qc-phu-my

PMI ngành sản xuất ASEAN giảm trong tháng 12/2023

Dữ liệu từ báo cáo của S&P Global kỳ khảo sát tháng 12/2023 cho thấy, ngành sản xuất ASEAN đã kết thúc năm 2023 với một kết quả suy yếu, số lượng đơn đặt hàng mới giảm ở tốc độ nhanh và tăng trưởng sản lượng bị mất động lực.

Ảnh minh họa: AFP
Ảnh minh họa: AFP

Chỉ số Nhà quản trị Mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất ASEAN đã giảm nhẹ từ mức 50 điểm của tháng 11/2023, xuống còn 49,7 điểm trong tháng 12/2023, cho thấy “sức khỏe" ngành sản xuất ASEAN đã trượt về vùng suy giảm lần thứ ba trong bốn tháng qua mặc dù mức độ giảm chỉ là nhỏ.

PMI ngành sản xuất ASEAN.
PMI ngành sản xuất ASEAN.

Trọng tâm của tình trạng này là tốc độ giảm nhanh hơn kỳ trước về số lượng đơn đặt hàng mới. Chỉ số này của tháng 12 đã giảm trong tháng thứ tư liên tiếp, từ đó tác động lên chỉ số tăng trưởng sản lượng.

Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra một điểm sáng của ngành sản xuất ASEAN tháng 12 là sự tăng trở lại của hoạt động tuyển dụng. Số lượng nhân sự đã tăng lần đầu tiên sau bốn tháng, mặc dù mức tăng chỉ là nhỏ.

Dữ liệu khảo sát cho thấy, 4/7 quốc gia ASEAN được khảo sát ghi nhận các điều kiện sản xuất suy giảm.

MYANMAR

Myanmar ghi nhận mức suy giảm đáng kể nhất và do đó, đứng cuối bảng xếp hạng PMI của ASEAN trong tháng 12. Chỉ số PMI ngành sản xuất tháng 12 của nước này giảm từ 48,1 điểm trong tháng 11/2023 xuống 42,9 điểm – mức thấp nhất trong năm. Theo báo cáo nhận định, sự leo thang gần đây trong cuộc xung đột ở phía Bắc nước này đã tác động đến môi trường nhu cầu vốn đã mong manh. Kết quả là sản lượng và số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh.

Trong bối cảnh các điều kiện kinh doanh đang suy thoái, các công ty lần lượt điều chỉnh hoạt động mua hàng và nhân sự. Mặc dù sức mua giảm, chuỗi cung ứng vẫn chịu áp lực vì thiếu nguyên liệu và giá vận chuyển cao.

THÁI LAN

Các điều kiện kinh doanh cũng suy giảm đối với ngành sản xuất Thái Lan, tình trạng này đã kéo dài trong suốt 5 tháng qua. Chỉ số PMI Thái Lan giảm từ 47,6 điểm trong tháng 11 xuống 45,1 điểm trong tháng 12, một cú trượt được báo cáo đánh giá là "mạnh và nhanh nhất trong hơn 3 năm qua."

Số lượng đơn đặt hàng mới của Thái Lan tiếp tục giảm, kéo theo sản lượng sản xuất và chỉ số lao động giảm. Trong thời gian tới, Thái Lan sẽ cần đến một sự thay đổi trong xu hướng nhu cầu để truyền cảm hứng cho những cải tiến mới của khu vực sản xuất, báo cáo viết.

MALAYSIA

Malaysia cũng báo cáo về tình trạng suy giảm sức khỏe ngành sản xuất trong tháng 12, với chỉ số PMI tương ứng đạt 47,9 điểm. Mặc dù kết quả này không thay đổi so với tháng 11, nhưng nó cũng cho thấy thời kỳ suy thoái đã kéo dài trong 16 tháng.

VIỆT NAM

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam vẫn nằm dưới ngưỡng 50 điểm trong tháng 12/2023, mặc dù tăng nhẹ từ mức 47,3 điểm của tháng 11 lên 48,9 điểm. Điều này cho thấy các điều kiện kinh doanh trong ngành sản xuất suy giảm tháng thứ tư liên tiếp, nhưng mức độ suy giảm đã giảm bớt và có dấu hiệu phục hồi.

PHILIPPINES

Trong số các quốc gia ASEAN ghi nhận có sự cải thiện trong các điều kiện kinh doanh, Philippines có tốc độ tăng trưởng chậm nhất. Chỉ số PMI ngành sản xuất tháng 12 của nước này giảm xuống 51,5 điểm – mức thấp nhất trong ba tháng qua. Điều này cho thấy tốc độ tăng trưởng ngành sản xuất Philippines ở mức vừa phải.

SINGAPORE & INDONESIA

Hai quốc gia ASEAN còn lại trong báo cáo của S&P Global là Singapore (52 điểm) và Indonesia (52,2 điểm). Cả hai đều có tốc độ tăng trưởng tương đồng trong ngành sản xuất vào tháng cuối năm 2023.

PMI ngành sản xuất của 7 nước ASEAN.
PMI ngành sản xuất của 7 nước ASEAN.

Theo S&P Global, yếu tố tác động lên chỉ số PMI toàn phần ngành sản xuất ASEAN là tình trạng nhu cầu của khách hàng nói chung vẫn tiếp tục yếu kém trong tháng 12. Số lượng đơn đặt hàng mới trong khu vực đến nay đã giảm suốt bốn tháng qua. Mặc dù chỉ ở mức khiêm tốn, nhưng tốc độ giảm là nhanh nhất kể từ tháng 8/2021.

Tình trạng nhu cầu ở các thị trường nước ngoài cũng yếu kém khi số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới cũng tiếp tục giảm trong tháng 12. Hệ quả là mức tăng sản lượng xuất xưởng đã giảm, và lần tăng này là chậm nhất trong thời kỳ tăng trưởng kéo dài 27 tháng gần đây.

Mặc dù nhu cầu giảm, các công ty đã gia tăng hoạt động mua hàng tháng thứ hai liên tiếp, dù mức tăng chỉ là nhỏ. Hoạt động mua hàng tăng khiến hàng tồn kho trước sản xuất hầu như không thay đổi trong tháng 12, từ đó kết thúc thời kỳ giảm kéo dài 3 tháng.

Chỉ số niềm tin kinh doanh về triển vọng sản lượng trong 12 tháng tới của các nhà sản xuất ASEAN cũng giảm trong tháng 12. Trong khi đó, việc làm ngành sản xuất đã tăng trở lại khi các công ty tăng số lượng nhân viên lần đầu tiên trong 4 tháng. Mặc dù tốc độ tăng việc làm tổng thể chỉ là nhẹ, nhưng mức tăng lần này là đáng kể nhất tính trong 14 tháng qua.

Ngành sản xuất cũng có những dấu hiệu cho thấy năng lực sản xuất chưa dùng hết khi chỉ số về lượng công việc tồn đọng giảm tháng thứ sáu liên tiếp. Tuy nhiên, tốc độ giảm về tổng thể chỉ là nhẹ và là yếu nhất trong thời kỳ nói trên.

Về khía cạnh giá cả, chi phí đầu vào và giá cả đầu ra đều tăng trong tháng 12. Tuy nhiên, trong khi tốc độ tăng giá đầu vào là nhanh và cao nhất trong 8 tháng qua, giá cả đầu ra lại tăng với tốc độ khiêm tốn và không thay đổi so với tháng 11.

Bình luận về dữ liệu chỉ số PMI ngành sản xuất ASEAN, bà Maryam Baluch, Chuyên gia kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, nói: "Ngành sản xuất ASEAN đã suy yếu trong những tháng gần đây, với chỉ số PMI giảm trở lại trong tháng 12. Động lực chính dẫn đến suy giảm là số lượng đơn đặt hàng mới giảm mạnh hơn, cho thấy tình trạng nhu cầu nhìn chung yếu kém hơn. Tốc độ giảm số lượng đơn đặt hàng mới là nhẹ nhưng vẫn là đáng kể nhất trong gần hai năm rưỡi qua."

Tuy nhiên, bà cũng dự báo rằng: "Trong khi tình trạng suy giảm lần này của ngành sản xuất ASEAN nói chung chỉ là nhẹ, dấu hiệu nhu cầu yếu ngày càng rõ có thể khiến sản lượng giảm trở lại khi chúng ta bước vào năm 2024. Các nhà sản xuất trong khu vực sẽ hy vọng số lượng đơn đặt hàng mới tăng để giúp hỗ trợ tăng trưởng trong năm tới".

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Xuất khẩu gạo của Việt Nam sang Brunei được giá nhất thế giới

Giá xuất khẩu gạo trung bình của Việt Nam sang Brunei lên tới 959 USD/tấn trong 5 tháng đầu năm 2024, đứng sau là Mỹ, Hà Lan, Iraq...
Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Thương mại Malaysia tăng gần 9% trong 5 tháng đầu năm 2024

Tổng thương mại hàng hóa của Malaysia trong 5 tháng đầu năm 2024 tăng 8,7%, lên mức 1,158 nghìn tỷ RM (tương đương khoảng 250 tỷ USD).
Hơn 5,5 triệu tấn xăng dầu được nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024

Hơn 5,5 triệu tấn xăng dầu được nhập khẩu trong nửa đầu năm 2024

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 4,4 tỷ USD để nhập khẩu 5,54 triệu tấn xăng dầu.
Việt Nam nhập siêu 4,4 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN

Việt Nam nhập siêu 4,4 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN

6 tháng đầu năm 2024, Việt Nam nhập siêu 4,4 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN, tăng 9,8% so với cùng kỳ năm trước.
Nhu cầu ăn uống tăng cao đẩy CPI 6 tháng 2024 tăng hơn 4%

Nhu cầu ăn uống tăng cao đẩy CPI 6 tháng 2024 tăng hơn 4%

Tổng cục Thống kê chỉ ra, nguyên nhân chính đẩy CPI 6 tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ là do chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống bình quân 6 tháng tăng 4% so với cùng kỳ năm trước, tác động làm CPI chung tăng 1,34 điểm phần trăm.
Giải ngân khoảng 10,84 tỷ USD vốn FDI 6 tháng đầu năm

Giải ngân khoảng 10,84 tỷ USD vốn FDI 6 tháng đầu năm

6 tháng đầu năm 2024, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam đạt gần 15,2 tỷ USD, tăng 13,1% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, vốn thực hiện đạt khoảng 10,84 tỷ USD, tăng 8,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Lãnh đạo Vinahud lý giải ‘mối quan hệ cộng sinh’ với R&H Group

Lãnh đạo Vinahud lý giải ‘mối quan hệ cộng sinh’ với R&H Group

Hai vấn đề được cổ đông Vinahud quan tâm hàng đầu tại ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 là khả năng hoàn thành kế hoạch kinh doanh và mối quan hệ với một trong những đối tác chính - Tập đoàn R&H (R&H Group).
ĐHĐCĐ Vinahud: Mục tiêu thoát lỗ năm 2024

ĐHĐCĐ Vinahud: Mục tiêu thoát lỗ năm 2024

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud (UPCOM: VHD) được tổ chức tổ chức ngày 24/6 tại Tòa nhà Vinahud, 105 Nguyễn Bá Khoản, Trung Hòa, Cầu Giấy Hà Nội.
CEO Vietnam Airlines: Cuối năm 2025 mới sửa xong động cơ PW bị triệu hồi

CEO Vietnam Airlines: Cuối năm 2025 mới sửa xong động cơ PW bị triệu hồi

Việc triệu hồi để sửa chữa động cơ PW1100 của Pratt & Whitney trên các máy bay Airbus A321/320 NEO đầu năm nay khiến các hãng hàng không rơi vào tình trạng thiếu hụt đội tàu bay, tình hình này dự báo sẽ còn kéo dài đến năm 2025.
Vietnam Airlines trở lại quỹ đạo tăng trưởng, khắc phục âm vốn trong năm 2025

Vietnam Airlines trở lại quỹ đạo tăng trưởng, khắc phục âm vốn trong năm 2025

Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa hy vọng, nếu thực hiện được các phương án tăng vốn, tình trạng âm vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines đến hết năm 2025 sẽ được khắc phục.
5 mặt hàng mang về gần 10 tỷ USD kim ngạch nửa đầu tháng 6/2024

5 mặt hàng mang về gần 10 tỷ USD kim ngạch nửa đầu tháng 6/2024

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, nửa đầu tháng 6/2024 (1/6 – 15/6) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam đạt 31,1 tỷ USD, tăng 12,6% so với cùng kỳ năm trước. Việt Nam ghi nhận xuất siêu 0,3 tỷ USD hàng hóa.
ĐHĐCĐ Vietnam Airlines: Kế hoạch lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng

ĐHĐCĐ Vietnam Airlines: Kế hoạch lãi trước thuế 4.500 tỷ đồng

Kế hoạch kinh doanh được Vietnam Airlines đưa ra trình cổ đông tại ĐHĐCĐ năm 2024 tổ chức ngày 21/6, ghi nhận tăng trưởng mạnh so với thực hiện của năm 2023.
Việt Nam nhập khẩu từ Nga tăng 1,5 lần, nhiều nhất là than và phân bón

Việt Nam nhập khẩu từ Nga tăng 1,5 lần, nhiều nhất là than và phân bón

5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam chi 1 tỷ USD để nhập khẩu hàng hóa từ Nga, tăng tới 58% so với cùng kỳ năm trước.
Bà Phạm Minh Hương lý giải khoản đầu tư vào Trung Nam

Bà Phạm Minh Hương lý giải khoản đầu tư vào Trung Nam

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A (HNX: IPA) được tổ chức thành công ngày 20/6. Tại đây, một trong những vấn đề được cổ đông quan tâm hàng đầu, là khoản đầu tư của công ty vào Tập đoàn Trung Nam.
ĐHĐCĐ IPA: Tăng vốn điều lệ vượt 4.000 tỷ đồng

ĐHĐCĐ IPA: Tăng vốn điều lệ vượt 4.000 tỷ đồng

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Tập đoàn Đầu tư IPA (HNX: IPA) được tổ chức ngày 20/6 tại trụ sở chính công ty ở số 1 Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Xuất khẩu hải sản mang về gần 1,5 tỷ USD trong 5 tháng

Xuất khẩu hải sản mang về gần 1,5 tỷ USD trong 5 tháng

Các mặt hàng hải sản xuất khẩu hầu như đều ghi nhận tăng trưởng, góp phần đưa tổng kim ngạch xuất khẩu hải sản đạt gần 1,5 tỷ USD.
Long An có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất vùng ĐBSCL

Long An có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất vùng ĐBSCL

Tổng kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt 5,48 tỷ USD trong 5 tháng đầu năm 2024, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước.
Kinh Bắc chốt tăng vốn hơn 10.000 tỷ đồng, đã có thừa nhà đầu tư đăng ký

Kinh Bắc chốt tăng vốn hơn 10.000 tỷ đồng, đã có thừa nhà đầu tư đăng ký

Theo ông Đặng Thành Tâm - Chủ tịch HĐQT Kinh Bắc, số lượng nhà đầu tư đăng ký tham gia đợt chào bán riêng lẻ tới đây đã vượt quá số lượng quy định, tức hơn 100 nhà đầu tư.
Kỳ vọng động lực tăng trưởng kinh tế mới từ cơ chế đặc thù

Kỳ vọng động lực tăng trưởng kinh tế mới từ cơ chế đặc thù

Theo đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, việc triển khai hiệu quả các chính sách đặc thù này kỳ vọng sẽ là bước đột phá về thể chế, khơi thông các điểm nghẽn về nguồn lực cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng năm 2024 và các năm tiếp theo.
Chủ tịch KBC nói về KCN Tràng Duệ 3: 'Sắp đến thời điểm gặt hái'

Chủ tịch KBC nói về KCN Tràng Duệ 3: 'Sắp đến thời điểm gặt hái'

Khu công nghiệp Tràng Duệ 3 là một trong những dự án trọng điểm của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HOSE: KBC). Đây cũng là một nội dung được lãnh đạo công ty nhấn mạnh tại ĐHĐCĐ thường niên tổ chức ngày 19/6.
ĐHĐCĐ Kinh Bắc: Tâm điểm tờ trình phát hành 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ

ĐHĐCĐ Kinh Bắc: Tâm điểm tờ trình phát hành 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HOSE: KBC) được tổ chức sáng 19/6 tại trụ sở công ty ở Lô B7 KCN Quế Võ, thị xã Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh.
ĐHĐCĐ Kinh Bắc: Tâm điểm tờ trình phát hành 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ

ĐHĐCĐ Kinh Bắc: Tâm điểm tờ trình phát hành 250 triệu cổ phiếu riêng lẻ

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của Tổng Công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc – CTCP (HOSE: KBC) được tổ chức sáng 19/6 tại trụ sở công ty ở Lô B7 KCN Quế Võ, thị xã Quế Võ, Tỉnh Bắc Ninh.
Lãnh đạo VNDIRECT chia sẻ về việc bị tin tặc tấn công

Lãnh đạo VNDIRECT chia sẻ về việc bị tin tặc tấn công

Chủ tịch VNDIRECT Phạm Minh Hương khẳng định công ty đã đầu tư mạnh vào hạ tầng công nghệ, tuy nhiên chỉ tập trung vào đẩy mạnh tốc độ khớp lệnh và các tính năng hơn là vấn đề an toàn hệ thống.
ĐHĐCĐ VNDIRECT: Triển khai loạt kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ

ĐHĐCĐ VNDIRECT: Triển khai loạt kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ

ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 của CTCP Chứng khoán VNDIRECT (HOSE: VND) được tổ chức ngày 17/6, dự kiến sẽ thảo luận về nhiều vấn đề, trong đó có loạt kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ bên cạnh những phương án đang được triển khai.
Cổ đông ngoại đề cử cựu sếp SSI vào HĐQT TNH

Cổ đông ngoại đề cử cựu sếp SSI vào HĐQT TNH

CTCP Bệnh viện Quốc tế Thái Nguyên (HoSE: TNH) vừa nhận đơn đề cử ứng viên tham gia HĐQT nhiệm kỳ 2020-2025 của KWE Beteiligungen AG – cổ đông lớn nắm 10,51% vốn điều lệ.
Nhập khẩu xăng dầu từ Thái Lan có mức giá trung bình cao nhất trong tháng 5

Nhập khẩu xăng dầu từ Thái Lan có mức giá trung bình cao nhất trong tháng 5

Theo số liệu mới nhất của Tổng cục Hải quan, tháng 5/2024 Việt Nam nhập khẩu 945.976 tấn xăng dầu, đạt 731,6 triệu USD, tăng 3,7% về lượng và tăng 14% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
ĐBSCL mang về kim ngạch xuất khẩu bao nhiêu trong 5 tháng?

ĐBSCL mang về kim ngạch xuất khẩu bao nhiêu trong 5 tháng?

5 tháng đầu năm 2024, các địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long mang về hơn 10,7 tỷ USD, chiếm 6,8% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Viconship rút chân khỏi dự án Hyatt Place Hải Phòng

Viconship rút chân khỏi dự án Hyatt Place Hải Phòng

Tổng vốn đầu tư của dự án khách sạn Hyatt Place là 1.423,6 tỷ đồng, trong đó các công ty con của Viconship góp 823,6 tỷ đồng, chủ đầu tư CTCP Tập đoàn T&D Group góp 600 tỷ đồng.
ĐHĐCĐ Viconship: Bầu mới 3 thành viên HĐQT

ĐHĐCĐ Viconship: Bầu mới 3 thành viên HĐQT

Sau lần một tổ chức bất thành, VSC sẽ tiến hành tổ chức ĐHĐCĐ thường niên lần 2 vào ngày 10/6. Tại đây, cổ đông sẽ thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có việc bầu mới 3 nhân sự HĐQT, thay thế những thành viên từ nhiệm trước đó.
Vinahud đặt mục tiêu có lãi trở lại trong năm 2024

Vinahud đặt mục tiêu có lãi trở lại trong năm 2024

CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinahud (UPCOM: VHD) vừa công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024, dự kiến tổ chức tổ chức ngày 24/6 tới đây tại Tòa nhà Vinahud, Hà Nội.
Xuất khẩu tôm, cá tra biến động trái chiều trong tháng 5

Xuất khẩu tôm, cá tra biến động trái chiều trong tháng 5

Nếu như kim ngạch xuất khẩu tôm trong tháng 5 giảm nhẹ 1,5% so với cùng kỳ năm trước thì cá tra lại tăng thêm 10%.
Một số mặt hàng nhập từ thị trường Đài Loan có mức tăng trưởng đột biến

Một số mặt hàng nhập từ thị trường Đài Loan có mức tăng trưởng đột biến

Trong 36 mặt hàng Việt Nam nhập khẩu chính từ thị trường Đài Loan (Trung Quốc), máy vi tính, điện tử và linh kiện là mặt hàng duy nhất đạt giá trị tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2024.
Công ty của ông Vũ Đình Độ muốn gom hơn 25% vốn điều lệ Tasco

Công ty của ông Vũ Đình Độ muốn gom hơn 25% vốn điều lệ Tasco

CTCP Tasco (HXN: HUT) vừa cập nhật tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2024 dự kiến tổ chức ngày 31/5 tới đây, trong đó có tờ trình về việc chuyển nhượng cổ phần hoán đổi cho nhà đầu tư mới và miễn chào mua công khai đối với CTCP VII Holding (VII Holding).
Vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt giảm

Vốn đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt giảm

Tính từ đầu năm đến ngày 20/5, tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài đạt 136,07 triệu USD, bằng 43% so với cùng kỳ.
Việt Nam nhập siêu 4,2 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN trong 5 tháng

Việt Nam nhập siêu 4,2 tỷ USD hàng hóa từ ASEAN trong 5 tháng

5 tháng đầu năm 2024, tổng thương mại hàng hóa với 6 thị trường lớn nhất đạt 240 tỷ USD, chiếm 78% tổng giá trị xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam.
Tháng 5/2024: Trung Quốc là thị trường gửi khách lớn nhất tới Việt Nam

Tháng 5/2024: Trung Quốc là thị trường gửi khách lớn nhất tới Việt Nam

Trong tháng 5/2024, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt gần 1,4 triệu lượt, tăng 51% so với cùng kỳ năm trước, trong đó Trung Quốc đã vượt Hàn Quốc để trở thành thị trường gửi khách lớn nhất đến Việt Nam.
Xem thêm