Đối tác BRICS với mong muốn nâng cao tiếng nói và vai trò của các nước đang phát triển, thúc đẩy đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa đa phương bao trùm, toàn diện.
Ông Putin điện đàm với ông Trump về căng thẳng Iran - Israel

Ông Putin điện đàm với ông Trump về căng thẳng Iran - Israel

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump đã có cuộc điện đàm vào ngày 14/6, trao đổi về tình hình căng thẳng hiện nay giữa Iran và Israel cũng như cuộc xung đột tại Ukraine.
Thủ tướng chia sẻ 6 vấn đề quan trọng liên quan cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy

Thủ tướng chia sẻ 6 vấn đề quan trọng liên quan cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy

Ngày 14/6, Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị tập huấn trực tuyến liên quan đến công tác tổ chức xây dựng Đảng, quản lý Nhà nước, tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị ở cấp xã (mới).
Doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư kinh doanh bất động sản

Doanh nghiệp Nhà nước được đầu tư kinh doanh bất động sản

Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp vừa được Quốc hội thông qua sáng nay 14/6 đã bỏ quy định hạn chế doanh nghiệp Nhà nước đầu tư kinh doanh bất động sản.
Thống nhất mức thuế suất 10% ưu đãi đối với báo chí

Thống nhất mức thuế suất 10% ưu đãi đối với báo chí

Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) quy định áp mức thuế suất ưu đãi 10% đối với thu nhập của các cơ quan báo chí, bao gồm cả quảng cáo trên báo theo quy định của Luật Báo chí.
Quốc hội chốt đánh thuế tiêu thụ đặc biệt xăng, nước ngọt, điều hòa

Quốc hội chốt đánh thuế tiêu thụ đặc biệt xăng, nước ngọt, điều hòa

Sáng nay 14/6, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt sửa đổi đã được Quốc hội thông qua, đưa điều hòa nhiệt độ trên 24.000 BTU đến 90.000 BTU, nước giải khát có đường và xăng vào diện chịu thuế.
Thủ tướng thăm Phòng thí nghiệm hạt nhân của Viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển

Thủ tướng thăm Phòng thí nghiệm hạt nhân của Viện Công nghệ Hoàng gia Thụy Điển

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Thuỵ Điển hỗ trợ Việt Nam trong việc xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật về lĩnh vực năng lượng hạt nhân.
Thủ tướng gửi điện chia buồn về vụ tai nạn hàng không tại Ấn Độ

Thủ tướng gửi điện chia buồn về vụ tai nạn hàng không tại Ấn Độ

Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gửi điện chia buồn tới Thủ tướng Narendra Modi vụ tai nạn hàng không nghiêm trọng xảy ra tại Ấn Độ.
Việt Nam - Thụy Điển trở thành Đối tác chiến lược về khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo

Việt Nam - Thụy Điển trở thành Đối tác chiến lược về khoa học-công nghệ và đổi mới sáng tạo

Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Thụy Điển, sáng 13/6 giờ địa phương, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã hội đàm với Thủ tướng Thụy Điển Ulf Kristerson.
Việt Nam lên án các hành động leo thang nguy hiểm tại Trung Đông

Việt Nam lên án các hành động leo thang nguy hiểm tại Trung Đông

Tối 13/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng trước những căng thẳng leo thang tại khu vực Trung Đông.
Việt Nam khuyến cáo công dân ở Israel và Iran lên phương án sơ tán

Việt Nam khuyến cáo công dân ở Israel và Iran lên phương án sơ tán

Bộ Ngoại giao khuyến cáo công dân Việt Nam tại Israel và Iran lên phương án chuẩn bị sơ tán an toàn người và tài sản đến nước thứ 3 hoặc về Việt Nam.
Giữ lại quyền chất vấn của đại biểu HĐND trong Hiến pháp

Giữ lại quyền chất vấn của đại biểu HĐND trong Hiến pháp

Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp 2013 giữ lại quyền chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân như hiện hành.
Kiến nghị Quốc hội giám sát các vấn đề 'nóng': Hàng giả, hàng nhái, hóa đơn thuế

Kiến nghị Quốc hội giám sát các vấn đề 'nóng': Hàng giả, hàng nhái, hóa đơn thuế

Một số đại biểu kiến nghị Quốc hội đưa vào chương trình giám sát tối cao các lĩnh vực nóng như hàng giả, hàng nhái, gian lận thương mại, nước sạch, vệ sinh an toàn thực phẩm, hóa đơn thuế...
ASEAN ‘đặt cược’ vào nền kinh tế số trị giá 2.000 tỷ USD

ASEAN ‘đặt cược’ vào nền kinh tế số trị giá 2.000 tỷ USD

Kế hoạch chiến lược Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) 2026-2030 đề xuất việc thành lập một thị trường kỹ thuật số duy nhất của khu vực có giá trị lên tới 2.000 tỷ USD vào năm 2030.
Hải Phòng: Thu hồi đất để sớm hình thành những trung tâm logistics quy mô lớn

Hải Phòng: Thu hồi đất để sớm hình thành những trung tâm logistics quy mô lớn

Bộ trưởng Tài chính cho biết Hải Phòng có nhiều diện tích đất nông nghiệp, đất trồng lúa hai vụ trở xuống bị bỏ hoang, không phát huy hiệu quả.
Thụy Điển sẵn sàng hợp tác giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu 100 năm

Thụy Điển sẵn sàng hợp tác giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu 100 năm

Chủ tịch Quốc hội Thụy Điển nhấn mạnh sẵn sàng hợp tác giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu 100 năm trở thành nước phát triển có thu nhập cao vào năm 2045.
Hà Nội bầu bổ sung Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND thành phố

Hà Nội bầu bổ sung Phó Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch UBND thành phố

HĐND TP Hà Nội bầu chức vụ Phó Chủ tịch HĐND thành phố đối với bà Phạm Thị Thanh Mai; bầu chức vụ Phó Chủ tịch UBND thành phố với ông Trương Việt Dũng.
Ngày 15/6, Hải Dương vận hành thử nghiệm hoạt động của chính quyền cấp xã mới

Ngày 15/6, Hải Dương vận hành thử nghiệm hoạt động của chính quyền cấp xã mới

Việc tổ chức vận hành thử nghiệm hoạt động của UBND xã, phường ở Hải Dương nhằm thực hành, hoàn thiện các bước quy trình, công việc trong hoạt động chỉ đạo, điều hành; bảo đảm thông suốt, liên tục, nhanh, hiệu lực, hiệu quả.
Công bố 28 nghị định về phân cấp, phân quyền chính quyền địa phương 2 cấp

Công bố 28 nghị định về phân cấp, phân quyền chính quyền địa phương 2 cấp

Chiều 12/6, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình chủ trì Hội nghị công bố các nghị định về phân cấp, phân quyền, phân định thẩm quyền khi tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp.
Xem thêm