Phân bổ ngân sách địa phương năm 2022 có gì thay đổi?

data Việt nAM
16:35 - 04/11/2021
Mới đây Bộ Tài chính đã công bố Dự toán ngân sách nhà nước năm 2022. Đáng chú ý trong dự toán của bộ, một số địa phương sẽ được điều chỉnh mức ngân sách được giữ lại cao hơn các năm trước.

Trên cơ sở đánh giá khả năng thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2021, dự kiến tình hình kinh tế thế giới và trong nước năm 2021; dự toán ngân sách nhà nước năm 2022 được Bộ Tài chính xây dựng trên cơ sở dự kiến tăng trưởng kinh tế 6 - 6,5% so với năm 2021, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4%; giá dầu thô 60 USD/thùng; tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu khoảng 5,2%.

Bộ Tài chính dự toán tổng thu cân đối ngân sách nhà nước năm 2022 là 1.411,7 nghìn tỷ đồng, tăng khoảng 3,4% so với ước thực hiện năm 2021. Tỷ lệ huy động vào ngân sách nhà nước khoảng 15,1% GDP; trong đó thu từ thuế, phí khoảng 12,7% GDP.

Cụ thể, dự toán thu nội địa là 1.176,7 nghìn tỷ đồng, chiếm 83,4% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước, tăng khoảng 3,8% so với ước thực hiện năm 2021; dự toán thu dầu thô 28,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 2% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước trên cơ sở sản lượng khai thác trong nước gần 7 triệu tấn, giá dầu dự toán khoảng 60USD/thùng; dự toán thu cân đối từ hoạt động xuất nhập khẩu 199 nghìn tỷ đồng, chiếm 14,1% tổng thu cân đối ngân sách nhà nước; dự toán thu viện trợ 7,8 nghìn tỷ đồng.

Đặc biệt chú ý, trong 10 địa phương có dự toán ngân sách thu cao nhất năm 2022, tỷ lệ ngân sách các địa phương được hưởng có sự khác biệt so với những năm trước đây.

TP.HCM được giữ lại 21% thay vì 18% như năm 2021 trở về trước, hay Vĩnh Phúc được giữ lại 62% thay vì 53%. Còn 8 địa phương còn lại đều giảm, mức giảm nhiều là Bắc Ninh, Hải Phòng, Quảng Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Tin liên quan

Đọc tiếp