Ngày 24/5, Thứ trưởng Kinh tế và đại diện thương mại của Ukraine Taras Kachka cho biết nước này cùng Ba Lan có thể cùng đạt được một giải pháp thỏa hiệp về vấn đề vận chuyển ngũ cốc Ukraine qua lãnh thổ Ba Lan.
Trước những biến đổi liên tục về tình hình xuất khẩu gạo gần đây, Bộ NN&PTNT vừa có
Tờ trình Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính về việc ban hành Chỉ thị tăng cường công tác xuất khẩu gạo trong tình hình mới.
Ngày 21/7, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin nêu các điều kiện để Moscow nối lại thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, trong đó gồm việc ngân hàng nông nghiệp Rosselkhozbank được kết nối lại với hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT.
Điện Kremlin ngày 17/7 tuyên bố đình chỉ Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen vì cho rằng các điều khoản liên quan đến Nga không được thực hiện. Tuy nhiên động thái này của Moscow bị Mỹ cáo buộc là hành động “vũ khí hóa lương thực”.
Theo công ty tư vấn APK-Inform dẫn lời các nhà khoa học nông nghiệp ngày 5/6, phần lớn các loại ngũ cốc vụ đông của Ukraine hiện vẫn trong tình trạng tốt, tuy nhiên năng suất của chúng hoàn toàn có thể giảm tới 20% nếu thời tiết khô và nóng kéo dài.
Ngày 5/5, Tổ chức Lương Nông Liên hợp quốc (FAO) công bố số liệu cho thấy chỉ số giá lương thực thế giới trong tháng 4/2023 đã lần đầu tiên tăng trong 1 năm.
Ngày 15/4, chính phủ Hungary thông báo sẽ cấm nhập khẩu ngũ cốc từ Ukraine để bảo vệ ngành nông nghiệp địa phương sau khi nguồn cung lớn từ nước này làm giá ngũ cốc địa phương giảm mạnh.
Hôm 12/4, Bộ trưởng Nông nghiệp Slovakia Samuel Vlcan cho biết nước này đã phát hiện ra một lô hàng 1.500 tấn ngũ cốc Ukraine có chứa chlorpyrifos, một loại thuốc trừ sâu bị cấm trên toàn EU, và tuyên bố sẽ tiêu hủy toàn bộ lô hàng này.
Phái đoàn Nga tại Geneva ngày 19/3 thông báo đồng ý gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine qua Biển Đen chỉ trong 60 ngày, thay vì 120 ngày như tuyên bố mà phía Ukraine đã đưa ra trước đó.
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Vershinin tuyên bố Moscow không phản đối việc gia hạn thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc ở Biển Đen sau khi nó hết hạn vào ngày 18/3, nhưng nước này chỉ đồng ý kéo dài thời gian thêm 60 ngày.
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres và Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ngày 8/3 kêu gọi gia hạn thỏa thuận cho phép Kiev xuất khẩu ngũ cốc qua cảng Biển Đen, nhấn mạnh rằng đây là điều "vô cùng cần thiết đối với thế giới".
Quan chức Ukraine ngày 17/11 cho biết, thỏa thuận do Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian nhằm cho phép Kiev xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen được gia hạn thêm khoảng 4 tháng.
Ngày 11/11, các quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc đã gặp mặt phái đoàn Nga tại Geneva, để thảo luận về những điểm Moscow cho rằng cần cải thiện và giải quyết vấn đề xuất khẩu lương thực không bị cản trở qua Biển Đen.
Chỉ vài giờ sau thông báo nối lại thỏa thuận ngũ cốc sau 4 ngày đình chỉ, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Moscow có quyền rút khỏi thỏa thuận này nếu Ukraine vi phạm các cam kết an ninh.
Hôm 1/11 trong một cuộc điện đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Ukraine cần đưa ra đảm bảo sẽ không sử dụng hành lang ngũ cốc cho mục đích quân sự trước khi Nga tái tham gia cam kết này.
Theo các chuyên gia thị trường, giá lúa mỳ ngày 31/10 có thể sẽ tăng vọt như một hệ quả của việc Nga rút khỏi thỏa thuận xây dựng hành lang xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua biển Đen.
Đại sứ Nga tại Mỹ cho biết việc Moscow đưa ra quyết định đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc với Ukraine "được thúc đẩy bởi các hành động của phía Kiev", đồng thời cho rằng việc phương Tây lên án động thái này là không chính đáng.
Theo Bộ Ngoại giao Nga hôm 28/10, các thỏa thuận nhằm cho phép vận chuyển và xuất khẩu ngũ cốc Ukraine qua Biển Đen mà nước này ký với Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc đang bị lạm dụng, đặc biệt là bởi những kẻ buôn lậu.
Theo Reuters đưa tin hôm 3/7 từ Đại sứ Ukraine tại Thổ Nhĩ Kỳ Vasily Bodnar, chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ đã tạm giữ một tàu chở hàng của Nga mang tên Zhibek Zholy, sau khi Kiev tuyên bố con tàu này có liên quan tới việc vận chuyển trái phép ngũ cốc của Ukraine.