Standard Chartered: USD có thể đạt đỉnh trong nửa cuối năm 2022

USD TÀI CHÍNH
13:10 - 14/08/2022
Standard Chartered: USD có thể đạt đỉnh trong nửa cuối năm 2022
0:00 / 0:00
0:00
Báo cáo phân tích mới nhất của Standard Chatered cho rằng, đồng USD sẽ đạt đỉnh vào nửa cuối năm 2022 và sẽ giảm trong 6-12 tháng tới khi chính sách thắt chặt của Fed đảo chiều. 

Đồng USD có một dấu ấn quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu, bạc xanh được sử dụng để định giá các hàng hoá cơ bản, là đồng tiền chủ đạo trong dự trữ ngoại hối của nhiều quốc gia, và là vịnh tránh bão mà các nhà đầu tư tìm đến khi thị trường hay nền kinh tế bất ổn.

Kể từ đầu năm, chỉ số USD (DXY) - chỉ số đo lường giá trị của đồng USD với đồng tiền của các nước phát triển khác gồm đồng EUR Châu Âu, bảng Anh GBP, đồng yên Nhật JPY, đồng krona Thụy Điển SEK, đô la Canada CAD và đồng franc Thụy Sĩ CHF đã liên tục lập đỉnh sau 4 lần tăng giá liên tiếp, tăng lên mức cao nhất 20 năm.

Ngày 14/8, chỉ số đồng USD trong rổ ngoại tệ dự trữ đã lên 105.550, tiếp tục vượt xa mức đỉnh đạt 104.92 vào ngày 12/12/2002.

Có 2 nguyên nhân chính dẫn đến sự tăng giá của đồng USD. Một là việc FED thắt chặt chính sách tiền tệ kể từ tháng 3/2022. Gần đây nhất, ngày 28/7, FED đã tăng lãi suất cơ bản thêm 0,75 điểm % - mức điều chỉnh tăng lớn nhất trong 22 năm . Yếu tố thứ hai là hiệu ứng “trú ẩn an toàn” khi giới đầu tư đổ xô đi mua đồng USD, vốn là thông lệ trong những thời kỳ bất ổn địa chính trị.

Thực tế, đồng USD tăng giá có thể giúp Mỹ kiểm soát lạm phát. Nhưng điều này đang tạo ra nhiều nguy cơ đối với các nền kinh tế khác, thậm chí tạo ra tác động tiêu cực trên phạm vi toàn cầu.

Các yếu tố cơ bản dài hạn đang ủng hộ đồng USD yếu hơn

Nhận định về xu hướng của đồng USD, tại Báo cáo Triển vọng thị trường tháng 8/2022 với tựa đề “Rất nhiều lo lắng” vừa phát hành, Ngân hàng Standard Chartered nhận định, đồng USD có thể đạt đỉnh trong nửa cuối năm 2022 và sẽ giảm trong 6-12 tháng tới.

Theo đó, 5 nguyên nhân được các chuyên gia Standard Chartered đưa ra làm cơ sở cho dự báo trên, cụ thể:

Đầu tiên, theo Standard Chartered, khi dữ liệu về tăng trưởng Mỹ giảm và lạm phát tại quốc gia này hạ nhiệt, chính sách thắt chặt của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) cũng đạt đỉnh. Khi đó, đồng USD cũng chính thức quay đầu giảm trong nửa cuối năm 2022.

Ngoài ra, các yếu tố tác động đến sự tụt giá của đồng USD còn do các ngân hàng trung ương, có thể sau này gồm cả NHTW Nhật Bản (BoJ), bình thường hóa chính sách tiền tệ để kiềm chế đồng tiền suy yếu khiến lạm phát tăng; dòng vốn rời Mỹ để tìm kiếm tài sản có giá tốt hơn; chính sách phi USD hóa; và cuối cùng là do chính trị Mỹ và định hướng chính sách trong một tương lai bất ổn.

“Giá USD đã phản ánh đáng kể những lần Fed tăng lãi suất, tăng trưởng toàn cầu chậm hơn và rủi ro trú ẩn an toàn. Sự đảo chiều giảm của USD có thể gia tốc khi chính sách tiền tệ toàn cầu ngày càng hội tụ, lo lắng về tăng trưởng Trung Quốc bắt đầu giảm bớt, lo ngại về nguồn cung năng lượng giảm dần và căng thẳng Ukraine bắt đầu dịu bớt”, các chuyên gia của Standard Chartered nhận định.

Cũng theo phân tích của các chuyên gia, các chỉ số kỹ thuật cho thấy chỉ số USD (DXY) có thể đã đạt đỉnh 109,30 vào đầu tháng 8 này. Mặc dù Standard Chartered không loại trừ khả năng chỉ số này đạt mức cao hơn nhưng xét về góc độ phân tích kỹ thuật, việc phá vỡ mức hỗ trợ chính của DXY quanh mức 105,75 sẽ gia tăng niềm tin rằng xu hướng giảm của USD có thể về 103,70 ban đầu và sau đó về 102.

Do đó, báo cáo phân tích cho hay các yếu tố cơ bản dài hạn vẫn ủng hộ đồng USD yếu hơn do nó đang được định giá quá cao trên nhiều mô hình định giá cơ bản. Tuy nhiên, rủi ro giảm giá của USD trong ngắn hạn có thể bị hạn chế bởi đồng EUR và GBP cũng chịu áp lực.

Cụ thể, dù ECB đã tăng lãi suất lên 0,5 điểm % trong tuần trước và chấm dứt kỷ nguyên lãi suất âm nhưng sự phục hồi của đồng EUR vẫn còn mờ nhạt. Nếu những khó khăn do lạm phát cao, tăng trưởng chậm lại, lo ngại sâu sắc về nguồn cung năng lượng và bất ổn chính trị ở Italy tiếp tục diễn ra, EUR có thể kiểm tra lại mức tỷ giá ngang USD và có khả năng giảm về mức thấp mới quanh 0,98.

ECB đã gián tiếp ngụ ý rằng việc tăng lãi suất sẽ được ưu tiên hơn để ổn định đồng EUR nhưng dữ liệu tăng trưởng kinh tế làm dấy lên nghi ngờ liệu nền kinh tế có thể chịu được các đợt tăng mới trong thời gian tới hay không.

Còn đối với đồng bảng Anh GBP, đồng tiền này cũng đối mặt với những khó khăn do lạm phát và tăng trưởng yếu bên cạnh biến động chính trị của nước này cho đến khi một Thủ tướng mới được chọn.

"Châu Âu dường như đang đối mặt với những bất lợi lớn hơn trong thời gian tới và chúng tôi cho rằng các đồng tiền hàng hóa là thách thức hàng đầu với USD", báo cáo viết.

Tuy vậy, báo cáo cũng đưa ra những rủi ro chính có thể khiến USD tiếp tục tăng giá bao gồm: niềm tin hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ phục hồi và mở rộng tín dụng; kinh tế toàn cầu suy yếu hơn nữa làm tăng sức hấp dẫn tương đối của tài sản Mỹ và tâm lý rủi ro toàn cầu suy giảm hơn nữa khi căng thẳng chính trị và địa chính trị gia tăng.

Vàng vẫn là tài sản đa dạng hóa danh mục chính

Trong khi đó, nêu quan điểm về thị trường vàng, chuyên gia Standard Chartered nhận định, những tháng gần đây, vàng suy giảm bởi những yếu tố chính như lãi suất tăng, đồng USD mạnh hơn và các quỹ rút tiền khỏi thị trường. Thông thường, vàng có xu hướng tăng giá mạnh khi cổ phiếu biến động mạnh, nhưng có xu hướng giảm trong một thời gian dài vì nhu cầu trú ẩn an toàn không kéo dài lâu.

Theo đó, các chuyên gia Standard Chartered cho rằng, giá vàng có thể phục hồi mạnh mẽ khi căng thẳng địa chính trị vẫn ở mức cao, chu kỳ tăng lãi suất mạnh của Fed có thể đã được phán ánh vào giá và đồng USD sẽ suy yếu trong 12 tháng tới.

Trong ngắn hạn hơn, vị thế vàng đang là bán ròng rất lớn do nhà đầu tư đã giảm tỷ lệ nắm giữ, làm tăng khả năng đảo chiều. Nhu cầu vàng vật chất tiếp tục được duy trì và giảm xuống dưới 1.700 USD/oz trong thời gian ngắn. Do đó, nếu mức hỗ trợ quan trọng là 1.680 USD/oz được giữ vững, các nhà đầu tư sẽ mua vàng khi giá giảm", Standard Chartered nêu rõ trong báo cáo.

Standard Chartered đánh giá, “Chúng tôi vẫn ưu tiên vàng vì tin rằng đây vẫn là tài sản đa dạng hóa danh mục chính. Dù giá vàng đang chịu áp lực từ lợi suất trái phiếu tăng, đồng USD mạnh hơn và dòng vốn đầu tư bị rút ròng, chúng tôi cho rằng gia tăng nắm giữ vàng ở mức hiện tại là lựa chọn tốt”.

Dự báo về giá vàng, về lâu dài, nhiều dự báo giá vàng cho rằng sẽ còn tiếp tục tăng khi căng thẳng Mỹ - Trung lên cao, cuộc bầu cử tại Mỹ đang đến gần và đại dịch Covid-19 vẫn khó lường. Chủ tịch Adrian Day của Adrian Day Asset Management cho rằng, thị trường dần dần nhận ra rằng Fed không thể làm giảm lạm phát mà không gây ra suy thoái. Điều đó sẽ tích cực đối với vàng kể cả khi Fed không thay đổi quan điểm tăng lãi suất tích cực của mình.

Ngược lại, trong báo cáo gần nhất, ngân hàng đầu tư Goldman Sachs đã hạ dự báo giá vàng trong thời gian tới. Cụ thể, tổ chức này dự báo giá vàng trong 3 tháng tới sẽ đạt 1.850 USD/ounce, thấp xa so với dự báo đạt 2.100 USD/ounce trước đó. Tương tự, dự báo giá vàng cho 6 tháng tới chỉ đạt 1.950 USD/ounce thay vì mức cao là 2.300 USD/ounce trong báo cáo trước đây.

Đọc tiếp

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Vàng SJC chưa ‘nguội’

Giá vàng miếng đang niêm yết tại mốc 84 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng nhẫn tròn trơn vẫn giữ ở mức cao gần 77 triệu đồng/lượng.
Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Vàng rời khỏi vùng giá kỷ lục

Giá vàng miếng SJC giảm nhanh hàng triệu đồng xuống dưới mốc 84 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng nhẫn hôm nay cũng quay đầu xuống dưới 77 triệu đồng/lượng.
Ảnh: Thảo Ngân - Mekong ASEAN

Vàng SJC, vàng nhẫn cao chót vót

Sáng 9/4, giá vàng tiếp tục tăng phi mã. Hiện các doanh nghiệp đang niêm yết vàng SJC ở mốc 82,42 triệu đồng/lượng, trong khi đó, vàng nhẫn cũng neo tại đỉnh lịch sử trên 75 triệu đồng/lượng.