Sản xuất và xuất khẩu của ngành thép tiếp tục ảm đạm

SẢN XUẤT Ngành Thép
11:37 - 16/09/2022
Sản xuất và xuất khẩu của ngành thép tiếp tục ảm đạm
0:00 / 0:00
0:00
Theo công bố của Hiệp hội Thép Việt Nam (VSA), 8 tháng đầu năm 2022, sản lượng sản xuất thép thành phẩm đạt gần 21 triệu tấn, giảm 5,8% so với cùng kỳ. Trong đó, tháng 8 chỉ sản xuất đạt 1,98 triệu tấn, ghi nhận tháng thứ 3 giảm liên tiếp.

Theo đó, sản lượng sản xuất thép thành phẩm tháng 8/2022 đã giảm 12% so với tháng 7/2022 và giảm 21,6% so với cùng kỳ 2021. Nhưng sản lượng bán hàng thép đạt 2,15 triệu tấn, tăng 8,13% so với tháng trước và tăng 4,1% so với cùng kỳ.

Ảnh: VSA

Ảnh: VSA

Tính chung 8 tháng đầu năm, toàn ngành sản xuất được 20,8 triệu tấn thép thành phẩm, giảm 5,8% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, sản lượng bán hàng thép thành phẩm đạt 19,26 triệu tấn, giảm 1,6% so với cùng kỳ năm 2021. Tổng khối lượng xuất khẩu đạt 4,56 triệu tấn, giảm 7,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Ảnh: VSA

Ảnh: VSA

Về tình hình xuất khẩu thép, theo VSA, tháng 7/2022, xuất khẩu thép thành phẩm của Việt Nam đạt 613.450 tấn, giảm 28,67% so với tháng trước và giảm 46,08% so với cùng kỳ năm 2021. Trị giá xuất khẩu đạt 644,7 triệu USD, giảm 29,39% so với tháng 6/2022 và giảm 39,86% so với cùng kỳ năm 2021.

Tính chung 7 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu đạt khoảng 5,41 triệu tấn thép, giảm 22,57% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị xuất khẩu đạt 5,63 tỷ USD ngang mức cùng kỳ năm 2021.

Trong đó, các thị trường xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam gồm khối ASEAN (40,39%), khối EU (17,78%), Mỹ (8,29%), Hàn Quốc (6,13%) và Hong Kong (Trung Quốc) (4,37%).

Ảnh: VSA

Ảnh: VSA

Dù mức giá xuất khẩu thép trong 7 tháng qua vẫn duy trì ở mức cao so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên, giá xuất khẩu thép của Việt Nam đang có xu hướng giảm trong vòng 2 tháng trở lại đây.

Về nhập khẩu, tháng 7, sản lượng thép thành phẩm nhập khẩu vào Việt Nam đạt 909 triệu tấn với kim ngạch đạt 1,03 tỷ USD, tiếp tục giảm mạnh cả về lượng và trị giá so với tháng trước nhưng chỉ giảm 2,45% về lượng và tăng 2,53% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

Lũy kế 7 tháng đầu năm, Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 7,4 triệu tấn thép thành phẩm, trị giá hơn 8 tỷ USD, giảm 7,86% về lượng nhưng tăng 17,7% về giá trị so với cùng kỳ 2021. Mức giá nhập khẩu thép của Việt Nam ở mức cao so với cùng kỳ năm 2021, và đang có xu hướng tăng nhẹ trong vòng 3 tháng qua, do khan hiếm nguyên liệu và giá nguyên liệu trên thế giới tăng cao.

Các thị trường cung cấp thép chính cho Việt Nam bao gồm Trung Quốc (46,14%), Nhật Bản (15,52%), Hàn Quốc (10,72%), Đài Loan (9,28%) và Ấn Độ (7,08%).

Ảnh: VSA

Ảnh: VSA

Còn theo dữ liệu từ Tổng cục Hải quan, Việt Nam tiếp tục nhập siêu hơn 270.000 tấn sắt thép các loại trong tháng 8, giảm 8,2% so với tháng 7. Cụ thể, nhập khẩu sắt thép tháng 8 giảm 13,6% so với tháng trước đó, đạt mức hơn 785.000 tấn; trong khi xuất khẩu cũng giảm mạnh 16,3% xuống khoảng 513.000 tấn.

Luỹ kế từ đầu năm đến nay, Việt Nam đã nhập siêu hơn 2,2 triệu tấn sắt thép, trái ngược với giai đoạn cùng kỳ năm ngoái khi ghi nhận xuất siêu gần 330.000 tấn.

Về nhập khẩu, tổng kim ngạch nhập khẩu sắt thép đạt 13,9 tỷ USD, tăng nhẹ 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, kim ngạch nhập khẩu phế liệu sắt thép đạt 1,5 tỷ USD, giảm 22,3% so với cùng kỳ. Kim ngạch nhập khẩu sắt thép các loại đạt gần 8,9 tỷ USD, tăng 14,1%. Còn kim ngạch nhập khẩu sản phẩm từ sắt thép đạt hơn 3,5 tỷ USD, chỉ tăng nhẹ 1,4% so với cùng kỳ.

Về xuất khẩu, tổng kim ngạch xuất khẩu sắt thép đạt 9,3 tỷ USD, giảm 4% so với cùng kỳ. Trong đó, sản phẩm sắt thép các loại đạt 6,1 tỷ USD, giảm 13,4%. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm từ sắt thép đạt 3,2 tỷ USD, tăng trưởng 26,2%. Tuy nhiên, do giá trị tuyệt đối chỉ tăng gần 600 triệu USD nên không bù lại được mức giảm của kim ngạch xuất khẩu sản phẩm sắt thép các loại.

Tin liên quan

Đọc tiếp