Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine

Đã tròn 12 tháng kể từ khi xung đột Nga và Ukraine – cuộc xung đột có quy mô lớn nhất tại châu Âu kể từ sau Thế chiến 2 - chính thức bùng nổ. Tuy nhiên, cuộc chiến này đến nay vẫn chưa có dấu hiệu kết thúc, khi các bên vẫn giằng co trên các mặt trận.

Tháng 2/2022: Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt

Lúc 5h55' sáng ngày 24/2/2022 (giờ địa phương), Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine tại vùng Donbass, miền Đông Ukraine. Ông nhấn mạnh rằng chiến dịch này của Nga nhằm mục đích “phi quân sự hóa” và “phi hạt nhân hóa” Ukraine, là hành động tự vệ của Moscow.

Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 1
Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, ngày 24/2/20222. Ảnh: AP

Phản ứng lại trước động thái của Nga, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố sẽ ở lại đất nước và nắm quyền. Ông đã ban bố thiết quân lệnh, ra lệnh tổng động viên toàn quốc và chấm dứt quan hệ ngoại giao với Moscow.

Các cuộc giao tranh đầu tiên giữa hai bên được ghi nhận khi một mũi tiến công của Nga vượt biên giới tiến vào tỉnh Lugansk, Ukraine.

Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 2
Binh sĩ Ukraine ngồi trên xe bọc thép tại Donetsk, miền Đông Ukraine, ngày 24/2. Ảnh: AP

Liên Hợp Quốc và các nước lên tiếng phản đối mạnh mẽ hành động của Nga. Phương Tây đồng loạt công bố áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với Moscow.

Cũng trong tháng này, Ukraine nộp đơn xin gia nhập EU.

Tháng 3/2022: Các cuộc đàm phán thất bại và đóng băng

Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 3
Người dân Ukraine đứng dưới một cây cầu bị phá hủy, ngoại ô Kiev, ngày 3/3/2022. 8 triệu người dân tại đất nước này phải lên đường đi sơ tán. Ảnh: AP

Ngày 2/3, Nga tuyên bố kiểm soát thành phố Kherson ở miền nam Ukraine. Lực lượng Nga cũng chiếm phần còn lại của vùng Kherson và phần lớn vùng Zaporizhzhia, trong đó có Nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia lớn nhất châu Âu.

Nga và Ukraine đã tổ chức các cuộc đàm phán cấp cao giữa Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba và Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov, cùng phái đoàn hai nước. Tuy nhiên, kết quả đàm phán không đạt được tiến triển khi mỗi bên đều có lập trường riêng.

Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 4
Phái đoàn Ukraine (trái) và Nga trong cuộc đàm phán ở Belarus ngày 7/3/2022. Ảnh: AFP

Trên chiến trường, Nga không thành công với chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” tại các thành phố lớn ở Đông Bắc Ukraine và thủ đô Kiev. Bộ Quốc phòng Nga ngày 29/3 đã quyết định rút lực lượng khỏi thủ đô Kiev và một số khu vực khác, nhằm tập trung vào vùng trung tâm công nghiệp phía đông của Donbass.

Tháng 4/2022: Chiến dịch quân sự đặc biệt bước sang giai đoạn 2

Trong tháng 4, mặt trận miền Đông Ukraine diễn ra các cuộc giao tranh ác liệt khi Nga cố gắng kiểm soát hoàn toàn Donetsk và Lugansk.

Thành phố cảng Mariupol ở ven Biển Azov hứng chịu các cuộc pháo kích. Lực lượng Nga siết chặt vòng vây xung quanh nhà máy thép khổng lồ Azovstal - thành trì cuối cùng còn lại của Ukraine ở Mariupol.

Tháng 5/2022: Thành trì Mariupol thất thủ

Những binh sĩ Ukraine cuối cùng còn cố thủ trong nhà máy thép Azovstal đầu hàng lực lượng Nga sau gần 3 tháng bị bao vây. Mariupol thất thủ đã khiến Ukraine không thể tiếp cận biển Azov. Trong khi đó, Moscow có thể thiết lập một hành lang trên bộ từ bán đảo Crimea qua vùng Đông Nam Ukraine tới biên giới nước này.

Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 5
Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg cầm hai đơn xin gia nhập thành viên của Thụy Điển và Phần Lan tại Brussels, Bỉ, ngày 18/5/2022. Ảnh: Reuters

Ngày 18/5, Phần Lan và Thụy Điển cùng nhau nộp đơn xin gia nhập NATO, kết thúc hàng thập kỷ duy trì vị thế trung lập. Chính phủ Nga cho rằng việc NATO cố gắng mở rộng liên minh là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới cuộc xung đột.

Tháng 6/2022: NATO và EU gia tăng mở rộng

Mỹ và phương Tây liên tục bơm các loại khí tài quân sự vào Ukraine nhằm hỗ trợ quốc gia này. Washington công bố các gói viện trợ quân sự khổng lồ, kèm theo cả hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142 (HIMARS).

Bất chấp các cảnh báo của Nga, EU trao tư cách ứng viên cho Ukraine sau khi quốc gia này nộp đơn xin gia nhập liên minh. Trong khi đó, các nhà lãnh đạo NATO đã chính thức mời Thụy Điển và Phần Lan tham gia khối quân sự. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ cảnh báo không chấp nhận tư cách thành viên của 2 nước Bắc Âu.

Liên Hợp Quốc lên tiếng cảnh báo hàng triệu người dân tại nhiều quốc gia trên thế giới phải đối mặt với tình trạng thiếu lương thực, trong bối cảnh Ukraine đóng băng hoạt động xuất khẩu ngũ cốc qua Biển Đen vì lo ngại các cuộc giao tranh.

Tháng 7/2022: Nga – Ukraine thiết lập thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen

Lực lượng Nga giành chiến thắng quan trọng tại thành phố Lysychansk và Sievierodonetsk, tiến tới kiểm soát gần như toàn bộ vùng Lugansk.

Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 6
Thoả thuận xuất khẩu ngũ cốc được tại Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: Reuters

Ngày 23/7, với sự trung gian của Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc, Nga và Ukraine đã đồng ý về thỏa thuận giải phóng các kho hàng ngũ cốc đang mắc kẹt tại các cảng Biển Đen. Đây được coi là một bước đột phá trong nỗ lực chấm dứt tình trạng bế tắc chuỗi cung ứng, xoa dịu cuộc khủng hoảng ninh lương thực toàn cầu.

Tháng 8/2022: Nga ngừng chuyển khí đốt sang châu Âu

Ngày 9/8, một vụ nổ lớn xảy ra tại một căn cứ không quân Nga trên bán đảo Crimea. Nhiều vụ nổ khác cũng xuất hiện vài ngày sau đó. Lực lượng Ukraine thừa nhận các vụ nổ trên do họ gây ra.

Nga và Ukraine đổ lỗi lẫn nhau về việc thực hiện các vụ pháo kích nhắm vào nhà máy điện hạt nhân Zaporizhzhia, cảnh báo về nguy cơ xảy ra thảm họa hạt nhân tàn khốc.

Ngày 30/8, lực lượng Ukraine bắt đầu cuộc phản công ở vùng Kherson tại miền Nam. Một ngày sau đó, Nga tạm dừng tất cả hoạt động xuất khẩu khí đốt từ Nga sang châu Âu. Tập đoàn năng lượng Gazprom của Nga nêu lý do là cần bảo trì đường ống Nord Stream 1.

Tháng 9/2022: Nga tổng động viên một phần, sáp nhập 4 vùng lãnh thổ Ukraine

Nhằm đối phó với tình trạng giá năng lượng đắt đỏ và tạo bước tiến mới trong việc trừng phạt Moscow, nhóm các nền kinh tế G7 nhất trí áp đặt giá trần đối với dầu Nga trên toàn cầu.

Trên chiến trường, lực lượng Ukraine phát động cuộc phản công bất ngờ ở thành phố Kharkov, miền Đông Bắc nước này, khiến quân Nga nhanh chóng bị đẩy lùi.

Ngày 21/9, Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh tổng động viên một phần, nhằm huy động 300.000 quân dự bị cho cuộc chiến.

Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 7
Tổng thống Nga Putin (giữa) và lãnh đạo 4 vùng ly khai Ukraine (Donetsk, Lugansk, Kherson và Zaporizhzhia). Ảnh: TASS

Nga tổ chức trưng cầu dân ý tại 4 tỉnh của Ukraine gồm Donetsk, Luhansk, Kherson và Zaporizhia về việc sáp nhập lãnh thổ. Ngày 30/9, ông Putin ký các văn bản sáp nhập 4 tỉnh tại buổi lễ được tổ chức ở Điện Kremlin.

Trong khi đó, đường ống Nord Stream vận chuyển khí đốt từ Nga sang châu Âu xuất hiện vết nứt, nghi là do “các hành động phá hoại”.

Tháng 10/2022: Vụ nổ trên cầu Crimea

Ngày 8/10, một chiếc xe tải chứa chất nổ đã phát nổ trên cầu Crimea - tuyến đường bộ duy nhất nối Nga với bán đảo Crimea.

Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 8
Ngày 8/10/2022, cầu Crimea bị nổ khiến hai nhịp cầu bị sập. Ảnh: Reuters

Nga cáo buộc Ukraine là bên gây ra vụ việc trên, tuy nhiên Kiev lên tiếng phủ nhận. Moscow sau đó đáp trả bằng cách triển khai pháo kích dữ dội nhắm vào các nhà máy điện và cơ sở hạ tầng quan trọng tại thủ đô Kiev và nhiều thành phố khác của Ukraine.

Các trận pháo kích diễn ra liên tục khiến Ukraine đối mặt với tình trạng mất điện và thiếu nguồn cung điện trên toàn quốc.

Tháng 11/2022: Tên lửa Ukraine bay sang Ba Lan

Ngày 9/11, Nga tuyên bố rút quân khỏi thành phố Kherson – một trong những thành phố đầu tiên mà lực lượng nước này kiểm soát kể từ khi cuộc xung đột mới bùng nổ.

Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 9
Một gia đình đoàn tụ tại làng Tsentralne, miền nam Ukraine, tháng 11/2022. Ảnh: AP
Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 10
Binh sĩ Ukraine nã pháo về phía các vị trí của Nga gần Bakhmut, vùng Donetsk, Ukraine, tháng 11/2022. Ảnh: AP

Ngày 15/11, một tên lửa phòng không của Ukraine đã rơi vào lãnh thổ Ba Lan khiến 2 người thiệt mạng. Vụ việc suýt chút nữa khiến căng thẳng giữa Nga và NATO leo thang.

Tháng 12/2022: Tổng thống Zelensky đến thăm Mỹ

Ngày 5/12, quân đội Nga cáo buộc Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái để nhắm vào hai căn cứ không quân máy bay nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 11
Tổng thống Mỹ Joe Biden tiếp đón Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tại Nhà Trắng. Ảnh: AFP

Ngày 21/12, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đến thăm Mỹ. Đây là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Kiev kể từ khi cuộc xung đột bắt đầu. Tại cuộc gặp, Tổng thống Mỹ Joe Biden tuyên bố sẽ gửi hệ thống tên lửa phòng không Patriot và các loại khí tài khác để giúp Ukraine ngăn chặn các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng.

Tháng 1/2023: Phương Tây cam kết chuyển giao xe tăng cho Kiev

Ngày 1/1, 89 binh sĩ Nga thiệt mạng sau khi Ukraine tấn công bằng tên lửa vào một cơ sở quân sự ở thị trấn Makiyivka, tỉnh Donetsk, theo Bộ Quốc phòng Nga.

Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 12
Các phương tiện bọc thép bị phá hủy sau trận giao tranh tại bờ sông Siversky Donets, ngày 13/1. Ảnh: AP

Sau nhiều tháng giao tranh dữ dội, Nga tuyên bố chiếm được thị trấn khai thác muối Soledar, tỉnh Donetsk vào ngày 12/1, mặc dù Kiev không thừa nhận điều đó cho đến vài ngày sau đó. Moscow cũng đẩy mạnh cuộc tấn công nhằm chiếm giữ thành trì Bakhmut.

Ngày 14/1, Anh tuyên bố sẽ gửi xe tăng chiến đấu Challenger 2 cho Ukraine và là thành viên NATO đầu tiên đồng ý cung cấp vũ khí bọc thép hiện đại.

Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 13
Hiện trường một tòa nhà cao tầng đổ sập ở Dnipro do trúng tên lửa Nga, tháng 1/2023. Ảnh: AP

Tiếp theo, sau nhiều tranh cãi, Mỹ và Đức cũng đồng ý chuyển giao các loại xe tăng chiến đấu chủ lực của mình cho Ukraine. Trong đó, Mỹ tuyên bố gửi tới chiến trường Ukraine những chiếc xe tăng chiến đấu hạng nặng M1 Abrams. Còn Đức chấp thuận gửi xe tăng Leopard 2 do nước này sản xuất.

Tháng 2/2023: Chuyến thăm Ukraine của Tổng thống Mỹ và Thông điệp Liên bang của Tổng thống Nga

Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 14
Tổng thống Mỹ Joe Biden đến thủ đô Kiev thăm người đồng cấp Zelensky. Ảnh: Reuters

Ngày 20/2, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có chuyến thăm bất ngờ đến thủ đô Kiev, Ukraine. Tại cuộc gặp mặt người đồng cấp Zelensky, ông Biden thông báo sẽ cung cấp khoản viện trợ 500 triệu USD cho Ukraine, bao gồm đạn pháo, tên lửa chống tăng, radar giám sát trên không và các viện trợ khác.

Ngày 22/2, Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang, với nội dung trọng tâm liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine, việc nền kinh tế Nga vượt qua lệnh trừng phạt.

Những cột mốc trong một năm xung đột Nga - Ukraine ảnh 15
Tổng thống Nga Vladimir Putin đọc Thông điệp Liên bang tại Moscow, ngày 22/2. Ảnh: Sputnik

Đồng thời, ông Putin thông báo Nga sẽ đình chỉ việc tham gia Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) với Mỹ. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo này khẳng định Nga không rút khỏi hiệp ước, mà chỉ đình chỉ việc tham gia.

Cuộc chiến giữa Nga và Ukraine hiện chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, trong bối cảnh hai bên giao tranh dữ dội ở Bakhmut, thành phố được coi là đầu mối giao thông quan trọng của Ukraine tại vùng Donbass. Phương Tây và Ukraine cảnh báo khả năng Moscow sẽ mở chiến dịch tấn công lớn để đánh dấu một năm phát động chiến dịch quân sự.

Trong diễn biến mới nhất, Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 23/2 đã bỏ phiếu yêu cầu Nga rút quân ngay lập tức và vô điều kiện khỏi Ukraine, đồng thời kêu gọi nền hòa bình "công bằng và lâu dài" tại quốc gia này.

Israel không kích dữ dội vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon

Israel không kích dữ dội vùng ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon

Ngày 4/10, Israel tiến hành hàng loạt cuộc không kích vào vùng ngoại ô Beirut của Lebanon nhắm vào trụ sở tình báo của lực lượng Hezbollah trong khi lực lượng này cũng tiến hành các cuộc tấn công trả đũa vào lãnh thổ Israel.
LHQ cảnh báo người dân Lebanon đang hứng chịu hậu quả thảm khốc

LHQ cảnh báo người dân Lebanon đang hứng chịu hậu quả thảm khốc

Quan chức cấp cao của Liên Hợp Quốc cho biết người dân Lebanon đang phải đối mặt với hậu quả nặng nề nhất trong cuộc xung đột giữa Israel và lực lượng Hezbollah, đồng thời kêu gọi các bên tôn trọng quy tắc chiến tranh để bảo vệ dân thường.
Nga cảnh báo chính sách của Mỹ có thể gây thảm họa hạt nhân

Nga cảnh báo chính sách của Mỹ có thể gây thảm họa hạt nhân

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cảnh báo các chính sách của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden đang đẩy thế giới tới bờ vực của thảm họa hạt nhân, trong bối cảnh hàng loạt diễn biến căng thẳng đang xảy ra hiện nay.
Mỹ đang thảo luận khả năng Israel tấn công các cơ sở dầu mỏ Iran

Mỹ đang thảo luận khả năng Israel tấn công các cơ sở dầu mỏ Iran

Ngày 3/10, Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Washington đang thảo luận về các cuộc tấn công vào các cơ sở dầu mỏ của Iran để trả đũa cho vụ không kích Israel bằng tên lửa của Tehran.
Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Ireland đầu tư mạnh mẽ hơn nữa

Việt Nam mong muốn các doanh nghiệp Ireland đầu tư mạnh mẽ hơn nữa

Trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Ireland, ngày 3/10, tại Thủ đô Dublin, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã gặp mặt các doanh nghiệp Ireland.
Ukraine tấn công khiến 4 người thiệt mạng tại Belgorod, Nga

Ukraine tấn công khiến 4 người thiệt mạng tại Belgorod, Nga

Thống đốc vùng Belgorod của Nga Vyacheslav Gladkov cho biết các cuộc tấn công của quân đội Ukraine vào khu vực này ngày 2/10 đã khiến 4 người thiệt mạng và 24 người khác bị thương.
Thủ lĩnh Hezbollah 'đồng ý ngừng bắn với Israel' trước khi bị ám sát

Thủ lĩnh Hezbollah 'đồng ý ngừng bắn với Israel' trước khi bị ám sát

Ngoại trưởng Lebanon Abdallah Bou Habib cho biết thủ lĩnh tối cao Hezbollah Hassan Nasrallah đã chấp thuận đề xuất ngừng bắn 21 ngày, ngay trước khi ông thiệt mạng trong cuộc không kích của Israel ở thủ đô Beirut.
Tổng thống Biden: ‘Mỹ không ủng hộ Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran’

Tổng thống Biden: ‘Mỹ không ủng hộ Israel tấn công cơ sở hạt nhân Iran’

Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết Israel có quyền đáp tương xứng trước cuộc tấn công tên lửa đạn đạo của Iran, nhưng ông phản đối khả năng Tel Aviv nhắm mục tiêu vào các cơ sở hạt nhân của Tehran.
Israel có thể sẽ đáp trả vụ tấn công tên lửa của Iran

Israel có thể sẽ đáp trả vụ tấn công tên lửa của Iran

Israel được cho là sẽ có hành động đáp trả mạnh mẽ sau khi hứng chịu cuộc không kích của gần 200 tên lửa đạn đạo được phóng từ phía Iran. Tuy nhiên, Tel Aviv sẽ cân nhắc kỹ lưỡng các mục tiêu tấn công và xem xét các phản ứng mà Iran sẽ đưa ra.
Thế giới phản ứng trước cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel

Thế giới phản ứng trước cuộc tấn công tên lửa của Iran vào Israel

Các nước phương Tây lên án cuộc tấn công ồ ạt bằng tên lửa đạn đạo của Iran vào Israel, đồng thời bày tỏ lo ngại về khả năng vụ việc này là ngòi nổ gây leo thang xung đột hơn nữa trong khu vực Trung Đông.
Hai ứng viên phó tổng thống Mỹ bước vào tranh luận trực tiếp

Hai ứng viên phó tổng thống Mỹ bước vào tranh luận trực tiếp

Ngày 1/10, ông Tim Walz cùng ông J.D. Vance cùng tham gia cuộc tranh luận phó tổng thống, nơi hai ứng viên của đảng Dân chủ và đảng Cộng hòa bày tỏ các ý kiến về các vấn đề như khủng hoảng tại Trung Đông, nhập cư, thuế, biến đổi khí hậu hay năng lượng.
Iran phóng 181 tên lửa đạn đạo vào Israel, trả đũa cho loạt vụ ám sát

Iran phóng 181 tên lửa đạn đạo vào Israel, trả đũa cho loạt vụ ám sát

Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tuyên bố Iran đã thực hiện cuộc tấn công tên lửa đạn đạo vào các mục tiêu trên đất Israel, nhằm đáp trả cho cái chết của các lãnh đạo Hezbollah, Hamas và thành viên quân đội Iran.
Ông Shigeru Ishiba chính thức trở thành tân Thủ tướng Nhật Bản

Ông Shigeru Ishiba chính thức trở thành tân Thủ tướng Nhật Bản

Ngày 1/10, Quốc hội Nhật Bản bầu ông Shigeru Ishiba - Chủ tịch đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, làm tân Thủ tướng kế nhiệm ông Fumio Kishida - người vừa từ chức vào sáng cùng ngày.
Cựu Thủ tướng Hà Lan trở thành Tổng thư ký NATO

Cựu Thủ tướng Hà Lan trở thành Tổng thư ký NATO

Tân Tổng thư ký NATO Mark Rutte tuyên bố tiếp tục ủng hộ mạnh mẽ đối với Ukraine và bày tỏ không lo ngại về việc ứng cử viên tổng thống nào sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử sắp tới tại Mỹ.
Xe bus chở học sinh bốc cháy tại Thái Lan, ít nhất 25 người chết

Xe bus chở học sinh bốc cháy tại Thái Lan, ít nhất 25 người chết

Ngày 1/10, một chiếc xe bus chở học sinh và giáo viên đã bốc cháy ở vùng ngoại ô Bangkok, Thái Lan với 25 người trên xe được cho là đã tử vong.
Quân đội Nga tấn công địa điểm dỡ hàng đường sắt của Ukraine

Quân đội Nga tấn công địa điểm dỡ hàng đường sắt của Ukraine

Ngày 30/9, Bộ Quốc phòng Nga công bố video lực lượng nước này tấn công một địa điểm dỡ hàng của tàu hỏa ở vùng Nikolaev, miền nam Ukraine và phá hủy một số toa tàu chở đạn dược.
Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cùng nội các từ chức

Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cùng nội các từ chức

Ngày 1/10. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida từ chức cùng nội các của mình, mở đường cho người kế nhiệm tiềm năng nhất là cựu Bộ trưởng Quốc Phòng Shigeru Ishiba tiếp nhận công việc.
Israel mở chiến dịch tấn công trên bộ vào Lebanon

Israel mở chiến dịch tấn công trên bộ vào Lebanon

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) ngày 1/10 tuyên bố đã bắt đầu tiến hành “các cuộc đột kích trên bộ có giới hạn, cục bộ và có mục tiêu dựa trên thông tin tình báo chính xác” nhằm vào các vị trí của lực lượng Hezbollah ở miền nam Lebanon.
Nhật Bản ấn định tổng tuyển cử vào ngày 27/10

Nhật Bản ấn định tổng tuyển cử vào ngày 27/10

Thủ tướng sắp nhậm chức của Nhật Bản Shigeru Ishiba cho biết ông sẽ tuyên bố giải tán Hạ viện để mở đường cho việc tổ chức cuộc bầu cử trước thời hạn vào ngày 27/10.
Mỹ có thể thiệt hại hơn 100 tỷ USD do bão Helene

Mỹ có thể thiệt hại hơn 100 tỷ USD do bão Helene

Khu vực Đông Nam nước Mỹ bắt đầu nỗ lực dọn dẹp và khắc phục hậu quả sau khi cơn bão Helene càn quét, khiến gần 100 người thiệt mạng, hàng triệu người mất điện và gây thiệt hại có thể lên đến 100 tỷ USD.
Hezbollah tìm thấy thi thể thủ lĩnh tối cao Nasrallah

Hezbollah tìm thấy thi thể thủ lĩnh tối cao Nasrallah

Lực lượng Hezbollah được cho là đã tìm thấy thi thể thủ lĩnh tối cao Hassan Nasrallah tại địa điểm xảy ra vụ không kích của Israel ở vùng ngoại ô phía nam thủ đô Beirut, Lebanon.
Lũ lụt nặng nề tại Nepal khiến 170 người thiệt mạng

Lũ lụt nặng nề tại Nepal khiến 170 người thiệt mạng

Do mưa lớn kỷ lục trong những ngày gần đây gây ra lũ lụt và lở đất, Nepal ghi nhận 170 người thiệt mạng cùng nhiều thiệt hại nặng nề tới các nhà máy thủy điện và các cơ sở thủy lợi của quốc gia này.
Hé lộ ứng viên kế nhiệm vị trí thủ lĩnh tối cao của Hezbollah

Hé lộ ứng viên kế nhiệm vị trí thủ lĩnh tối cao của Hezbollah

Việc thủ lĩnh tối cao Hezbollah là ông Hassan Nasrallah thiệt mạng trong một cuộc tấn công lớn của Israel vào phía nam Beirut (Lebanon) đang để lại khoảng trống quyền lực của phong trào này, đặt ra "bài toán khó" về việc lựa chọn ra người kế nhiệm mới.
Israel tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh tối cao Hezbollah, cảnh báo tới Iran

Israel tuyên bố tiêu diệt thủ lĩnh tối cao Hezbollah, cảnh báo tới Iran

Israel tuyên bố đã tiêu diệt thủ lĩnh tối cao Hezbollah Hassan Nasrallah và hầu hết lãnh đạo quân sự khác của lực lượng này ở Lebanon; đồng thời cảnh báo Iran rằng “không có nơi nào nằm ngoài tầm với” của Tel Aviv.
Israel tiếp tục không kích dữ dội vào Lebanon

Israel tiếp tục không kích dữ dội vào Lebanon

Sáng sớm ngày 28/9, quân đội Israel không kích hàng loạt các mục tiêu ở vùng ngoại ô phía nam của Beirut trong một nỗ lực tăng cường các cuộc tấn công gây áp lực lên trung tâm chỉ hủy của lực lượng Hezbollah.
Bangkok cùng 10 tỉnh của Thái Lan có nguy cơ lũ lụt

Bangkok cùng 10 tỉnh của Thái Lan có nguy cơ lũ lụt

11 tỉnh, thành phố trong lưu vực sông Chao Phraya, trong đó bao gồm thủ đô Bangkok, đã được cảnh báo chuẩn bị cho khả năng xảy ra lũ lụt do đập Chao Phraya ở tỉnh Chai Nat sẽ tăng tốc độ xả nước.
Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba sắp trở thành Thủ tướng Nhật Bản

Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba sắp trở thành Thủ tướng Nhật Bản

Ngày 27/9, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Shigeru Ishiba giành chiến thắng trong cuộc đua trở thành lãnh đạo đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, từ đó được xác định trở thành Thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản sau ông Fumio Kishida.
Israel tiếp tục không kích Lebanon bất chấp áp lực quốc tế

Israel tiếp tục không kích Lebanon bất chấp áp lực quốc tế

Ngày 26/9, chính phủ Israel thể hiện thái độ cứng rắn trước lời kêu gọi ngừng bắn tại Lebanon từ cộng đồng quốc tế, trong đó bao gồm cả đồng minh lớn nhất là Mỹ, khi tiếp tục các cuộc không kích khiến nhiều người thiệt mạng và bị thương.
Hàn Quốc công bố kế hoạch bồi thường liên quan lệnh cấm thịt chó

Hàn Quốc công bố kế hoạch bồi thường liên quan lệnh cấm thịt chó

Ngày 26/9, chính phủ Hàn Quốc công bố kế hoạch bồi thường cho những người nông dân làm chủ trang trại chó và những người làm việc trong ngành này trước khi lệnh cấm thịt chó chính thức có hiệu lực vào năm 2027.
Philippines đặt mục tiêu có nhà máy điện hạt nhân thương mại năm 2032

Philippines đặt mục tiêu có nhà máy điện hạt nhân thương mại năm 2032

Trong thông cáo báo chí ngày 25/9, Bộ Năng lượng Philippines cho biết quốc gia này đặt mục tiêu có nhà máy điện hạt nhân hoạt động thương mại đầu tiên vào năm 2032, đẩy mạnh quá trình chuyển đổi năng lượng qua nguồn điện không phát thải.
Thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon đang được thúc đẩy

Thỏa thuận ngừng bắn ở Lebanon đang được thúc đẩy

Ngày 25/9 bên lề cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, các chính phủ trên thế giới cho biết sẽ tiếp tục nỗ lực nhằm đạt được một thỏa thuận ngừng bắn trong vòng 21 ngày cho cuộc xung đột đang ngày càng nóng giữa Israel và lực lượng Hezbollah.
Sân bay Nusantara sẽ mở cửa thương mại từ cuối năm nay

Sân bay Nusantara sẽ mở cửa thương mại từ cuối năm nay

Ngày 24/9, Tổng thống sắp mãn nhiệm Joko Widodo của Indonesia cho biết sân bay Nusantara tại thủ đô mới Nusantara ở Đông Kalimantan của nước này sẽ bắt đầu mở cửa cho các chuyến bay thương mại từ cuối năm 2024.
Indonesia chính thức nộp đơn gia nhập CPTPP

Indonesia chính thức nộp đơn gia nhập CPTPP

Indonesia chính thức nộp đơn xin gia nhập Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) nhằm mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu và mở rộng thị trường.
Tổng thống Biden đề cao quan hệ Việt – Mỹ trong phát biểu cuối tại LHQ

Tổng thống Biden đề cao quan hệ Việt – Mỹ trong phát biểu cuối tại LHQ

Đề cập đến quan hệ Việt Nam - Mỹ, Tổng thống Joe Biden cho rằng đây là điển hình cho ý chí bền bỉ và khả năng hòa giải giữa hai quốc gia, từ khi bước ra khỏi chiến tranh cho đến khi trở thành bạn bè và đối tác.
Thêm một chỉ huy của Hezbollah thiệt mạng do bị Israel không kích

Thêm một chỉ huy của Hezbollah thiệt mạng do bị Israel không kích

Ngày 25/9, lực lượng Hezbollah tuyên bố một chỉ huy của nhóm này là ông Ibrahim Mohammed Kobeissi đã thiệt mạng trong một vụ tấn công của quân đội Israel vào khu vực Ghobeiri ở ngoại ô phía nam Beirut, Lebanon.
Tổng thống Zelensky muốn Nga 'bị ép buộc phải hòa bình'

Tổng thống Zelensky muốn Nga 'bị ép buộc phải hòa bình'

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tuyên bố cuộc xung đột Nga – Ukraine không thể được giải quyết chỉ bằng đàm phán mà phải thông qua các hành động quyết đoán để “ép buộc” Moscow phải hòa bình.
Xem thêm