Nhà đầu tư Thái Lan 'nhặt trứng vàng' khi rót vốn vào doanh nghiệp Việt

Hàng loạt thương hiệu về tay người Thái như chuỗi siêu thị Big C, Nguyễn Kim, Sabeco, Nhựa Duy Tân, Nhựa Bình Minh... Trên thực tế trong số đó, nhiều doanh nghiệp đã trở thành “gà đẻ trứng vàng”.

Central Retail là một trong các doanh nghiệp Thái Lan liên tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam.
Central Retail là một trong các doanh nghiệp Thái Lan liên tục mở rộng đầu tư tại Việt Nam.

Nô nức đến “miền đất hứa”

"Khảo sát doanh nghiệp tại ASEAN" do HSBC công bố hồi đầu tháng 4/2024 cho thấy ở hầu hết thị trường Đông Nam Á, hơn nửa công ty tham gia khảo sát bày tỏ mong muốn chọn Việt Nam là thị trường mới để mở rộng kinh doanh. Trong đó, Thái Lan nằm trong top 3 các doanh nghiệp tự tin về khả năng phát triển kinh doanh tại Việt Nam ở mức 93%, đứng sau doanh nghiệp sở tại (98%) và Singapore (94%).

Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, lũy kế đến cuối quý 1/2024, Thái Lan là nhà đầu tư lớn thứ 9 vào Việt Nam, rót tổng cộng hơn 14 tỷ USD, cao hơn Malaysia gần 1 tỷ USD. Từ năm ngoái đến nay, các nhà đầu tư Thái Lan liên tục công bố các kế hoạch hàng triệu đến hàng tỷ USD để củng cố hoạt động ở Việt Nam. Tháng 8/2023, Kasikornbank (KBank) - ngân hàng lớn thứ hai Thái Lan công bố ý định rót hơn 1 tỷ USD vào Việt Nam đến 2027.

Tháng 12/2023, SCGP - một công ty thành viên của SCG Group (Thái Lan) chi gần 700 tỷ đồng mua lại 70% vốn của CTCP Starprint Việt Nam (SPV). Đây là nhà sản xuất bao bì carton in offset hàng đầu tại Việt Nam, với các hàng lớn như Unilever, Colgate, Nestle, Heineken, P&G, Walmart, Trung Nguyên... SCGP cũng là tập đoàn đứng sau hàng loạt thương vụ thâu tóm doanh nghiệp Việt Nam trong lĩnh vực nhựa, bao bì trước đó như Nhựa Duy Tân, Bao bì Biên Hòa (SVI)...

Cuối tháng 2/2024, ngân hàng lớn thứ tư Thái Lan là The Siam Commercial Bank Public Company (SCB) công bố sẽ mua lại toàn bộ vốn góp tại Home Credit Việt Nam, với giá khoảng 800 triệu euro (khoảng 866 triệu USD).

Nhựa Duy Tân đã trở thành thành viên của SCG Group.
Nhựa Duy Tân đã trở thành thành viên của SCG Group.

Nhìn lại lịch sử, người Thái đã nhìn thấy tiềm năng của thị trường Việt Nam từ khá lâu. Central Retail chính là một trong những cái tên nổi bật nhất. Đây là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bán lẻ - mảng kinh doanh quan trọng nhất của Central Group, thuộc gia đình tỷ phú Thái Chirathivat.

Gia nhập Việt Nam năm 2012 với tư cách là nhà bán lẻ thời trang, chỉ với một vài chi nhánh nhưng đến nay, đại gia Thái này đã chi hàng tỷ USD cho các thương vụ mua bán sáp nhập. Nổi tiếng nhất chính là thương vụ năm 2016, khi Central Retail mua lại Big C Việt Nam từ tay Tập đoàn Casino của Pháp. Giá trị giao dịch khoảng 920 triệu euro, tương đương 1,05 tỷ USD. Big C sau đó đổi tên các siêu thị thành Tops Market, đại siêu thị thành Go!.

Central Retail còn mua lại hệ thống siêu thị Lan Chi Mart, chuỗi điện máy Nguyễn Kim... Mặc dù không công bố số liệu tài chính định kỳ nhưng Central Retail đã xác định thị trường Việt Nam là mảnh đất màu mỡ khi công bố đầu tư 50 tỷ Baht (khoảng 1,45 tỷ USD) vào Việt Nam từ năm 2023 đến 2027 để tăng tốc sự hiện diện của mình.

Ông lớn này cũng không giấu giếm tham vọng khi đặt mục tiêu doanh thu 150 tỷ baht (4,3 tỷ USD) sau 5 năm, trở thành nhà bán lẻ đa kênh hàng đầu Việt Nam vào năm 2027. Kế hoạch kinh doanh tại Việt Nam còn bao gồm mục tiêu tăng gấp đôi số cửa hàng lên 600, có mặt tại 57 trong số 63 tỉnh, thành cả nước. Trước đó, Central Retail Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng doanh thu nhảy vọt từ 300 triệu baht (8,7 triệu USD) vào năm 2014 lên 38.592 triệu baht (1,12 tỷ USD) vào năm 2021.

TCC Holdings của tỷ phú Charoen Sirivadhanabhakdi cũng sở hữu hàng loạt khoản đầu tư đáng chú ý trên thị trường bất động sản và bán lẻ Việt Nam. Năm 2015, Berli Jucker - đơn vị thành viên của TCC đã mua lại hệ thống Metro Cash & Carry Việt Nam từ Tập đoàn Metro (Đức) với giá gần 900 triệu USD. Chuỗi bán lẻ này đã đổi tên thành MM Mega Market.

Thông qua Fraser & Neave (F&N), TTC cũng gián tiếp sở hữu 17,69% cổ phần của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã VNM). Còn ThaiBev - thành viên khác trong hệ sinh thái của tỷ phú Charoen cũng chi ra 5 tỷ USD để sở hữu 53,59% cổ phần của Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát (Sabeco, mã SAB).

Giá trị thực sự phía sau những khoản cổ tức

“Trái ngọt” mà các nhà đầu tư Thái Lan thu được thể hiện rõ nhất qua hai thương vụ M&A doanh nghiệp trên sàn. Đó chính là Tổng công ty Bia – Rượu – Nước giải khát (Sabeco, mã chứng khoán SAB) và CTCP Nhựa Bình Minh (mã BMP).

Vào cuối năm 2017, Vietnam Beverage – thành viên thuộc Thaibev đã chi đến 5 tỷ USD (khoảng 110.000 tỷ đồng) mua trọn lô 343,66 triệu cổ phiếu SAB từ đợt thoái vốn của Bộ Công Thương, qua đó chính thức nắm quyền chi phối Sabeco. Với khoản chi trên, tính ra nhà đầu tư Thái Lan đã phải bỏ ra 320.000 đồng cho mỗi cổ phần Sabeco.

Khoản đầu tư của Thaibev luôn trong tình trạng “tạm lỗ” vì giá cổ phiếu sau đó liên tục giảm, thậm chí thời điểm đầu năm nay còn lui về vùng đáy dưới 60.000 đồng/cp do sự khó khăn của ngành bia và ảnh hưởng của kết quả kinh doanh giảm sút. Tuy nhiên không thể chỉ nhìn vào giá cổ phiếu để đánh giá hiệu quả đầu tư của Thaibev, vì chắc chắn khi chi ra số tiền lớn, họ nhắm tới mục tiêu dài hạn.

Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi - người đứng sau nhiều thương vụ M&A đình đám.
Tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi - người đứng sau nhiều thương vụ M&A đình đám.

Thực tế, Sabeco đang nắm giữ thị phần lớn nhất nhì tại quốc gia hơn 100 triệu dân, có mức độ tiêu thụ bia lớn. Từ năm 2016 đến nay, hãng bia Sài Gòn luôn duy trì lợi nhuận sau thuế ở mức 4.000 tỷ đồng đến trên 5.000 tỷ đồng. Sabeco cũng là một trong 30 doanh nghiệp nằm trong VN30 - nhóm uy tín và có vốn hoá lớn nhất sàn chứng khoán. Tổng tài sản của công ty tại thời điểm cuối quý 1/2024 đạt hơn 32.000 tỷ đồng, trong đó hơn 20.000 tỷ đồng là tiền mặt. Doanh nghiệp vay nợ rất ít, với con số chưa tới 1.000 tỷ đồng.

Cơ cấu tài chính lành mạnh chính là cơ sở để mang về cho Thaibev khoản lợi nhuận đều đặn mỗi năm. “Đại gia” Thái Lan nhận tiền mặt "đều như vắt tranh" từ hãng bia Việt Nam. Tính cả đợt cổ tức lần 2 năm 2023 sắp tới (20%), số tiền Thaibev bỏ túi tính ra lên tới hơn 10.600 tỷ đồng.

Mặc dù trước mắt, Sabeco đang gặp khó khăn do mức tiêu thụ ngành bia chững lại do khó khăn của nền kinh tế và ảnh hưởng bởi việc việc áp dụng quy định cấm nồng độ cồn. Tuy nhiên về lâu dài, đây vẫn là ngành hàng tiềm năng khi Việt Nam có cơ cấu dân số đông và trẻ. Sabeco cũng đang thực hiện các chiến lược để thúc đẩy tăng trưởng như “đánh” vào phân khúc phổ thông và cận cao cấp, sản xuất bia không cồn...

Trường hợp của Nhựa Bình Minh mới thực sự là “gà đẻ trứng vàng” cho nhà đầu tư Thái Lan. Nawaplastic - thành viên của Tập đoàn SCG trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp này từ đầu tháng 3/2012 sau khi chi ra khoảng 243 tỷ đồng mua vào 5,85 triệu cổ phiếu BMP, tương ứng tỷ lệ 16,72% vốn thời điểm đó.

Sau đó, công ty này liên tục tăng sở hữu tại Nhựa Bình Minh, lớn nhất là đợt “ôm” trọn lô 24,13 triệu cổ phiếu BMP từ SCIC trong đợt đấu giá cổ phần hồi tháng 3/2018. Hiện, cổ đông Thái Lan nắm hơn 45 triệu cổ phiếu BMP, tương ứng 55% vốn của doanh nghiệp nhựa. Tính chung, tổng số tiền SCG chi ra cho thương vụ “thâu tóm” Nhựa Bình Minh vào khoảng 2.800 tỷ đồng.

Sau khi về tay SCG, kết quả kinh doanh của Nhựa Bình Minh cải thiện qua từng năm. Năm 2023, công ty đạt lợi nhuận sau thuế kỷ lục 1.041 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2022 và vượt kế hoạch. Cùng với mức cổ tức hậu hĩnh, cổ phiếu BMP nhanh chóng leo lên vùng giá trên 100.000 đồng, giúp khoản đầu tư của SCG hiện có giá trị thị trường lên đến gần 5.000 tỷ đồng, tương ứng khoản tạm lãi 2.300 tỷ đồng.

Phần lợi nhuận đã hiện thực hóa thấy rõ nhất chính là khoản cổ tức SCG thu về. Từ năm 2012 đến nay, chưa năm nào Nhựa Bình Minh “quên” chia cổ tức bằng tiền. Năm 2023, tổng tỷ lệ cổ tức mà Nhựa Bình Minh chi trả lên tới 126% (1 cổ phiếu nhận 12.600 đồng). Năm 2022, doanh nghiệp này cũng dành gần như toàn bộ lợi nhuận để chia cổ tức tỷ lệ 84%.

Ngoài những khoản tiền thu về thấy rõ thì điều quan trọng mà ThaiBev hay Nawaplastic đã làm được là tạo ra giá trị cộng hưởng cho công ty, được mua bằng cách đưa vào sản phẩm mới, hệ thống phân phối/bán lẻ rộng khắp, thay đổi quản trị công ty nhằm tăng hiệu quả kinh doanh… Tức là 1+1 bằng 3, 5, 10, thậm chí bằng cả trăm chứ không phải là 1+1=2.

Hoàng Huy HHS đặt mục tiêu lãi kỷ lục

Hoàng Huy HHS đặt mục tiêu lãi kỷ lục

Trong trường hợp hoàn thành kế hoạch lợi nhuận sau thuế 500 tỷ đồng, đây sẽ là mức lãi kỷ lục trong lịch sử hoạt động của Hoàng Huy HHS.
Xanh SM phát động chương trình mỗi tuần tặng một xe VF 3

Xanh SM phát động chương trình mỗi tuần tặng một xe VF 3

Từ ngày 1/4 đến 31/8/2025, khách hàng và tài xế đóng góp những chuyến đi xanh, sẽ có cơ hội trúng thưởng 34 chiếc ô tô điện VinFast VF 3 cùng hàng nghìn phần quà với tổng giá trị giải thưởng lên đến hơn 16 tỷ đồng.
Tổng giám đốc FPTS nêu lý do đặt mục tiêu lợi nhuận đi lùi

Tổng giám đốc FPTS nêu lý do đặt mục tiêu lợi nhuận đi lùi

CTCP Chứng khoán FPT đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2025 ở mức 500 tỷ đồng, giảm nhẹ 2,47% so với năm trước.
Sao Ta lập kỷ lục doanh số quý I, chuẩn bị cho thách thức của ngành tôm

Sao Ta lập kỷ lục doanh số quý I, chuẩn bị cho thách thức của ngành tôm

CTCP Thực phẩm Sao Ta ghi nhận doanh số hợp nhất quý I/2025 đạt hơn 70 triệu USD, mức cao nhất trong 3 năm trở lại đây.
Vinaconex lên kế hoạch doanh thu vượt 15.000 tỷ đồng, tăng trưởng lợi nhuận 8%

Vinaconex lên kế hoạch doanh thu vượt 15.000 tỷ đồng, tăng trưởng lợi nhuận 8%

Sau khi lãi lớn trong năm 2024, Vinaconex tiếp tục lên kế hoạch kinh doanh năm 2025 tăng trưởng mạnh mẽ với tổng doanh thu đạt 15.500 tỷ đồng.
Honda Việt Nam có tổng giám đốc mới

Honda Việt Nam có tổng giám đốc mới

Ngày 1/4, Honda Việt Nam bổ nhiệm bà Sayaka Hattori làm tổng giám đốc, kế nhiệm ông Koji Sugita.
Những nhóm ngành dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận quý 1/2025

Những nhóm ngành dẫn dắt tăng trưởng lợi nhuận quý 1/2025

Agriseco Research dự báo 5 nhóm ngành có tiềm năng tăng trưởng lợi nhuận cao trong quý đầu năm 2025 gồm bất động sản, thuỷ sản, chăn nuôi, bán lẻ và ngân hàng.
ĐHĐCĐ FPT Securities: Kế hoạch kinh doanh thận trọng

ĐHĐCĐ FPT Securities: Kế hoạch kinh doanh thận trọng

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2025, FPT Securities trình cổ đông kế hoạch kinh doanh với doanh thu và lợi nhuận trước thuế giảm nhẹ so với cùng kỳ năm 2024.
Sau kiểm toán, Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao kỷ lục

Sau kiểm toán, Vietnam Airlines báo lãi năm 2024 cao kỷ lục

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HoSE: HVN) vừa công bố kết quả kinh doanh sau kiểm toán năm 2024, ghi nhận doanh thu và lợi nhuận đạt mức cao nhất trong lịch sử hoạt động.
Kinh Bắc giảm lãi gần 37 tỷ đồng sau kiểm toán

Kinh Bắc giảm lãi gần 37 tỷ đồng sau kiểm toán

Sở Giao dịch Chứng khoán TP HCM ngày 1/4 công bố giải trình chênh lệch BCTC đã được kiểm toán năm 2024 của Tổng Công ty Kinh Bắc.
Một thành viên HĐQT Vinaconex nộp đơn từ nhiệm

Một thành viên HĐQT Vinaconex nộp đơn từ nhiệm

Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng (Vinaconex – HOSE: VCG) ngày 31/3 công bố đơn từ nhiệm thành viên HĐQT của bà Trần Thị Thu Hồng.
Chiến lược mới của Hóa chất Đức Giang

Chiến lược mới của Hóa chất Đức Giang

Chủ tịch Hóa chất Đức Giang Đào Hữu Huyền cho biết sản phẩm phốt pho vàng của công ty đang được thị trường Mỹ ưa chuộng và sẽ là chủ lực của tập đoàn trong năm nay.
Nestlé MILO đồng hành cùng giải chạy lâu đời nhất Việt Nam

Nestlé MILO đồng hành cùng giải chạy lâu đời nhất Việt Nam

Nestlé MILO đồng hành cùng Tiền Phong Marathon 2025, tiếp tục cam kết nâng cao thể lực cho thế hệ trẻ Việt Nam.
Tổng giám đốc MIC: 'Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ không còn chạy đua về phí'

Tổng giám đốc MIC: 'Thị trường bảo hiểm phi nhân thọ không còn chạy đua về phí'

Theo Tổng giám đốc Đinh Như Tuynh, ngành bảo hiểm phi nhân thọ đang chuyển từ cạnh tranh về phí sang nâng cao chất lượng dịch vụ, tối ưu trải nghiệm khách hàng.
Vinaconex ITC chưa đạt được thỏa thuận về việc bán một phần Cát Bà Amatina

Vinaconex ITC chưa đạt được thỏa thuận về việc bán một phần Cát Bà Amatina

Chủ tịch Vinaconex ITC Dương Văn Mậu cho biết công ty chưa có bất ký hứa hẹn bán một phần dự án Cát Bà Amatina cho bất kỳ đối tác nào.
ĐHĐCĐ Hoá chất Đức Giang: Mục tiêu doanh thu 10.385 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Hoá chất Đức Giang: Mục tiêu doanh thu 10.385 tỷ đồng

Ngày 31/3, CTCP Tập đoàn Hóa chất Đức Giang (mã DGC) tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế Almaz , Long Biên, Hà Nội.
MIC đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 75%, kiện toàn nhân sự HĐQT

MIC đặt mục tiêu lợi nhuận tăng 75%, kiện toàn nhân sự HĐQT

Tại Đại hội đồng cổ đông năm nay, MIC đề xuất kế hoạch lợi nhuận tăng trưởng mạnh mẽ 75% so với năm trước, đồng thời tiến hành bầu bổ sung nhân sự vào HĐQT và ban kiểm soát.
ĐHĐCĐ Vinaconex ITC: Tiếp tục phương án chuyển nhượng một phần Cát Bà Amatina

ĐHĐCĐ Vinaconex ITC: Tiếp tục phương án chuyển nhượng một phần Cát Bà Amatina

ĐHĐCĐ thường niên năm 2025 của Công ty Vinaconex ITC được tổ chức ngày 31/3 ở tòa nhà Vinaconex tại số 34 Láng Hạ, quận Đống Đa, TP Hà Nội.
Trạm sạc xe điện VinFast sẽ được phủ sóng tại các tỉnh, thành phía Nam

Trạm sạc xe điện VinFast sẽ được phủ sóng tại các tỉnh, thành phía Nam

CTCP Phát triển Trạm sạc Toàn cầu V-GREEN và CTCP Đầu tư ChargePoint vừa ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược phân phối thiết bị sạc xe điện trị giá 150 tỷ đồng tại các tỉnh, thành phía Nam.
Bến cảng 5 vạn tấn tại Chu Lai: Kích hoạt động lực mới cho logistics miền Trung

Bến cảng 5 vạn tấn tại Chu Lai: Kích hoạt động lực mới cho logistics miền Trung

Bến cảng 5 vạn tấn tại Cảng quốc tế Chu Lai là một trong tám công trình tiêu biểu chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng tỉnh Quảng Nam và 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ tỉnh. Công trình đánh dấu cột mốc quan trọng trong chiến lược phát triển hạ tầng logistics khu vực miền Trung.
Gelex Electric tiến hành tăng vốn lên 3.660 tỷ đồng

Gelex Electric tiến hành tăng vốn lên 3.660 tỷ đồng

Gelex Electric vừa công bố nghị quyết HĐQT, thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.
NCB chốt phát hành thêm 750 triệu cổ phiếu, mục tiêu có lãi trong năm 2025

NCB chốt phát hành thêm 750 triệu cổ phiếu, mục tiêu có lãi trong năm 2025

Đại hội ngày 29/3 của NCB đã thông qua toàn bộ các tờ trình, bao gồm phương án phát hành 750 triệu cổ phiếu, nâng vốn vượt 19.000 tỷ đồng.
Chủ tịch NCB: 'Chúng ta không xây lâu đài trên cát'

Chủ tịch NCB: 'Chúng ta không xây lâu đài trên cát'

Chia sẻ tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức ngày 29/3, Chủ tịch HĐQT NCB Bùi Thị Thanh Hương đánh giá cao kết quả những năm vừa qua của ngân hàng, đồng thời khẳng định ngân hàng sẽ có lãi trong năm 2025.
Tỷ phú Elon Musk bán mạng xã hội X cho xAI

Tỷ phú Elon Musk bán mạng xã hội X cho xAI

Tỷ phú Elon Musk vừa thông báo startup lĩnh vực trí tuệ nhân tạo xAI đã mua lại nền tảng mạng xã hội X trong giao dịch hoàn toàn bằng cổ phiếu.
ĐHĐCĐ NCB: Tăng vốn vượt ngưỡng 19.000 tỷ đồng

ĐHĐCĐ NCB: Tăng vốn vượt ngưỡng 19.000 tỷ đồng

Tâm điểm tại ĐHĐCĐ NCB là tờ trình chào bán 750 triệu cổ phiếu riêng lẻ, dự kiến nâng vốn điều lệ của ngân hàng từ 11.780 tỷ đồng lên vượt 19.000 tỷ đồng.
Một doanh nghiệp tại Đà Nẵng thuê 1.000 ô tô điện VinFast

Một doanh nghiệp tại Đà Nẵng thuê 1.000 ô tô điện VinFast

Ngày 28/3, tại Đà Nẵng, CTCP Thương mại và Dịch vụ Green Future (GF) đã ký kết thỏa thuận cho CTCP Địa ốc First Real thuê 1.000 ô tô điện VinFast để phát triển mô hình du lịch xanh.
SJ Group chốt tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, mục tiêu tăng gấp đôi lợi nhuận

SJ Group chốt tăng vốn lên 3.000 tỷ đồng, mục tiêu tăng gấp đôi lợi nhuận

Cổ đông SJ Group đã thông qua các tờ trình tại ĐHĐCĐ năm 2025, bao gồm kế hoạch kinh doanh cũng như tờ trình phát hành 182,6 triệu cổ phiếu.
Dự phóng tăng trưởng lợi nhuận các ngành quý 1/2025

Dự phóng tăng trưởng lợi nhuận các ngành quý 1/2025

Chứng khoán MB (MBS) dự báo lợi nhuận toàn thị trường trong quý 1/2025 sẽ tăng trưởng 17% so với cùng kỳ năm trước, phản ánh sự phục hồi mạnh của nền kinh tế.
ĐHĐCĐ SJ Group: Mục tiêu doanh thu vượt 1.200 tỷ đồng

ĐHĐCĐ SJ Group: Mục tiêu doanh thu vượt 1.200 tỷ đồng

SJ Group lên kế hoạch năm 2025 với doanh thu và lợi nhuận trước thuế đạt 1.211 tỷ đồng và 753 tỷ đồng, tăng mạnh so với những năm gần đây.
Gelex chốt miễn nhiệm ông Nguyễn Văn Tuấn, đặt mục tiêu lãi 3.000 tỷ đồng

Gelex chốt miễn nhiệm ông Nguyễn Văn Tuấn, đặt mục tiêu lãi 3.000 tỷ đồng

ĐHĐCĐ năm 2025 của Gelex đã thông qua kế hoạch kinh doanh với doanh thu đạt 37.600 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 3.041 tỷ đồng.
Tháo “nút thắt” mặt bằng cho KCN nông nghiệp Thaco tại Thái Bình

Tháo “nút thắt” mặt bằng cho KCN nông nghiệp Thaco tại Thái Bình

Dự án khu công nghiệp (KCN) chuyên nông nghiệp công nghệ cao Thaco – Thái Bình được Tập đoàn Trường Hải đề xuất đầu tư từ năm 2017 với quy mô 250 ha, theo dự kiến sẽ đưa vào hoạt động năm 2025.
Vinpearl công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025

Vinpearl công bố kế hoạch kinh doanh năm 2025

CTCP Vinpearl đặt mục tiêu doanh thu thuần năm 2025 ở mức 14.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 1.700 tỷ đồng.
Ông Nguyễn Văn Tuấn trả lời cổ đông về khoản đầu tư vào Eximbank

Ông Nguyễn Văn Tuấn trả lời cổ đông về khoản đầu tư vào Eximbank

Theo chia sẻ của ông Nguyễn Văn Tuấn - Tổng giám đốc Tập đoàn Gelex, khoản đầu tư vào Eximbank không nhằm mở rộng hệ sinh thái, mà chỉ xem đây là một khoản đầu tư dài hạn.
Vingroup khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An

Vingroup khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An

Ngày 26/03, Tập đoàn Vingroup khởi công Vinhomes Green City - khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần kiến tạo sự phát triển thịnh vượng cho cả khu vực.
Gelex ước lãi quý 1/2025 đạt 600 tỷ đồng, doanh thu tăng trưởng 16%

Gelex ước lãi quý 1/2025 đạt 600 tỷ đồng, doanh thu tăng trưởng 16%

Chia sẻ tại Đại hội cổ đông sáng 27/3, Chủ tịch Gelex Nguyễn Trọng Hiền cho biết kết quả kinh doanh của công ty trong quý 1/2025 tiếp tục tăng trưởng tích cực.
ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu kỷ lục gần 38.000 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Gelex: Mục tiêu doanh thu kỷ lục gần 38.000 tỷ đồng

Tại đại hội năm 2025, ban lãnh đạo Tập đoàn Gelex trình cổ đông phương án kinh doanh với doanh thu cao kỷ lục, đạt 37.600 tỷ đồng.
Xem thêm